Quản Lý Việc Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy, Sử Dụng Trang Thiết Bị, Đồ Dùng Dạy Học Của Gv Trong Gd Môn Tiếng Anh.


các TTCM, đặc biệt là tổ chuyên môn ngoại ngữ vì tổ này mang tính đặc thù riêng của môn học. Quản lý HĐDH môn tiếng anh của tổ chuyên môn tiếng anh, trước hết cần cụ thể hóa các chủ trương về HĐGD môn tiếng Anh của các cấp quản lý từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT thành các quy định nội bộ để dể tổ chức thực hiện. HT cần chú ý một số công việc cụ thể như sau:

- Biên chế họp lý các thành viên trong tổ theo tình hình thực tế tại trường;

- Chọn TTCH là những GV giỏi, có kinh nghiệm giảng dạy, có phẩm chất, năng lực chuyên môn cao, ưu tiên giáo viên có kinh nghiệm trong quản lý tổ;

- Chỉ đạo cho TTCM xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động trong nội bộ của

tổ;

- Qui định chế độ sinh hoạt tổ chuyên theo điều lệ, và các qui định của nhà

trường;

- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của tổ CM theo định kỳ;

- Theo dõi, giám sát, kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn với nhiều hình thức như: KT đột xuất; KT định kỳ; KT toàn diện; KT chuyên đề; KT trực tiếp; KT gián tiếp.

1.4.2.3. Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học của GV trong GD môn tiếng Anh.

Đổi mới nội dung chương trình, sách Giáo khoa và phương pháp giảng dạy là yếu tố không thể thiếu trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ngày nay. Đổi mới PPGD và sử dụng hiệu quả trang thiết bị, đồ dùng dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh ở trường THCS. Do đó để quản lý tốt các yếu tố này, người quản lý phải chú ý đến một số công việc cụ thể sau:

+ Quán triệt cho GV về định hướng đổi mới PPGD, PPDH tích cực, sử dụng các phương tiện dạy học thông qua các văn bản và qui định của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT;

+ Tổ chức cho GV học tập, bồi dưỡng về PPDH tích cực, sử dụng trang thiết bị đặc thù của môn học, tập huấn sử dụng các phần mềm trong giảng dạy môn TA;

+ Tổ chức thao giảng ở tổ, cấp trường, rút kinh nghiệm các bài dạy khó;


+ Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc đổi mới PPGD, làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc đổi mới phương pháp;

+ Tổ chức học tập, bồi dưỡng, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học;

+ Đưa việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học của GV thành một tiêu chí thi đua.

+ Kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPGD, sử dụng ĐDDH thông qua việc thao giảng, dự giờ;

+ Tạo điều kiện, môi trường trong việc đổi mới PPGD;

+ Chỉ đạo giáo viên sử dụng phần mềm trong giảng dạy tiếng Anh, soạn giáo án điện tử;

+ Kiểm tra việc sử dụng phương tiện giảng dạy của giáo viên thông qua sổ thư viện, sổ theo dõi sử dụng ĐDDH.

1.4.2.4. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém

Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS nhằm giúp GV phát hiện khả năng học tập của từng đối tượng HS, kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy hợp lý, các hình thức tổ chức HĐGD phù hợp với trình độ năng lực học tập của các em, đồng thời phát hiện kịp thời các đối tượng HS giỏi, HS yếu kém. Thực hiện tốt công tác này, GV sẽ làm tốt công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụđạo HS yếu kém; đồng thời giúp nhà quản lý theo dõi, chỉ đạo kịp thời HĐGD nói chung, môn tiếng Anh nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục cho môn học. Chính vì vậy, HT cần chú ý một số công việc cụ thể như sau:

- Nâng cao nhận thức của GV về ý nghĩa, chức năng, và yêu cầu của công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS;

- Triển khai các qui định, quy chế về kiểm tra, thi, cách ghi điểm, ghi nhận xét, xếp loại học lực HS cho GV và các bộ phận có liên quan trong nhà trường;

- Lập kế hoạch, phổ biến kế hoạch kiểm tra theo từng giai đoạn trong năm học, nhất là HS khối 9, vì đây là đối tượng HS thi vào lớp 10


- Chỉ đạo giáo viên thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với chương trình giảng dạy, phù hợp với từng đối tượng;

- Tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm, nhằm phân đối tương HS đúng theo năng lực

- Phân công giáo viên bồi dưỡng HS giỏi từ đầu năm học;

- Chỉ đạo cho giáo viên tổ chức các lớp phụ đạo học sinh yếu từ đầu năm học.

1.4.2.5. Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở trường THCS.

Để HĐGD môn tiếng Anh đạt hiệu quả cao, nhà quản lý cần quan tâm đến công tác quản lý các điều kiện đảm bảo cho HĐGD môn tiếng Anh. Đây là một trong những công việc quan trọng góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà trường. Một số công việc mà HT cần chú ý:

- Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và đồ dùng dạy học, phục vụ cho môn tiếng Anh, vì đây là môn học có đặc thù riêng của môn; huy động các nguồn lực tạo điều kiện đầu tư trang thiết bị cho môn học;

- Xây dựng tiêu chí thi đua, thúc đẩy phong trào thi đua hai tốt trong GV và

HS;

- Tổ chức các nhóm nghiên cứu về các chuyên đề như đổi mới phương pháp

giảng dạy, nghiên cứu các bài dãy kỷ năng về môn tiếng Anh trong GV, tổng kết và rút kinh nghiệm cho môn tiếng Anh.

1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở trường trung học cơ sở

1.5.1. Yếu tố chủ quan

BGH và các TTCM là những nhà quản lý, là những người đứng đầu thực hiện nâng cao, thúc đẩy chất lượng của HĐGD trong trường học. Đây là đội ngũ giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo được chất lượng của HĐGD nói chung, chất lượng môn tiếng Anh nói riêng. Để thực hiện tốt chức năng quản lý trong nhà trường, đội ngũ CBQL cần phải có năng lực về chuyên môn và những phẩm chất sau:


- Hiểu và nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục, về mục tiêu và nhiệm vụ của cấp học mà mình phụ trách; đồng thời phải có khả năng triển khai các văn bản của ngành, nhất là các văn bản có liên quan đến môn tiếng Anh;

- Bản thân phải là người gương mẫu trong nhà trường, có tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức tốt, lối sống giản dị, trong sáng;

- Có năng lực chuyên môn, kiến thức phổ thông về tiếng Anh;

- Hiểu biết về các HĐGD, quá trình dạy học, hệ thống các nguyên tắc trong giảng dạy, đặc biệt là môn tiếng Anh như việc đổi mới phương pháp dạy, sử dụng các phần mềm hổ trợ trong tiết dạy tiếng Anh …;

- Là người được tập thể GV tín nhiệm và tin tưởng, biết quản lý và kiểm tra các HĐGD một cách khoa học và nghệ thuật, có khả năng tập hợp, đoàn kết được nội bộ;

- Có thể trang bị thêm một số kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, sử dụng được vi tính, ngoại ngữ.

1.5.2. Yếu tố khách quan

Nhìn chung, các trường THCS huyện Tam Bình đáp ứng được nhu cầu học tập cho HS như về trường, lớp, CSVC phục vụ giảng dạy, giao thông tương đối ổn định và thuận lợi cho các em đến trường. Tuy nhiên vẫn còn một số xã ở vùng sâu, hoặc có xã đa số là người dân tộc, nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em, nhất là chất lượng môn tiếng Anh.

Đội ngũ quản lý nhà trường và GV có tâm huyết với nghề nhưng do điều kiện khó khăn ở từng vùng riêng biệt nên công tác bồi giỏi và nâng kém cho môn ngoại ngữ gặp rất nhiều khó khăn như: các em là người dân tộc, học tiếng Việt đã khó, tiếng Anh còn khó hơn, nhận thức của một số phụ huynh về môn học chưa cao, không đầu tư thêm thời gian cho các em học tập.

Một số GV chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới, chậm đổi mới về phương pháp giảng dạy, chưa đầu tư đúng mức về chuyên môn, chưa sử dụng được các phần mềm giảng dạy môn tiếng Anh.


Đội ngũ QL nhà trường còn quản lý theo kinh nghiệm, chưa có lý luận về quản lý, dẫn đến tình trạng chưa thật sự là đầu tàu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo theo tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1‌

Chương 1 đã tổng quan tình hình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước về HĐGD môn tiếng Anh; trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến HĐGD môn tiếng Anh, nhằm đạt được mục tiêu đổi mới giáo dục và định hướng dạy học Tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp, đáp ứng được mục đích cuối cùng là sử dụng Tiếng Anh làm công cụ giao tiếp.

Để đáp ứng mục tiêu dạy và học ngoại ngữ theo đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020, tác giả tập trung vào nội dung HĐGD môn Tiếng Anh trường THCS bao gồm: Hoạt động chuẩn bị giảng dạy môn tiếng Anh,thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh tại trường,thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng Anh tại trường

Quản lý HĐGD môn Tiếng Anh được thực hiện theo nội dung của HĐGD môn tiếng Anh gồm: Quản lý hoạt động chuẩn bị giảng dạy , quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn, quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học của GV trong GD môn tiếng Anh, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém, quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở trường THCS.

Xuất phát từ việc nghiên cứu những nội dung được trình bày ở chương 1, tác giả có cơ sở lý luận để khảo sát và phân tích thực trạng về quản lý HĐGD môn Tiếng Anh các trường THCS, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐGD môn Tiếng Anh trường THCS, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.


Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG‌

2.1. Khái quát về đặc điểm, tình hình giáo dục tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long‌

Tam Bình là huyện nông thôn nằm ở phía Nam của tỉnh Vĩnh Long, Trung tâm huyện Tam Bình cách Thành phố Vĩnh Long 32 km về phía Nam, cách TP. Hồ Chí Minh 162 km, và trung tâm TP.Cần Thơ 28 km. Phía Bắc tiếp giáp với huyện Long Hồ và Mang Thít, phía Tây giáp thị xã Bình Minh và tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp sông Hậu, phía Đông giáp huyện Vũng Liêm và huyện Trà Ôn. Tam Bình có 2 sông lớn chảy qua là sông Hậu và sông Măng Thít đây là hai tuyến giao thông thủy quốc gia và quốc tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Về giao thông đường bộ có Quốc lộ 1A, quốc lộ 53, quốc lộ 54, các tỉnh lộ 904,905,908,909 và các tuyến giao thông quan trọng nối liền Tam Bình với các trung tâm kinh tế của tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh, thành lân cận.

Bảng 2.1. Thống kê GV giảng dạy môn tiếng Anh ở trường THCS huyện Tam Bình, Vĩnh Long

T T


TRƯỜNG THCS


TSGV

TRÌNH ĐỘ CM/NV

TRÌNH ĐỘ NĂNG LỰC

BỒI DƯỠNG PPGD

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

1

Mỹ Thạnh Trung

4

4 ĐH


4


3

2

Hòa Hiệp

2

2 ĐH


2


1

3

Hòa Thạnh

2

2 ĐH


2


2

4

Phú Thịnh

7

6 ĐH

1CĐ

3

4


1

5

Bình Ninh

2

1 ĐH

1 CĐ


2


0

6

TT Tam Bình

7

5 ĐH

2 CĐ


7


5

7

Ngãi Tứ

2

2 ĐH


2


2

8

Loan Mỹ

2

2 ĐH


2


1

9

Hòa Lộc

3

2 ĐH


3


2

10

Cái Ngang

8

8 ĐH


8


2

11

Long Phú

6

6 ĐH

2

3

1

3

TỔNG CỘNG

45

40 ĐH

5 CĐ

5

39

1

22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long - 6

(Nguồn: Báo cáo Phòng GD&ĐT huyện Tam Bình)


Bảng 2.1 cho thấy GV tại các trường THCS huyện Tam Bình đạt trình độ theo khung năng lực 6 bậc như sau: có 39/45 GV đạt chuẩn Bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ do Bộ GD&ĐT qui định; 1 GV đạt Bậc 5 và 5 GV đạt Bậc 3. Một số GV chưa đủ chuẩn theo khung năng lực Ngoại ngữ, và chưa tham gia lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy.

Bảng 2.2. Thống kê CBQL và GV giảng dạy môn tiếng Anh ở 4 trường THCS được khảo sát tại huyện Tam Bình, Vĩnh Long

CBQL, GV tham gia khảo sát

Trường THCS

Tổng cộng

Phú

Thịnh

Cái

Ngang

Loan Mỹ

Long Phú


Vị trí công tác

HT

01

01

01

01

04

Phó HT

02

03

01

02

08

TTCM

01

01

01

01

04

GV

07

08

02

06

23

Trình độ chuyên môn

Cử nhân

11

13

05

10

39

Thạc sĩ

00

00

00

00

00

Tiến sĩ

00

00

00

00

00


Thâm niên công tác

< 5 năm

00

00

00

00

00

5-10 năm

00

00

00

00

00

10-15năm

03

00

02

01

06

> 15 năm

08

13

03

09

33

(Nguồn: Kết quả khảo sát CBQL, GV của các trường)

Bảng 2.3. Thống kê tổng số HS khối 9 được khảo sát ở 4 trường THCS tại huyện Tam Bình, Vĩnh Long


Trường THCS


Tổng số HS

HS được khảo sát

Phú Thịnh

293

94

Cái Ngang

300

95

Loan Mỹ

70

25

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2023