Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc Tại Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Cần Thơ


Kinh tế toàn cầu đưa nền văn hóa của các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Xu thế hội nhập trong lĩnh vực văn hóa nói chung và âm nhạc nói riêng là tất yếu. Cho nên hoạt động quản lý công tác đào tạo tại các trường phải chủ động tiếp cận cuộc sống để thấy được nhu cầu đích thực của của xã hội từ đó điều chỉnh cách thức đào tạo nhằm cụ thể hóa các yêu cầu của cuộc sống vào chương trình đào tạo của nhà trường.

Trên đây là những yếu tố chủ quan cũng như khách quan có ảnh hưởng trực tiến đến công tác quản lý ngành thanh nhạc. Các nhà quản lý phải biết nắm bắt những thuận lợi nhằm tận dụng và phát huy nhưng cũng cần hiểu rõ những thách thức ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo và có những giải pháp phù hợp khắc phục những khó khăn tồn tại.


Kết luận chương 1

Đào tạo ngành thanh nhạc trong trường cao đẳng là một trong những hoạt động giảng dạy mang tính đặc thù cao. Hoạt động đó bao gồm những yếu tố cơ bản như: sứ mạng và mục tiêu đào tạo; nội dung chương trình; hoạt động của người dạy và người học; tổ chức quản lý đào tạo; phương pháp dạy học; phương tiện dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả dạy học; trang thiết bị - cơ sở vật chất, môi trường phục vụ đào tạo. Tất cả những yếu tố đó có mối liên hệ mật thiết với nhau, chi phối và hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ của một trường đại học.

Quản lí đào tạo ngành thanh nhạc là một hoạt động chuyên môn mang tính đặc thù nghề nghiệp gắn liền với đời sống xã hội hiện tại. Cho nên hoạt động này phải đòi hỏi luôn luôn bám sát nhu cầu của cuộc sống thời đại. Sự nhanh nhạy của công tác quản lý trong đào tạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy và học. Đồng thời sẽ giúp nhà trường năng cao chất lượng giảng dạy và năng tầm uy tín cũng như sự kỳ vọng của sinh viên, xã hội về các sản phẩm của nhà trường đối với nhu cầu của xã hội.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu những đề tài liên quan cùng lĩnh vực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khảo sát và phân tích thực trạng tại chương 2 của đề tài này.


Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGÀNH THANH NHẠC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CẦN THƠ‌

2.1. Khái quát về trường cao đẳng văn hoá nghệ thuật Cần Thơ‌

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển‌

Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Cần Thơ được thành lập theo Quyết định số: 249/QĐ-LĐTBXH ngày 28 tháng 02 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Từ ngày thành lập đến nay, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và kế hoạch được giao, đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật phù hợp với từng giai đoạn phát triển của địa phương và Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần quan trọng vào thành tích chung của ngành văn hoá, Thể thao và Du lịch. Trường đã liên kết với các Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Mỹ thuật, Đại học Văn hóa và Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đồng Tháp, Trường Cao đẳng Trang trí Mỹ thuật Đồng Nai,… đào tạo nhiều học viên các ngành: Quản lý Văn hóa, Văn hóa Du lịch, Thông tin Thư viện, Bảo tồn Bảo tàng, Mỹ thuật, Lý luận Âm nhạc, Sáng tác Âm nhạc, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Đạo diễn Sân khấu, Đạo diễn Điện ảnh Truyền hình, Quay phim Điện ảnh Truyền hình, Thiết kế đồ họa.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ‌

2.1.2.1. Chức năng

Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ là cơ sở giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực văn hóa thông tin và văn hóa nghệ thuật bậc Cao đẳng, trung cấp và sơ cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.


Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trường chủ động phối hợp với gia đình người học và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Nhà trường có trách nhiệm thông báo công khai, minh bạch các thông tin về chương trình, ngành nghề đào tạo, tuyển sinh, tổ chức đào tạo, kiểm định chất lượng, đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ và các quy định khác trong công tác đào tạo.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

Tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, bồi dưỡng và đãi ngộ công chức, viên chức, người lao động.

Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường theo từng giai đoạn 5 năm và 10 năm.

Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý học sinh và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.

Xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở quy định về chương trình khung và chương trình khung các ngành đào tạo trình độ Cao đẳng, Trung cấp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Tổ chức biên soạn, lựa chọn, xét duyệt giáo trình của các ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập trong nhà trường. Việc biên soạn hoặc lựa chọn và duyệt giáo trình thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng giáo dục. Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng giáo dục.

Được nhà nước giao đất, giao cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế; vay tín dụng; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá.

Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, mở rộng kinh doanh, dịch vụ và chi cho các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.


Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân, trong hoạt động giáo dục; tổ chức cho cán bộ, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội.

Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng và việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển Kinh tế- Xã hội, bổ sung nguồn lực cho nhà trường.

Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học của nước ngoài theo quy định.

Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Để thấy rõ hơn về bộ máy tổ chức của nhà trường, ta có sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà trường dưới đây:

Hình 2 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà trường‌ Nguồn Phòng TC HC QT Nhiệm vụ 1

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà trường‌

(Nguồn: Phòng TC-HC-QT)


Nhiệm vụ, chức năng các bộ phận

- Ban giám hiệu

Bao gồm 01 Hiệu trưởng và 01 phó Hiệu trưởng. Hiệu trưởng nhà trường do UBND thành phố Cần Thơ bổ nhiệm theo nhiệm kỳ. Theo đó, hiệu trưởng có quyền chỉ đạo toàn bộ hoạt động chung của nhà trường, và chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật Nhà nước về tất cả các hoạt động chung của nhà trường. Phó Hiệu trưởng nhà trường phụ trách công tác hành chính, nhân sự, các quan hệ hợp tác quốc tế và thay Hiệu trưởng giải quyết các công việc liên quan đến công tác đào tạo của nhà trường

- Các phòng, ban chức năng

Nhà trường có tất cả 05 phòng ban, chức năng theo sơ đồ hình 2.1 trên. Đứng đầu mỗi phòng, ban là các trưởng phòng. Trưởng phòng có trách nhiệm điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động phòng mình phụ trách, chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hiệu trưởng về các hoạt động của phòng mình.

1. Phòng Tổ chức Hành chính: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu về việc tổ chức quản lý công tác tổ chức, nhân sự theo quy định của pháp luật và công tác hành chính, tổng hợp, bảo vệ nội bộ trong nhà trường.

2. Phòng Đào tạo: Tham mưu giúp Hiệu trưởng, quản lý, tổ chức và triển khai thực hiện công tác đào tạo trong nhà trường.

3. Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác tổ chức và quản lý học sinh, sinh viên nhà trường

4. Phòng Kế hoạch – tài chính: Tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác quản lý hoạt động tài chính, giá trị tài sản và các chế độ kế toán. Thực hiện quản lý tập trung và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của trường theo đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.

5. Phòng thư viện: Chịu trách nhiệm quản lý thư viện của nhà trường, bao gồm: quản lý các đầu sách phục vụ cho HSSV và giảng viên nhà trường học tập và nghiên cứu, quản lý phòng máy interntet... đảm bảo đầu sách cần thiết phục vụ cho nghiên cứu của HSSV nhà trường.


- Các khoa, bộ môn

Tính đến thời điểm hiện tại, nhà trường có tất cả 4 khoa. Các khoa được thành lập theo từng nhóm nghề đào tạo, đứng đầu mỗi khoa, bộ môn là các trưởng khoa. Trưởng khoa có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng tổ chức và triển khai các hoạt động liên quan đến vấn đề chuyên môn của khoa: Các nghề đào tạo, phân công giáo viên giảng dạy, tổ chức biên soạn giáo án, giáo trình.

2.1.3. Cơ sở vật chất‌

Để đảm bảo nhu cầu phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường, những năm qua trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Cần Thơ được UBND thành phố Cần Thơ đầu tư nhiều trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường đạt hiệu quả, dưới đây là bảng thống kê tình hình một số cơ sở vật chất của nhà trường như sau:

Bảng 2.1. Một số cơ sở vật chất chủ yếu của nhà trường‌



STT


Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Số lượng

2014

2015

2016

2017

2018


1

Phòng học lý thuyết

- Số phòng

- Diện tích/phòng


Phòng m2


20

40m2


20

40m2


20

40m2


30

40m2


30

40m2


2

Phòng thực hành

- Số phòng

- Diện tích/phòng


Phòng m2


10

40m2


10

40m2


10

40m2


15

40m2


15

40m2


3

Thư viện

- Số phòng

- Diện tích/phòng


Phòng m2


1

50m2


1

50m2


1

50m2


1

80m2


1

80m2


4

Ký túc xá

- Số phòng

- Diện tích/phòng


Phòng m2


40

25m2


40

25m2


40

25m2


40

25m2


40

25m2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.



STT


Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Số lượng

2014

2015

2016

2017

2018


5

Phòng làm việc

- Số phòng

- Diện tích/phòng


Phòng m2


9

30m2


9

30m2


9

30m2


9

30m2


9

30m2


6

Phòng máy tính (giảng dạy)

- Số phòng

- Diện tích/phòng


Phòng m2


2

40m2


2

40m2


2

40m2


5

40m2


5

40m2


7

Số máy tính phụ vụ cho văn phòng, khoa


Bộ


15


15


15


20


20

8

Số máy chiếu đa năng

Cái

1

1

1

3

3

(Nguồn: Phòng TC-HC-QT)

Trong những năm gần đây, nhà trường được chú trọng đến việc đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo, đáp ứng quy mô đào tạo cũng như đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Từ bảng số liệu 2.1 ta thấy số lượng phòng học lý thuyết tăng theo các năm cụ thể từ năm 2014 nhà trường có 20 phòng lý thuyết đến năm 2017, 2018 nhà trường có tất cả 30 phòng học, điều này đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên nhà trường. Mặc dù số lượng phòng học lý thuyết đáp ứng đầy đủ số lượng giảng dạy nhưng số lượng máy chiếu lại không trang bị đủ để phục vụ cho những giờ giảng lý thuyết của giáo viên, cụ thể từ năm 2014 đến năm 2016 nhà trường chỉ có 1 máy chiếu đa năng, trong 2 năm 2017 và 2018 nhà trường trang bị thêm 2 máy chiếu nữa là 3 máy. Mặc dù số lượng máy chiếu có tăng theo từng năm, nhưng trừ đi số lượng máy chiếu gắn cố định tại một số phòng họp thì vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy lý thuyết của giáo viên.

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 15/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí