Thực Hiện Chính Sách Tôn Giáo Ở Tỉnh Cao Bằng Hiện Nay

chóng sau đó trở thành một trong những tôn giáo lớn của Ấn Độ. Trong khoảng những năm trước và đầu công nguyên, đạo Phật đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau. Đó là đường biển và đường bộ. Trước tiên, Phật giáo được du nhập vào Việt Nam bởi các nhà sư Ấn Độ, trung tâm Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay) là một trung tâm Phật giáo lớn ra đời rất sớm. Thậm chí, có quan điểm còn cho rằng, từ trung tâm này, Phật giáo đã được truyền sang Trung Quốc. Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ trong thời kỳ Lý, Trần, nhiều ngôi chùa đã được xây dựng, nhiều hoạt động Phật giáo đã được tổ chức. Đặc biệt, vào thời Trần, Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã được thành lập bởi vua Trần Nhân Tông, kế đến là Pháp Loa và Huyền Quang.

Từ năm 1533 đến năm 1677 là cuộc nội chiến giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Thời kỳ 1533 -1592 tương đương với thời Nam -Bắc triều khi nhà Mạc làm chủ vùng Bắc Bộ Việt Nam, còn nhà Lê làm chủ khu vực từ Thanh Hóa trở vào. Sau khi thất bại ở Thăng Long (1592), vương triều Mạc rút lên Cao Bằng đã có nhiều chính sách để phát triển kinh tế

- xã hội nơi đây. Nhà Mạc cho xây dựng chùa, miếu như ngôi chùa Đà Quận, chùa được xây dựng từ thời vua Mạc Kính Cung (1594 - 1652) thờ Phật Bà Quan Âm. Sau khi dẹp song nhà Mạc, đến thời nhà Lê đời Lê Trung Hưng (1774) thiện nam tín nữ mới đúc chuông lớn, mở rộng tiền đường, phật điện sửa sang trở thành cảnh quan đẹp, linh thiêng. Đến năm 1930 mới được trùng tu.

Đối diện với chùa là đền Quan Triều thờ thần Dương Tự Minh một viên quan của triều đình thời nhà Lý đời Lý Nhân Tông (1072 - 1128), Lý Thần Tông (1128 - 1138), Lý Anh Tông (1138 - 1145) có công lao to lớn với triều đình, xứng đáng lòng tin cậy của nhân dân chống quân Tống xâm lược nước ta khi làm thủ lĩnh phủ Phú Lương (một phủ lớn trong đó có châu Quảng Uyên - Cao Bằng). Chùa Đà Quận là một tổng thể khu di tích có giá trị về mặt lịch sử, về văn hóa. Tiếng chuông chùa, lễ hội chùa đã ăn sâu vào tiềm thức tâm linh của mỗi người.

Nói chung ở Cao Bằng Phật giáo đã quyện lẫn vào tín ngưỡng dân gian, đa số chùa không có sư cai quản, chùa không chỉ thờ phật mà có cả thờ thần, thờ thành hoàng, thờ nhân vật lịch sử, thờ thổ công. Điều này chứng tỏ ở Cao Bằng phật giáo không mạnh mẽ, rò nét mà mang tính chất tín ngưỡng dân gian, gắn với tín ngưỡng dân gian nhiều hơn với tôn giáo.

Đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng còn bảo lưu được nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có các hiện tượng tín ngưỡng dân gian đặc trưng. Về nhân sinh quan, thế giới quan, bà con các dân tộc Cao Bằng đều quan niệm con người là do một vị chúa tể thiêng liêng tối cao tạo ra.

Chức sắc: Trong Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh có 28 thành viên, có 13 chức sắc, 28 chức việc. Mặc dù đã có tổ chức Phật giáo trên địa bàn tỉnh, nhưng các vị chức sắc tham gia Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đều là người ngoài tỉnh, chỉ tham gia kiêm nhiệm tại tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là Trưởng ban và Phó Trưởng ban nên việc điều hành hoạt động của Ban Trị sự Phật giáo tinhr chủ yếu là từ xa; hai chức sắc được giao trụ trì tại hai chùa cũng không thường xuyên trực tiếp đảm nhận mà giao lại cho nhà sư khác hướng dẫn sinh hoạt phật giáo tại chùa. Do đó, hoạt động của Ban Trị sự Phật giáo nhiều khi bị gián đoạn, một số công tác Phật sự không được triển khai đến các thành viên của Ban Trị sự.

Phật tử: Tính đến nay (thời điểm 30/12/2020) trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 800 phật tử, tập trung chủ yếu ở thành phố Cao Bằng và một số ở huyện Trùng Khánh, Hòa An, cụ thể như sau: Từ trước năm 2005, khi chưa có tổ chức phật giáo tại Cao Bằng, chưa có chức sắc hướng dẫn phật pháp, các phật tử phải đi quy y ở các tỉnh khác và thường tập trung thành từng nhóm, tổ tự tổ chức lễ tại điện thờ gia đình, sinh hoạt phân tán nhỏ lẻ. Từ khi Ban Đại diện Phật giáo (nay là Ban Trị sự Phật giáo) được thành lập, có nhà sư hướng dẫn sinh hoạt phật pháp nên các phật tử tập trung đến chùa nhiều hơn. Hàng năm vào dịp Lễ Phật đản, các chức sắc đều tổ chức những khóa

quy y cho phật tử trên địa bàn tỉnh nên số phật tử ngày càng tăng và có độ tuổi của phật tử cũng trẻ hơn những năm trước.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Về hoạt động của Phật giáo: Trong những năm vừa qua, Phật giáo Cao Bằng đã tổ chức kiện toàn Ban Trị sự GHPGVN tỉnh theo Hiến chương và quy chế hoạt động của Trung ương GHPGVN; họp định kỳ hàng tháng tại văn phòng Ban Trị sự nhằm cập nhật tình hình sinh hoạt Phật sự của Tăng Ni trong tỉnh đồng thời triển khai các văn kiện Phật giáo do Trung ương chỉ đạo cũng như phổ biến các thông tin hướng dẫn của chính quyền. Hàng năm vào mùa An cư Kiết hạ Ban Trị sự tổ chức cho tăng ni kiết giới bố tát vào ngày 15 và 30 âm lịch hàng tháng. Công tác từ thiện xã hội là một trong những hoạt động nổi bật có những đóng góp tích cực cụ thể góp phần an sinh xã hội với tinh thần từ bi của đạo Phật, cũng như tinh thần "uống nước nhớ nguồn", "lá lành đùm lá rách" của đạo lý dân tộc Việt Nam, nhằm chia sẻ những nổi khổ trong cuộc sống; nhân dịp các ngày lễ như: Tết Nguyên đán, lễ Phật đản, lễ Vu lan...Ban Trị sự tỉnh vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh giúp các đồng bào nghèo, người già neo đơn, trẻ em khuyết tật... những phần quà có giá trị về vật chất lẫn tinh thần với tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng.


Thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay - 5

Nhìn chung các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hoạt động ổn định, sinh hoạt tôn giáo đi vào nền nếp theo Hiến chương, Đạo quy của Giáo hội và quy định của Nhà nước. Đồng bào các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần phát triển kinh tế, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Việc củng cố tổ chức, đào tạo tu sỹ, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành, phát triển tín đồ, hoạt động từ thiện nhân đạo, sửa chữa, xây dựng nâng cấp cơ sở thờ tự, sinh hoạt ngoài chương trình đăng ký hàng năm và các nhu cầu sinh hoạt thuần tuý tôn giáo, chính đáng đều được chính quyền các cấp tạo điều kiện cho thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Các chính sách kinh tế- xã hội và chính sách tôn giáo của Đảng,

Nhà nước ngày đi vào cuộc sống của nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo; đa số chức sắc, tín đồ các tôn giáo phấn khởi trước sự đổi mới, phát triển của đất nước và của tỉnh, chân tu theo đạo pháp, làm tròn nghĩa vụ công dân, đoàn kết cộng đồng dân cư, sống tốt đời đẹp đạo và đồng thuận vì độc lập dân tộc, tích cực góp phần vào mục tiêu chung vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Trong chương 1, tác giả đã phân tích những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta hiện nay. Cụ thể, tác giả đã làm rò một số nội dung sau: Tác giả đã đưa ra các khái niệm liên quan như: Chính sách, chính sách công, chính sách tôn giáo, thực hiện chính sách tôn giáo. Trong chương này tác giả trình bày khái quát về tôn giáo và công tác tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng hiện nay. Các tôn giáo được công nhận về mặt tổ chức ở Cao Bằng hiện nay gồm có Phật giáo, Công giáo. Trong số này, Tin lành là tôn giáo có số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc lớn nhất. Bên cạnh đó hoạt động của các tôn giáo, tổ chức tôn giáo ở Cao Bằng cơ bản ổn định, về cơ bản tuân thủ chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo. Bằng việc nghiên cứu các vấn đề lý luận chung tại Chương 1 đã xây dựng được cơ sở khoa học cho việc phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo ở Chương 2 và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo trong Chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH CAO BẰNG HIỆN NAY

2.1. Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Cao Bằng hiện nay

2.1.1. Thực trạng việc ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn tỉnh

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng tập trung chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo bằng các văn bản hành chính dựa trên cơ sở Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 22/2005/NĐ-CP; Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/12/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Thông tư số 01/2013/TT- BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đặc biệt là triển khai Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Trong thời gian qua, Cao Bằng đã ban hành một số văn bản tiêu biểu nhằm thực hiện chính sách tôn giáo như sau:

1/Kế hoạch số 1516/KH-UBND ngày 23/5/2017 của UBND tỉnh Cao Bằng về triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

2/Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 09/8/2016 về công tác đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020;

3/Kế hoạch số 2984/KH- UBND ngày 15/9/2017 về bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo giai đoạn 2017-2020;

4/Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 08/3/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng.

5/Công văn số 83/UBND-NC ngày 02/4/2018 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc hướng dẫn thực hiện Kế hoạch số 54/KH-BNV ngày 05/5/2016 của Ban Tôn giáo Chính phủ về công tác đối với đạo Tin lành giai đoạn 2016 - 2020.

Các văn bản chỉ đạo liên quan đến tôn giáo, được quán triệt trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, tạo sự chuyển biến nhận thức trong cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp về công tác tôn giáo trong tình hình mới, góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng đối với công tác tôn giáo nói chung, công tác QLNN về tôn giáo nói riêng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và khả thi cao.

Nhằm phát huy và thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp, Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh, chủ động đề xuất, xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn, trích dẫn quy định chi tiết nhằm thực hiện tốt văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, chỉ đạo Ban Tôn giáo, Phòng Nội vụ tiếp nhận và phối hợp giải quyết các nhu cầu của tôn giáo theo quy định.

Nhận thức của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân và chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo trong tỉnh có sự chuyển biến tích cực. Ý thức trách nhiệm các cấp, các ngành đối với công tác tôn giáo được đề cao; đã chủ động đề ra những giải pháp đầu tư phát triển kinh tế- xã hội có hiệu quả, giúp cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo; tình hình an ninh chính trị trên lĩnh vực tôn giáo được giữ vững và ổn định; đồng bào tôn giáo tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hăng hái tham gia các phong trào thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.1.2. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Tại tỉnh Cao Bằng, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ và kịp thời.

Các cấp uỷ đảng, chính quyền Tỉnh xác định công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ quan trọng. Thời gian qua, Tỉnh đã tổ chức mở nhiều lớp phổ biến, quán triệt tuyên truyền chủ trương, chính sách, các nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo cho cán bộ, công chức, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo. Qua đó, giúp cho cán bộ, công chức, chức sắc, chức việc tôn giáo hiểu rò quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động tôn giáo cần tuân thủ các quy định của pháp luật.

Trong thời gian qua, việc quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật, Nghị quyết, Nghị định được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau như: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các buổi báo cáo chuyên đề, lồng ghép các buổi sinh hoạt tôn giáo, ngày lễ của tôn giáo (lễ Phật đản, lễ Vu lan, lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh, Khóa An cư Kiết hạ, lớp bồi dưỡng, bồi linh của đạo Tin lành) góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của cấp ủy Đảng, chính quyền Mặt trận, đoàn thể và các ngành liên quan; tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đội ngũ chức sắc, tín đồ các tôn giáo; việc giải quyết nhu cầu tôn giáo được kịp thời, tình hình an ninh chính trị trên lĩnh vực tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được ổn định. Tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia hoạt động xã hội, đồng bào các tôn giáo yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, gần gũi hơn với chính quyền, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tại cấp Tỉnh đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo cho hơn 350 lượt cán bộ chủ chốt của tỉnh tham dự; các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể tỉnh đã tổ chức 12 hội nghị quán triệt Pháp

lệnh, Nghị định của Chính phủ, Chương trình hành động của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh cho cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên với 500 người. Hàng năm, hướng dẫn các huyện có kế hoạch tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách tôn giáo nhằm đảm bảo về mặt nhận thức và kỹ năng, nghiệp vụ quản lý tôn giáo và kỹ năng vận động đồng bào theo đạo nâng cao ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về tôn giáo, không để kẻ xấu lợi dụng lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật. Phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức 05 lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN về tôn giáo cho hơn 320 lượt cán bộ ở tỉnh, huyện, thành phố.

Hàng năm, hướng dẫn các huyện có kế hoạch tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách tôn giáo nhằm đảm bảo về mặt nhận thức và kỹ năng, nghiệp vụ quản lý tôn giáo và kỹ năng vận động đồng bào theo đạo nâng cao ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về tôn giáo, không để kẻ xấu lợi dụng lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật.

Tại cấp huyện, hàng năm đều tổ chức quán triệt Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định của Chính phủ, Chương trình hành động của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh đến chi, đảng bộ xã, phường, thị trấn và cán bộ, đảng viên cơ sở; tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước về tôn giáo cho hơn 750 cán bộ cấp cơ sở.

2.1.3. Thực trạng công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong tham mưu, giải quyết các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo

Thực hiện quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta về công tác tôn giáo, trong những năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh, các địa phương có đồng bào theo đạo trên địa bàn tỉnh đã tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo công tác Tôn giáo tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội, để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh quản lý tốt các hoạt động tôn giáo trên địa bàn nhằm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của đồng bào có đạo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022