Thực Trạng Về Vận Dụng Một Số Phương Pháp Dạy Học Theo Hướng Tích Cực Trong Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Anh


hướng đổi mới theo cách kết hợp PPDH truyền thống với PPDH tích cực, tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học, chú trọng hướng dẫn HS phương pháp tự học, tự tìm hiểu nghiên cứu bài học và nêu vấn đề đặc biệt là đối tượng HS đang học chương trình Tiếng Anh 10 năm. GV6, GV2, GV10, CB 8, CB9 kết hợp dạy học Tiếng Anh bằng CNTT với PPDH truyền thống, hướng dẫn cho HS học tiếng Anh bằng cách mở tài tài khoản trường học kết nối, GV và HS tương tác bài dạy, bài tập, nộp bài và chấm bài, tạo cơ hội cho HS tương tác với thiết bị hiện đại và tiếp cận PPDH mới.

HS1, HS3 có 03 ý kiến cho rằng định hướng đổi mới là rèn luyện đầy đủ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; có 4 ý kiến cho rằng học Tiếng Anh theo hướng rèn luyện kĩ năng giao tiếp là chủ yếu và mong muốn được học với người nước ngoài. HS2, HS4 cho rằng tăng cường rèn luyện kĩ năng nghe, kĩ năng nói nhưng phải kết hợp với ngữ pháp và dịch thì mới hiểu bài, có hơn 50% các bạn trong lớp không nghe và nói được Tiếng Anh nhiều.

Tác giả dự giờ 04 tiết dạy chuyên đề của 04 trường THCS tại TPVL năm học 2017-2018, nhận thấy cả 4 GV đều soạn dạy bằng giáo án điện tử, có thiết kế hình ảnh, video, có kết hợp giáo cụ trực quan để minh họa từ vựng, có chọn lựa đa dạng các hoạt động và kết hợp nhiều PPDH tích cực với PPDH đặc trưng của bộ môn, có chú trọng rèn luyện kĩ năng giao tiếp trong một tiết dạy, tạo không khí sinh động, học sinh rất hứng thú học tập và hợp tác cùng GV. Quan sát 2 tiết dạy Nghe- Nói và Ngữ liệu mới, GV thiết kế nhiều hoạt động, tạo cho HS có nhiều cơ hội phát triển kĩ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Tuy nhiên tiết dạy “kĩ năng Đọc và kĩ năng Viết” thì GV chưa thiết kế được nhiều hoạt động cho HS có cơ hội thực hành giao tiếp, chủ yếu là các câu giao tiếp giữa GV và HS trong lớp học.

Nhìn chung, CBQL và GV nhận thức được định hướng đổi mới PPDH môn Tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu Dạy học Tiếng Anh đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” do Bộ GDĐT ban hành. Tuy nhiên, có GV và HS chưa


nhận thức được định hướng đổi mới PPDH hiện nay, việc dạy học theo hướng tích cực hóa là “rất quan trọng” trong dạy học Tiếng Anh. Do đó, CBQL cần tác động tư tưởng đến GV, HS và tăng cường sinh hoạt chuyên môn, cụ thể hóa thành chuyên đề để tổ chuyên môn thực hiện và vận dụng dạy học theo định hướng đổi mới, tổ chức hội thảo mời chuyên gia về tập huấn PPDH theo định hướng tích cực hóa.

2.3.3. Thực trạng về vận dụng một số phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh‌

Kết quả số liệu ở bảng 2.9 cho thấy: có sự thống nhất khá cao trong việc đánh giá mức độ quan trọng về PPDH theo hướng tích cực của GV là “rất quan trọng” với ĐTBC là 3,26. Trong đó, GV đánh giá đối với mức độ “rất quan trọng” các phương pháp “Phương pháp nghe nói; phương pháp giao tiếp; Phương pháp Giao tiếp bằng động tác cơ thể; phương pháp đóng vai và phương pháp tổ chức trò chơi” với ĐTB dao động từ 3,28 đến 3,78. Các phương pháp được GV đánh giá “quan trọng” là “Phương pháp Ngữ pháp - dịch; Phương pháp trực tiếp; PPDH theo tình huống, PPDH theo nhóm nhỏ; hướng tích cực được GV đánh giá “Quan trọng” với ĐTB dao động từ 2,60 đến 3,15.

Tuy nhiên, đối với mức độ thực hiện thì GV đánh giá: “rất tốt” là “phương pháp giao tiếp bằng cơ thể” xếp hạng 1, với ĐTB là 3,78 ; và “Phương pháp tổ chức trò chơi” với ĐTB là 3,33 xếp hạng 2. Các phương pháp đánh giá mức thực hiện “Tốt” xếp hạng từ cao xuống thấp như sau; xếp hạng 3 là “Phương pháp giao tiếp” với ĐTB là 3,20. “PPDH đóng vai; PPDH theo tình huống; Phương pháp Nghe–nói; Phương pháp Ngữ pháp–Dịch; PPDH theo nhóm nhỏ; PPDH theo chủ đề tích hợp”. GV đánh giá thực hiện mức “trung bình” đối với “Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm”, ĐTB là 2,15 xếp hạng 10 và cuối cùng là “PPDH webquest” với ĐTB là 1,78 được GV đánh giá mức “không tốt”. Như vậy, tác giả nhận thấy GV có vận dụng PPDH theo hướng tích cực, tuy nhiên mức độ chưa thường xuyên, chủ yếu là vận dụng vào dạy chuyên đề, thao giảng. Đa số GV chưa khai thác PPDH Webquest vào dạy học Tiếng Anh.


Bảng 2.9. Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực


TT


PPDH theo hướng tích cực

Mức độ quan trọng

Mức độ thực hiện

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH

1

Kết hợp đa dạng các PPDH tiếng Anh

3,46

0,61


3,06

0,74


1.1

Phương pháp Ngữ pháp–Dịch

2,85

0,83

10

2,85

0,83

8

1.2

Phương pháp trực tiếp

2,90

0,92

9

2,90

0,92

6

1.3

Phương pháp Nghe–Nói

3,68

0.47

2

2,90

0,92

6

1.4

Phương pháp Giao tiếp bằng

động tác cơ thể

3,78

0.42

1

3,78

0,42

1

1.5

Phương pháp Giao tiếp

3,78

0.42

1

3,20

0,64

3

2

Vận dụng một số PPDH tích cực vào dạy học Tiếng Anh

3.07

0,74


2,63

0,73


2.1

PPDH theo nhóm nhỏ

3,15

0,77

5

2,60

0,81

9

2.2

PPDH theo tình huống

3,08

0,69

7

3,20

0,64

4

2.3

PPDH đóng vai

3,28

0,64

3

3,20

0,64

4

2.4

PPDH theo chủ đề tích hợp

3,15

0,77

5

2,53

0.93

10

2.5

Phương pháp tổ chức hoạt

động trải nghiệm

3,03

0,76

8

2,15

0,97

11

2.6

Phương pháp tổ chức trò chơi

học tập

3,28

0,64

3

3,33

0,47

2

2.7

PPDH Webquest

2,60

0,90

12

1,48

0,67

12

ĐTBC

3,26

0,67


2,84

0,73


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các trường trung học cơ sở, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long - 10


Kết quả quan sát diễn biến 4 tiết dạy chuyên đề của các trường, GV có thiết kế nhiều hoạt động gây hứng thú cho HS, sử dụng các PPDH theo nhóm nhỏ, tổ chức trò chơi, đóng vai và chú trọng phương pháp thực hành giao tiếp, tích hợp liên môn. Kết quả phỏng vấn 04 GV, GV1 cho biết đa dạng các PPDH tùy theo kiểu bài dạy, tùy theo đối tượng HS nhưng chủ yếu là dạy theo phương pháp thực hành giao tiếp, các PPDH khác thì được lồng ghép. GV2, GV4 nêu rằng vận dụng các PPDH đặc thù môn Tiếng Anh, thỉnh thoảng chúng tôi vận dụng các PPDH theo nhóm nhỏ, tổ chức trò chơi, những tiết thao giảng thì chúng tôi chọn cách thiết kế giáo án điện tử, HS ở vùng ven học Tiếng Anh chưa tốt nên kĩ năng nghe nói còn hạn chế,


đa số GV dạy Tiếng Anh song ngữ, vừa nói tiếng Anh vừa dịch Tiếng Việt để các em hiểu bài, dạy các lớp chọn theo chương trình 10 năm thì HS giao tiếp nhiều hơn các lớp khác. GV3 cho biết ngoài những PPDH dạy học đặc thù của bộ môn, kết hợp các PPDH tích cực, trường chúng tôi có tổ chức định kì hàng tháng CLB tiếng Anh và đố vui cho HS các khối, đối tượng tham gia chủ yếu là HS học chương trình đề án ngoại ngữ quốc gia 2020. Kết quả phỏng vấn các nhóm HS như sau: HS1, HS2, HS3, HS4 đều nêu là thầy cô tổ chức các trò chơi, hoạt động nhóm, đố vui bằng tiếng Anh với hình thức tra từ điển ngược, đóng vai, CLB tiếng Anh, thỉnh thoảng mới được chơi trò chơi vào các tiết có Thầy/ Cô khác đến dự giờ, chúng em rất thích các tiết học có trò chơi lồng ghép vào bài tập, cả lớp đều tham gia hoạt động sôi nổi.

Như vậy, qua kết quả khảo sát GV, phỏng vấn CBQL, GV, HS và quan sát các tiết dạy và giáo án của 4 GV, tác giả nhận thấy GV có vận dụng PPDH theo hướng tích cực, tuy nhiên mức độ chưa thường xuyên, chủ yếu là vận dụng vào dạy chuyên đề, thao giảng. Do đó, CBQL cần quan tâm đôn đốc, khuyến khích và tạo điều kiện cho GV soạn giảng theo hướng đổi mới PPDH, sẽ kích thích HS hứng thú học tập, yêu thích bộ môn và đạt kết quả cao hơn.

2.3.4. Thực trạng về việc sử dụng các điều kiện hỗ trợ hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh‌

Kết quả số liệu từ bảng 2.10, GV đánh giá về mức độ quan trọng của các điều kiện, phương tiện kĩ thuật hỗ trợ hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh là “rất quan trọng” với ĐTBC là 3,26. Thiết bị được xếp hạng 1 là “Máy cassette và băng, đĩa” với ĐTB là 3,70 được GV đánh giá mức “Rất quan trọng”. Các thiết bị khác được đánh giá mức “quan trọng” với ĐTB dao động từ 2,88 đến 3,68. Không có thiết bị nào được GV đánh giá mức “Ít quan trọng” hay “không quan trọng”.


Bảng 2.10. Đánh giá của giáo viên về việc sử dụng các điều kiện hỗ trợ hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh


TT

Các điều kiện hỗ trợ hoạt động đổi mới PPDH môn

Tiếng Anh

Mức độ quan trọng

Mức độ thực hiện

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH

1

Phòng học

3,15

0,36

7

3,15

0,36

3

2

Phòng bộ môn, phòng lap

3,13

0,33

8

3,13

0,33

4

3

Sân bãi và hội trường

2,28

0,60

10

2,28

0,96

6


4

Tranh ảnh, bảng biểu hệ

thống ngữ pháp và giáo cụ trực quan


3,60


0,49


3


3,20


0,40


1

5

Máy chiếu

3,68

0.47

2

1,68

0,97

8

6

Máy cassette, băng, đĩa CD

3,70

0,46

1

3,13

0,33

4

7

Đầu Video/ VCD/DVD/ Tivi

3,10

0,63

9

1,68

0,97

8

18

Máy vi tính/ laptop

3,60

0,49

3

3,20

0,64

1

9

Phần mềm thiết kế bài giảng

3,18

0,63

6

1,35

0,80

10

10

Nguồn kinh phí

3,20

0,40

5

2,15

0,97

7

ĐTBC

3,26

0,48


2,08

0,68



Đối với mức độ thực hiện các điều kiện hỗ trợ hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh được GV đánh giá “Trung bình” với ĐTBC là 2,08. Không có thiết bị nào được đánh mức “rất tốt”, trong đó “Tranh ảnh, giáo cụ trực quan, máy vi tính/ laptop được GV đánh giá “tốt” với ĐTB là 3,20; Đa số các thiết bị được đánh giá mức “ tốt”, xếp hạng từ cao đến thấp như sau: Phòng học với ĐTB là 3,15”; “Máy cassette, băng/ đĩa” và “phòng bộ môn” với ĐTB là 3,13; Các thiết bị đánh giá mức “Trung bình” là “Sân bãi, hội trường” với ĐTB là 2,28; tiếp theo là các thiết bị đánh giá “Không tốt” bao gồm “Máy chiếu, Tivi, Đầu Video” với ĐTB là 1,68 và “các phần mềm dạy và học Tiếng Anh” với ĐTB là 1,35.

Để nghiên cứu thêm thực trạng về các điều kiện hỗ trợ hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh phục vụ cho đổi mới PPDH tiếng Anh, tác giả phỏng vấn CBQL và GV, 4 nhóm HS với nội dung câu hỏi: “Thầy /Cô đã sử dụng những ĐDDH nào để giảng dạy Tiếng Anh, có thường sử dụng giáo án điện tử để dạy không? Nếu có thì khoảng bao nhiêu lần/ học kì?” HS1, HS2, HS3, HS4 cho ý kiến


là Thầy cô thường dùng tranh ảnh, posters, vật thật, máy cassette, tivi, loa; học giáo án điện tử khi có Thầy/ Cô đến dự giờ hoặc Thầy/ Cô dự thi GV dạy giỏi, bình thường thì ít được học bằng giáo án điện tử, các lớp có sẵn tivi thì Thầy/Cô có sử dụng thường hơn, có cả các tiết học không có Thầy/ Cô khác đến dự giờ. Kết quả phỏng vấn cũng đánh giá đồng ý kiến, cụ thể là GV1, GV2, GV4, GV5, GV7, GV8 cho biết ít khi sử dụng giáo án điện tử, thường xuyên dùng máy cassette và tranh ảnh. GV9, GV6, GV10 thì cho rằng trường có sử dụng phòng lap phục vụ dạy học Tiếng Anh như thỉnh thoảng tổ chức các hoạt động ngoài giờ ở sân trường hoặc tổ chức sinh hoạt CLB hàng tháng hoặc hàng quý.

Tóm lại, qua quan sát các phòng học, phòng thiết bị, kết quả khảo sát đánh giá của GV, phỏng vấn GV và các nhóm HS. Tác giả nhận thấy, đa số các trường đều có đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ đổi mới PPDH môn Tiếng Anh, tuy nhiên số lượng còn giới hạn. GV ít khi sử dụng các thiết bị hiện đại như đèn chiếu, tivi, các phần mềm dạy học, đa số các trường chưa trang bị Phòng lap và phòng bộ môn; và hiện tại mỗi trường có 2 hoặc 3 đèn chiếu và từ 2 đến 3 phòng học được lắp đặt tivi phục vụ dạy học.

2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh tại các trường THCS, TPVL, tỉnh Vĩnh Long‌

2.4.1. Thực trạng về công tác xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh‌

Thông qua kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy: GV đánh giá mức độ quan trọng của công tác quản lí việc lập kế hoạch đổi mới PPDH môn Tiếng Anh là “Rất quan trọng” với ĐTBC là 3,52. Đối với mức độ thực hiện, GV đánh giá mức “Tốt” với ĐTBC là 3,00; không có nội dung nào thể hiện ở mức độ “Rất tốt”, cũng như “Trung bình” và “Không tốt”. “Xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường có chú trọng kế hoạch đổi mới PPDH được đánh giá” xếp hạng 1 với ĐTB là 3,20; “Xây dựng kế hoạch chuyên môn của nhà trường có chú trọng kế hoạch đổi mới PPDH các môn học” xếp hạng 2 với ĐTB là 3,15; “Xây dựng chương trình các chuyên đề


đổi mới PPDH môn Tiếng Anh” xếp hạng 3 với ĐTB là 3,13, “Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn có chú trọng kế hoạch đổi mới PPDH Tiếng Anh” xếp hạng 4 với ĐTB là 2,93.

Bảng 2.11. Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng và mức độ thực hiện công tác xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh


TT

Công tác xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn

Tiếng Anh

Mức độ quan trọng

Mức độ thực hiện

ĐTB

ĐLC

TH

ĐTB

ĐLC

TH


1

Xây dựng kế hoạch năm học

của nhà trường có chú trọng kế hoạch đổi mới PPDH


3,30


0,64


4


3,20


0,64


1


2

Xây dựng kế hoạch chuyên môn của nhà trường có chú

trọng kế hoạch đổi mới PPDH các môn học


3,68


0,47


2


3,15


0,36


2


3

Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn của tổ có chú trọng kế

hoạch đổi mới PPDH Tiếng Anh


3,40


0,49


3


2,93


0,65


4


4

Xây dựng chương trình các chuyên đề đổi mới PPDH môn

Tiếng Anh


3,70


0,46


1


3,13


0,33


3

ĐTBC

3,52

0,51


3,10

0,49



Tổng hợp ý kiến phỏng vấn, tác giả ghi nhận được cụ thể như sau: CB1, CB2, CB4 nêu rằng có xây dựng kế hoạch năm học, đưa nội dung đổi mới PPDH vào trong kế hoạch năm học của trường, chỉ đạo cho PHTCM xây dựng kế hoạch chuyên môn và TTCM xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH theo bộ môn hoặc lồng lồng ghép vào kế hoạch tổ chuyên môn. CB3, CB9 cho rằng việc lập kế hoạch đổi mới PPDH thì được xây dựng lồng ghép vào kế hoạch chuyên môn của trường, có phân công TTCM xây dựng kế hoạch chuyên môn, chú trọng nội dung đổi mới PPDH”. CB5, CB8 cho rằng các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH cho từng tổ, có biện pháp thực hiện cụ thể. CB6, CB7, CB10 cho biết có xây dựng kế hoạch chuyên môn, đưa nội dung đổi mới PPDH, chuyên đề được lồng ghép vào


trong kế hoạch chuyên môn. GV1, GV2, GV3, GV4, GV5, GV6, GV7, GV8, GV9, GV10 nêu rằng tổ trưởng có triển khai kế hoạch chuyên môn, đưa nội dung đổi mới PPDH vào kế hoạch và nội dung chuyên đề thì không có trong kế hoạch, GV đăng ký chuyên đề qua các cuộc họp tổ và thực hiện cho kì tiếp theo.

Kết quả quan sát các kế hoạch của nhà trường, tổ chuyên môn của HT, PHTCM và tổ chuyên môn của 08 trường THCS năm học 2017-2018 cho thấy, các kế hoạch có nội dung đổi mới PPDH lồng ghép vào kế hoạch năm học của nhà trường, kế hoạch tổ chuyên môn để tổ chức thực hiện, nội dung và biện pháp để thực hiện còn chung chung, chưa thể hiện rõ ràng thời gian biểu cụ thể.

Từ kết quả trên người nghiên cứu có thể nhận định rằng công tác xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH môn Tiếng Anh tại các trường THCS chưa được chú trọng, quan tâm. Vì vậy CBQL và GV cần tăng cường hơn nữa việc xây dựng các kế hoạch, chú trọng thảo luận, thống nhất các biện pháp cụ thể theo thời gian biểu, làm cơ sở thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả.

2.4.2. Thực trạng về công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh‌

Kết quả số liệu ở bảng 2.12 cho thấy: GV đều đánh giá mức độ quan trọng của công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động đổi mới PPDH môn Tiếng Anh là “Rất quan trọng” với ĐTBC là 3,35 và mức độ thực hiện đạt “Tốt” với ĐTBC là 2,70. GV nhận thức công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện là rất cần thiết để thực hiện hoạt động đổi mới PPDH tiếng Anh.

Đối với mức độ quan trọng, nội dung “Tổ chức, hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề về đổi mới PPDH của tổ chuyên mônđược đánh giá mức“rất quan trọng” với ĐTB là 3,48, xếp hạng 1. Các nội dung “Tổ chức, hướng dẫn GV chuẩn bị kế hoạch bài dạy GV theo định hướng đổi mới PPDH” và “Tổ chức cho GV thao giảng, dự giờ, hướng dẫn rút kinh nghiệm theo tiêu chí đổi mới PPDH”; “Tổ chức, hướng dẫn GV thực hiện giờ dạy theo định hướng đổi mới PPDH” được đánh giá “rất quan trọng” với ĐTB 3,43 và 3,35. Điều này cho thấy

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 30/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí