Theo Robert Albanese: "Quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức". Như vậy quản lý là thực hiện quy trình điều khiển điều chỉnh nhằm tốt ưu hóa các hoạt động để đạt được mục đích đề ra.
Theo Harolk Kootz & Cyryl O'Donell: "Quản lý là việc thiết lập và duy trì môi trường nơi mà cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả, nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm". Khái niệm này đặt hoạt động quản lý trong sự tương tác, mang nhiều yếu tố xã hội.
Robert Kreitner: "Quản lý là tiến trình làm việc với và thông qua người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường thay đổi. Trong tâm của tiến trình này là kết quả và hiệu quả của việc của việc sử dụng các nguồn lực giới hạn". Theo quan điểm này quản lý là việc huy động các điều kiện thực hiện nhiệm vụ nhưng trong điều kiện tối ưu nhất. Nghĩa là quá trình quản lý sẽ làm giảm bớt các điều kiện và yếu tố không đáng có nhằm làm cho quá trình thực hiện mục tiêu được đơn giản và hiệu quả nhất.
Theo Harol Koontz: "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác" (Harol Koontz, 1993). Theo quan niệm này quản lý vừa phải nắm vững quy trình vừa phải không khéo giải quyết các vấn đề liên quan đến quán trình thực hiện nhằm nối kết các yếu tố thành một chỉnh thể hoàn thiện.
Theo Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra" (Nguyễn Minh Đạo, 1997). Đây là một quá trình điều khiển và điều chỉnh hoạt động của tập thể nhằm thực hiện các hoạt động để đạt được mục đích đề ra.
Theo bài giảng của trường Kinh tế quốc dân thi "Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức" (Giáo trình khoa học quản lý, 2001). Khái niệm này tiếp cận chức năng của công tác quản lý. Như vậy quản lý là quá trình lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, điều kiển điều chỉnh kế hoạch và
kiểm tra đánh giá kế hoạch, nhằm thực hiện thành công và có hiệu quả mục tiêu đã đề ra.
Từ những khái niệm trên đây người nghiên cứu cho rằng khái niệm quản lý như sau; Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý vào các đối tượng bị quản lý nhằm điều khiển quá trình hoạt động theo kế hoạch đã đề ra trước đó, nhằm thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra trong điều kiện tối ưu nhất cả về con người lẫn các nguồn lực tham gia vào quá trình.
1.2.2.2. Quản lý chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo là toàn bộ kế hoạch hoạt động nhằm truyền thụ tri thức, huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học đề hình thành những phẩm chất và năng lực ngành nghề mà sinh viên theo học. Chương trình đào tạo được chỉ đạo thực hiện bởi các phòng chuyên môn cùng với đội ngũ giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy. Trong đó ban giám hiệu đảm bảo chương trình đảo tạo được thực hiện theo quy định của các cấp có thẩm quyền cao hơn. Đồng thời tạo mọi điều kiện và huy động mọi nguồn lực nhằm đảm bảo chương trình đào tạo được thực hiện đứng chất lượng và thời gian đã đề ra.
Quản lý chương trình đào tạo là đảm bảo cho toàn bộ kế hoạch đào tạo được thực thi có hiệu quả, trong những điều kiện tối ưu nhất. Ban giám hiệu căn cứ vào mục tiêu từng chuyên ngành đào tạo chỉ đạo khoa chuyên môn phối hợp với các phòng ban chức năng xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với quy định của khung chương trình và tình hình cơ cấu đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất. Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng, các phòng chức năng và khoa chuyên môn triển khai kế hoạch đào tạo theo thẩm quyền được phân công. Ban giám hiệu sẽ căn cứ vào từng giai đoạn thực hiện kế hoạch để có những diều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện tại của nhà trường về các hoạt động giáo dục. Quá trình quản lý chương trình đào tạo là quá trình chương trình đào tạo được kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện. Căn cứ vào kết quả của từng khâu, từng bộ phận mà nhà quản lý có những tác động cần thiết về, phương pháp, phương tiện cùng với việc huy động sự tham gia của các nguồn lực, nhằm đảm bảo cho kết hoạch đào tạo được thực hiện đúng với tiêu chí chất lượng và thời gian đã đề ra.
Như vậy có thể hiểu quả lý chương trình đào tạo là quá trình tác động có chủ đich của chủ thể quản lý lên các bộ phận chức năng thực hiện chương trình đào tạo, nhằm đảm bảo cho kế hoạch được thực thi đảm bảo đúng mục tiêu chất lượng và thời gian đào tạo đã đề ra ban đầu.
1.2.2.3. Hoạt động quản lý đào tạo ngành thanh nhạc
Thanh nhạc là ngành mang tính đặc thù cao. Để đào tạo ngành này ngoài giá trình, giảng viên thì tố chất của người học góp phần không nhỏ đến sự thành công của chương trình đào tạo. Chính vì vậy quản lý đào tạo thanh nhạc là hoạt động bao gồm đảm bảo sự đồng nhất giữa chương trình đào tạo với các yếu tố về con người. Trong đó phẩm chất cũng như năng lực đầu vào của sinh viên giữ vai trò quan trọng trong suốt quá trình đào tạo diễn ra.
Quản lý đào tạo ngành thanh nhạc là đảm bảo cho quá trình thực hiện các kế hoạch đào tạo diễn ra đúng với mục đích yêu cầu.
1.3. Hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật
Hoạt động đào tạo là quá trình chuyển giao tri thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và hình thành thái độ tích cực cho người học, phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.
Với đặc thù là đơn vị đào tạo trong lĩnh vực nghệ thuật, nên hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ, là quá trình hình thành phẩm chất và năng lực cho sinh viên về những hiểu biết liên quan đến khả năng biểu diễn, trình diễn từ mức độ cơ bản đến chuyên nghiệp, thành thạo kĩ năng tổ chức phối hợp các hoạt động âm nhạc dân tộc cũng như dàn nhạc hiện đại. Rèn luyện cho sinh viên có khả năng cảm thụ âm nhạc một cách tích cực và kỹ thuật đánh giá các sản phẩm âm nhạc truyền thống cũng như hiện đại một cách đúng đắn.
1.3.1. Mục tiêu nhiệm vụ đào tạo ngành thanh nhạc
Luật Giáo dục quy định mục tiêu chung: “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo;
có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân” (luật giáo dục, 2012). Đây là mục tiêu mang tính khái quát, hay nói cách khác là định hướng cho các cơ sở đào tạo để làm cơ sở dẫn dắt cho các chương trình của các chuyên ngành đào tạo phù hợp hóa với nhu cầu của xã hội về chất lượng lao động trình độ cao. Ngoài mục tiêu chung thì mục tiêu cụ thể giúp các nhà khoa học sư phạm xây dựng chương trình kế hoạch sát với thực tế ngành đào tạo hơn.
Mục tiêu chung: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về kỹ thuật Thanh nhạc cơ bản và vận dụng có hệ thống vào thực hành để thực hiện tốt các tác phẩm thanh nhạc.
Đào tạo sinh viên trình độ Cao Đẳng Thanh nhạc có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội, nắm vững những kiến thức cơ bản về thanh nhạc, nhạc lý, nhạc cụ, kỹ thuật thanh nhạc, trở thành những cán bộ có trình độ văn hóa và có năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo và có khả năng giảng dạy.
Quản lý mục tiêu đào tạo bắt đầu từ việc xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường. Sứ mệnh và tầm nhìn được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chung của đào tạo đại học nhưng phải cô đọng, đầy đủ và có sức thuyết phục.
Mục tiêu cụ thể của nhà trường phải gắn chặt với chuẩn nghề nghiệp, bậc học, đồng thời phải có tính khả thi, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của nhà trường. Việc xây dựng mục tiêu đào tạo phải đảm bảo tính mềm dẻo, cho phép SV dễ dàng thay đổi ngành chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết.
Trên cơ sở mục tiêu đào tạo cụ thể, nhà trường triển khai xây dựng các nhiệm vụ đào tạo. Ngoài những nhiệm vụ đào tạo đại học chung như: hình thành thế giới quan khoa học, lý tưởng, ước mơ, hoài bão nghề nghiệp và các phẩm chất đạo đức, tác phong của người cán bộ khoa học thì trường đại học phải xây dựng các yêu cầu riêng về hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, năng lực nghề nghiệp.
Mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo phải được thường xuyên rà soát, bổ sung, điều chỉnh và được triển khai thực hiện. Phải xây dựng kế hoạch định kỳ so sánh, đối
chiếu mục tiêu với kết quả đạt được để đánh giá một cách toàn diện hoạt động đào tạo nhằm tìm ra mặt mạnh, mặt yếu để có biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo.
Mục tiêu cụ thể: “Đào tạo trình độ cao đẳng văn hóa nghệ thuật để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo”. Trên cơ sở chương trình khung của chuyên ngành các trường căn cứ vào năng lực đào tạo như đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, bề dày kinh nghiệm để cụ thể hóa các nhiệm vụ nhưng phải căn cứ trên chứ năng nhiệm vụ, tầm nhìn và sứ mệnh của nhà trường.
Cụ thể: Sinh viên biết vận dụng những kiến thức Thanh nhạc có hệ thống vào thực hành để thể hiện tốt các tác phẩm Thanh nhạc. Các kỹ năng biểu diễn hát đơn ca, tốp ca, hợp xuớng với các dòng nhạc thính phòng, nhạc nhẹ, dân gian
Đối với trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật mục tiêu đào tạo là nhằm nuôi dưỡng cảm xúc, thẩm mĩ âm nhạc cho người học. Giúp người học có cơ hội phát huy những giá trị và tiềm năng của bản thân. Từ đó hình thành những giá trị nghề nghiệp cao đẹp nhằm vun đắp và cống hiến cho các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc. Mục tiêu đào tạo nhằm đạt được các yêu cầu sau
Về phẩm chất đạo đức
Sao khi thực hiện xong chương trình đào tạo sinh viên có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp. Nắm vững chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Về kiến thức chuyên môn
Nắm vững các kiến thức chuyên ngành âm nhạc nói chung và thành thạo từ cơ bản đến nâng cao các kỹ thuật xử lý âm thanh cũng như khả năng biểu đạt, biểu diễn.
Về kỹ năng
Vận dụng thành thạo các kỹ thuật biểu diễn ở trình độ được đào tạo. Sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm được các vị trí có liên quan đến chuyên ngành được học.
1.3.2. Nội dung chương trình đào tạo ngành thanh nhạc
Nội dung đào tạo là văn bản pháp quy được luật giáo dục quy định trên cơ sở định hướng chương trình khung. Các đơn vị đào tạo căn cứ vào đây để xác định nội dung cho các chuyên ngành cụ thể của trường. Luật giáo dục quy định “Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác” (Điều 36 luật giáo dục 2012). Chương trình khung đào tạo đại học ban hành theo thông tư số 07/2015/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học.
Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm: (1) Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung; Mục tiêu cụ thể (Kiến thức, kỹ năng, thái độ); (2) Thời gian đào tạo; (3) Đối tượng tuyển sinh; (4) Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp; (5) Thang điểm; (6) Nội dung chương trình: Khối lượng kiến thức toàn khóa; Cấu trúc chương trình đào tạo (Kiến thức GD đại cương, GD chuyên nghiệp, Tốt nghiệp); Nội dung chương trình chi tiết; (7) Kế hoạch giảng dạy; (8) Hướng dẫn thực hiện chương trình.
Căn cứ vào quy định mang tính pháp lý trên đây trường Cao đăng Văn hóa Nghệ thuật xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo phù hợp với năng lực của trường. Trong đó chương trình đào tạo thanh nhạc bao gồm;
- Khối lượng kiết thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế.
- Cấu trúc kiến thức chương trình đào tạo.
- Kiến thức giáo dục đại cương
- Kiến thức giáo dục chuyên ngành
Khi xây dựng chương trình phải có sự tham gia của các GV, các cán bộ quản lý, đại diện các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng theo quy định. CTĐT phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách có hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của trình độ đào tạo đại học và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của ngành giáo dục [15]. Quản lý CTĐT
hướng đến mục tiêu đảm bảo các chương trình được thiết kế và thực hiện trọn vẹn với chất lượng và hiệu quả cao nhất trong điều kiện cụ thể của từng trường.
+ Khối kiến thức đại cương bao gồm các kiến thức về chính trị, xã hội, năng lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm.
+ Khối kiến thức chuyên nghiệp bao gồm các kiến thức cơ sở khối ngành, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành.
Cụ thể như sau:
HỌC PHẦN / MÔN HỌC | Trang | |
A | KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG | |
I | Khoa học xã hội và nhân văn | |
1 | Cơ sở văn hóa Việt Nam | 6 |
2 | Tâm lý học đại cương | 14 |
3 | Mỹ học đại cương | 21 |
4 | Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam | 28 |
5 | Tiếng Việt thực hành | 33 |
6 | Xã hội học đại cương | 39 |
B | KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | |
I | Kiến thức cơ sở ngành | |
1 | Lý thuyết âm nhạc | 45 |
2 | Lịch sử âm nhạc Thế Giới | 51 |
3 | Lịch sử âm nhạc Việt Nam | 54 |
4 | Hòa âm 1 | 59 |
5 | Hòa âm 2 | 64 |
6 | Phân tích tác phẩm 1 | 72 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc
- Hoạt Động Đào Tạo Trong Trường Cao Đẳng
- Hình Thức, Phương Pháp Tổ Chức Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc
- Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc Tại Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Cần Thơ
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
Phân tích tác phẩm 2 | 77 | |
8 | Hóa trang | 82 |
9 | Tin học chuyên ngành | 87 |
II | Kiến thức chuyên ngành | |
1 | Thanh nhạc 1 | 91 |
2 | Thanh nhạc 2 | 94 |
3 | Thanh nhạc 3 | 97 |
4 | Thanh nhạc 4 | 100 |
STT | HỌC PHẦN / MÔN HỌC | Trang |
5 | Thanh nhạc 5 | 103 |
6 | Thanh nhạc 6 | 106 |
7 | Ký xướng âm 1 | 109 |
8 | Ký xướng âm 2 | 116 |
9 | Ký xướng âm 3 | 123 |
10 | Ký xướng âm 4 | 129 |
11 | Ký xướng âm 5 | 135 |
12 | Nhạc cụ phổ thông 1 | 142 |
13 | Nhạc cụ phổ thông 2 | 149 |
14 | Hợp xướng | 156 |
15 | Kỹ thuật biểu diễn | 164 |
16 | Hát dân ca | 168 |
Nguồn: Đề cương chương trình đào tạo ngành thanh nhạc Chương trình đào tạo phải được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác, phải thể hiện được mục tiêu, yêu