+ Điều chỉnh việc giảng dạy và ôn tập
+ Cung cấp phản hồi, hỗ trợ cho những học sinh yếu/kém
II. ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Đánh giá trong giáo dục địa lí
(Đề kiểm tra đầu ra dành cho sinh viên trước khi kết thúc học phần: Đánh giá trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông)
Thời gian 60 phút Hình thức: Kiểm tra viết
Ghi chú: Sinh viên làm bài kiểm tra trực tiếp và đề thi này
Phần A. Thông tin sinh viên
Họ và tên………………………MSSV………………Lớp………SV năm thứ……. Các học phần phương pháp đã học trước khi tham gia học phần này:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………....
Phần B. Câu hỏi
Câu 1. Theo Anh/chị mục đích của phương pháp kiểm tra viết (tự luận và trắc nghiệm) trong dạy học địa lí là gì?
- Phương pháp đánh giá này giúp cho người đánh giá thu được các chứng cứ về kết quả học tập của người học thông qua các bài viết trên giấy hoặc trên máy tính.
- Đánh giá mức độ tái hiện kiến thức, kĩ năng, đồng thời đánh giá được năng lực tư duy bậc cao trong dạy học Địa lí như phân tích, tổng hợp, đánh giá, đề xuất giải pháp,… (đánh giá thuận lợi và khó khăn của đối tượng Địa lí, lý giải về sự tồn tại và phát triển của đối tượng Địa lí, đưa ra quan điểm hoặc ý kiến cá nhân về xu hướng phát triển của đối tượng Địa lí,…).
Ghi chú: SV có thể trình bày theo những cách hiểu khác nhau, đủ ý và hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa
Câu 2. Anh/chị hãy trình bày các bước áp dụng phương pháp kiểm tra viết (tự luận và trắc nghiệm) trong dạy học địa lí.
1. Thiết kế đề kiểm tra
- Thiết kế ma trận đề kiểm tra
- Thiết kế câu hỏi tự luận/ trắc nghiệm
- Thiết kế thang điểm và hướng dẫn chấm điểm
2. Đánh giá và phản hồi
- Đánh giá dựa vào đáp án
- Phân tích kết quả
- Cung cấp thông tin phản hồi
Ghi chú: SV có thể trình bày theo những cách hiểu khác nhau, đủ ý và hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa
Câu 3. Anh/chị hãy trình bày các bước để thiết kế một tiêu chí đánh giá cho bài trình bày của học sinh về một chủ đề địa lí nào đó bằng Powerpoint
Bước 1. Xác định các nhóm tiêu chí và tiêu chí đánh giá cho bài trình bày dựa vào yêu cầu cần đạt
Bước 2. Xác định mức độ đạt được các tiêu chí (biết, hiểu, vận dụng) Bước 3. Lựa chọn hình thức thể hiện tiêu chí đánh giá
Bước 4. Xây dựng thang điểm và hướng dẫn chấm
Ghi chú: SV có thể trình bày theo những cách hiểu khác nhau, đủ ý và hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa
Câu 4. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án đúng nhất
4.1. “Để đánh giá mức độ vận dụng kiến thức, phát triển kĩ năng của học sinh thông qua bài thuyết trình về một chủ đề địa lí, GV sử dụng phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập (bài thuyết trình bằng Powerpoint)”
Trong trường hợp trên, theo anh/chị, công cụ đánh giá nào sau đây là phù hợp nhất? Hãy đưa ra cách lí giải cho lựa chọn của anh/chị.
a. Bảng kiểm mục các nội dung của bài báo cáo
b. Phiếu đánh giá theo tiêu chí (dạng Rubrik)
c. Bài kiểm tra với các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm
Đáp án: B
- SV nếu chọn đáp án B có thể lí giải theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có được các giải thích về sự phù hợp giữa công cụ đánh giá với phương pháp đánh giá và mục đích được đề cập trong yêu cầu của đề bài
- SV chọn các đáp án còn lại, nếu có cách giải thích hợp lí cũng được cân nhắc cho điểm ở các mức độ tương ứng, nhưng không cho mức tối đa là 5
4.2. GV dự định áp dụng phương pháp quan sát để đánh giá trong dạy học/ giáo dục địa lí, theo anh/chị, công cụ đánh giá nào sau đây phù hợp nhất? Hãy đưa ra cách lí giải cho lựa chọn của anh/chị.
a. Bảng kiểm mục các nội dung của bài báo cáo
b. Phiếu đánh giá theo tiêu chí dạng (Rubrik)
c. Ghi chép các sự kiện thường nhật của học sinh
Đáp án: C
- SV nếu chọn đáp án C có thể lí giải theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có được các giải thích về sự phù hợp giữa công cụ đánh giá với phương pháp đánh giá được đề cập trong yêu cầu của đề bài
- SV chọn các đáp án còn lại, nếu có cách giải thích hợp lí cũng được cân nhắc cho điểm ở các mức độ tương ứng, nhưng không cho mức tối đa là 5
Câu 5. Theo anh/chị, để xây dựng một kế hoạch đánh giá trong dạy học/ giáo dục địa lí cần xác định những yếu tố/ thành phần nào?
Ví dụ: Phương pháp đánh giá là một thành phần quan trọng của một kế hoạch đánh giá
- Mục tiêu, yêu cầu cần đạt
- Mục đích của việc đánh giá
- Hình thức đánh giá
- Phương pháp đánh giá
- Công cụ đánh giá
- Sử dụng kết quả đánh giá
Câu 6. Các yếu tố/thành phần trong một kế hoạch đánh giá trong dạy học/ giáo dục địa lí có mối quan hệ như thế nào?
- Các yếu tố/thành phần trong một kế hoạch đánh giá có mối quan hệ tác động qua lại, chị phối lần nhau, víu dụ:
+ Phương pháp, công cụ, hình thức đánh giá nhằm thực hiện mục tiêu và mục đích đánh giá
+ Sử dụng kết quả đánh giá là việc thực hiện mục đích, mục tiêu đánh giá
+ Hình thức đánh giá quy định việc lựa chọn những phương pháp đánh giá phù hợp và phương pháp đánh giá quy định việc lựa chọn công cụ đánh giá phù hợp.
…
Ghi chú: Chấm theo cách lí giải của SV, hợp lí vẫn cho điểm tối đa
Câu 7. Vào đầu năm học, anh/chị được phân công một lớp dạy mới, với tư cách là một giáo viên bộ môn Địa lí, anh/ chị dự định sẽ làm những gì để thực hiện kế hoạch đánh của mình để phục vụ cho việc dạy học.
- SV có thể trình bày theo quan điểm riêng, trong đó cần có các phần sau:
+ Thăm dò/ khảo sát năng lực học tập bộ môn của học sinh thông qua kết quả điểm số của năm học trước hoặc một bài kiểm tra…
+ Phân loại các đối tượng học sinh theo nhóm năng lực
+ Xây dựng kế hoạch đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp
+ Điều chỉnh việc dạy học và đánh giá của GV
…
Câu 8. Để sử dụng hiệu quả kết quả của các bài kiểm tra nhằm phục vụ dạy học địa lí, anh/chị nên làm gì?
- SV có thể trình bày theo quan điểm riêng, trong đó cần có các phần sau:
+ Phân tích, thống kê kết quả bài kiểm tra về mặt định lượng: điểm số
+ Lí giải nguyên nhân của kết quả bài kiểm tra
+ Cung cấp phản hồi cho học sinh về kết quả
+ Định hướng điều chỉnh việc dạy và học
Câu 9. Đọc tình huống sau:
“Sau bài kiểm tra địa lí (kiểm tra thường xuyên), kết quả điểm số của các học sinh trong lớp 10A1 không giống nhau, cụ thể: một tỉ lệ nhỏ các em đạt điểm giỏi và khá, đa phần học sinh có điểm trung bình; một số em có điểm số yếu, kém”
Với kết quả này, theo anh/chị:
9.1. Đâu có thể là những lí do?
- SV có thể đưa ra một số những lí do, có thể:
+ Năng lực học tập của học sinh không đồng đều
+ Độ khó của bài kiểm tra
+ Các yếu tố khác: thời gian ôn tập, nội dung ôn tập….
9.2. Anh chỉ sẽ sử dụng kết quả này để phụ đánh giá như thế nào? (đối với học sinh và đối với việc dạy – học)
- Căn cứ vào lí do để đưa ra những điều chỉnh
+ Điều chính độ khó, phạm vi ôn tập nếu đề thi vượt quá khả năng của đại đa số học sinh
+ Điều chỉnh việc giảng dạy và ôn tập
+ Cung cấp phản hồi, hỗ trợ cho những học sinh yếu/kém
Phụ lục 3. 5. Đề kiểm tra chỉ báo năng lực thiết kế KHBD trong GDĐL trước và sau TNSP
I. ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GDĐL
Thiết kế kế hoạch bài dạy trong GDĐL Thời gian: 120 phút Hình thức: Thực hành
Phần 1. Thông tin sinh viên:
Họ và tên……………………………………MSSV…………………lớp:…………. Thực tập sư phạm 1: Đã hoàn thành / chưa hoàn thành
Học phần: Phát triển chương trình: Đã học / chưa học
Phần 2. Đề kiểm tra
Dựa vào nội dung và yêu cầu cần đạt của chủ đề “Bản đồ – Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất” trong chương trình môn Địa lí THCS 2018, anh/chị hãy thiết kế kế hoạch bài dạy cho nội dung: Kí hiệu bản đồ và chú giải, một số bản đồ thông dụng Ghi chú: SV sử dụng nội dung bài: Kí hiệu bản đồ và chú giải trên một số bản đồ thông dụng (dự kiến) được phát kèm đề kiểm tra này
Phần 3. Bài làm của sinh viên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài ……
Thời lượng: ... tiết
I. MỤC TIÊU
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu | Nội dung dạy học trọng tâm | PP/KTDH chủ đạo | Phương án đánh giá | |
Hoạt động khởi động | ||||
Hoạt động khám phá 1 | ||||
Hoạt động khám phá 2 | ||||
Hoạt động khám phá n | ||||
Hoạt động luyện tập và vận dụng |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế Hoạch Bài Dạy Phục Vụ Giảng Dạy Các Nội Dung Thực Hành
- Phân Phối Các Bài Kiểm Tra Các Chỉ Báo Năng Lực Gdđl Trước Và Sau Tnsp
- Thiết Kế Một Kế Hoạch Bài Dạy Hoàn Chỉnh Cho Bài Học Cụ Thể Dựa Vào Tiêu Chí Được Cung Cấp (Nhóm)
- Tiêu Chí Đánh Giá Chỉ Báo Năng Lực Thiết Kế Khbd Trong Gdđl
- Xử Lí Số Liệu Đánh Giá Chỉ Báo Năng Lực Ứng Dụng Cntt&tt Trong Dạy Học Địa Lí
- Phát triển năng lực giáo dục địa lý cho sinh viên ngành sư phạm Địa lý - 35
Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.
Hoạt động 1. (Tên hoạt động) (Thời gian dự kiến)
1. Mục tiêu (là một hoặc một số mục tiêu, yêu cầu cần đạt đã được xác định ở I)
2. Nội dung
3. Sản phẩm
4. Tổ chức hoạt động
GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV và HS đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
…
Hoạt động n. (Tên hoạt động) (Thời gian dự kiến)
1. Mục tiêu (là một hoặc một số mục tiêu, yêu cầu cần đạt đã được xác định ở I)
2. Nội dung
3. Sản phẩm
4. Tổ chức hoạt động
GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV và HS đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
Các phiếu học tập, rubric đánh giá …
II. ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM
ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC GDĐL
Thiết kế kế hoạch bài dạy trong GDĐL Thời gian: 180 phút Hình thức: Thực hành
Phần 1. Thông tin sinh viên:
Họ và tên………………………………………MSSV…………………lớp:…………. Thực tập sư phạm 1: Đã hoàn thành / chưa hoàn thành
Học phần: Phát triển chương trình: Đã học / chưa học
Phần 2. Đề kiểm tra
Dựa vào nội dung và yêu cầu cần đạt của 01 bài học/chủ đề trong chương trình môn Địa lí THCS 2018, anh/chị hãy thiết kế kế hoạch bài dạy hoàn chỉnh cho chủ đề đó. Ghi chú: SV sử dụng chương trình môn Địa lí 2018 (THCS) và bản thảo SGK địa lí lớp 6 bộ Chân Trời Sáng tạo của NXB Giáo Dục VN
Phần 3. Bài làm của sinh viên
I. MỤC TIÊU
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài …… Thời lượng: ... tiết
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu | Nội dung dạy học trọng tâm | PP/KTDH chủ đạo | Phương án đánh giá | |
Hoạt động khởi động | ||||
Hoạt động khám phá 1 | ||||
Hoạt động khám phá 2 | ||||
Hoạt động khám phá n |
Hoạt động 1. (Tên hoạt động) (Thời gian dự kiến)
1. Mục tiêu (là một hoặc một số mục tiêu, yêu cầu cần đạt đã được xác định ở I)
2. Nội dung
3. Sản phẩm
4. Tổ chức hoạt động
GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV và HS đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
…
Hoạt động n. (Tên hoạt động) (Thời gian dự kiến)
1. Mục tiêu (là một hoặc một số mục tiêu, yêu cầu cần đạt đã được xác định ở I)
2. Nội dung
3. Sản phẩm
4. Tổ chức hoạt động
GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV và HS đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
Các phiếu học tập, rubric đánh giá …
Phụ lục 3. 6. Tiêu chí đánh giá chỉ báo năng lực Vận dụng PP&KT dạy học địa lí
Tiêu chí chất lượng | |||||
5 | 4 | 3 | 2 | 1 | |
Trình bày được lí thuyết về PP&KT dạy học địa lí: Khái niệm, kĩ thuật tổ chức, ưu điểm, hạn chế, | Trình bày rõ ràng, đầy đủ về PPDH, thể hiện người học hiểu về bản chất của PP đó | Trình bày rõ ràng, đầy đủ về PPDH; tuy nhiên, một vài lập luận chưa được làm rõ bản chất. | Trình bày được các đặc điểm của PPDH nhưng chỉ mang tính liệt kê mà chưa có sự phân tích | Trình bày chưa đầy đủ và không rõ ràng về đặc điểm, bản chất phương pháp | Không trình bày được đặc điểm PP/có trình bày nhưng không chính xác. |
Lựa chọn được PPDH cho các nội dung địa lí cụ thể | PP lựa chọn hỗ trợ việc trình bày nội dung và tổ chức hoạt động học tập cho HS rõ ràng, dễ nắm bắt | PP lựa chọn phù hợp với nội dung và hiệu quả khi tổ chức hoạt động học tập | PP lựa chọn nhìn chung phù hợp với nội dung, một vài PP chưa hợp lí | PP lựa chọn chưa thực sự phù hợp với nội dung | PP lựa chọn không phù hợp với nội dung |
KTDH hoàn toàn phù hợp với PPDH và hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, nội dung bài học/chủ đề | KTDH phù hợp với PPDH và hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, nội dung bài học/chủ đề | KTDH phù hợp với PPDH, tuy nhiên chưa thực sự phù hợp với một trong số các yếu tố: hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, nội dung bài học/chủ đề | KTDH chưa thực sự phù hợp với PPDH và hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, nội dung bài học/chủ đề | KTDH không phù hợp với PPDH và hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học, nội dung bài học/chủ đề | |
Thực hiện được các thao tác, kĩ thuật tổ chức các PPDH và KTDH địa lí | Các bước tổ chức phương pháp được thực hiện rất đầy đủ, logic và hiệu quả, linh hoạt với các tình huống thực tế diễn ra trong lớp học. | Các bước tổ chức phương pháp được thực hiện rất đầy đủ, logic và hiệu quả, tuy nhiên chưa linh hoạt với tình huống thực tế. | Các bước tổ chức phương pháp được thực hiện rất đầy đủ, tuy nhiên cách sắp xếp chưa thực sự logic và chưa hiệu quả. | Các bước tổ chức phương pháp thực hiện còn thiếu, các khâu chưa logic với nhau, còn rối | Không thực hiện được các thao tác của phương pháp và kĩ thuật dạy học. |
Kết hợp được các PP&KT trong tổ chức các HĐ học tập cho HS. | Kết hợp nhuẫn nhuyễn, hợp lí, hiệu quả với các phương pháp dạy học khác, phương tiện, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học. | Kết hợp được và có hiệu quả với các phương pháp dạy học khác, phương tiện, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học. | Có kết hợp được với các phương pháp dạy học khác, phương tiện, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học, tuy nhiên chưa hiệu quả. | Kết hợp một cách máy móc, rời rác với các phương pháp dạy học khác, phương tiện, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học. | Không kết hợp được với các phương pháp dạy học khác, phương tiện, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học, |
Phụ lục 3. 7. Tiêu chí đánh giá chỉ báo năng lực ứng dụng CNTT&TT trong dạy học địa lí ở trường phổ thông
Tiêu chí chất lượng | |||||
1 – bắt đầu | 2 – Nhập môn | 3 – Có kĩ năng | 4 – Thành thạo | 5 – Chuyên gia | |
1. Sử dụng được các phần mềm, ứng dụng để biên tập, thiết kế, hiệu chỉnh tư liệu như văn bản, bài trình chiếu, hình ảnh, âm thanh, mô phỏng…phục vụ bài giảng | Chất lượng các sản phẩm thiết kế thể hiện người học chưa vững các thao tác kĩ thuật cơ bản trong sử dụng một số phần mềm, ứng dụng phổ biến để thiết kế bài giảng | Chất lượng các sản phẩm thiết kế thể hiện người học biết các thao tác kĩ thuật cơ bản trong sử dụng một số phần mềm, ứng dụng phổ biến để thiết kế bài giảng | Chất lượng các sản phẩm thiết kế thể hiện người học nắm vững các thao tác kĩ thuật sử dụng các phần mềm, ứng dụng; tuy nhiên tính đa dạng, linh hoạt chưa được thể hiện một cách đầy đủ | Chất lượng các sản phẩm thiết kế thể hiện sự thành thạo trong thao tác kĩ thuật sử dụng các phần mềm, ứng dụng; đa dạng, trong cách lựa chọn và thiết kế | Chất lượng các sản phẩm thiết kế thể hiện sự chuyên nghiệp trong thao tác kĩ thuật sử dụng các phần mềm, ứng dụng; đa dạng, linh hoạt trong cách lựa chọn và thiết kế |
2. Sử dụng được mạng Internet tìm kiếm, khai thác và quản lí thông tin phục vụ cho việc dạy học, GDĐL | Chất lượng thông tin, tư liệu và cách tổ chức quản lí học liệu trực tuyến thể hiện người học chỉ mới bắt đầu tiếp cận các thao tác cơ bản để tìm kiếm, cập nhật thông tin, họ chưa có kiến thức cơ bản về nguồn gốc, độ tin cậy và tính giáo dục của tài nguyên Internet | Chất lượng thông tin, tư liệu và cách tổ chức quản lí học liệu trực tuyến thể hiện người học biết các thao tác tìm kiếm, cập nhật thông tin, tuy nhiên họ chưa có kiến thức cơ bản về nguồn gốc, độ tin cậy và tính giáo dục của tài nguyên Internet | Chất lượng thông tin, tư liệu và cách tổ chức quản lí học liệu trực tuyến thể hiện người học sử dụng được các thao tác tìm kiếm, cập nhật cũng như việc họ có kiến thức cơ bản về nguồn gốc, độ tin cậy và tính giáo dục của tài nguyên Internet | Chất lượng thông tin, tư liệu và cách tổ chức quản lí học liệu trực tuyến thể hiện sự thành thạo trong thao tác tìm kiếm, cập nhật cũng như việc có kiến thức đầy đủ về nguồn gốc, độ tin cậy và tính giáo dục của tài nguyên Internet | Chất lượng thông tin, tư liệu và cách tổ chức quản lí học liệu trực tuyến thể hiện sự chuyên nghiệp trong thao tác tìm kiếm, cập nhật cũng như việc hiểu thấu đáo nguồn gốc, độ tin cậy và tính giáo dục của tài nguyên Internet |
3. Kết hợp được việc ứng dụng CNTT&TT với các PPDH tích cực và PPDH đặc thù của địa lí theo định hướng phát triển năng lực người học. | Chưa tìm thấy sự phù hợp giữa sản phẩm, công cụ CNTT&TT được sử dụng với PP&KT, hình thức dạy học đặc trưng | Biết cách kết hợp sản phẩm, công cụ CNTT&TT với PP&KT, hình thức dạy học, tuy nhiên chưa thực sự phù hợp trong những kết hợp cụ thể | Sản phẩm, công cụ CNTT&TT được sử dụng phù hợp với PP&KT, hình thức dạy học đặc trưng, tuy nhiên chưa thể hiện được việc phát huy vai trò tích cực, chủ động của người học. | Sản phẩm, công cụ CNTT&TT được sử dụng phù hợp, linh hoạt với PP&KT, hình thức dạy học đặc trưng để phát huy tối đa vai trò tích cực, chủ động của người học. | Sản phẩm, công cụ CNTT&TT được sử dụng phù hợp, linh hoạt, sáng tạo với PP&KT, hình thức dạy học đặc trưng để phát huy tối đa vai trò tích cực, chủ động của người học. |
Phụ lục 3. 8. Tiêu chí đánh giá chỉ báo năng lực đánh giá trong GDĐL