dung cụ thể những vấn đề lý thuyết đã được tiếp nhận. Trong mỗi chương, tác giả đều trình bày mục tiêu cụ thể mà người học cần phải đạt được, đồng thời đề ra những bài tập ứng dụng cũng như giới thiệu nguồn tài liệu tham khảo và những tác giả tác phẩm âm nhạc tiêu biểu để người học có định hướng tốt nhất khi tiếp cận với bộ môn nghệ thuật này. Tác giả công trình quan niệm: Hình thức và thể loại âm nhạc là một trong những học phần về chuyên môn của ngành đào tạo âm nhạc, trình độ cao đẳng sư phạm, đào tạo giáo viên trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Cuốn sách Hình thức, thể loại âm nhạc được viết theo chương trình chi tiết nằm trong chương trình khung đào tạo ngành sư phạm âm nhạc gồm 4 đơn vị học trình được dạy ở năm thứ 2, mỗi tuần hai tiết (Nguyễn Thị Nhung, 2005).
Trong công trình Âm nhạc và phương pháp dạy học âm nhạc (tài liệu giáo viên) (2006), các tác giả đã cung cấp một lượng lớn kiến thức về việc giảng dạy âm nhạc trong nhà trường bao gồm: lý thuyết âm nhạc phổ thông, đọc và ghi nhạc, học hát phương pháp sử dụng đàn phím điện tử, phương pháp dạy học âm nhạc ở trường tiểu học. Mỗi nội dung được thiết kế thành các mô-đun. Ở mỗi nội dung cụ thể, tác giả công trình đã đi từ những vấn đề lý thuyết cơ bản cho đến cách thức ứng dụng trong thực tế cũng như cách thức để giảng dạy đạt hiệu quả. Đây là một nguồn tài liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo âm nhạc trong trường nhà trường. Bên cạnh đó tác giả công trình cũng có hướng dẫn cụ thể về cách đánh giá mức độ chính xác và sự đúng đắn trong việc thể hiện giai điệu bài hát và nhận biết ký hiệu thanh nhạc một cách chuyên nghiệp. Các tác giả công trình khẳng định rằng: Đổi mới của tài liệu viết theo mô-đun là thiết kế các hoạt động, nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học, chú trọng sử dụng tích hợp nhiều phương tiện chuyên đề khác nhau (tài liệu in, băng hình/ băng tiếng…) giúp cho người học dễ học dễ hiểu và gây được hứng thú học tập (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006).
Năm 2012, Nguyễn Trung Kiên đã nghiên cứu biên soạn thành công bộ GT thanh nhạc ứng dụng công nghệ thông tin với tựa đề Bộ giáo trình thanh nhạc gồm phần đệm và nhạc mẫu tác phẩm nước ngoài. Đề tài đã được Bộ VHTTDL nghiệm
thu và là một trong những giải pháp hữu hiệu đổi mới PP dạy học góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp trong giai đoạn mới. Tuy nhiên việc ứng dụng GT này vào thực tiễn chưa được triển khai nghiêm túc.
Đề cương bài giảng Phương pháp sư phạm Âm nhạc (2013) của Nguyễn Phúc Linh được biên soạn phục vụ đào tạo các chuyên ngành âm nhạc, trong đó có nội dung đào tạo thanh nhạc trình độ sau đại học trong phạm vi cả nước. Nội dung bài giảng đi sâu phân tích những điểm chung và riêng trong đào tạo cho từng chuyên ngành. Có những điểm chung mang tính phổ biến, cũng có những điểm riêng mang tính đặc thù của từng chuyên ngành cụ thể. Nguyễn Phúc Linh khẳng định, không có PP vạn năng cho ngành học, môn học, cho tất cả đối tượng học.
Công trình Học nhạc không khó – Từ nhạc lý đến hòa âm (2015) của Nguyễn Duy đã cung cấp cho người yêu thích và có nguyện vọng tìm hiểu sâu về âm nhạc nhiều kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu. Tác giả không chỉ trình bày, giải thích các khái niệm về thanh nhạc mà còn giới thiệu những phương diện nhạc lý từ cơ bản đến nâng cao để người học có thể tiếp cận. Đồng thời, tác giả cũng có những hướng dẫn về cách thức soạn nhạc bằng phần mềm Encore. Tác giả cho rằng:
Tính năng rất quan trọng của Encore là có thể diễn tấu phát ra âm thanh các nốt nhạc mà ta viết vào đấy, rất tiện cho người học nhạc tự kiểm tra bằng tai để làm quen với cao độ và trường độ. vì lý do đó, việc hướng dẫn sử dụng cơ bản phần mềm Encore 5.0 trong quyển sách này là có dụng ý giới thiệu thêm cho các bạn học nhạc một phương tiện hữu ích cho quá trình học nhạc của mình (Nguyễn Duy, 2015).
Trong bài viết Đổi mới đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp (2015), tác giả Lê Thị Minh Xuân cho rằng: Sự nghiệp đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam đã phát triển gần 60 năm với những thành tựu nổi bật về cả đào tạo, biểu diễn và nghiên cứu. Tuy nhiên, trước những định hướng đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam cần phải có những thay đổi đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập thế giới (Lê Thị Minh Xuân, 2015).
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ - 1
- Quản lí hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc tại trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Cần Thơ - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc
- Hoạt Động Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc Tại Trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật
- Hình Thức, Phương Pháp Tổ Chức Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc
- Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo Ngành Thanh Nhạc
Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.
Tác giả cho rằng, đổi mới đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp là một nhu cầu cấp thiết và đây cũng là một trong những nội dung được Nhà nước rất quan tâm. Theo đó, cần có những định hướng cụ thể trong từng giai đoạn thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất và thực hiện đúng những định hướng trọng tâm. Điều quan trọng là nâng cao năng lực giảng viên, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực thanh nhạc, đào tạo tài năng đỉnh cao bổ sung cho lực lượng giảng viên thanh nhạc. Tác giả bài viết đã chỉ ra rằng: Trong giai đoạn mới, đào tạo các ca sĩ, giảng viên cho từng dòng hát là mục tiêu được xác định rõ ràng, trong đó cần chú trọng đào tạo tài năng đỉnh cao, hướng tới phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Với mục tiêu đặt ra như vậy, đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp cần phải có những đổi mới cụ thể hơn (Lê Thị Minh Xuân, 2015).
Tác giả Trương Ngọc Thắng, trong bài viết Kỹ thuật Bel Canto trong đào tạo thanh nhạc Việt Nam (2015) cho rằng kỹ thuật Bel canto được xem là thành tựu, đỉnh cao kỹ thuật thanh nhạc của nhân loại do đó, trong quá trình đào tạo thanh nhạc ở Việt Nam, kỹ thuật này cần được chú trọng và có biện pháp giảng dạy, rèn luyện hiệu quả. Trong xu hướng thị trường âm nhạc hiện nay có nhiều lưa chọn, các phong trào có tuổi đời ngắn, dài khác nhau. Dù sao thì kỹ thuật bel canto vẫn có chỗ đứng. Nó góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ âm nhạc cho công chúng. Sứ mệnh ấy thuộc các cơ sở đào tạo thanh nhạc (Trương Ngọc Thắng, 2015).
Trong bài viết này, tác giả đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Opera ở các bước phương Tây qua các thời kỳ lịch sử văn minh nhân loại. Với những thành tựu rực rỡ và đóng góp quan trọng như vậy, việc vận dụng kỹ thuật Bel Canto là cần thiết.
Trên đây là những quan điểm của các nhạc sĩ về thanh nhạc và đào tạo thanh nhạc. Những quan điểm trên là những đóng góp quan trọng cho cơ sở lý luận và đào tạo tại các trường có chuyên ngành này hiện nay. Nhằm đáp ứng mục tiêu của đào tạo âm nhạc là “Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, có đời sống tinh thần phong phú, hình thành và phát triển những phẩm chất cao đẹp. Trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc thông qua nhiều hình thức hoạt động, phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác. Hình thành và phát triển các năng lực âm nhạc đặc
thù dựa trên nền tảng kiến thức và kĩ năng âm nhạc phổ thông, qua đó phát triển năng lực tự chủ và tự học. Nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống. Phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, có định hướng nghề nghiệp phù hợp, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Đây là cơ sở định hướng cho các nhà quản lý thuộc các trường có đào tạo giáo viên âm nhạc và thanh nhạc xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo phù hợp với các tiêu chí đã nêu trên, nhằm bổ sung cho lực lượng giáo viên hiện nay.
Tổng hợp những nghiên cứu trên cho thấy, các nghiên cứu về thanh nhạc và hoạt động đào tạo thanh nhạc ở VN diễn ra khá muộn, tuy nhiên những nghiên cứu này đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp giáo dục đội ngũ ca sĩ, nhạc sĩ trẻ ngày càng chuyên nghiệp hơn. Không những vậy, các công trình nghiên cứu trên còn góp phần cung cấp hệ thống lý thuyết quan trọng trong quá trình đào tạo. Những công trình này chính là cơ sở cần thiết để người nghiên cứu triển khai việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động giáo dục đào tạo ngành thanh nhạc.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Hoạt động đào tạo
1.2.1.1. Đào tạo
Thuật ngữ đào tạo liên quan mật thiết đến nhà trường. Đào tạo là hình thức truyền đạt tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng được tổ chức một cách bài bản có mục tiêu chương trình và theo một lộ trình nhất định nhằm đạt đến một trình độ được xác định.
Tác giả Nguyễn Như Ý (Nguyễn Như Ý, 2011), cho rằng đào tạo là “dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có hiểu biết có nghề nghiệp” (Nguyễn Như Ý, 2011). Như vậy quá trình đào tạo là quá trình cá nhân chịu sự chi phối từ chủ thể về chương trình nội dung dạy dỗ và rèn luyện nhằm phát triển một kỹ năng nghề nghiệp nào đó.
Theo tác giả Hoàng Phê (Hoàng Phê, 2003), đào tạo “là làm cho trở thành người có năng lực, theo tiêu chuẩn nhất định”. Quan điểm này cho rằng đào tạo là
quá trình tổ chức hướng dẫn làm biến đổi năng lực của cá nhân và hướng người học đạt một trình độ nghề nghiệp nào đó. Tuy nhiên, trình độ nghề nghiệp ở đây được xác định bởi những giá trị đã được xác định trước, theo những tiêu chuẩn nghề nghiệp nhất định.
Đào tạo nhằm chuyển hóa những giá trị bên ngoài thành những phẩm chất và năng lực bên trong của con người. Hay nói cách khác quá trình đào tạo là quá trình giúp cá nhân lĩnh hội những giá trị văn hóa, kỹ ngăn nghề nghiệp của nhân loại trên một lĩnh vực cụ thể nào đó. Như vậy để quá trình đào tạo diễn ra phải có mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp phương tiện cùng với đội ngũ những người làm công tác đào tạo.
Từ những quan điểm trên đây có thể đưa ra khái niệm đào tạo như sau; Là quá trình tác động có chủ đích nhằm trang bị cho người học những phẩm chất và năng lực chuyên biệt để hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho người học. Đào tạo được thực hiện bởi tổ chức (nhà trường) theo chương trình, kế hoạch phù hợp với từng ngành nghề riêng biệt và được tổ chức thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực đó.
1.2.1.2. Hoạt động đào tạo trong trường cao đẳng
Nhà trường trong họat động đào tạo ở khái niệm này được xem xét là trường đào tạo nghề nghiệp.
Trường cao đẳng; theo từ điển giáo dục học “Là cơ sở giáo dục thuộc bậc đại học đào tạo trình độ cao đẳng thực hiện trong 3 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp phổ thông hoặc có bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp. Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo cao đẳng, thi tốt nghiệp đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng cấp bằng (Bùi Hiền-Nguyễn Văn Giao – Nguyễn Hữu Quýnh – Vũ Văn Tảo (2001). Vậy trường cao đẳng là nơi thực hiện các chương trình đào tạo có trình độ sau trung học phổ thông và dưới trình độ đại học, nhằm trang bị cho người học về một loại nghề nghiệp nào đó. Sau khi thực hiện xong chương trình đào tạo người học có thể hành nghề theo những kỹ năng, giá trị mà mình được trang bị. Trường cao đẳng là bậc đào tạo thuộc hệ thống đào tạo đại học nhưng thời gian đào tạo ngắn hơn trang bị những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp. Trường cao đẳng chịu sự
chi phối của luật Giáo dục và thực hiện quyền hạn nghĩa vụ chuyên theo sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản.
Như vậy trường cao đẳng thực hiện chức năng đào tạo nghề nghiệp về một lĩnh vực hoặc một phạm vi đào tạo ngành nghề nào đó. Tùy vào nhiệm vụ được phân công, trong nhà trường có thể có những khoa đặc thù thuộc ngành nghề hoặc nhóm ngành được phân công đào tạo.
Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật là một trường đào tạo nghề liên quan đến các vấn đề văn hóa nghệ thuật. Trong nhà trường có các khoa chuyên môn khác nhau phù hợp với quy mô đào tạo của nhà trường.
Chương trình đào tạo; Là sự cụ thể hóa của trình độ đào tạo bao gồm, kế hoạch đào tạo, nội dung đào tạo, hình thức đào tạo và các vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện đào tạo. Theo từ điển Giáo dục học “là văn bản chính thức quy định, mục đích yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp và thực hiện theo từng năm học, tỉ lệ giữa các bộ môn, giữa lí thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp phương tiện, cơ sở vật chất chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo ”( Bùi Hiền- Nguyễn Văn Giao – Nguyễn Hữu Quýnh – Vũ Văn Tảo, 2001). Như vậy chương trình đào tạo được quy định bởi nhu cầu của xã hội và được các cơ quan quản lý chuyên môn chỉ đạo soạn thảo. Các cơ sở đào tạo căn cứ vào tình hình thực tế về các nguồn lực và điều kiện của địa phương để cụ thể hóa chương trình khung đào tạo cho phù hợp với khả năng và nhu cầu hiện tại.
Từ khái niệm trên đây có thể hiểu chương trình đào tạo ngành thanh nhạc tại trường cao đẳng như sau; là sự hệ thống văn bản pháp quy, quy định mục đích, mục tiêu yêu cầu đào tạo ngành thanh nhạc ở trình độ cao đẳng. Trong đó bao gồm nội dung chương trình, phương pháp phương tiện, hình thức tổ chức đào tạo. Sau khi học xong chương trình và hội tụ đầy đủ các yêu cầu về chương trình đào tạo thanh nhạc sinh viên có thể hành nghề với những kỹ năng mình đã được đào tạo rèn luyện.
Hoạt động đào tạo; Thực chất của hoạt động này là quá trình truyền thụ tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người học. Trong đó hoạt động của giảng viên mang tính chủ đạo trong việc tổ chức hướng dẫn sinh viên tiếp thu bài học, rèn
luyện kỹ năng theo tiêu chuẩn chương trình đào tạo quy định. Còn hoạt động học tập của sinh viên mang tính chủ động tiếp thu và lĩnh hội một cách tích cực các giá trị nghề nghiệp và kỹ năng hành nghề. Hai hoạt động này có sự chi phối và tương hỗ lẫn nhau.
Như vậy có thể hiểu hoạt động đào tạo là; Quá trình tổ chức truyền thụ tri thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của cơ sở đào tạo cho sinh viên theo mục tiêu chương trình của ngành nghề mà người học theo học. Đây là quá trình hình thành phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cũng năng lực thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với chuyên ngành được đào tạo. Nếu như chương trình đào tạo chỉ bó gọn trong các lại văn bản pháp quy quy định thì hoạt động đào tạo bao gồm tất cả những yếu tố liên quan đến hoạt động của nhà trường như; các nguồn lực tham gia vào hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo diễn ra.
1.2.1.3. Hoạt động đào tạo ngành Thanh nhạc
Hoạt động đào tạo ngành thanh nhạc là quá trình truyền thụ kiến thức và huấn luyện các kỹ thuật về thanh nhạc cho sinh viên. Nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phù hợp với các giá trị chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Đồng thời trang bị cho người học những năng lực về thanh nhạc phù hợp với khả năng của của bản thân và đáp ứng chuẩn kiến thức chuẩn kỹ năng mà mục tiêu chương trình đào tạo đã đề ra.
* Về kiến thức;
Được trang bị kiến thức về khoa học tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội và nhân văn.
Được trang bị lý luận chính trị; có kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước;
Hiểu biết về khoa học xã hội và nhân văn, trong đó đặc biệt là kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới, các hình thức âm nhạc khác nhau cũng như những hình thức nghệ thuật có liên quan.
Được truyền thụ, huấn luyện, rèn luyện kiến thức hệ thống và chuyên sâu về thanh nhạc, đủ điều kiện để làm việc trong các cơ sở hoạt động văn hóa nghệ thuật, trước hết là các hoạt động âm nhạc.
* Kỹ năng
Thành thạo các kỹ năng về nghề nghiệp, thực hành những hiểu biết liên quan đến kĩ năng biểu diễn, kĩ năng tổ chức các hoạt động âm nhạc, cũng như có khả năng cảm thụ và đánh giá các sản phẩm âm nhạc truyền thống cũng như hiện đại.
Từ đó có thể thấy đào tạo ngành Thanh nhạc là quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ hành hành nghề cho sinh viên. Đảm bảo khi học xong chương trình sinh viên có thể giải quyết thành thạo các nhiệm vụ của cuộc sống liên quan đến ngành nghề được đào tạo.
1.2.2. Quản lý hoạt động đào tạo
Quản lý hoạt động đào tạo là quá trình mà các tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung đào tạo nhằm hoàn thành mục tiêu đã xây dựng trước đó. Quản lý đào tạo là đảm bảo cho bộ máy của nhà trường thực hiện đúng các chức năng nhiệm vụ của mình nhằm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Dưới đây là một số khái niệm liên quan đến hoạt động quản lý đào tạo.
1.2.2.1. Quản lý
Quản lý là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. Tùy cách thức tiếp cận mà mỗi lĩnh vực có nội hàm khái niệm về quản lý khác nhau.
Theo Đặng Quốc Bảo quản lý gồm hai quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ đưa hệ vào thế “phát triển”… Trong “quản” phải có “lý”, trong “lý” phải có “quản” để động thái của hệ ở thế cân bằng động: hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoại lực).
Như vậy, quản lý là sắp xếp các hoạt động theo tình tự logic nhằm tối ưu hóa các khâu các qua trình sao cho quá trình thực hiện thuận lợi và hiệu quả nhất có thể. Quản lý là đưa mọi hoạt động vào sự kiểm soát của chủ thể quản lý.
Theo Mary Parker Follet: "Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác". Khái niệm này đồng nghĩa quản lý với sự điều khiển.