Tổng Hợp Những Điểm Mạnh Và Hạn Chế Của Các Bên Liên Quan Trong Các Hoạt Động Phát Triển Dlcđ Bền Vững Tại Các Điểm Nghiên Cứu


nghệ vào quản lý, bị động trong quản lý, chỉ một số hộ dân biết cách truyền thông, quảng bá (thông qua người thân) hoặc biết cách liên kết với các công ty lữ hành để có nguồn khách tương đối đều đặn. Do vậy, lượng khách đến với Nậm Đăm thường không ổn định, nguồn thu từ hoạt động du lịch đối với nhóm các hộ này chưa được cao như các địa phương khác.

Bảng 4.8: Tổng hợp những điểm mạnh và hạn chế của các bên liên quan trong các hoạt động phát triển DLCĐ bền vững tại các điểm nghiên cứu



Bản Lác

Mai Hịch

Tả Van

Nậm Đăm

Mức

độ BV

3,14

3,92

3,37

3,86


Điểm mạnh:

Điểm mạnh:

Điểm mạnh:

Điểm mạnh:


- Cộng đồng địa

- NGOs (giai đoạn

- Có sự tham gia của

- Chính quyền địa


phương đóng vai trò

đầu) và doanh

doanh nghiệp địa

phương đóng vai trò


chủ đạo trong quá

nghiệp đóng vai trò

phương và người

chủ đạo thông qua


trình sáng tạo giá trị.

chủ đạo trong quá

dân địa phương

việc ban hành Nghị



trình sáng tạo giá trị.

trong phát triển

quyết chuyên đề phát


Sáng tạo giá trị

Hạn chế:

- Mức độ tham gia của chính quyền địa phương với sự hỗ trợ của NGOs còn

rất hạn chế.

- Có sự hợp tác của người dân địa phương trong quá trình tiếp nhận hoạt động du lịch.

Hạn chế:

du lịch.


Hạn chế:

- Mức độ tham gia của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ

triển du lịch (NQ 35/2016/NQ-

HĐND), định hướng và triển khai phát triển 3 mô hình du lịch. Hạn chế:


- Hộ dân tổ chức các hoạt động du lịch còn mang tính tự phát, thiếu

chuyên nghiệp.

- Mức độ tham gia của chính quyền địa phương trong quá trình phát triển du lịch chưa có nhiều

của NGOs còn tương đối hạn chế.

- Thiếu sự đóng góp của doanh nghiệp du lịch trong việc sáng tạo, khởi xướng các sản phẩm du lịch mới.



nổi bật.




Điểm mạnh:

Điểm mạnh:

Điểm mạnh:

Điểm mạnh:


- Chính quyền thu

- Phần lớn lợi ích

- Chính quyền thu

- Phân bổ lợi ích theo


được thuế, phí lệ từ

thu được từ hoạt

được thuế, phí lệ phí

quy ước: 75% lợi

Chia sẻ giá trị

hộ gia đình và cá nhân tham gia hoạt động du lịch.

- Người dân thu

động du lịch cộng đồng dành cho người dân địa

phương và chính

của các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân tham gia

hoạt động du lịch.

nhuận thuộc về hộ gia đình hoặc cá nhân phục vụ khách,

25% lợi nhuận còn


được lợi nhuận từ

quyền sở tại.


lại sẽ được phân bổ


hoạt động du lịch.

- Doanh nghiệp


cho Quỹ phát triển cộng



hưởng lợi chủ yếu từ



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch cộng đồng bền vững từ góc nhìn lý thuyết các bên liên quan – Nghiên cứu điển hình ở khu vực Tây Bắc Việt Nam - 17



Bản Lác

Mai Hịch

Tả Van

Nậm Đăm


Hạn chế:

hoạt động tư vấn

Hạn chế:

đồng và Ban quản lý du

- Thiếu sự đóng

cho các điểm đến và

- Phát triển du lịch

lịch cộng đồng.

góp, vai trò của các

chiến lược phát triển

xuất phát từ mục

Hạn chế:

bên trong việc chia sẻ lợi ích nên những

người dân không

du lịch cho các điểm du lịch cộng đồng trên cả nước.

tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp

hoạt động không

- Việc làm của người dân không ổn định và mang tính

làm du lịch được

Hạn chế:

hướng tới mục tiêu

thời vụ. Thiếu kỹ

hưởng lợi từ du lịch

- Chất lượng lao

bền vững.

năng và nghiệp vụ

còn rất hạn chế.

động địa phương

- Cộng đồng địa

về du lịch.


chưa cao, không

phương hưởng lợi từ



đồng đều.

du lịch còn hạn chế.



Điểm mạnh:

Điểm mạnh:

Điểm mạnh:

Điểm mạnh:


- Chính quyền địa

- Doanh nghiệp hỗ

- Chính quyền địa

- 100% hộ dân duy


phương cùng xây

trợ công tác tuyên

phương tích cực giữ

trì mái nhà trình


dựng quy chế dân

truyền giữ gìn văn

gìn việc tuân thủ quy

tường, lớp ngói âm


chủ cho mỗi xã, góp

hóa địa phương.

định di sản văn hoá

dương.


ý nội dung hương

- CQĐP thiết lập,

ruộng bậc thang.

- Các nét văn hoá


ước đảm bảo sự

cùng xây dựng quy

- Cùng xây dựng

đặc trưng của người


bình đẳng trong

chế dân chủ cho mỗi

quy chế dân chủ cho

Dao được gìn giữ


cộng đồng.

xã, góp ý nội dung

mỗi xã đảm bảo sự

nguyên bản.


Bảo tồn nguồn gốc giá trị


Hạn chế:

- Chính quyền địa phương chưa làm tốt công tác xử lý chất thải còn thô sơ (đốt,

hương ước đảm bảo sự bình đẳng trong cộng đồng.


Hạn chế:

- CQĐP chưa làm

bình đẳng trong cộng đồng.


Hạn chế:

- Chính quyền địa phương chưa làm tốt


Hạn chế:

- Chính quyền địa phương chưa làm tốt công tác xử lý chất thải còn thô sơ (đốt,


chôn, lấp).

tốt công tác xử lý

công tác bảo vệ di

chôn, lấp).


- Chưa làm tốt các

chất thải còn thô sơ

sản ruộng bậc thang.

- Chưa có quy


hoạt động bảo tồn

(đốt, chôn, lấp).

- Công tác xử lý

hoạch nơi xử lý và


văn hóa nguyên bản.

- Một số hộ dân thay

chất thải còn thô sơ

hình thức xử lý



đổi kết cấu nhà sàn,

(đốt, chôn, lấp).

chất thải.



mai một chữ viết

- Còn tồn tại việc hộ




Thái và thói quen ăn

dân đeo bám khách du




mặc của người dân tộc

lịch, bán hàng rong;





truyền đạo trái phép.


Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát thực địa của tác giả


Tiểu kết chương 4


Từ kết quả phân tích chi tiết về quá trình phát triển du lịch tại các tình huống nghiên cứu, chương 4 đã chỉ ra vai trò quan trọng của các bên liên quan, đặc biệt đối với các hoạt động sáng tạo giá trị, chia sẻ giá trị và bảo tồn nguồn gốc giá trị. Trong đó, sự tham gia của chính quyền địa phương, doanh nghiệp, NGOs, người dân địa phương và sự phối kết hợp chặt chẽ của các bên này sẽ tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Nếu thiếu đi vai trò quản lý của chính quyền địa phương, vai trò kiến tạo sản phẩm du lịch mới của doanh nghiệp, sự hợp tác hỗ trợ ban đầu của NGOs và đặc biệt sự tham gia của cộng đồng địa phương thì du lịch cộng đồng sẽ phát triển không đạt được sự bền vững. Nếu thiếu đi vai trò của bất kỳ bên liên quan nào thì quá trình phát triển du lịch cộng đồng không những không có kết quả tích cực mà còn có thể gây tác dụng không tốt tới đời sống người dân bản địa, ảnh hưởng tới phát triển du lịch cộng đồng trong tương lai.


CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT


5.1. Luận bàn kết quả nghiên cứu

5.1.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Áp dụng cách tiếp cận phát triển bền vững trong phát triển du lịch cộng đồng, mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là xác định các bên liên quan và các hoạt động chính được thực hiện hướng tới phát triển du lịch bền vững bao gồm sáng tạo giá trị, chia sẻ giá trị và bảo tồn nguồn gốc giá trị, từ đó đưa ra các đề xuất, khuyến nghị để phát triển và nâng cao tính bền vững tại điểm đến cho mô hình du lịch này.

Luận án đã tiến hành nghiên cứu 4 tình huống về du lịch cộng đồng ở các tỉnh khu vực Tây Bắc, bao gồm Bản Lác và Mai Hịch (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), Tả Van (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) và Nậm Đăm (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) và đưa ra những đánh giá như sau:

Thứ nhất, mô hình du lịch cộng đồng tại Bản Lác, Mai Hịch, Tả Van và Nậm Đăm là những mô hình du lịch cộng đồng có sự phát triển bền vững ở những mức độ khác nhau, được đánh giá dựa trên 3 trụ cột chính là kinh tế - xã hội - môi trường. Cụ thể:

- Về phát triển kinh tế, du lịch cộng đồng đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho địa phương thông qua các hoạt động thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tăng doanh thu và tăng đóng góp vào ngân sách cho địa phương. Du lịch cộng đồng đã mang lại cơ hội để tăng nguồn thu nhập thông qua việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ cho du khách, tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp từ du lịch cho người dân địa phương. Du lịch cộng đồng cũng đã đóng góp vào việc đa dạng hóa nguồn sinh kế tại địa phương và giảm sự phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch từ nông nghiệp sang dịch vụ gắn liền bảo vệ môi trường.

- Về phát triển xã hội, du lịch cộng đồng đã góp phần giải quyết các vấn đề về việc làm và giảm nghèo của người dân địa phương. Du lịch cộng đồng góp phần khích lệ người dân địa phương duy trì các ngành nghề thủ công truyền thống, văn hóa phong tục truyền thống và thói quen sinh hoạt của người dân bản địa.

- Về bảo vệ môi trường, du lịch cộng đồng đã thay đổi thói quen sử dụng chất

đốt và nâng cao ý thức của người dân về công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.


Thứ hai, mô hình du lịch cộng đồng tại Bản Lác, Mai Hịch, Tả Van và Nậm Đăm có mức độ bền vững tiềm năng nhưng chưa đáp ứng tốt tất cả các yếu tố bền vững dựa trên 3 trụ cột chính là kinh tế - xã hội - môi trường. Cụ thể:

- Về phát triển kinh tế, lượng khách quốc tế có xu hướng giảm đáng kể trong khi lượng khách trong nước tăng lên, đặc biệt quá sức chịu tải vật lý vào những ngày lễ tết, cuối tuần, ví dụ như Bản Lác.

- Về phát triển xã hội, những ảnh hưởng từ sự đa dạng của khách du lịch mang lại đã tác động đến đời sống văn hoá - xã hội của địa phương, những tác động này đã làm thay đổi một phần văn hoá bản địa. Tiếng nói và chữ viết của người dân tộc Thái đang dần mai một và có nguy cơ bị mất đi tại Bản Lác và Mai Hịch. Di tích ruộng bậc thang đang có những dấu hiệu bị xâm phạm do việc xây dựng nhà cửa và hạ tầng đi kèm, các dịch vụ kinh doanh phát triển nhanh chóng dẫn đến văn hóa của Tả Van bị thay đổi, tình trạng đeo bám bán hàng rong còn diễn ra thường xuyên.

- Về bảo vệ môi trường, những ảnh hưởng của hoạt động du lịch dẫn đến những thay đổi về không gian và môi trường tự nhiên tại các điểm đến. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch đang tạo nên khối lượng rác thải vô cơ khó phân huỷ, hiện tượng vứt rác bừa ra sông, suối và gây ô nhiễm nguồn nước vẫn còn diễn ra thường xuyên.

Thứ ba, phát triển du lịch cộng đồng để đạt được bền vững thì cần sự cân đối của ba nhóm hoạt động: sáng tạo giá trị, chia sẻ giá trị, và bảo tồn nguồn gốc giá trị. Trong mỗi mảng hoạt động, các bên liên quan có vai trò khác nhau. Khi các bên tham gia với đúng thế mạnh thì du lịch cộng đồng có xu hướng phát triển bền vững. Hay nói cách khác, vai trò hoạt động của các bên liên quan tác động tới mức độ bền vững của điểm đến phụ thuộc vào hiệu quả gắn kết giữa vai trò và lợi ích, trách nhiệm và quyền lợi của các bên. Tại các tình huống cụ thể, sự phân vai của các bên liên quan có khác biệt rõ rệt dẫn đến các điểm đến khác nhau phát triển đạt mức bền vững khác nhau. Cụ thể:

- Mức độ bền vững của điểm đến Mai Hịch được đánh giá là hiệu quả nhất trong các tình huống nghiên cứu. Trong đó, mức độ tham gia của chính quyền địa phương, người dân, NGOs trong quá trình phát triển du lịch tương đối đồng đều; và doanh nghiệp nổi lên là nhân tố chủ đạo trong toàn bộ quá trình phát triển. Các hoạt động thiết thực của doanh nghiệp xã hội CBT Travel đã mang đến sự thành công của phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với giảm nghèo tại địa phương, điều phối hài hoà các hoạt động của các bên liên quan định hướng phát triển bền vững.

- Mức độ bền vững của điểm đến Bản Lác được đánh giá là kém hiệu quả nhất, trong đó, mức độ tham gia của chính quyền địa phương và NGOs rất hạn chế, doanh


nghiệp hoàn toàn đứng ngoài quá trình phát triển du lịch; và cộng đồng địa phương nổi lên là nhân tố chủ đạo trong toàn bộ quá trình phát triển. Người dân địa phương tự phát triển và thực hiện các hoạt động du lịch theo hình thức “tự làm, tự ăn và tự chịu trách nhiệm”. Du lịch tại đây phát triển mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp, thiếu tính khoa học, do vậy, tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu được người dân tập trung nhắm tới thay cho mục tiêu phát triển bền vững.

- Mức độ bền vững của điểm đến ở Tả Van được đánh giá là tương đối hiệu quả. Trong đó, mức độ tham gia của chính quyền địa phương, người dân với sự hỗ trợ của NGOs còn tương đối hạn chế. Du lịch Tả Van phát triển mạnh mẽ là do tư duy kinh tế và mục tiêu lợi nhuận từ du lịch của các doanh nghiệp, của các chủ hộ kinh doanh cá thể từ bên ngoài đến, họ hoạt động không hướng tới mục tiêu phát triển bền vững mà vì mục tiêu lợi nhuận của bản thân.

- Mức độ bền vững của điểm đến ở Nậm Đăm cũng được đánh giá là tương đối hiệu quả. Trong đó, mức độ tham gia của NGOs trong quá trình phát triển du lịch chưa có thực sự nổi trội, doanh nghiệp đứng ngoài hoàn toàn, còn chính quyền địa phương nổi lên là nhân tố chủ đạo trong toàn bộ quá trình phát triển. Du lịch Nậm Đăm phát triển mạnh mẽ là do nhận thức và khả năng tiếp nhận du lịch của người dân dựa trên định hướng và hỗ trợ hiệu quả của chính quyền địa phương.

Như vậy, phát triển du lịch cộng đồng để đạt được sự bền vững là cần có sự phối hợp hiệu quả giữa các bên liên quan, bao gồm chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và sự hỗ trợ từ các NGOs. Những hoạt động mang tính cốt lõi của các bên liên quan trong sáng tạo giá trị, chia sẻ giá trị và bảo tồn tài nguyên của giá trị được thể hiện như sau:

Bảng 5.1: Tổng hợp những hoạt động chính của các bên liên quan trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng bền vững


Sáng tạo giá trị

Chia sẻ giá trị

Bảo tồn tài nguyên giá trị


- Đóng vai trò chủ đạo

- Thiết lập cơ chế phân lợi

- Tạo hành lang pháp lý


trong việc xây dựng chiến

ích công bằng dựa trên cơ

mang tính bắt buộc, gắn


lược, quy hoạch, chính

sở là lợi ích cộng đồng.

trách nhiệm bảo tồn tài

Chính quyền

địa phương

sách trọng tâm vào phát triển du lịch cộng đồng sát với điều kiện đặc thù


nguyên văn hóa và thiên nhiên với lợi ích tham

gia hoạt động du lịch


của địa phương.


- Thực hiện việc quảng bá


- Đầu tư xây dựng cơ sở


hình ảnh du lịch cộng đồng


hạ tầng, đặc biệt là giao





Sáng tạo giá trị

Chia sẻ giá trị

Bảo tồn tài nguyên giá trị


thông đi lại, điện sáng, nước sạch.

- Phối hợp với các bên trong việc tổ chức tập huấn các kỹ năng về phát triển du lịch bền vững đối với người dân tham gia làm du lịch.


của địa phương trên các phương tiện thông tin TT.

- Xử lý chất thải và đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển hoạt động du lịch.

- Đảm bảo các hoạt động an ninh khu vực và tệ nạn xã hội


- Chủ động đề xuất ý

- Nộp các khoản thuế phí

- Tuân thủ các quy định về


tưởng xây dựng và tái tạo

theo quy định của chính

phát triển du lịch gắn với


sản phẩm du lịch.

quyền địa phương.

bảo tồn văn hóa bản địa.


- Thiết lập mạng lưới phát

- Chia sẻ lợi ích từ du lịch

- Tuân thủ các quy định về


triển du lịch cộng đồng

theo cam kết với các bên

bảo vệ môi trường của


trên diện rộng tại địa

tham gia dưới sự giám sát

chính quyền địa phương.

Doanh

phương và các vùng lân

của chính quyền địa phương.

- Tuân thủ các quy định về

nghiệp

cận.

- Sử dụng lao động địa

an ninh khu vực và tệ nạn



phương trong các hoạt

xã hội của chính quyền địa



động phát triển du lịch.

phương.



- Tham gia các hoạt động




mang tính đóng góp cho




chính quyền và người dân,




bao gồm tiền và hiện vật



- Tiếp nhận và tham gia

- Thiết lập mạng lưới các

- Tuân thủ các quy định về


chuỗi cung ứng dịch vụ

bên liên quan.

phát triển du lịch gắn với


du lịch.

- Sẵn sàng chia sẻ kinh

bảo tồn văn hóa bản địa.

Cộng đồng địa phương

- Học tập, tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm phục

vụ khách du lịch.

nghiệm và lợi ích từ du lịch với các hộ gia đình tham

gia hoạt động du lịch.

- Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của

chính quyền địa phương.




- Tuân thủ các quy định về an




ninh khu vực và tệ nạn xã hội




của chính quyền địa phương.


- Kết nối, kích hoạt các

- Hỗ trợ kỹ thuật về thiết

- Hỗ trợ kinh phí về bảo vệ


hoạt động du lịch ban đầu.

lập cơ chế phân bổ lợi ích

môi trường và bảo tồn văn

NGOs

- Hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình xây dựng và tái

của các bên liên quan.

- Khuyến khích người dân

hóa bản địa trong phát triển du lịch.


tạo sản phẩm du lịch.

làm du lịch.



- Hỗ trợ tài chính đầu tư




cơ sở hạ tầng.




5.1.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Dựa trên các khía cạnh phát triển du lịch bền vững và sự tham gia của các bên liên quan, nghiên cứu đã đánh giá được mức độ bền vững của các điểm đến du lịch cộng đồng điển hình ở khu vực Tây Bắc. Kết quả thu được đã giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Cụ thể như sau:

Nghiên cứu đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi thứ nhất, cách thức đạt sự bền vững dựa trên 3 khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường tại điểm đến và các hoạt động chính được thực hiện trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững.

Nghiên cứu chỉ ra rằng các hoạt động chính thực hiện trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững bao gồm: sáng tạo giá trị, chia sẻ giá trị và bảo tồn nguồn gốc giá trị. Các hoạt động này có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trong quá trình đạt sự bền vững trên 3 khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường tại điểm đến.

Kết quả nghiên cứu này tương đồng với một số các nghiên cứu trước đây khi đề cập đến các hoạt động của phát triển du lịch bền vững. Đối với hoạt động sáng tạo giá trị trong hoạt động du lịch, các nghiên cứu có đề cập đến những biểu hiện như xây dựng sản phẩm mới và cải tạo sản phẩm cũ có giá trị gia tăng (Timmer và Juma, 2005; Schumpeter, 1934), thu hút được khách du lịch và tăng mức chi tiêu của du khách tại điểm đến (Kelly và Moles, 2000; Ying và Zhou, 2007). Tuy nhiên, các nghiên cứu về hoạt động sáng tạo giá trị sản phẩm và dịch vụ trong du lịch mới chỉ hướng đến việc tăng mức chi tiêu của du khách tại điểm đến (Ceron và Dubois, 2003); trong khi nghiên cứu này còn hướng đến việc sáng tạo giá trị trong du lịch nhằm tạo sức hấp dẫn của điểm đến và tạo giá trị kinh tế góp phần phát triển cộng đồng.

Đối với hoạt động chia sẻ giá trị trong hoạt động du lịch, tác giả đồng quan điểm với các nghiên cứu trước ở quan điểm về chia sẻ giá trị trong phát triển du lịch được biểu hiện qua các hoạt động phân chia trách nhiệm và phân bổ nguồn lợi ích nhận được của các bên có liên quan (George và Henthorne, 2007; Briedenhann và Wickens, 2004). Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung vào việc phân chia doanh thu và lợi nhuận, chia sẻ lợi ích cho các bên có liên quan tham gia vào hoạt động du lịch (Ayala-carcedo và González-Barros, 2005; Arthur và Mensah, 2006; Byrd và Gustke, 2007; Byrd, 2007); trong khi nghiên cứu này hướng đến việc chia sẻ giá trị để đảm bảo lợi ích cho cộng đồng địa phương trên cơ sở tối ưu hoá nguồn lực thông qua tái phân bổ và tái sử dụng năng lực sản phẩm và dịch vụ du lịch.

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí