Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn - 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

CPTPP

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ

xuyên Thái Bình Dương

2

EU

Liên minh Châu Âu

3

NXB

Nhà xuất bản

4

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

5

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa

Liên Hiệp Quốc

6

VHDN

Văn hóa doanh nghiệp

7

VHKD

Văn hóa kinh doanh

8

VHTC

Văn hóa tổ chức

9

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn - 2


DANH MỤC BẢNG


STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 2.1

Câu hỏi được sử dụng để khảo sát về văn

hóa tổ chức tại Khu DL-DT đền Sóc Sơn

48

2

Bảng 3.1

Bảng mô tả mẫu

67

3

Bảng 3.2

Đánh giá về thực thể hữu hình của cán bộ,

công nhân viên tại Khu DL-DT đền Sóc Sơn

68

4

Bảng 3.3

Đánh giá về niềm tin và các giá trị tuyên bố

tại khu DL-DT đền Sóc Sơn

69

5

Bảng 3.4

Đánh giá về các ngầm định nền tảng tại khu

DL-DT đền Sóc Sơn

69

6

Bảng 3.5

Đánh giá chung về văn hóa kinh doanh tại

khu DL-DT đền Sóc Sơn

74


DANH MỤC HÌNH


STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Mô hình ba cấp độ VHTC

25

2

Hình 2.1

Quy trình nghiên cứu

41

3

Hình 2.2

Quy trình điều tra bảng hỏi

44

4

Hình 3.1

Sơ đồ bộ máy tổ chức

54

5

Hình 3.2

Logo của khu di tích đền Sóc Sơn

5857



1. Tính cấp thiết của đề tài‌

PHẦN MỞ ĐẦU

Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường từ năm 1986 và đang hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, từ sau năm 1993 sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với trên 185 nước và vùng lãnh thổ, quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, tham gia với hầu hết các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế, có quan hệ thương mại song phương, đa phương với nhiều khu vực, tổ chức lớn trên thế giới như gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007, CPTPP năm 2017, là đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, EU, Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Á – Thái Bình Dương... Sự hội nhập sâu rộng đem lại nhiều cơ hội cũng như lắm thách thức cam go trong môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hơn với các đối thủ lớn trên toàn cầu.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, để tạo được lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp và địa phương nước ta cần khẳng định được vị thế trên thương trường bằng sản phẩm chất lượng tốt, có sự khác biệt, có bản sắc, điểm nhấn nổi bật để thu hút, phục vụ khách hàng. Trong khi các nguồn lực hữu hình có hạn thì việc có được bản sắc riêng và khai thác các nguồn lực vô hình như văn hóa của doanh nghiệp, của cộng đồng địa phương, của dân tộc… sẽ trở thành một nhiệm vụ quan trọng. Để khẳng định vị thế, mỗi doanh nghiệp hay tổ chức tham gia kinh doanh cần xây dựng cho mình một nền tảng văn hóa kinh doanh riêng. Văn hóa kinh doanh (VHKD) được coi là yếu tố quan trọng tạo nên hình ảnh, thương hiệu và các giá trị thành công của mỗi đơn vị, địa phương trong môi trường kinh doanh đa quốc gia, đa văn hóa.


Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên kết mạnh mẽ và mang định hướng rõ nét trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay. Mục tiêu của du khách khi đến những địa điểm, vùng đất mới để được khám phá, tìm hiểu, thụ hưởng các giá trị khác biệt, đặc trưng cả về vật chất và tinh thần. Việc phát huy các giá trị vật thể (cảnh quan, thiên nhiên, môi trường...) hay phi vật thể (phong tục, tập quán, lễ hội, nghệ thuật...) trở thành tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc hấp dẫn du khách. Trong đó, các giá trị văn hóa bản địa có vai trò đặc biệt, bao gồm những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại được xây dựng và đưa vào phục vụ đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội, là thành tố không thể thiếu trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, khác biệt mang dấu ấn của quốc gia, vùng miền, địa phương. Các giá trị văn hóa càng phong phú độc đáo thì sản phẩm du lịch càng có tính hấp dẫn cao. Bên cạnh đó, chất lượng của sản phẩm du lịch văn hóa không chỉ phụ thuộc vào sự độc đáo của các giá trị văn hóa vật thể hay phi vật thể được chứa đựng trong đó, mà còn phụ thuộc vào cách thức tổ chức quản lý, chất lượng và số lượng dịch vụ, phẩm chất và năng lực của đội ngũ những người phục vụ… hay còn gọi là văn hóa kinh doanh du lịch của từng địa phương, doanh nghiệp.. Xu thế chung của hoạt động kinh doanh du lịch ở Việt Nam trong việc khai thác các giá trị văn hóa là một đòi hỏi cơ bản và lâu dài cùng với sự phát triển của du lịch, kinh tế - xã hội nước ta. Điều đó có nghĩa là sự phát triển các loại hình du lịch văn hóa, xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa cũng như thiết lập các chuẩn mực văn hóa trong kinh doanh và quản lí địa điểm và sản phẩm du lịch cần được thực hiện trong mối quan hệ gắn bó với sự phát triển chung của toàn ngành cũng như đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn thuộc quần thể du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần Sóc Sơn, trong thung lũng Vệ Linh có rừng thông khép tán trên dãy


núi Sóc, dưới là các hồ nước Đồng Sóc, Đồng Đẽn, Đồng Quan..., tạo nên khung cảnh thiên nhiên hữu tình, có khí hậu trong lành hấp dẫn du khách. Trong đó, hạt nhân là khu di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc có Lễ hội Gióng - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nằm trong quần thể khu du lịch Sóc Sơn còn có là Học viện Phật giáo, Sân golf Legend Hill và Khu vui chơi giải trí Sóc Sơn thuộc tập đoàn BRG - Tập đoàn giải trí, du lịch, khách sạn hàng đầu Việt Nam,... Gần bên có các điểm du lịch như đỉnh Hàm Lợn - Mái nhà Thủ đô, sân golf Hà Nội, Phủ Thành Chương, các khu du lịch cuối tuần Phú Lâm Viên, Rừng thông xanh, … Cách sân bay Nội Bài 10 phút chạy xe, thuận tiện về giao thông kết nối với trung tâm thành phố Hà Nội, là cửa ngõ giao thông các tỉnh phía Bắc là những điểm lý tưởng thuận lợi phát triển du lịch. Với lượng khách ổn định hàng năm ~ 500 nghìn lượt và lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, sản phẩm du lịch đa dạng, được quản lý bởi Trung tâm quản lý khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn là đơn vị sự nghiệp công lập có thu đang làm tốt công tác quản lý và phát huy các giá trị di tích, di sản để phát triển du lịch địa phương.

Có ý kiến cho rằng, khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn đạt được những thành quả như vậy bởi các giá trị sẵn có về tâm linh, về cảnh quan thiên nhiên hay do xu thế chung của sự đầu tư phát triển của các ngành kinh tế, trong đó chú trọng phát triển du lịch của Thủ đô Hà Nội. Đây là một nhận định có phần đúng nhưng chưa đầy đủ. Bởi lẽ, các giá trị có sẵn chỉ là điều kiện cần để thu hút du khách, còn việc xây dựng các sản phẩm du lịch, nâng cao giá trị sản phẩm du lịch, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao và thị hiếu thường xuyên thay đổi của du khách ... từ đó tạo ra các giá trị gia tăng, nâng cao lợi nhuận thì đòi hỏi nhiều công sức, trí tuệ để khai thác và phát huy nguồn lực đó. Việc đổi mới, sáng tạo, xây dựng các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, có bản sắc, dấu


ấn riêng luôn là thách thức, là câu hỏi mà mỗi đơn vị, doanh nghiệp du lịch thường xuyên phải trả lời. Trong đó, VHKD là một phần quan trọng trong việc quản trị, phát triển các sản phẩm du lịch cũng như xây dựng các giá trị thành công của mỗi đơn vị.

Chính vì vậy mà tác giả đã chọn đề tài “Văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ.

2. Câu hỏi nghiên cứu

1- Đặc trưng Văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn hiện nay là gì?

2- Làm thế nào để xây dựng và quản trị Văn hóa doanh nghiệp phù hợp với chiến lược phát triển của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn?

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục đích nghiên cứu:

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện Văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.

b) Nhiệm vụ nghiên cứu:

Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận về Văn hoá kinh doanh và Văn hóa tổ chức/Văn hóa doanh nghiệp có thể áp dụng vào công tác quản trị của một tổ chức sự nghiệp có thu tại địa phương, cấp huyện - quận ở nước ta.

Hai là, phân tích thực trạng Văn hóa kinh doanh và Văn hóa tổ chức của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, TP. Hà Nội; từ đó đưa ra các thành công, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế.

Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện Văn hóa kinh doanh, Văn hóa tổ chức của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu đề tài:


Là Văn hóa kinh doanh qua phương diện Văn hóa doanh nghiệp - Văn hóa tổ chức của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.

b) Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nội dung: Tập trung vào thực tế VHKD trong phạm vi nghiên cứu VHDN/VHTC của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn và công tác quản trị VHTC, VHKD của đơn vị quản lý nó.

Phạm vi không gian và thời gian: Tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, TP. Hà Nội từ năm 2010 - 2018.

5. Đóng góp của luận văn

- Đóng góp về lý thuyết: Luận văn cung cấp thêm cơ sở lý luận của Văn hóa kinh doanh, Văn hóa tổ chức; phân tích thực trạng Văn hóa tổ chức và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn Văn hóa kinh doanh của Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, Hà Nội.

- Đóng góp về thực tiễn: Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan đến Văn hóa kinh doanh, Văn hóa tổ chức của doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cấp quận - huyện.

- Các giải pháp của Luận văn cũng sẽ giúp cho Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, Hà Nội nhận thức sâu sắc hơn và kiến tạo được những giải pháp mang tính tác động tích cực, hiệu quả thực tế; từ đó giúp đơn vị vận dụng vào công tác quản trị kinh doanh và văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, Hà Nội trong thời gian tới.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận văn được chia thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về Văn hóa kinh doanh và Văn hóa tổ chức

Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023