Ngoài ra, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên thời sự bằng cách khuyến khích phóng viên, biên tập viên học hỏi nâng cao về các lĩnh vực chuyên môn, các kiến thức bổ trợ về chính lĩnh vực phóng viên theo dõi, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn về cập nhật những công nghệ và cách làm phát thanh hiện dại cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên.
Cần tiến hành phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa theo đề tài, lĩnh vực phụ trách cho từng phóng viên. Việc chuyên môn hóa nhằm tạo điều kiện cho phóng viên tích lũy kiến thức kinh nghiệm, hiểu biết về một lĩnh vực cụ thể. Mặt khác trách nhiệm của phóng viên phải đảm bảo lượng thông tin nhất định trong bản tin thời sự, đồng thời tham mưu cho lãnh đạo phòng về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực theo dõi. Trên cơ sở đó nâng cao chất lượng thông tin trong tác phẩm.
Cần chấn chỉnh lại tác phong và tốc độ làm việc đối với những phóng viên, biên tập viên làm ảnh hưởng đến chất lượng nội dung và tiến độ của các tác phẩm. Có như vậy mới tránh được tối đa những hạn chế trong bản tin thời sự phát thanh của đài địa phương.
3.3.2.2. Đối mới tư duy biên tập bản tin
Trong xu thế cạnh tranh thông tin như hiện nay, Bắc Ninh cần phải cải tiến một bước đi mới để chinh phục thính giả, đó là từng bước có thể áp dụng phương thức làm trực tiếp. Thực hiện theo phương thức này có thể hiểu, đó là công nghệ sản xuất bản tin thời sự được thực hiện đồng bộ với quá trình phát sóng nhằm chuyển đến thính giả những thông tin cùng lúc với sự kiện. Nhưng với mô hình một người làm nhiều việc hiện nay của phòng thời sự là hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu khi thực hiện bản tin thời sự, chương trình thời sự trực tiếp.
Do đó, để mỗi bản tin thời sự đều mang lại hiệu quả thông tin cao nhất đối với thính giả, mỗi phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo phòng thời sự cần
xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công việc nâng cao chất lượng bản tin thời sự phát thanh. Về nội dung này, tác giả xin được đưa ra một số giải pháp cụ thể sau đây:
Đối với lãnh đạo phòng Thời sự: ngoài những phẩm chất về đạo đức, bản lĩnh chính trị … thì lãnh đạo phòng thời sự cũng phải là người có khả năng bao quát rộng. Trước mỗi bản tin thời sự, chương trình thời sự được sản xuất, lãnh đạo phòng thời sự cần định hướng cho phóng viên từng đề tài, từng sự kiện nên làm theo hình thức nào, thể loại nào, khai thác theo khía cạnh nào để đem lại hiệu quả thông tin cao nhất, tránh lặp lại cách viết, cách khai thác thông tin rập khuôn sáo mòn.
Trong các cuộc họp sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, trưởng phòng thời sự cũng cần đưa ra nội dung sinh hoạt chuyên môn có chiều sâu, đưa ra ý tưởng hay, những đề tài hấp dẫn, nhằm thực hiện muc tiêu nâng cao chất lượng cho từng tác phẩm trong bản tin thời sự địa phương. Thực tế khảo sát ở Đài Lạng Sơn, nhiều bản tin thời sự phát thanh chỉ được phóng viên thực hiện ở những nơi dễ làm, những địa phương gần trung tâm, còn số lượng những tác phẩm được thực hiện ở những nơi vùng sâu, vùng xa thường rất ít.
Việc định hướng, chỉ đạo phóng viên ngay từ đầu sẽ đảm bảo cân đối được vùng miền, cân đối được lĩnh vực phản ánh theo nhu cầu của thính giả, cung cấp cho thính giả những thông tin họ cần chứ không phải cho họ nghe những gì mình có.
Có thể bạn quan tâm!
- Hạn Chế Của Bản Tin Thời Sự Phát Thanh Địa Phương
- Nguyên Nhân Thành Công Và Hạn Chế Của Bản Tin Thời Sự
- Những Giải Pháp Cụ Thể Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Bản Tin Thời Sự Phát Thanh Địa Phương
- Bản tin thời sự phát thanh địa phương (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015) - 12
- Bản tin thời sự phát thanh địa phương (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015) - 13
- Bản tin thời sự phát thanh địa phương (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015) - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Đối với biên tập viên thời sự: Người biên tập thời sự ngoài các yếu tố như giỏi về nghề, có nhiều kinh nghiệm trong công tác, cần thực hiện nghiêm túc chức trách nhiệm vụ được giao, kiểm duyệt kỹ nội dung, mạnh dạn cắt bỏ những thông tin không cần thiết, những chủ đề, đề tài đã quá quen thuộc và đã phản ánh nhiều chiều lần cùng một cách khai thác mà không có điểm gì mới. Đối với những trường hợp phóng viên sai sót, phải làm lại nhiều lần sẽ kiên quyết trừ điểm thưởng, như thế sẽ tránh được tình trạng xuề xòa, tự bằng
lòng, bỏ lọt sai sót. Không chỉ có vậy, Biên tập viên cũng phải coi phóng viên là những đối tác trong việc phát triển ý tưởng cho các bài viết, giúp họ đi vào trọng tâm phù hợp và có được những tin bài có chất lượng để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của công chúng.
Đối với phóng viên thời sự: cần thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề cương kịch bản trước khi làm phóng sự. Đây là một khâu mà các phóng viên của đài Bắc Ninh đã bỏ qua từ trước đến nay. Theo đó, trong mỗi đề cương kịch bản phóng viên phải cung cấp các thông tin cần thiết như tên đề tài, cơ sở dữ liệu, đơn vị phối hợp, mục đích tuyên truyền, nội dung chính của tác phẩm. Đây là cơ sở để lãnh đạo phòng đánh giá về tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài.
3.3.3. Đối với đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn
3.3.2.1. Tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ phát thanh
Đài PT-TH Lạng Sơn hiện nay mới chỉ có 7 phóng viên, biên tập viên chuyên viết phát thanh. Để nâng cao chất lượng bản tin thời sự cần phải nâng cao chất lượng nghiệp vụ. Do đó vấn đề đào tạo nghiệp vụ cần được chú trọng.
Trong các trường đại học, việc đào tạo nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, do chất lượng nghiệp vụ chỉ mạnh về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Vì lý do đó, khi nhận các phóng viên mới ra trường các cơ quan nói chung cần phải tổ chức đào tạo lại.
Để việc đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ phát thanh, đài cần mở các lớp bồi dưỡng, mời các chuyên gia về phát thanh có kinh nghiệm làm phát thanh lâu năm, có uy tín nhất là làm phát thanh theo hướng hiện đại.
3.3.3.2. Đối mới tư quy trình biên tập bản tin
Trong xu thế cạnh tranh thông tin như hiện nay, đài PT-TH Lạng Sơn cần phải cải tiến một bước đi mới để chinh phục thính giả, đó là từng bước có thể áp dụng phương thức làm trực tiếp. Thực hiện theo phương thức này có thể hiểu, đó là công nghệ sản xuất bản tin thời sự được thực hiện đồng bộ với
quá trình phát sóng nhằm chuyển đến thính giả những thông tin cùng lúc với sự kiện. Nhưng với mô hình một người làm nhiều việc hiện nay của phòng thời sự là hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu khi thực hiện bản tin thời sự, chương trình thời sự trực tiếp.
Do đó, để mỗi bản tin thời sự đều mang lại hiệu quả thông tin cao nhất đối với thính giả, mỗi phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo phòng thời sự cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công việc nâng cao chất lượng bản tin thời sự phát thanh. Về nội dung này, tác giả xin được đưa ra một số giải pháp cụ thể sau đây:
Đối với lãnh đạo phòng Thời sự: ngoài những phẩm chất về đạo đức, bản lĩnh chính trị … thì lãnh đạo phòng thời sự cũng phải là người có khả năng bao quát rộng. Trước mỗi bản tin thời sự, chương trình thời sự được sản xuất, lãnh đạo phòng thời sự cần định hướng cho phóng viên từng đề tài, từng sự kiện nên làm theo hình thức nào, thể loại nào, khai thác theo khía cạnh nào để đem lại hiệu quả thông tin cao nhất, tránh lặp lại cách viết, cách khai thác thông tin rập khuôn sáo mòn.
Trong các cuộc họp sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, trưởng phòng thời sự cũng cần đưa ra nội dung sinh hoạt chuyên môn có chiều sâu, đưa ra ý tưởng hay, những đề tài hấp dẫn, nhằm thực hiện muc tiêu nâng cao chất lượng cho từng tác phẩm trong bản tin thời sự địa phương. Thực tế khảo sát ở Đài Lạng Sơn, nhiều bản tin thời sự phát thanh chỉ được phóng viên thực hiện ở những nơi dễ làm, những địa phương gần trung tâm, còn số lượng những tác phẩm được thực hiện ở những nơi vùng sâu, vùng xa thường rất ít.
Việc định hướng, chỉ đạo phóng viên ngay từ đầu sẽ đảm bảo cân đối được vùng miền, cân đối được lĩnh vực phản ánh theo nhu cầu của thính giả, cung cấp cho thính giả những thông tin họ cần chứ không phải cho họ nghe những gì mình có.
Đối với biên tập viên thời sự: Người biên tập thời sự ngoài các yếu tố như giỏi về nghề, có nhiều kinh nghiệm trong công tác, cần thực hiện nghiêm túc chức trách nhiệm vụ được giao, kiểm duyệt kỹ nội dung, mạnh dạn cắt bỏ những thông tin không cần thiết, những chủ đề, đề tài đã quá quen thuộc và đã phản ánh nhiều chiều lần cùng một cách khai thác mà không có điểm gì mới. Đối với những trường hợp phóng viên sai sót, phải làm lại nhiều lần sẽ kiên quyết trừ điểm thưởng, như thế sẽ tránh được tình trạng xuề xòa, tự bằng lòng, bỏ lọt sai sót. Không chỉ có vậy, Biên tập viên cũng phải coi phóng viên là những đối tác trong việc phát triển ý tưởng cho các bài viết, giúp họ đi vào trọng tâm phù hợp và có được những tin bài có chất lượng để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của công chúng.
Đối với phóng viên thời sự: cần thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề cương kịch bản trước khi làm phóng sự. Đây là một khâu mà các phóng viên của đài Bắc Ninh đã bỏ qua từ trước đến nay. Theo đó, trong mỗi đề cương kịch bản phóng viên phải cung cấp các thông tin cần thiết như tên đề tài, cơ sở dữ liệu, đơn vị phối hợp, mục đích tuyên truyền, nội dung chính của tác phẩm. Đây là cơ sở để lãnh đạo phòng đánh giá về tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài.
Tiểu kết chương 3
Có thể khẳng định, cùng với các phương tiện truyền thông khác, những năm qua hệ thống đài Phát thanh- Truyền hình địa phương đã có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng tuyên truyền phục vụ mục tiêu chính trị, kinh tế xã hội của địa phương và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và các dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì cũng phải thừa nhận rằng nhiều bản tin thời sự phát thanh địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thính giả. Dựa trên kết quả khảo sát, phân tích, tổng hợp, cùng với
kinh nghiệm thực tiễn của bản thân và căn cứ vào xu thế phát triển của ngành phát thanh. Tại chương 3, tác giả luận văn đã xác định nhiệm vụ đặt ra đối với đài Phát thanh- Truyền hình địa phương trong xu thế toàn cầu hóa, đồng thời cũng xác định rõ nguyên nhân thành công và nguyên nhân hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng bản tin thời sự phát thanh của đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn. Từ việc xác định đượcn nhiệm vụ và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng bản tin thời sự phát thanh là cơ sở để tác giả nêu ra những giải pháp mang tính tổng thể nhằm khắc phục những hạn chế ở từng khâu, từng vị trí trong quy trình sản xuất các bản tin thời sự phát thanh. Cũng tại chương 3, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng bản tin thời sự phát thanh, trong đó tập trung vào các vấn đề như nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tuy nhiên những ý kiến nêu trên chỉ là đề xuất những biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng các bản tin thời sự phát thanh ban đầu, chắc chắn sẽ chưa được hoàn hảo và trọn vẹn. Về phía tác giả sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện hơn, nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu không ngững nâng cao chất lượng bản tin thời sự phát thanh của Đài địa phương.
KẾT LUẬN
Báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng phát triển về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng, độc giả, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước. Hòa trong sự phát triển chung đó, các đài PT-TH các tỉnh cũng đã từng bước được trưởng thành. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên ngày càng được đào tạo bài bản chính quy, cơ sở vật chất, thiết bị khoa học kỹ thuật được đầu tư mua sắm, nhờ đó chất lượng chương trình ngày càng được nâng lên một cách rõ nét. Từ khi hình thành cho đến nay, đài địa phương các tỉnh nói chung và các đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn nói riêng luôn xứng danh là đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Trong đó bản tin thời sự luôn đóng vai trò trung tâm.
Là một chương trình xương sống của đài, đồng thời cũng là một kênh thông tin quan trọng của địa phương, bản tin thời sự phát thanh của Đài PT- TH Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn được đánh giá là đã bám sát định hướng tuyên truyền của Đảng bộ, thông tin cập nhật và đề cập đến mọi mặt kinh tế- chính trị, văn hóa- xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Chính vì vậy, bản tin thời sự phát thanh của đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn đã thực sự trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với không ít thính giả trong và ngoài địa phương.
Tuy nhiên, từ việc khảo sát, nghiên cứu thực tế, tác giả thấy bản tin thời sự phát thanh của đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn cần phải khắc phục một số hạn chế bất cập về nội dung thông tin, hình thức thể hiện, những hạn chế về trình độ đội ngũ lãnh đạo phòng thời sự, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên và những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện phục vụ tác nghiệp của phóng viên. Trong đó, về nội dung thông tin còn nghèo nàn, chưa đa dạng phong phú. Tình trạng sử dụng tin hội nghị nhiều
trong một bản tin thời sự, trong đó có không ít tin không cần thiết vẫn được đưa lên sóng, thời lượng tin kéo dài so với nội dung và giá trị thông tin thường xuyên xuất hiện. Kết cấu trong nhiều bản tin thời sự phát thanh thể hiện sự mất cân đối khá rõ ở các lĩnh vực và địa bàn như thông tin chính trị nhiều, thông tin văn hóa- xã hội ít. Hay sự mất cân đối trong tuyên truyền về địa bàn vẫn xảy ra nhiều, trong đó khu vực trung tâm thường có tỷ lệ tin bài chiếm nhiều, tin bài ở vùng sâu, vùng xa thì chiếm tỷ lệ quá ít trong một bản tin. Về hình thức, đó là cách thể hiện tác phẩm còn thiếu chuyên nghiệp, khô cứng, rập khuôn máy móc, yếu tố bình chưa được chú ý đúng mức và còn bị xem nhẹ; kết cấu bản tin thời sự còn chưa hợp lý, trong bản tin thiếu vắng những tin, phóng sự có tính chiến đấu cao, phản ánh những mặt trái, tiêu cực hoặc những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội đang được thính giả quan tâm.
Từ việc xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng bản tin thời sự phát thanh của đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn, trong luận văn đã đưa ra một số giải pháp cơ bản, sát thực nhằm cải tiến về xây dựng kế hoạch tuyên truyền và chỉ đạo nâng cao chất lượng nội dung thông tin, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ phóng viên, biên tập viên, đổi mới công tác tuyển dụng nguồn nhân lực; Cải tiến quy trình sản xuất, tăng cường trao đổi hợp tác thông tin … Trong luận văn cũng đã nhấn mạnh việc thống nhất mô hình cùng cơ chế quản lý, sự đầu tư ứng dụng công nghệ mới một cách đồng bộ nhằm góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của những người làm thời sự ở các đài PT-TH địa phương hiện nay.
Với những kết quả đánh giá, phân tích về thực trạng chất lượng bản tin thời sự phát thanh của Đài Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn, tác giả luận văn đã cung cấp những thông tin về chất lượng của bản tin thời sự trên sóng phát thanh ở các đài PT-TH địa phương, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp làm cơ sở để các đài PT-TH địa phương tham khảo, có thể đưa vào áp