nghĩa là yếu tố cơ bản để đạt được trình độ thành thạo bất kì mức độ năng lực giao tiếp nào. Điều này đòi hỏi học sinh phải tương tác với GV, bạn học cùng lớp, sách giáo khoa và các nguồn học liệu khác. Để phát huy tính tích cực trong hoạt động của HS, GV cần tổ chức nhiều hình thức hoạt động trên lớp như: luyện tập cá nhân, luyện tập theo cặp, luyện tập theo nhóm và luyện tập cả lớp.
- Các nhiệm vụ học tập được thiết kế có tính linh hoạt, có khả năng cá thể hóa, giúp HS có thể liên hệ với cuộc sống và môi trường xã hội của bản thân, sử dụng được những hiểu biết và kiến thức nền của mình trong luyện tập ngôn ngữ. Các hoạt động học tập được thiết kế nhằm tăng cường ý thức tự chịu trách nhiệm về việc học tập của bản thân, đồng thời hình thành và rèn luyện một số kĩ năng và chiến lược học ngoại ngữ cơ bản cho HS.
- Các hoạt động luyện tập ngôn ngữ có thể được thiết kế dưới các hình thức khác nhau, mang tính thi đua, cạnh tranh nhằm tạo hứng thú cho HS, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS. Để tăng hiệu quả của việc dạy học, cần áp dụng các phương tiện dạy học đa dạng, sử dụng CNTT trong việc thiết kế các hoạt động học tập. HS cần được khuyến khích sử dụng tiếng Anh tối đa trong lớp học và các tình huống giao tiếp thường ngày.
- Giáo viên cần bồi dưỡng cho người học lòng đam mê và kĩ năng tự học tiếng Anh, xác định lại vai trò của giáo viên và người học trong dạy - học tiếng Anh, kiến tạo môi trường học tập tiếng Anh trong đó người học tích cực tham gia học tập, và gắn kết việc học tiếng Anh trong lớp học với thế giới bên ngoài.
Căn cứ vào các đường hướng chủ đạo trong dạy và học Tiếng Anh của Bộ GDĐT, ta thấy phương pháp thực hành giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong dạy học Tiếng Anh, hướng HS sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh phù hợp với mục đích giao tiếp cụ thể. Đây là mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó cả GV và HS đều cùng chia sẻ trách nhiệm dạy và học. Song song với việc nhấn mạnh vào mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp ở HS, việc lựa chọn các hoạt động học tập sao cho có ích, phù hợp với nhu cầu của HS và những tình huống thật mà HS có nhiều khả năng sẽ gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Tóm lại, đổi mới PPDH môn tiếng Anh chính là đổi mới cách thức tổ chức giảng dạy, lấy HS làm trung tâm, cách dạy mới phải phù hợp với khả năng tiếp thu và nhu cầu của HS, làm cho HS yêu thích môn học, đảm bảo hiệu quả truyền đạt cao nhất cho HS, đáp ứng được mục đích cuối cùng là sử dụng Tiếng Anh làm công cụ giao tiếp.
1.2.2. Quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở trường THCS
1.2.2.1. Quản lí
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 2
- Tiếp Cận Theo Chức Năng Quản Lí Hoạt Động Dạy Học
- Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Anh
- Một Số Phương Pháp Dạy Học Theo Hướng Tích Cực Hóa Học Tập
- Chỉ Đạo Hoạt Động Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Anh
- Sự Phối Hợp Giữa Lực Lượng Giáo Dục Bên Trong Nhà Trường
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Thuật ngữ quản lí có rất nhiều định nghĩa khác nhau trong các từ điển và trong nhiều lĩnh vực khoa học (tâm lí học, giáo dục học, quản lí giáo dục). Trong quá trình hình thành và phát triển lí luận quản lí, thuật ngữ quản lí được các nhà nghiên cứu đưa ra theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các quan niệm này phản ánh những mặt, những chức năng cơ bản của quá trình quản lí. Về cơ bản, các quan niệm đều hướng đến chủ thể, đối tượng quản lí, nội dung, phương thức và mục đích của quá trình quản lí.
- Dưới góc độ quản lí giáo dục, tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến người lao động nói chung là khách thể quản lí nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” (Nguyễn Ngọc Quang, 1989, tr. 18).
- Henry Fayol đưa ra định nghĩa: “Quản lí hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra” (Harold Koontz, Cyril Odonnel, Heinz Eeihrich, 1998, tr.7-8).
- Trần Kiểm đưa ra định nghĩa: “ Quản lí là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức” (Trần Kiểm, 2011, tr.13).
Từ những điểm chung của các định nghĩa trên, có thể hiểu: Quản lí là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên khách thể và đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra và làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả.
Từ định nghĩa nêu trên ta thấy:
- Quản lí là nhằm đạt được mục tiêu đã định theo ý chí của nhà quản lí;
- Quản lí là quá trình tác động có mục đích, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá của chủ thể quản lí đến khách thể, đối tượng quản lí;
- Quản lí là làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả thông qua các chức năng: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức.
1.2.2.2. Hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở trường THCS
Tác giả Trần Thị Hương và các cộng sự cho rằng: Hoạt động GD (theo nghĩa hẹp) là hoạt động trong đó, dưới tác động chủ đạo của nhà GD, người được GD tự giác, tích cực, chủ động tự GD nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình Qua, 2015).
Từ khái niệm hoạt động đổi mới PPDH Tiếng Anh, khái niệm về hoạt động GD, tác giả có thể định nghĩa: Hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh là hoạt động trong đó, dưới tác động chủ đạo của lực lượng giáo dục, học sinh tự giác, tích cực, chủ động tham gia học Tiếng Anh nhằm đạt được mục đích cuối cùng là học sinh có thể sử dụng Tiếng Anh làm công cụ giao tiếp cơ bản trong học tập và cuộc sống, đáp ứng được mục tiêu giáo dục và yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
1.2.2.3. Quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh ở trường THCS
- Trần Kiểm đưa ra định nghĩa: “Quản lí giáo dục được hiểu là những hệ thống tác động tự giác (có ý thức, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” (Trần Kiểm, 2011, tr.12).
Quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh là tổng thể các công việc của CBQL, GV, lực lượng GD và HS, bao gồm việc xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện, phân bổ nguồn lực, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra để thực hiện một cách tốt nhất tất cả các khâu trong quá trình dạy học Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh theo hướng giao tiếp.
Chủ thể quản lí của hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh là CBQL nhà trường, tổ chuyên môn, đội ngũ GV trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Đối tượng quản lí là hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh ở các trường THCS. Vì thế, hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh của GV trực tiếp giảng dạy đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết.
Quản lí hoạt động đổi mới PPDH nói chung cũng như đổi mới môn Tiếng Anh là một trong những nội dung cốt lõi trong hệ thống quản lí của nhà trường. Nói đến quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh là nói đến việc thực hiện đồng bộ các chức năng quản lí: lập kế hoạch quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh, tổ chức thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH môn Tiếng Anh và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH môn Tiếng Anh trong điều kiện thực tế của nhà trường.
Trên cơ sở lí luận về quản lí hoạt động đổi mới PPDH môn tiếng Anh, chúng tôi có thể nêu khái niệm như sau: Quản lí hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí dựa trên cơ sở quá trình dạy học Tiếng Anh, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPDH Tiếng Anh nhằm đạt mục tiêu của hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh.
1.3. Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh ở trường trung học cơ sở
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở
Chương trình Giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh cấp THCS do Bộ GDĐT phê duyệt năm 2002, trong đó nêu rõ: “Việc dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông nói chung, cấp THCS nói riêng, cần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho HS. Việc dạy và học tiếng Anh cấp THCS góp phần giúp HS mở rộng tầm nhìn, làm phong phú kinh nghiệm cuộc sống, phát huy năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội của các quốc gia, dân tộc trên thế giới, hiểu biết sâu hơn về văn hóa và xã hội của chính dân tộc mình, đặt nền tảng
cho việc tiếp tục học ở các cấp học cao hơn, học tập suốt đời và sự phát triển toàn diện của HS” (Bộ GD-ĐT, 2002).
Truyền thông giáo dục của website trường học kết nối, bài viết “Chú trọng phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh của học sinh” có đề cập đến quan điểm của Giáo sư Nguyễn Lộc, chủ biên môn tiếng Anh - chương trình GD phổ thông cho biết: "Đường hướng chủ đạo trong chương trình GD phổ thông môn Tiếng Anh là đường hướng giao tiếp”. Đường hướng này nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của HS. Các phương pháp giao tiếp có những điểm tương đồng với đường hướng lấy người học làm trung tâm trong giáo dục học. Đường hướng chủ đạo này qui định các hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS (Bộ GDĐT, 2018).
Mục tiêu trong giáo dục nói chung và trong dạy học tiếng Anh nói riêng tập trung vào việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS dưới sự hướng dẫn của giáo viên: HS chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng đã thu nhận được. PPDH tiếng Anh chọn giao tiếp là phương pháp chủ đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học.
Theo tài liệu tập huấn về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh THCS của Bộ GDĐT, mục đích của việc dạy học ngoại ngữ không nhằm hướng học sinh vào việc nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ, mà nhằm giúp học sinh sử dụng hệ thống ngôn ngữ đó như một công cụ giao tiếp, nghĩa là nhằm rèn luyện cho học sinh năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp này được biểu hiện bằng khả năng sử dụng sáng tạo những qui tắc ngôn ngữ để thực hiện giao tiếp theo tình huống. Như vậy mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ không phải là biết hệ thống ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp mà biết sử dụng hệ thống đó để đạt được mục đích giao tiếp (Bộ GDĐT, 2002).
1.3.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
Mục tiêu GD hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của HS nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em. Để đạt được mục tiêu này, việc thay đổi PPDH theo hướng coi trọng
người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong quá trình dạy học là cần thiết.
Trong dạy học ngoại ngữ, quan điểm này càng đúng vì không ai có thể thay thế người học trong việc nắm các phương tiện ngoại ngữ và sử dụng chúng trong trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của các em. PPDH ngoại ngữ chọn giao tiếp là phương hướng chủ đạo, năng lực giao tiếp (communicative compentences) là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học, (dạy học trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp). PPDH này sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của HS trong rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ vì những mục đích thực tiễn và sáng tạo. Học sinh cần phải được trang bị cách thức học tiếng Anh và ý thức tự học tập, rèn luyện. Người học là chủ thể, nếu không biết cách tự học thì sẽ không thể nắm vững tiếng nước ngoài.
Theo tài liệu nghiên cứu về định hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa học tập. “ Về mặt bản chất, đổi mới PPDH là đổi mới cách thức tiến hành các phương pháp, đổi mới phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để các phương pháp dạy học truyền thống và vận dụng linh hoạt một số phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học” (Trần Thị Hương, 2012, tr.58).
Theo tác giả Trần Thị Hương (2012), đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa học tập thể hiện ở một số định hướng như sau: Đổi mới cách thức thực hiện PPDH truyền thống theo hướng tích cực hóa học tập; Sử dụng phối hợp các PPDH tích cực hóa học tập; Tăng cường ứng dụng CNTT và sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học.
Theo tài liệu tập huấn về một số vấn đề về đổi mới PPDH môn Tiếng Anh THCS, môn ngoại ngữ đòi hỏi nhận thức và giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa kiến thức ngôn ngữ và kĩ năng ngôn ngữ, hai thành tố chủ yếu của nội dung dạy học. Kĩ năng là trung tâm, là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học. Kiến thức là điều kiện, là phương tiện, là nền tảng. Chỉ có kiến thức mà không có kĩ năng thì không có khả năng giao tiếp, ngược lại chỉ có kĩ năng mà không có kiến thức thì khả năng
giao tiếp bị hạn chế và không phát triển được (Bộ GDĐT, 2002).
Dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp (dưới dạng nghe, nói, đọc, viết). Muốn rèn luyện được năng lực giao tiếp, học sinh cần có môi trường với những tình huống đa dạng của cuộc sống. Môi trường này chủ yếu là do giáo viên tạo dưới dạng những tình huống giao tiếp và học sinh phải tìm cách ứng xử bằng ngoại ngữ cho phù hợp từng tình huống giao tiếp cụ thể. Ngày nay, người ta đặc biệt quan tâm tới việc áp dụng phương pháp Giao tiếp vào quá trình giảng dạy tiếng Anh. Giáo viên luôn luôn coi trọng việc hình thành và ưu tiên phát triển các kĩ năng (nghe, nói, đọc và viết). Đồng thời, việc cung cấp ngữ liệu mới (ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) là quan trọng, góp phần hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp. Chính vì vậy, phương pháp Giao tiếp, ở chừng mực nhất định, đã phát huy được ưu điểm của nó, thực sự giúp cho HS có khả năng sử dụng được tiếng Anh để giao tiếp. PPDH môn tiếng Anh theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập được thể hiện thông qua việc đổi mới cách thức thực hiện PPDH truyền thống theo hướng tích cực hóa học tập.
Việc áp dụng phương pháp Giao tiếp (có sự kết hợp với các PPDH khác) trong quá trình giảng dạy tiếng Anh ở THCS được thực hiện như sau: cả 4 kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) đều được quan tâm và được phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp.
Kĩ năng nghe: luôn được sử dụng phối hợp với kĩ năng đọc để giới thiệu ngữ liệu hoặc nội dung bài mới. Ngoài ra, kĩ năng nghe còn được rèn luyện từng bước thông qua các bài tập nghe khác nhau như nghe lấy ý chính, nghe hiểu các thông tin chi tiết, nghe để đoán nghĩa qua ngữ cảnh, nghe qua giao tiếp thông thường.
Kĩ năng nói: được dạy phối hợp với ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chức năng ngôn ngữ và các kĩ năng khác, thông qua các bài hội thoại ngắn hoặc các nội dung chủ điểm của bài.
Kĩ năng đọc : ngoài ý nghĩa được dùng làm phương tiện giới thiệu nội dung và ngôn ngữ mới, còn được phát triển thông qua các bài tập đọc có mục đích khác nhau như đọc hiểu nội dung chi tiết, đọc lướt, đọc lấy ý chính, đọc tìm thông tin cần thiết với
các bài khóa có văn phong khác nhau như văn bản viết, văn bản nói, bài hội thoại, bài văn xuôi, bài văn vần, quảng cáo, bảng biểu, mẫu khai.
Kĩ năng viết : cơ bản được dùng để củng cố ngữ liệu đã được học. Ngoài ra, còn có những bài tập dạy viết có mục đích như viết thư cá nhân, điền các mẫu khai, viết báo cáo ở dạng đơn giản, viết một đoạn văn ngắn có gợi ý, dựa vào bài học về một chủ điểm, về một nhận định hoặc ý kiến đưa ra.
Ngữ liệu mới: được giới thiệu theo chủ điểm và thông qua hoạt động nghe và đọc; sau đó được luyện tập thông qua cả 4 kĩ năng, có nghĩa là không có các mục dạy tách biệt cho ngữ âm, ngữ pháp hay từ vựng trong từng bài học mà các yếu tố ngôn ngữ sẽ được dạy lồng ghép với nhau và phối hợp với việc phát triển các kĩ năng. Cụ thể là:
+ Ngữ pháp: được xuất hiện ttheo chủ đề và tình huống của bài học và được luyện tập trong ngữ cảnh; sau đó được chốt lại một cách có hệ thống sau một số bài học và ở cuối sách giáo khoa. Các bài tập chuyên sau về hình thái cấu trúc ngữ pháp sẽ được luyện tập một cách có hệ thống trong sách bài tập kèm theo cuốn sách giáo khoa.
+ Từ vựng: cũng được xuất hiện một cách tự nhiên theo các chủ đề nhằm đạt được mức độ như cảnh hóa, giúp cho HS dễ tiếp thu và nhớ lâu. Các bài tập sử dụng từ vựng thường được phối hợp với các bài tập ngữ pháp và các bài tập nghe, nói, đọc, viết.
+ Ngữ âm: được coi là một bộ phận mật thiết gắn liền với với các hoạt động lời nói, được dạy và luyện tập gắn liền với việc dạy từ mới, dạy ngữ pháp, dạy nghe và dạy nói.
Hệ thống các bài tập và hoạt động bài học được thiết kế theo trình tự dạy học đi từ giới thiệu, luyện tập có hướng dẫn đến vận dụng.
Các bài tập và hoạt động dạy học chú trọng khuyến khích HS áp dụng ngữ liệu đang học với các kiến thức có sẵn để diễn đạt các nội dung khác nhau trong chính đời sống thực tế của các em. Hệ thống bài tập đặc biệt chú trọng những nguyên tắc dạy học cơ bản trong quan điểm dạy học giao tiếp để biên soạn các loại hình bài tập theo nguyên tắc chuyển đổi thông tin (information transfer), nguyên tắc