Cơ Cấu Thanh Niên Tự Tạo Việc Làm Theo Nhóm Tuổi, Ngành/ Lĩnh Vực, Trình Độ Học Vấn, Trình Độ Đào Tạo Và Trình Độ Nghề, Vhlss 2006-2008.


làm, tuy chất lượng lao động có được cải thiện nhưng chất lượng công việc tự tạo lại giảm sút khi thanh niên Làm chủ nhưng phải làm công việc giản đơn đã tăng từ 50% năm 2006 lên gần 64% năm 2008. Nhóm thanh niên 25-29 tuổi có trình độ học vấn và trình độ đào tạo tốt hơn nhiều so với thanh niên cùng độ tuổi 2 năm trước đó, tuy nhiên chất lượng công việc tự tạo của nhóm nhày cũng chưa được cải thiện. (Bảng 3.7.2)

Bảng 3.7.2: Cơ cấu thanh niên tự tạo việc làm theo nhóm tuổi, ngành/ lĩnh vực, trình độ học vấn, trình độ đào tạo và trình độ nghề, VHLSS 2006-2008.

Đơn vị:%



Đặc điểm

2006

2008

Làm chủ

SXKD

Tự làm

Làm chủ

SXKD

Tự làm

THANH NIÊN 15-17 TUỔI

Ngành/ lĩnh vực (Lĩnh vực NN)

-

91.4

-

90.5

Trình độ học vấn (Tốt nghiệp PTTH trở lên)

-

1.7

-

0.5

Trình độ đào tạo (Đã qua đào tạo)

-

0.6

-

0.2

Trình độ nghề (Làm việc có kỹ thuật trở lên)

-

3.6

-

11.3

THANH NIÊN 18-24 TUỔI

Ngành/ lĩnh vực (Lĩnh vực NN)

15.6

85.1

18.2

87.2

Trình độ học vấn (Tốt nghiệp PTTH trở lên)

20.3

24.7

58.8

39.7

Trình độ đào tạo (Đã qua đào tạo)

13.9

5.4

14.9

7.8

Trình độ nghề (Làm việc có kỹ thuật trở lên)

49.8

5.6

35.8

10.6

THANH NIÊN 25-29 TUỔI

Ngành/ lĩnh vực (Lĩnh vực NN)

19.0

84.9

14.9

85.7

Trình độ học vấn (Tốt nghiệp PTTH trở lên)

11.3

11.9

45.2

27.6

Trình độ đào tạo (Đã qua đào tạo)

8.4

5.0

30.2

15.8

Trình độ nghề (Làm việc có kỹ thuật trở lên)

37.7

8.9

35.6

11.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam - 16

Đánh giá về chất lượng công việc tự tạo của thanh niên thông qua khảo sát online đối với nhóm sinh viên kinh tế thu được kết quả khả quan khi một tỷ lệ khá cao (20% số ý kiến) cho rằng công việc tự tạo của thanh niên là những công việc có năng suất, hiệu quả, ổn định và đem lại thu nhập cao, chỉ có 17% ý kiến cho rằng đó là những công việc giản đơn, không ổn định và thu nhập thấp. Nếu đánh giá riêng từng tiêu chí như năng suất, hiệu quả, tính ổn định và mức thu nhập của công việc tự tạo thì có tới trên dưới 40% số ý kiến đánh giá tốt. Có được đánh giá tốt như vậy chứng tỏ sinh viên khá tự tin vào năng lực và có cơ hội tiếp cận với những công việc có chất


lượng cao của thanh niên. Đây có thể trở thành một trong những động lực để sinh viên lựa chọn tự tạo việc làm.


Năng suất và hiệu quả


2 3 . 0 0

3 0 . 0 0


12 . 0 0



Tính ổn định




8.00




25.00






32.00



Công việc làm tạm khi chưa kiếm được việc làm Công việc làm thêm khi có thời gian và cần thu nhập Công việc thường xuyên, lâu dài


Công việc cần ít vốn, ít kỹ thuật và tốn nhiều thời gian.

Công việc cần kỹ thuật, kỹ năng nhưng năng suất và hiệu quả không ca Công việc có kỹ thuật, kỹ năng, năng suất và hiệu quả cao.


o



Mức thu nhập


22.00

24.00


2.00


17.00

Thu nhập phụ thêm Đủ sống cho bản thân và gia đình Thu nhập cao và không ổn định Thu nhập cao và ổn định


Chất lượng chung

13.00


41.00

11.00


Tùy thuộc

Công việc giản đơn, không ổn định, thu nhập thấp Công việc có kỹ năng, thường xuyên và thu nhập cao



Hình 3.3: Chất lượng công việc tự tạo của thanh niên (số ý kiến trong tổng số 65 ý kiến43).

* Cơ cấu theo vùng


Theo số liệu bảng 2 phần phụ lục 3, tỷ lệ thanh niên tự tạo việc làm, trong đó có nhóm Làm chủ SXKD ở một số tỉnh/thành phố cao hơn những tỉnh/thành phố khác. Điển hình các tỉnh phía Bắc có Hà nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh; miền Trung có Quảng Nam, Quảng Ngãi; phía Nam có Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cà Mau là những tỉnh có tỷ lệ


43 Phân tích kết quả khảo sát onlie “Mong muốn lựa chọn việc làm của thanh niên” cho đến 18h ngày 13/3/2012 https://docs.google.com/spreadsheet/gform?key=0Ahggg3iSR1fNdHRVMk1tdXZKV18wRzRsWExYTFZ6aFE&gridId=0#chart


thanh niên Làm chủ SXKD cao hơn mức trung bình của cả nước, đặc biệt là các năm sau suy thoái kinh tế. Đây đều là những tỉnh thuộc các Vùng kinh tế trọng điểm với những xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hội nhập mạnh mẽ nên đã tạo nhiều cơ hội cho thanh niên khởi nghiệp.

Bảng 3.8: Tỷ lệ tự tạo việc làm của thanh niên theo vùng, VHLSS 2006-2008.

Đơn vị:%


2006

2008

Đặc điểm

Làm chủ SXKD

Tự làm

Làm chủ SXKD

Tự làm

Thành thị/nông thôn





Thành thị

8.82

17.94

20.61

23.56

Nông thôn

7.21

51.95

10.39

59.83

Vùng kinh tế trọng điểm





Thuộc vùng KTTĐ

7.04

28.05

14.37

39.42

Không thuộc vùng KTTĐ

6.63

53.21

11.76

60.37

Vùng KTXH





Đồng Bằng sông Hồng

8.56

31.85

16.69

38.67

Đông Bắc

7.90

63.69

10.27

67.52

Tây Bắc

5.22

80.02

7.53

82.64

Bắc Trung Bộ

6.44

57.40

12.30

65.80

Duyên Hải Nam Trung Bộ

8.10

34.03

12.69

44.56

Tây Nguyên

5.98

64.05

8.39

65.98

Đông Nam Bộ

6.50

21.98

15.47

31.57

Đồng Bằng Sông Cửu Long

8.63

42.17

12.00

50.09


Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy, trong số các tỉnh/thành phố có mức độ thanh niên tự tạo việc làm cao thì các tỉnh/thành phố phía Bắc và miền Trung có xu hướng thanh niên tự tạo việc làm nhiều hơn thanh niên các tỉnh phía Nam. Điều này phản ánh một thực tế là vùng Đông Nam Bộ là nơi tập trung nhiều nhất các khu công nghiệp lớn, sau đến vùng Đồng Bằng Sông Hồng, rồi mới đến Duyên Hải Nam Trung Bộ, vì vậy các tỉnh phía Nam sẽ cung cấp nhiều việc làm công hơn cho thanh niên. Bên cạnh đó, vùng Đồng Bằng Sông Hồng, đặc biệt là Hà Nội lại là nơi tập trung nhiều nhất các Làng nghề truyền thống trong các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm chế biến mang tính chất đặc sản truyền thống khá phù hợp đối với thanh niên. Các tỉnh Duyên


Hải miền Trung lại có lợi thế về phát triển du lịch và kinh tế cửa khẩu, cũng là các lĩnh vực phù hợp với thanh niên trong tự tạo việc làm. Ngoài ra, một số tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên như Kon Tum, Đắc Nông, Lâm Đồng cũng có tỷ lệ thanh niên làm chủ SXKD cao, đặc biệt là các năm sau suy thoái kinh tế. Ở vùng này lợi thế thuộc về các ngành chế biến nông lâm sản (như cà phê, cao su, bột giấy, mía đường...) cũng phù hợp với thanh niên tự tạo việc làm.

Như vậy, sự khác biệt trong mô hình phát triển kinh tế theo ngành, lĩnh vực của từng Vùng đã tạo nên sự khác biệt về khả năng tự tạo việc làm của thanh niên trong vùng. Cơ hội tự tạo việc làm của thanh niên sẽ nhiều hơn ở những Vùng mà cơ cấu ngành nghề phù hợp với khả năng về vốn, công nghệ, kinh nghiệm, tiếp cận thị trường của họ.

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam

3.2.1 Nhóm yếu tố vĩ mô


Các mô hình rút gọn theo dạng (2.1) (phần 2.1.2) được áp dụng cho hai biến phụ thuộc: (i)tỷ lệ thanh niên tự tạo việc làm và (ii) tỷ lệ thanh niên làm chủ SXKD.

Sau khi được ước lượng, các kiểm định lựa chọn giữa mô hình tác động cố định (fix effect) và mô hình tác động ngẫu nhiên (random effect) được thực hiện (kiểm định Hausman và bảng thống kê mô tả các biến sử dụng ở 2 mô hình được trình bày trong Bảng 1 và 2, phụ lục 3); các hệ số ước lượng được lựa chọn báo cáo trong bảng 3.9 dưới đây.

Các hệ số ước lượng cho thấy, nhóm yếu tố phản ánh đặc điểm chung của thị trường lao động có mức tương quan với tỷ lệ thanh niên tự tạo việc làm và làm chủ SXKD là không có ý nghĩa thống kê. Trong khi nhóm các yếu tố phản ánh đặc điểm của lực lượng lao động thanh niên hay mức độ hội nhập, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thấy ít có ảnh hưởng tới mức độ tự tạo việc làm của các em thì nhóm


các yếu tố phản ánh cơ hội hay rủi ro của thanh niên trên thị trường lao động lại có tác động mạnh nhất.

3.2.1.1 Nhóm yếu tố tác động đến cầu lao động


Cũng hoàn toàn đống nhất với kết quả phân tích thống kê mô tả, tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức độ tự tạo việc làm của thanh niên có mối quan hệ ngược chiều, tốc độ tăng trưởng càng cao thì mức độ tự tạo việc làm của thanh niên càng thấp (nếu GDP của tỉnh tăng thêm 1% sẽ làm giảm tỷ lệ thanh niên tự tạo việc làm là gần 0.2%, với mức ý nghĩa thống kê 5%). Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế hầu như không thấy có tác động tới mức độ thanh niên làm chủ SXKD (không có ý nghĩa thống kê), điều này cho thấy tự tạo việc làm của thanh niên gia tăng trong chu kỳ thu hẹp kinh tế thì chủ yếu là gia tăng hình thức tự làm cho bản thân chứ chưa phải là khởi sự doanh nghiệp và có thuê thêm lao động. Như vậy, tự tạo việc làm ở thanh niên chỉ mới dừng lại ở việc giải quyết nhu cầu có việc làm và tìm kiếm thu nhập để trang trải cho cuộc sống của bản thân, mà còn ít đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của các tỉnh/thành phố nói chung.

Mức độ phát triển của các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm và mức độ đô thị hóa càng cao rõ ràng có làm tăng tỷ lệ thanh niên làm chủ SXKD, song không nhiều. Cụ thể, nếu tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm sẽ làm tăng tỷ lệ thanh niên làm chủ SXKD là 0.6%, và nếu tỷ lệ dân số đô thị của tỉnh tăng thêm 1% sẽ làm tăng tỷ lệ này là 0.03% (với mức ý nghĩa thống kê 1%).

Đối với mức độ cạnh tranh cấp tỉnh, các hệ số ước lượng cho thấy, nếu chỉ số PCI của tỉnh tăng thêm 1 đơn vị sẽ làm tăng tỷ lệ thanh niên tự tạo việc làm trong tỉnh lên hơn 0.2% ( với mức ý nghĩa thống kê 10%), tuy nhiên, tác nhân này chưa có ảnh hưởng rõ ràng tới mức độ làm chủ SXKD của thanh niên (hệ số ước lượng trong mô hình không có ý nghĩa thống kê).

3.2.1.2 Đặc điểm lao động việc làm của thanh niên


Chất lượng của lực lượng lao động thanh niên được thể hiện qua chỉ tiêu: tỷ lệ lực lượng lao động thanh niên chưa qua đào tạo. Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ lực lượng lao động thanh niên chưa qua đào tạo và tỷ lệ tự tạo việc làm của thanh niên và tỷ lệ thanh niên làm chủ SXKD (với mức ý nghĩa thống kê 1% và 5% tương ứng) cho thấy một thực trạng là những thanh niên không có chuyên môn, kỹ thuật dễ gặp rủi ro trên thị trường lao động và có xu hướng tham gia vào khu vực tự tạo việc làm. Bên cạnh đó, tình trạng tỷ lệ thanh niên làm chủ SXKD cao đồng thời với tỷ lệ thanh niên cũng chưa qua đào tạo cao cho thấy những cơ sở SXKD này cũng có xu hướng sử dụng lao động không được đào tạo, vì vậy, động lực phát triển ở khu vực này sẽ khó có thể cao và khó đóng góp nhiều vào tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các tỉnh.

Biến giải thích/Biến phụ thuộc

Tỷ lệ thanh niên tự tạo việc làm (mô hình tác động

cố định)

Tỷ lệ thanh niên làm chủ SXKD (mô hình tác động

ngẫu nhiên)

Đặc điểm lực lượng lao động thanh niên

tỷ lệ lực lượng lao động TN chưa qua đào tạo

0.151**

0.021***

tỷ lệ TN thiếu việc làm

0.280**

0.008

tỷ lệ TN có việc làm phi nông nghiệp

0.007

-0.003

tỷ lệ TN thất nghiệp

-0.943**

-0.028

tỷ lệ TN làm công việc giản đơn

-0.051

-0.008

Cơ hội/rủi ro của thanh niên so với toàn bộ lực lượng lao động trên thị trường lao động

chỉ số lao động không được đào tạo

-4.705

-0.620

chỉ số thiếu việc làm

-4.356***

-0.389***

chỉ số có việc làm phi nông nghiệp

-6.333

0.752

chỉ số thất nghiệp

4.363**

0.546***

chỉ số làm công việc giản đơn

9.426

0.860

Đặc điểm chung của thị trường lao động

tốc độ tăng của lực lượng lao động

0.403

-0.060

tốc độ tăng của việc làm

-0.420

0.062

Mức độ hội nhập, mức độ phát triển kinh tế và đô thị hóa của tỉnh

tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm

-3.705

0.602***

tỷ lệ dân số đô thị

0.202

0.027***

tốc độ tăng GDP

-0.194**

0.006

tỷ trọng FDI/GDP

-0.023

0.001

chỉ số PCI

0.241*

-0.018

Bảng 3.9: Hệ số ước lượng mô hình hồi quy số liệu mảng nghiên cứu một số yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến mức độ tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam, 2006-2009.


* p<0.1; ** p<0.05; *** p<0.01


Kết quả ước lượng cũng cho thấy, tỷ lệ thanh niên thiếu việc làm càng cao thì mức độ tự tạo việc làm càng nhiều nhưng lại không quan hệ gì với tỷ lệ thanh niên làm chủ cơ sở SXKD (tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên tăng thêm 1% thì tỷ lệ thanh niên tự tạo việc làm tăng tương ứng gần 0.3% với mức ý nghĩa thống kê 5%). Điều này cũng chỉ rõ, hoặc do thiếu việc làm mà thanh niên cần phải tự tạo việc làm, hoặc công việc tự tạo của họ là công việc không đầy đủ. Cho dù là lý do nào thì đây cũng là tình trạng bất lợi đối với thanh niên trên thị trường lao động.

Có một phát hiện khá lý thú là mặc dù bản thân tình trạng thất nghiệp cao của thanh niên không làm tăng mức độ tự tạo việc làm của các em nhưng vì rủi ro thất nghiệp của thanh niên cao hơn so với những lao động trưởng thành khác trong tỉnh lại làm gia tăng tỷ lệ các em tự tạo việc làm và làm chủ SXKD. Nếu chỉ số này tăng thêm

0.1 đơn vị đồng nghĩa với rủi ro thất nghiệp của thanh niên tăng cao hơn 10% so với người trưởng thành sẽ làm tăng tỷ lệ thanh niên tự tạo việc làm lên hơn 4.3% và tỷ lệ thanh niên làm chủ SXKD lên 0.5% (với mức ý nghĩa thống kê 5% và 1% tương ứng). Bằng chứng này cho biết, vị thế thấp của thanh niên trên thị trường lao động là một trong những lý do chính khiến các em lựa chọn tự tạo việc làm.

Tình trạng thanh niên thiếu việc làm nhiều hơn những lao động trưởng thành lại không làm tăng mức độ tự tạo việc làm của họ (tương quan âm giữa chỉ số thiếu việc làm với tỷ lệ thanh niên tự tạo việc làm và là chủ SXKD). Bằng chứng này lại cho thấy một vấn đề khác, rủi ro thiếu việc làm của thanh niên tăng sẽ làm giảm mức độ tự tạo việc làm. Điều này đồng nghĩa với hiện trạng trong khu vực làm công ăn lương cũng có xu hướng thanh niên dễ thiếu việc làm hơn những lao động trưởng thành.

Dấu của các hệ số ước lượng trong các mô hình cũng chỉ rõ những công việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp không đến với những cơ hội tự tạo việc làm của thanh niên, là bởi vì nếu họ có xu hướng làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp nhiều hơn những lao động trưởng thành thì mức độ tự tạo việc làm của họ lại giảm (tương quan âm giữa chỉ số có việc làm phi nông nghiệp với tỷ lệ thanh niên tự tạo việc làm). Tuy


nhiên, khi trở thành chủ SXKD, thanh niên thường đến với lĩnh vực việc làm phi nông nghiệp (chỉ số có việc làm phi nông nghiệp với tỷ lệ thanh niên làm chủ SXKD có mối tương quan dương). Điều này là hợp lý khi nhóm thanh niên tự làm cho bản thân, chưa qua đào tạo sẽ chỉ có thể dễ dàng hơn khi tiếp cận các công việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, biến này không có nhiều ý nghĩa thống kê trong cả 2 mô hình hồi quy.

3.2.1.3 Đặc điểm chung của thị trường lao động


Nhóm yếu tố này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình kiểm định. Có thể trên thị trường lao động Việt Nam, ảnh hưởng của các yếu tố này đã được phán ánh thông qua hai nhóm yêu tố ảnh hưởng đến cung và cầu lao động thanh niên đã được phân tích trên đây.

3.2.2 Nhóm yếu tố vi mô


3.2.2.1 Vốn con người và vốn xã hội của thanh niên Việt Nam.


A. Vốn con người


Vốn con người của thanh niên Việt Nam có thể được thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh trình độ học vấn và trình độ đào tạo như: tỷ lệ đã tốt nghiệp PTTH, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hoặc các biến số là số năm đi học bình quân, và số năm kinh nghiệm trên thị trường lao động.

- Trình độ học vấn: Tỷ lệ tốt nghiệp PTTH của thanh niên Việt Nam có tăng lên đáng kể qua các năm. Theo số liệu ĐTLĐVL hàng năm (1996-2002)44, tỷ lệ này tăng từ 13,5% năm 1996, đến năm 2002 là 18,1%, và theo số liệu VHLSS 2006, sau 10 năm, tỷ lệ này đã lên tới 27.8%. Đến năm 2008, tỷ lệ này đạt gần 35% (bảng 3.5)45.


44 Trích biểu 5 trang 105, Sách tham khảo: Nguyễn Hữu Dũng, 2005 “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên” NXB Lao động-xã hội.

45 Tỷ lệ này trong SAVY 1 năm 2003 là 32.8% và SAVY 2 năm 2009 là 46.3%, khá cao hơn so

với các nguồn số liệu khác do mẫu của SAVY chỉ có thể tiếp cận nhóm thanh niên trong hộ gia đình, là nhóm có nhiều lợi thế về trình độ học vấn.

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 01/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí