Hình Thức, Phương Pháp Tổ Chức Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc


cầu chung một cách cụ thể, phù hợp với tiêu chí, sứ mệnh chung của nhà trường; có tính hợp lý trong cấu trúc, thời lượng, đảm bảo cho SV có thời gian tự học; có tính logic trong mối quan hệ giữa các môn học và thể hiện, có tính mở, tạo điều kiện cho việc học chuyển đổi, liên thông; giúp GV nắm được chương trình chung để xác định được vai trò, vị trí của môn học do mình phụ trách trong mối quan hệ với chương trình tổng thể, mối quan hệ với các môn học khác để đảm bảo tính liên tục, tránh trùng lắp nội dung giảng dạy; làm cơ sở nhận thức khi cần điểu chỉnh chương trình.

CTĐT phải được thanh tra, giám sát, đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển giáo dục của địa phương và cả nước.

Tùy vào từng giai đoạn đào tạo của kế hoạch mà nhà trường có thể cho sinh viên đăng ký học vượt hoặc tổ chức cho sinh viên thực tập thực tế để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Nhưng quá trình đào tạo phải đảm bảo các khôi kiến thực theo quy định. Khi tốt nghiệp sinh viên phải đảm bảo được mục tiêu chuẩn đầu ra của chương trình.

Nội dung đào tạo thanh nhạc tại trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật hướng đến là nhằm hình thành và phát triển và rèn luyện cảm xúc thẩm mĩ, tình yêu âm nhạc, kỹ năng biểu diễn chuyên nghiệp và có khả năng truyền thụ lại những kiến thức được tích lũy cho người khác. Đồng thời hình thành những phẩm chất cao đẹp, những năng lực cốt lõi về khả năng tự chủ, tự học, tự nghiên cứu nhằm tôn vinh những giá trị tin hoa của dân tộc về âm nhạc.

1.3.3. Hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo ngành thanh nhạc‌

* Hình thức đào tạo

Hình thức đào tạo được hiểu là cách thức mà nhà trường tổ chức cho sinh viên học tập nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Luật Giáo dục quy định hình thức đào tạo bao gồm; chính quy, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa. Việc chuyển đổi giữa các hình thức đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc liên thông.

Theo tác giả Phạm Viết Vượng “Hình thức tổ chức dạy học là cách thức tổ chức, sắp xếp các giờ học cho phù hợp với mục tiêu, nội dung của từng bài, phù


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

hợp vớ điều kiện và môi trường lớp học nhằm làm cho quá trình dạy học đạt được kết quả tốt nhất” (Phạm Viết Vượng, 2008). Hình thức dạy học được thể hiện cụ thể trên bài học, tiết học. Đây là cách thức tổ chức thực hiện cho sinh viên tiếp thu kiến thức sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể. Thông qua các hình thức tổ chức dạy học sinh viên lĩnh hội và rèn luyện kỹ năng phù hợp với khả năng nhận thức của mình.

Theo tác giả Trần Thị Hương “Hình thức tổ chức dạy học được hiểu là cách tổ chức, sắp xếp hoạt động dạy học theo một trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học” (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, 2014). Các hoạt động dạy học diễn ra theo một tình tự nhất định. Quá trình này được tổ chức phù hợp với chương trình dạy học. Sao cho quá trình nhận thức của sinh viên đảm bảo đúng logic của chương trình đào tạo. Sự sắp xếp của chương trình đào tạo quy định cách thức tổ chức lĩnh hội và rèn luyện của sinh viên.

Quản lí hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ - 6

Căn cứ vào tính chất của nội dung kiến thức chuyển tải các hình thức dạy học luôn được vận dụng sáng tạo nhằm tạo thuận lợi cho người học tiếp thu kiến thức.

Hình thức dạy học theo theo lớp – bài. Đây là hình thức cơ bản và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đặc điểm chung của hình thức dạy học này là khả năng chuyển tải tri thức nhiều, cùng lúc nhiều đối tượng. Các bài học được được triển khai đồng bộ theo kế hoạch. Hoạt động giảng dạy và học tập được tập trung. Sự tương tác giữa các đối tượng học tập được thực hiện dễ dàng và có sự điều khiển của giảng viên.

Hình thức tự học. Đây là hình thức được tiến hành độc lập bởi chính sinh viên dưới sự định hướng của chương trình đào tạo và của giảng viên. Kết quả của hình thức này phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự giác của sinh viên. Mặc dù là hình thức tự học mang tính độc lập nhưng kết quả của hình thức này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp nhận kiến thức trên lớp cũng như những kỹ năng được rèn luyện thực tế.

Hình thức thực hành. Đây là hình thức dạy học nhằm giúp sinh viên cụ thể hóa những kiến thức lý thuyết thành những kỹ năng nghề nghiệp. Thông qua hình thức dạy học này sinh viên sẽ dần dần tiếp cận thực tế cuộc sống hơn thông qua các bài


thực hành trên thực tế. Đây là hình thực được hướng dẫn trực tiếp bởi những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sinh viên được đào tạo.

Hình thức giúp đỡ riêng. Đây là hình thức được áp dụng thường xuyên ở lĩnh vực đào tạo văn hóa nghệ thuật. Do tích chất đặc thù của chương trình đào tạo này, nêu việc giảng viên kèm cặp và uốn nắn quá trình rèn luyện của sinh viên được thực hiện thường xuyên. Hình thức giúp đỡ riêng còn được hiểu là quá trình giúp đỡ, hướng dẫn ngoài thời gian học tập trên lớp hay những giờ học thực hành.

Hình thức học tập ngoại khóa. Đây là hình thức đào tạo nhằm đưa chương trình kế hoạch dạy học sát với thực tế hơn. Thông qua hình thức này giảng viên có thể điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học phù hợp với thực tế hơn. Sinh viên có cơ hội cọ xát với thực tế khi còn trên ghế nhà trường. Hình thức này nhằm giúp cho sinh viên chuẩn bị những kỹ năng mà cuộc sống cần cho hoạt động nghề nghiệp của sinh viên sau này.

Hình thức dạy học theo dự án. Hình thức này được thực hiện trên cơ sở vận dụng kiến thức đã được học thực hiện một nhiệm vụ nào đó của cuộc sống. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên sinh viên sẽ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, sau đó kết quả hoạt động sẽ được tổng hợp và đánh giá dựa trên sự so sánh với yêu cầu ban đầu của nhiệm vụ.

Có rất nhiều hình thức dạy học được áp dụng trong quá trình đào tạo. Tùy vào từng giai đoạn và những kiến thức chuyên ngành được trang bị mà sinh viên ngành thanh nhạc được nhà trường, phòng đào tạo, giảng viên bố trí nhưng hình thức học tập nghiên cứu phù hợp với năng lực nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo được thực hiện theo đúng kế hoạch.

* Phương pháp đào tạo

Phương pháp đào tạo là cách thức chuyển tải tri thức và khả năng truyền thụ các kỹ năng cho người học. Thông qua các phương pháp giảng dạy khá nhau người học có thể lĩnh hội tri thức, kỹ năng nghề nghiệp trong một khoảng thời gian được xác định.

Theo Trần Thị Hương “Phương pháp dạy học là con đường chính yếu, cách thức làm việc phối hợp thống nhất của thầy và trò, trong đó thầy truyền đạt nội


dung trí dục để trên cơ sở đó và thông qua đó mà chỉ đạo sự học tập của trò, còn trò thì lĩnh hội và tự chỉ đạo sự học tập của bản thân, cuối cùng đạt tới mục đích dạy học” (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, 2014). Như vậy thông qua phương pháp dạy học được thực hiện bởi người thầy, người học sẽ lĩnh hội những giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại nhằm hình thành những phẩm chất và giá trị mới. Phương pháp dạy học là các thức chuyển tải tri thức được cụ thể hóa cho phù hợp với nhận thức của từng đối tượng khác nhau.

Theo Tác giả Phan Trọng Ngọ “phương pháp dạy học là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học” (Phan Trọng Ngọ, 2005). Đây là khái niệm mang tính chung tổng quát về cách thức chuyển tải tri thức. Các con đường của dạy học ở đây là sự cá nhân hóa. Hay nói cách khác quá trình dạy học giáo viên sẽ lựa chọn những phương pháp phù hợp với từng đối tượng.

Tác giả Trần Thị Hương cho rằng “Phương pháp dạy học đại học là cách thức hoạt động phối hợp, thống nhất của giảng viên và sinh viên trong hoạt động dạy học đại học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giảng viên nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đại học” (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, 2014). Phương pháp dạy học được thực hiện bởi người dạy, người dạy đóng vai trò chủ đạo nghĩa là các hoạt động học tập được vận dụng nhiều phương pháp khác nhau và tiến hành theo kế hoạch của giáo viên. Người học đóng vai trò tích cực đón nhận và lĩnh hội kiến thức từ các phương pháp của người dạy. Như vậy, hoạt động dạy và học lúc này được thực hiện bởi sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên thông qua các phương pháp dạy học.

Từ những quan điểm trên đây chúng ta có thể hiểu phương pháp dạy học là cách thức, con đường truyền tải và tiếp nhận tri thức được thực hiện bởi vai trò chủ đạo của người dạy và hoạt động tiếp nhận mang tính chủ động của người học nhằm hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho người học.

Với tính chất đặc thù của ngành thanh nhạc, nên các phương pháp giảng dạy đối với chuyên ngành này cũng có những đặc thù riêng. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng trong hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc.


Thị phạm; Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong các hoạt động thực hành đặc biệt là hướng dẫn sinh viên luyện thanh. Giảng viên sẽ làm mẫu sau đó sinh viên làm theo. Căn cứ vào các thao tác của sinh viên thực hiện theo mẫu mà giảng viên có thể uốn nắn chỉnh sửa cho phù hợp.

Diễn giảng: Đây là cách thức là cách thức giảng viên sử dụng lời nói để trình bày nội dung bài học một cách có hệ thống trong những khoảng thời gian nhất định.

Đàm thoại: là cách thức giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi và tổ chức cho sinh viên trả lời, đồng thời trao đổi qua lại giữa thầy – trò, trò – trò, qua đó sinh viên lĩnh hội tri thức mới hoặc củng cố, ôn tập, tổng kết hay kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…

Giáo trình và tài liệu tham khảo: giảng viên hướng dẫn sinh viên sử dụng sách, giáo trình để nghiên cứu những nội dung bài học mà giảng viên không giảng. Giảng viên cần đặt câu hỏi về những nội dung tự nghiên cứu để sinh viên trả lời, qua đó có thể đánh giá được trình độ lĩnh hội, và kịp thời điều chỉnh, sửa chữa những điều sinh viên chưa hiểu đúng.

Trực quan: là cách thức sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học. Phương pháp dạy học trực quan bao gồm: phương pháp quan sát; phương pháp trình bày trực quan.

Thực hành: là cách thức giảng viên tổ chức cho sinh viên trực tiếp hoạt động thực hành, thực tiễn để tìm tòi tri thức mới hay vận dụng tri thức vào thực tiễn. Nhóm phương pháp này bao gồm: phương pháp luyện tập, ôn tập và phương pháp hoạt động độc lập (làm thí nghiệm, làm thực hành…).

Giải quyết vấn đề: là một hệ phương pháp dạy học, trong đó giảng viên nêu ra vấn đề học tập, tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, hướng dẫn sinh viên tìm tòi cách giải quyết vấn đề, qua đó sinh viên tự lĩnh hội tri thức mới và cách thức, hành động mới, hình thành, phát triển năng lực sáng tạo.

Tình huống: là cách thức giảng viên tổ chức cho sinh viên tự lực nghiên cứu và giải quyết tình huống từ thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp gắn với những chủ đề học tập, qua đó sinh viên tự lĩnh hội tri thức mới và cách thức, hành động mới,


hình thành, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn và nghề nghiệp.

Dạy học theo nhóm nhỏ: là cách thức giảng viên chia sinh viên thành từng nhóm để thảo luận về một vấn đề học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giảng viên nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập. Các dạng tổ chức dạy học theo nhóm: dạng học tập theo nhóm thống nhất, dạng học tập theo nhóm phân hóa, phân hóa ở cấp độ nhóm và cá nhân.

Xêmina (seminar): là cách thức giảng viên tổ chức, hướng dẫn sinh viên trình bày, báo cáo, tranh luận về một chủ đề khoa học nhất định đã được chuẩn bị trước nhằm tìm tòi, phát hiện, mở rộng, khơi sâu vốn tri thức khoa học, vận dụng tri thức vào thực tiễn nghề nghiệp.

Dự án: là phương pháp mà trong đó giảng viên, tổ chức, hướng dẫn người học tự thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống gắn với thực tiễn – dự án, qua đó người học lĩnh hội, vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo hành động, sáng tạo.

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở đại học: kiểm tra, đánh giá là bộ phận hợp thành và là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Thông qua quá trình này, có thể thu được những thông tin ngược để kịp điều chỉnh quá trình dạy học.

Không có phương pháp nào là vạn năng, trong quá trình dạy học giáo viên vận dụng nhiều phương pháp khác nhau một cách uyển chuyển và linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng tiếp thu, nhằm đạt được hiệu quả giảng dạy và học tập cao nhất.

1.3.4. Kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo ngành thanh nhạc‌

Với quan niệm kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình đào tạo thì hoàn toàn chưa đúng. Mà kiểm tra đánh giá phải được thực hiện thường xuyên trong cả quá trình nhằm phát hiện những sai sót, khiếm khuyết để điều chỉnh điều khiển quá trình được thực hiện đúng kế hoạch ban đầu đề ra. Như vậy kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo là khâu quan trọng nhằm định hướng cho toàn bộ kế hoạch được thực hiện đúng với yêu cầu.


Theo Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh “Đánh giá trong giáo dục là quá trình tiến hành có hệ thống để xác định mức độ mà đối tượng đạt được các mục tiêu giáo dục nhất định” (Trần Thị Tuyết Oanh, 2009).

Tác giả Phan Trọng Ngọ cho rằng “Đánh giá trong dạy học bao gồm việc thu thập thông tin về một lĩnh vực nào đó trong dạy học; nhận xét và phán xét đối tượng đó, trên cơ sở đối chiếu các thông tin thu nhận được với mục tiêu được xác định ban đầu” (Phan Trọng Ngọ, 2005).

Từ những khái niệm trên có thể hiểu kiểm tra đánh giá trong đào tạo là Quá trình được thực hiện bởi những bộ phận chuyên trách được thực hiện bài bản theo hệ thống nhằm xác định quá trình thực hiện, kết quả thực hiện các hoạt động dạy học đã tuân thủ các yêu cầu đề ra ban đầu hay chưa.

Kiểm tra, đánh giá là một thành tố cấu trúc của hoạt động đào tạo. Kết quả kiểm tra, đánh giá giúp giảng viên và nhà trường xác định mục tiêu đào tạo có phù hợp hay không, việc giảng dạy của giảng viên có thành công hay không và hoạt động học tập của sinh viên có hiệu quả hay không. Vì vậy, kiểm tra đánh giá ngoài chức năng là công cụ để kiểm định chất lượng đào tạo, giúp phân loại sinh viên còn là động lực để thúc đẩy giảng viên dạy tốt hơn và sinh viên học tốt hơn. Để kiểm tra, đánh giá có thể hoàn thành tốt các vai trò và chức năng của mình, cần phải xây dựng hệ thống công cụ và quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng như kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường một cách toàn diện, chính xác và khách quan.

1.3.4.1. Hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh

Trong đào tạo theo HTTC, có hai hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên đó là: đánh giá trong tiến trình và đánh giá tổng kết.

Đánh giá trong tiến trình: Đánh giá trong tiến trình học của sinh viên bao gồm đánh giá chuyên cần, đánh giá ý thức học tập, kiểm tra định kỳ. Các bài kiểm tra cần tiến hành thường xuyên để đánh giá được việc học tích cực của sinh viên trong cả tiến trình. Điểm trung bình của các lần đánh giá được coi là điểm tiến trình và có một trọng số đáng kể trong điểm đánh giá môn học.


Các hình thức đánh giá trong tiến trình rất đa dạng: kiểm tra viết trên lớp, trình bày bài chuẩn bị ở nhà, tham gia thảo luận nhóm, làm bài tập lớn, tiểu luận…

Đánh giá tổng kết: Đánh giá tổng kết bao gồm bài thi, tiểu luận hết môn. Trong bài thi hết học phần phải đặc biệt chú trọng tới việc thiết kế nội dung để đảm bảo đánh giá được chính xác các năng lực, kỹ năng cần tích luỹ và yêu cầu nội dung đề cập được toàn bộ các kiến thức cơ bản của môn học; hạn chế kiểm tra học thuộc, thay vào đó là các câu hỏi mang tính phân tích, tổng hợp, đánh giá. Trước mỗi môn học, sinh viên được thông báo về cách đánh giá và trọng số đánh giá kết quả các điểm thành phần để tự lập kế hoạch cũng như những phương pháp học tập nhằm đạt được kết quả học tập như chỉ tiêu đề ra.

Các hình thức kiểm tra, đánh giá được sử dụng đa dạng: vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm, tiểu luận, thuyết trình... Việc đánh giá liên tục các hoạt động học tập làm giảm nhẹ sức ép của kỳ thi kết thúc học phần, đồng thời đánh giá được chính xác hơn trình độ của sinh viên. Cách thức kiểm tra đánh giá này là một ưu điểm bởi lẽ nó cho phép sinh viên tìm tòi khám phá, nghiên cứu môn học trong cả một quá trình, nâng cao khả năng tự học theo kiểu nghiên cứu và chắc rằng kiến thức thu được sẽ chắc chắn hơn.

1.3.4.2. Các nội dung cần thực hiện

Để việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên đạt được kết quả chính xác nhất cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Trước hết, phải có ngân hàng câu hỏi thi. Quy trình ra đề thi phải đảm bảo khách quan, có khả năng đánh giá kiến thức của người học một cách toàn diện phù hợp với khả năng tư duy và diễn đạt của lứa tuổi sinh viên. Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình đào tạo theo HTTC. Nó yêu cầu người dạy phải dạy đủ chương trình, đưa ra danh mục tài liệu tham khảo để sinh viên tự nghiên cứu đồng thời cũng tránh tình trạng học tủ, học lệch của sinh viên.

Thứ hai, việc tổ chức thi, chấm thi và đánh giá kết quả phải khách quan. Việc đánh giá khách quan, công bằng sẽ tạo động lực cho sinh viên phấn đấu học tập. Ngược lại, nó sẽ tác động tiêu cực đến tinh thần học tập của người học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023