Bảng 2.1. Một số cơ sở vật chất chủ yếu của nhà trường 53
Bảng 2.2. Thống kê bậc đào tạo và số ngành đào tạo trong năm 2018 55
Bảng 2.3. Quy ước xử lý số liệu 58
Bảng 2.4. Thực trạng mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo ngành thanh nhạc 59
Bảng 2.5. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình đào tạo 64
Bảng 2.6. Đánh giá về thực trạng hình thức tổ chức dạy học của cán bộ
quản lý, giáo viên và của sinh viên 67
Bảng 2.7. Đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc 71
Bảng 2.8. Thực trạng quản lý kế hoạch chương trình đào tạo 74
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giảng viên 77
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc
- Hoạt Động Đào Tạo Trong Trường Cao Đẳng
- Hoạt Động Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc Tại Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên 79
Bảng 2.11. Thực trạng đánh giá quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy học tập (của cán bộ quản lý và giáo viên) 82
Bảng 2.12. Thực trạng đánh giá quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy học tập (của sinh viên) 83
Bảng 2.13. Đánh giá các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quá trình đào tạo 85
Bảng 2.14. Đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình đào tạo 86
Bảng 3.1. Khảo sát tính cần thiết của các giải pháp đề xuất 105
Bảng 3.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất 111
Bảng 3.3. Mức độ tương quan 117
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà trường 51
Hình 2.2. Thống kê số lượng HSSV của trường phân theo loại hình đào tạo 56
1. Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Giáo dục là một bộ phận quan trọng nhất trong chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội, trong đó mục tiêu giáo dục phải được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu của sự phát triển "Giáo dục và Đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai" (Nghị quyết TW 4 - khoá 7). Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa nghệ thuật với các nước trên thế giới, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của đất nước ta đã và đang đạt được những thành tích đáng khích lệ, trong đó có lĩnh vực đào tạo văn hóa nghệ thuật.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ tiền thân là trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, đã trải qua 23 năm xây dựng và phát triển. Nhà trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật cho thành phố Cần Thơ và khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, đồng thời, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, khai thác giá trị của văn hóa bản địa để thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong 23 năm qua, Trường đã đạt được những kết quả nổi bật về các mặt đào tạo, xây dựng đội ngũ, xứng danh mái trường nghệ thuật trên mảnh đất Tây Đô.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hoạt động theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, Điều lệ trường cao đẳng và những quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. Trường đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng hệ chính quy và đào tạo thường xuyên ngắn hạn trong lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật. Hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Nhiều năm qua nhà trường luôn ý thức và phấn đấu cho mục tiêu chất lượng giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, chuẩn chuyên môn, có khả năng hội nhập vào thị trường lao động. Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay về đổi mới giáo dục, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đang trên con đường
phát triển. Nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh, nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo thương hiệu cho nhà trường. Hiện nay trường có 4 khoa; khoa âm nhạc & múa, khoa mỹ thuật, khoa sân khấu, và khoa văn hóa. Khoa âm nhạc & múa gồm có ngành; Thanh nhạc, Múa, Nhạc cụ dân tộc, Nhạc cụ phương tây. Riêng về đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ở nước ta được chính thức bắt đầu từ khi thành lập trường âm nhạc Việt Nam năm 1956. Trải qua 61 năm sự nghiệp đào tạo đã hình thành một hệ thống các cơ sở đào tạo âm nhạc trong đó có đào tạo thanh nhạc đạt tới quy mô khá hùng hậu gồm: 2 Học viện, 1 Nhạc viện, nhiều trường đại học, cao đẳng và trung cấp. Bên cạnh đó các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm âm nhạc cũng phát triển mạnh mẽ. Trong công tác đào tạo nghệ thuật nói chung và đào tạo thanh nhạc nói riêng, bộ môn thanh nhạc luôn giữ một vị trí quan trọng. Ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, khoa Thanh nhạc của trường hiện nay đang phát triển mạnh, đào tạo ca sĩ, diễn viên hát chuyên nghiệp theo mô hình các nhạc viện Quốc gia, ngoài ra nhà trường còn năng động áp dụng các mô hình đào tạo khác nhằm đáp ứng với yêu cầu hoạt động trong việc phục vụ chính trị và ngoài xã hội.
Trong chiến lược phát triển nhân lực văn hóa, trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ đặt trọng tâm vào các định hướng như đào tạo tài năng nghệ thuật cho thành phố Cần Thơ nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đẳng và trung cấp nghệ thuật chuyên nghiệp và đào tạo phổ cập, nâng cao dân trí về tầm hiểu biết âm nhạc chính thống. Đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp trong giai đoạn mới không nằm ngoài những định hướng trên. Trước định hướng đổi mới đó, công tác đào tạo thanh nhạc tại các học viện âm nhạc, nhạc viện và các trường đào tạo nghệ thuật cũng như trường trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ không tránh khỏi lúng túng giữa sự mong muốn duy trì những gì hiện đang có và việc đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới, giữa yêu cầu đổi mới với năng lực đáp ứng sự đổi mới, hướng tới hội nhập khu vực và thế giới. Trong khi đó, thực tiễn hoạt động biểu diễn thanh nhạc ngoài xã hội đang diễn ra sôi động và tương đối phức tạp. Có xu hướng biểu diễn chiều theo thị hiếu thấp kém của một bộ phận công chúng, hạ thấp chức năng giáo dục, nhấn mạnh một chiều chức năng giải
trí, khiến không ít học sinh, sinh viên chưa thực sự mặn mà với hát opera và hát thính phòng. Nhiều học sinh, sinh viên có tư tưởng sau khi tốt nghiệp chỉ hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực hát ca khúc, dẫn đến tình trạng kết quả học tập chưa cao.
Giáo dục Đào tạo trong giai đoạn mới với xu thế toàn cầu và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ làm xuất hiện những giáo trình hiện đại và công nghệ giảng dạy. Nghệ thuật là sự sáng tạo, người thầy dạy nghệ thuật là dạy sáng tạo. Trong bối cảnh xã hội mới, một số vấn đề cụ thể đặt ra đối với đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp: Mô hình đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp theo hướng đa dạng hóa đòi hỏi chương trình, giáo trình phải đổi mới như thế nào? Năng lực của người GV thanh nhạc ở các học viện âm nhạc, nhạc viện và các trường đào tạo nghệ thuật có cần chuẩn hóa và nâng cao hay không? Phương pháp dạy học cần phải điều chỉnh như thế nào cho phù hợp với yêu cầu mới của quá trình đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp trong giai đoạn mới?
Bước sang giai đoạn mới, trước những yêu cầu mới, đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp cần được nghiên cứu, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước. Đứng trước những yêu cầu cấp thiết đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lí hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn những bất cập và hạn chế trong các chức năng quản lý. Các hình thức, phương pháp tổ chức quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc chưa thật sự chặt chẽ, chưa có sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng quản lý nhà trường. Cần cải tiến các biện pháp quản lý hiện có và xây dựng biện pháp mới để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đào tạo ngành Thanh nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đào tạo ngành Thanh nhạc.
Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ
Đề xuất biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nghiên cứu
6.1.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ đào tạo nhiều loại hình như: chính quy, tại chức, liên kết đào tạo, nhiều bậc học như: Đại học (liên kết đào tạo), cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, và đào tạo đa ngành về văn hóa nghệ thuật. Nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý đào tạo bậc Cao đẳng và Trung cấp ngành Thanh nhạc (hệ chính quy) của trường.
6.1.2. Giới hạn về đối tượng khảo sát
Đề tài tập trung nghiên cứu và khảo sát ở cán bộ quản lý, giáo viên các bộ môn, giáo viên giảng dạy chuyên môn thanh nhạc, học sinh ngành Thanh nhạc ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động đào tạo hệ chính qui ngành Thanh nhạc ở bậc Trung cấp tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Tiếp cận quan điểm hệ thống cấu trúc trong nghiên cứu quản lý đào tạo là xem xét các mối quan hệ biện chứng của các thành tố: mục tiêu, kế hoạch, chương trình, hình thức tổ chức, chỉ đạo. Muốn nhận thức đúng sự vật hoặc hiện tượng, phải nắm được lịch sử của sự vật hay là xem xét quá trình phát sinh, phát triển và hiện nay của nó ra sao. Như vậy, phải tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của quá trình đào tạo và quá trình quản lý đào tạo ngành Thanh nhạc ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.
Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, cần phải xuất phát từ thực tiễn để tìm ra những ưu điểm và hạn chế, thuận lợi và khó khăn, những vấn đề nổi cộm, cấp thiết, phát hiện nguyên nhân để giải quyết nhằm cải thiện thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo ngành Thanh nhạc phù hợp với thực tiễn tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Vận dụng quan điểm lịch sử - logic vào đề tài giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo trình tự phù hợp về sự hình thành và phát triển của công tác quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc của việt nam nói chung và công tác quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc của trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật cần thơ nói riêng. Từ đó thể hiện được mối tương quan logic chặt chẽ, khoa học.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Vận dụng quan điểm thực tiễn vào đề tài nhằm nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc trong điều kiện cụ thể tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích của phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống các tài liệu và văn bản có liên quan đến quản lý hoạt động đào tạo ngành Thanh nhạc nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, như lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động đào tạo thanh nhạc..., định hướng cho việc thiết kế công cụ nghiên cứu và quá trình điều tra thực tiễn.
Nội dung của phương pháp: xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài gồm: các khái niệm cơ bản (đào tạo, đào tạo ngành Thanh nhạc, quản lý, quản lý đào tạo, quản lý đào tạo ngành Thanh nhạc), các nội dung quản lý đào tạo ngành Thanh nhạc và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đào tạo ngành Thanh nhạc.
Cách thức thực hiện phương pháp: tìm đọc và tổng hợp các tài liệu, văn bản liên quan đến quản lý hoạt động đào tạo ngành Thanh nhạc và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, thống kê toán học là những phương pháp được tác giả luận văn sử dụng nhằm khảo sát, nhận định khách quan thực trạng hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ.
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích của phương pháp: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích phân tích thực trạng đào tạo ngành thanh nhạc và quản lý hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, cũng như thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này.