Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc


Nội dung của phương pháp: Đề tài luận văn được xây dựng 02 phiếu điều tra bằng bảng hỏi để nghiên cứu thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này.

Cách thức thực hiện: Tiến hành phát phiếu điều tra bằng bảng hỏi trên tổng số khách thể điều tra là 140, trong đó 50 cán bộ quản lý, giáo viên và 90 HSSV của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. Mỗi khách thể trả lời độc lập một phiếu điều tra, trước khi trả lời, các khách thể được hướng dẫn để hiểu mục đích và yêu cầu trả lời ở các nội dung của phiếu.

7.2.4. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích của phương pháp: phương pháp này sẽ được tác giả đề tài sử dụng nhằm mục đích để phỏng vấn, tìm hiểu những quan điểm của cán bộ quản lý, giáo viên, và học sinh sinh viên về thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, cũng như thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này.

Nội dung của phương pháp: nội dung phương pháp phỏng vấn giúp người nghiên cứu phân tích sâu hơn, chi tiết hơn các ý kiến và quan điểm của khách thể nghiên cứu nhằm lý giải rõ hơn kết quả nghiên cứu.

7.2.5. Phương pháp thống kê toán học

Mục đích của phương pháp: Số liệu thu thập được sau khi tiến hành khảo sát, tác giả tiến hành tổng hợp ý kiến đánh giá và phân loại xử lý số liệu bằng phần mềm Ms Excel, sau đó tiến hành phân tích bằng Ms Word.

Nội dung và cách thực hiện: Dùng các công thức toán học thống kê để xử lý kết quả khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu và các nhận xét đánh giá khoa học.

8. Cấu trúc luận văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

- Phần mở đầu

- Phần nội dung

Quản lí hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ - 3

- Kết luận và kiến nghị

- Tài liệu tham khảo

Phần nội dung bao gồm 3 chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo ngành Thanh nhạc

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ngành Thanh nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo ngành Thanh nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH THANH NHẠC

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề‌

Quản lý là hoạt động có chủ đích của nhà quản lý lên đối tượng của quản lý. Trong đó chủ thể quản lý căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ để tổ chức các hoạt động quản lý sao cho hiệu quả, đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu ban đầu đã đề ra. Quản lý xã hội nói chung hay quản lý một chuyên ngành cụ thể nào đó cũng phải bao gồm các yếu tố như mục tiêu quản lý, nội dung quản lý, phương pháp quản lý…Đây là những thành tố không thể thiếu trong quá trình thực hiện các hoạt động quản lý.

Âm nhạc với tư cách là một cách biểu đạt cuộc sống bằng âm thanh và nhịp điệu. Âm nhạc đóng vai trò tương đối quan trọng trong cuộc sống. Đây cũng là một chuyên ngành đào tạo được Đảng và nhà nước quan tâm, xã hội đặt nhiều kỳ vọng. Cho nên đào tạo và quản lý đào tạo về âm nhạc nói chung và ngành Thanh nhạc nói riêng có ý rất lớn trong việc vun đắp và hình thành các giá trị văn hóa trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước.

Dưới đây là một số chương trình đào tạo và nghiên cứu liên quan đến âm nhạc, thanh nhạc của các quốc gia khác nhau.

1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới‌

Ngôn ngữ được xem như công cụ của tư duy và là hệ thống tín hiệu quan trọng để loài người giao tiết với nhau theo phạm vi vùng miền, lãnh thổ. Thế giới có hàng trăm dân tộc mỗi dân tộc lại có ngôn ngữ riêng để giao tiếp. Nhưng ngôn ngữ trong âm nhạc được gói gọn trong năm dòng và bảy nốt. Nói như vậy, có thể thấy ngôn ngữ của âm nhạc không cầu kỳ nhưng cách biểu đạt thì vô cùng phong phú và đa dạng. Nó vượt qua rào cản thông thường của ngôn ngữ giao tiếp và xuyên qua biên giới của các quốc gia để đến với mọi người một cách tự nhiên nhất. Cho nên âm nhạc được các quốc gia trên thế giới đưa vào chương trình giảng dạy ở các bậc học khác nhau và coi đây như là môn học chính thống.


Văn hóa cổ Trung Hoa xem âm nhạc như một tiêu chí để đánh giá con người (Cầm, kỳ, Thi, Họa). Trong đó cầm vừa được xem như một tố chất biểu đạt trí tuệ về sự cảm thụ cái đẹp của tự nhiên, của xã hội được thể hiện bằng những cung bậc âm thanh trong “Cao sơn lưu thủy”, hay thể hiện hào khí ngút ngàn của chiến binh khi xung trận trong “thập diện mai phục”. Âm nhạc chứa đựng nhân sinh quan, thế giới quan của con người cho nên nó cũng phải tuân thủ các tật tự vốn có của nó “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên – Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên (Kinh dịch – Lão Tử)”. Đó chính là cái logic của tự nhiên mà bản thân con người phải thuận theo. Sự nhìn nhận về cấu trúc bản thể của trật tự tự nhiên nói lên rằng trí tuệ con người dù có siêu phàm đến đâu thì cũng bị quy định bởi cấu trúc của tự nhiên đồng thời phải tuân thủ theo nó. Với nhận thức “Thuận thiên” trật tự của tự nhiên là nguyên tắc bất di bất dịch trong đối nhân xử thế của người Trung Hoa cổ. Chính điều này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sáng tác cũng như định hướng các thể loại sáng tác khác, trong âm nhạc dân tộc Trung Quốc. Âm nhạc Trung Quốc hiện nay mang tính đặc trung rất riêng và khó trộn lẫn với các nền văn hóa khác.

Do quản lý và bảo tồn tốt nên các giá trị truyền thống của văn hóa Trung Hoa vừa mang tính đặc trưng vùng miền đậm nét vừa mang tính đại đồng cao trong trong phạm vi lãnh thổ. Công tác quản lý và đào tạo âm nhạc của Trung Quốc hiện nay được thực hiện rất bài bản có hệ thống. Âm nhạc được Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc đưa vào giảng dạy ở tất cả các cấp học, đặc biệt ưu tiên giảng dạy các bộ môn nhạc cụ truyền thống.

Nhật Bản là quốc gia rất xem trọng phát triển các giá trị truyền thống dân tộc, trong đó có âm nhạc. Tuy nhiên, đào tạo và quản lý âm nhạc ở Nhật Bản lại mang hơi hướng tiếp cận các giá trị hiện đại. Trong những thập niên gần đây âm nhạc Nhật Bản đóng góp tương đối cho nền kinh tế của đất nước. Năm 2013 âm nhạc thu về cho đất nước khoảng 2.6 tỉ USD. Để đạt được đều này thì hệ thống quản lý và đào tạo về âm nhạc tại quốc gia này rất được coi trọng. Cũng như các quốc gia khác âm nhạc được chính phủ Nhật Bản đưa vào giáo dục ở các cấp học khác nhau. Trong đó ủy ban nghiên cứu âm nhạc quốc gia Ongaku tosishirabe gakari đóng vai


trò dẫn dắt về chương trình cũng như xu hướng phát triển trong từng thời kỳ nhất định. Những năm đầu thế kỷ 20 giáo dục âm nhạc thiên về chuyển tải các giá trị truyền thống. Trong thời kỳ chiến tranh âm nhạc được định hướng theo chủ nghĩa dân tộc. Nhật Bản định hướng âm nhạc nhằm nuôi dưỡng cảm xúc và phát huy các giá trị tinh hoa trên cơ sở hội nhập sâu rộng các nền văn hóa khác. Hiện nay giáo dục âm nhạc ở Nhật Bản như một phần của nền kinh tế đất nước nên được cải tổ sâu rộng từ chương trình nội dung và hình thức phương pháp đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển chương trình đào tạo của Nhật Bản cũng có nhiều ý kiến khác nhau về chiến lược. Chẳng hạn như những tranh luận ở thập niên 60 về âm nhạc thuần phương tây và nền âm nhạc phối hợp giữa phương tây và dân ca Nhật Bản. Hay những năm 1970 tranh luận về giá trị của giáo dục và giá trị của âm nhạc, về sự hòa nhập âm nhạc dân tộc với xu thế chung của thời đại. Ở những năm 1980 tranh luận về triết lý sư phạm trong dạy học âm nhạc lấy học sinh hay giáo viên làm trung tâm.

Hiện nay Nhật Bản có xu thế lồng ghép âm nhạc vào các môn học như những công cụ hỗ trợ chuyển tải tri thức. Điều này gần giống với chương trình đào tạo phổ thông mới của Việt Nam hiện nay. Công tác quản lý bảo tồn được chính phủ Nhật Bản cụ thể hóa trong các trường trình giáo dục và đào tạo âm nhạc tại các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp.

Mỹ là quốc gia có nền âm nhạc phát triển rực rỡ ở những thập kỷ gần đây. Do có sự định hướng tốt về chương trình đào tạo dày hạn nên nền âm nhạc Mỹ có những giai đoạn gây nên những trào lưu trong giới trẻ. Lowell Mason là người khởi xướng nền giáo dục âm nhạc Hoa Kỳ giữa đầu thế kỷ thứ 19 giáo dục âm nhạc được phổ biến khắp quốc gia này. Đầu thế kỷ 20 giáo dục âm nhạc là môn học chính thống trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong suốt thế kỷ 20 và những thập niên đầu thế kỷ 21 do được thừa hưởng nền giáo dục có bài bản nên âm nhạc Hoa Kỳ có những thành tựu rất rực rỡ.

Hoạt động đào tạo âm nhạc của quốc gia này chiếm thời lượng khá lớn trong chương trình học phổ thông 4 đến 5 tiết một tuần. Chương trình được thiết kế nhằm tiếp cận và phát hiện năng lực của cá nhân đồng thời tạo điều kiện cho những học


sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc được kết nối với nhau thành những nhóm cùng thiên hướng.

Singapore là quốc gia hội đa sắc tộc vì đây là trung tâm tài chính lớn của thế giới và là điểm giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Cho nên nền giáo dục của của đất nước này có nhiều đặc trưng riêng. Trong đó giáo dục âm nhạc tại đảo quốc này được định hướng phát triển thiên về nhận thức cao trong các nền văn hóa khác nhau. Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của âm nhạc trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.

Chương trình giáo dục âm nhạc được thiết kế dựa trên sự phát triển nhận thức của từng cá nhân thông qua sự sáng tạo độc đáo. Ngoài ra giáo dục âm nhạc là cung cấp nền tảng bền vững cho tất cả các cá nhân, dựa trên sự đam mê và năng khiếu mỗi học sinh có thể chọn cho mình một bộ môn nhạc cụ yêu thích để theo đuổi. Đây là xu hướng mở trong giáo dục âm nhạc phổ thông.

1.1.2. Nghiên cứu trong nước‌

Với tư cách biểu đạt các trạng thái của con người bằng các cung bậc khác nhau của âm thanh. Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong đời sống cũng như lao động sản xuất. Âm nhạc giúp con người đạt đến sự thăng hoa của cảm xúc, đây là phương tiện giúp con người có thể tự khám phá chính bản thân mình và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính vì tầm quan trọng đó mà âm nhạc nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và được đưa vào giảng dạy ở nhà trường như một môn học nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách.

Nhắc tới âm nhạc thời kỳ đổi mới, phải kể đến công trình Lý thuyết âm nhạc cơ bản (1982) của Y.A Va.Khrameep do Vũ Tự Lân dịch. Đây là cuốn sách được biên soạn khá đầy đủ về những vấn đề liên quan tới âm nhạc như: âm thanh, phương pháp ghi âm bằng nốt, tiết tấu và tiết nhịp, quãng, điệu thức và giọng, quãng ở các giọng trường và thứ, hợp âm, các điệu thức trong âm nhạc dân gian, chuyển giọng, giai điệu, âm tô điểm, ký hiệu một số thủ pháp biểu diễn. Theo đánh giá của người dịch: Giáo trình lý thuyết âm nhạc cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu các nhân tố cơ bản của âm nhạc nói chung và giai điệu nói riêng. nhằm mục đích khái quát kiến thức, cho nên tư liệu về mỗi nhân tố được bố trí riêng vào từng chương mục


của sách giáo khoa, nhưng người học cần nhớ rằng trong âm nhạc, mỗi nhân tố tách riêng (điệu thức, giọng, tiết nhịp, tiết tấu, quãng, hợp âm v.v…) chỉ thể hiện được tính chất diễn cảm trong mối liên quan với những phương tiện (nhân tố) khác của âm nhạc (Y.A Va.Khrameep, 1982).

Công trình Bước đầu tìm hiểu âm nhạc (1984) của Nguyễn Lang là một tài liệu cần thiết cho hoạt động đào tạo thanh nhạc trong nhà trường. Tác giả công trình đã giới thiệu đến người đọc những yếu tố cơ bản của âm nhạc bao gồm giai điệu và nhạc điệu. Ông cũng giới thiệu khá đầy đủ và chi tiết về những thể loại thanh nhạc như dân ca, ca khúc, Rômăngxơ, Rông đô, Balat, Aria, hợp ca, hợp xướng, Oratorio, Cantate, Opera. Ông cho rằng, việc tìm hiểu về các thể loại thanh nhạc và phân tích những tác phẩm cụ thể sẽ giúp cho người học hiểu rõ them về chức năng, đặc trưng và đặc điểm của âm nhạc. Về nhạc khí, Nguyễn Lang cũng có sự nghiên cứu tỉ mỉ và giới thiệu khá chi tiết từng loại. Ông nhấn mạnh:

Như vậy các yếu tố đầu tiên của âm nhạc là giai điệu và tiết tấu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của môn nghệ thuật này, với trình độ của nghệ sĩ diễn tấu ngày càng điêu luyện, với sự sáng tạo không ngừng của tập thể những nghệ sĩ dân gian, với sự ra đời ngày càng nhiều Những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, ngôn ngữ âm nhạc dần dần phong phú hơn do những thủ pháp sáng tác được đúc kết, hệ thống hóa, để làm tăng thêm sức biểu hiện của hình tượng âm nhạc. Đó là phức điệu hòa âm và khối khí (Nguyễn Lang, 1984).

Để giới thiệu đến người học thanh nhạc những gương mặt tiêu biểu trong nền âm nhạc Việt Nam đồng thời bày tỏ những quan niệm của người trong nghề về sự hình thành, bảo tồn và phát triển của văn học nước nhà, công trình Nửa thế kỷ tân nhạc (1998) của Nguyễn Thụy Kha có đóng góp đáng kể trong hoạt động giảng dạy thanh nhạc trong nhà trường. Trong công trình này, tác giả đã giới thiệu gần 200 nhạc sĩ, ca sĩ – những người có nhiều đóng góp cho âm nhạc Việt Nam.

Công trình Ba ngàn năm cung điệu Việt Nam (2004) của Lại Minh Lương đã giới thiệu đến người học những kiến thức cơ bản liên quan đến âm nhạc Việt Nam bao gồm: thang âm và nguồn gốc, đàn đá Khánh Sơn, ngàn năm trước Công Nguyên, ngàn năm sau Công Nguyên, nhạc học về Bảy tiếng đàn ta, Nhạc học về


thanh âm Việt Nam thế kỷ 15, nhạc học về quãng âm trong tiếng hát dân gian, nhạc học về Dạ Cổ Hoài Lang và vọng cổ, nhạc học về ba ngàn năm cung điệu Việt Nam ứng dụng vào sáng tác ca khúc và phổ thơ. Bên cạnh đó, tác giả còn có phần Phụ chương về âm nhạc học hay nhạc học

Trong giáo trình Chỉ huy dàn dựng hát tập thể (2005) của Đoàn Phi, tác giả đã biên soạn dựa vào tình hình và nhu cầu giảng dạy thanh nhạc tại các trường Cao đẳng Sư phạm. Công trình này tập trung vào một mảng hẹp là chỉ huy, dàn dựng hát tập thể. Theo đó, tác giả đã cung cấp cho người dạy và người học những định hướng kiến thức cơ bản về hợp xướng, những kỹ thuật cơ bản về chỉ huy, đặc biệt, tác giả hướng dẫn cụ thể những công việc mà người chỉ huy hát tập thể cần phải thực hiện. Tác giả cũng có những bài ứng dụng cụ thể để người dạy và người học có thể kết hợp lý thuyết và thực hành trong quá trình giảng dạy nhằm tăng tính hiệu quả và thực tiễn. Mở đầu giáo trình, tác giả còn có phần hướng dẫn học tập nhằm định hướng cụ thể cho người học và cuối mỗi bài đều có câu hỏi ôn tập để củng cố và mở rộng kiến thức. Tác giả khẳng định: “Đây là môn học thuộc ngành biểu diễn, nội dung giáo trình chủ yếu mang tính chất truyền đạt cho sinh viên những tri thức kỹ năng chuyên môn, dựa trên các bài tập và tác phẩm thực hành. Phần lý thuyết được viết một cách cô đọng, đơn giản” (Đoàn Phi, 2005). Như vậy, trong hoạt động giảng dạy thanh nhạc, người dạy cần chú ý đến việc tăng cường hướng dẫn thực hành và có những định hướng cụ thể để người học tiếp thu dễ dàng, đồng thời giới thiệu những lý thuyết cơ bản giúp người học hình dung được vấn đề một cách khái quát.

Với công trình Hình thức, thể loại âm nhạc (2005) tác giả Nguyễn Thị Nhung đã có đóng góp đáng kể trong việc cung cấp hệ thống kiến thức về âm nhạc cũng như có những định hướng nhất định đối với người dạy và người học trong việc tiếp cận âm nhạc theo nhiều khuynh hướng và góc độ khác nhau. Tác giả công trình đã đi từ những khái niệm chung liên quan đến tính chất đặc biệt của nghệ thuật âm nhạc đến phương pháp diễn tả cơ bản, chức năng từng phần của hình thức, sự phân chia trong hình thức âm nhạc. Đối với những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu, tìm hiểu, giảng dạy và học tập trong lĩnh vực âm nhạc tác giả đều đi từ khái niệm chung cho đến việc ứng dụng những hình thức cụ thể từ đó giúp người học có thể hình

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 15/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí