Một Số Trường Hợp Rủi Ro Khi Sử Dụng Phương Thức L/c Tại Một Số Nhtm Khác

Ngày 04/10/2000, sở giao dịch I điện thông báo cho NH BHF: "Người yêu cầu mở L/C đã từ chối chứng từ do có những khác biệt:

- Hối phiếu:

+ Trị giá hối phiếu viết bằng chữ đã không được nêu ra (phần được in không phải là chữ viết tắt của phần diễn đạt bằng chữ).

+ Tên của người trả tiền khác với L/C.

+ B/L không xác định ngày xếp hàng lên tàu (phần chữ in trước ở mặt phải của B/L không xác định tình huống xếp hàng là B/L đã xếp hàng lên tàu hay nhận để xếp).

Hiện nay chúng tôi đang giữ chứng từ và chờ thêm chỉ dẫn của ngân hàng các ngài".

Nhưng NH BHF không chấp nhận các lỗi từ chối thanh toán nên vẫn yêu cầu SGD I thanh toán.

Ngày 9/10/2000, Sở giao dịch I lại ký điện gửi NH BHF từ chối thanh toán.

Do SGD I không thanh toán, ngày 01/11/2000 Ngân hàng BHF đã trích tài khoản của Agribank 1.451.935,75 USD và phạt 10.162 USD lãi chậm trả.

Về phía tàu DEWAN I, do không giao được hàng, nên đã làm thủ tục Hải quan rời Việt Nam, chở hàng về PAKISTAN bán (sau khi được phép của Toà án PAKISTAN) lấy tiền bù chi phí.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Sau khi bị mất tiền, mất hàng, cả SGD I và Chi nhánh CENTRIMEX đã khiếu kiện đến Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. Ngày 8/11/2001 Toà án nhân dân TP Hà Nội đã ra quyết định số 15/TA tạm đình chỉ vụ án kinh tế vì: "... Qua nghiên cứu tài liệu hồ sơ thấy có dấu hiệu hình sự, về hành vi làm thất thoát 20.329.488.576đ. Cần phải có kết luận của Cơ quan điều tra. Toà án chỉ giải quyết vụ án kinh tế khi không có dấu hiệu tội phạm hình sự".

Ngày 23/05/2002 cơ quan Điều tra Bộ Công An đã khởi tố vụ án hình sự, và khởi tố ba bị can:

Các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thanh toán bằng thư tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 10

1- Ông Hoàng Đình Dung- Giám đốc chi nhánh CENTRIMEX. 2- Bà Vũ Thị Trầm - Phó GĐ Sở giao dịch I.

3- Bà Nguyễn Thị Minh- Chuyên viên TTQT- Sở GD I

về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 285 Bộ Luật hình sự năm 1999.

Tuy nhiên cho đến cuối năm 2004 vụ việc vẫn chưa được xét xử, chưa có kết luận cuối cùng do giữa các cơ quan liên quan vẫn chưa thống nhất về những nội dung chính sau:

Thứ nhất: Việc từ chối thanh toán của Sở giao dịch I có đúng hay không?

Thứ hai: Việc Tổng Giám đốc NHNo&PTNT ra lệnh cho Sở GD I phải thanh toán có đúng hay không?

Thứ ba: Việc Ngân hàng BHF trích tài khoản của Agribank - kể cả trong trường hợp phải thanh toán có phù hợp với pháp luật quốc tế không và tại sao Agribank không khởi kiện BHF.

Thứ tư: Chủ sở hữu lô hàng là chi nhánh CENTRIMEX hay Sở giao dịch Agribank. Ai phải chịu trách nhiệm về việc để mất hàng.

Nghiên cứu luật, quy định và thực tiễn TTQT, chúng ta có thể nhận xét các vấn đề liên quan như sau:

Vấn đề thứ nhất:

(i) Ngày bốc hàng lên tàu không được chỉ ra trên vận đơn:

Điều 25 a (iv) UCP 500 đã chỉ rõ: việc bốc hàng hay xếp hàng lên trên một con tàu đích danh có thể ghi rõ bằng chữ in sẵn trên vận đơn là hàng hóa đã được bốc lên hay xếp trên con tàu đích danh, trong trường hợp này, ngày phát hành vận đơn được xem là bốc hàng lên tàu hay ngày giao hàng.

(ii) Số tiền bằng chữ trên hối phiếu không đúng:

Giá mua đối với hàng hóa đã được bán theo qui định của thư tín dụng LN/SGDI-/071 là 1.451.935,75 USD và số tiền này được nhắc lại trên hối phiếu bằng chữ như là:

USD một*bốn*năm*một*chín*ba*năm**75/100

Cách viết này hoàn toàn không có gì là bất thường khi được nhắc lại bằng chữ được chỉ ra trên hối phiếu, mặt khác thư tín dụng không qui định bất cứ cách diễn tả số tiền bằng số nào được viết trên hối phiếu.

Thêm vào đó, lập luận "số tiền bằng chữ trên hối phiếu không đúng"... là không có cơ sở được chứng minh bởi Điều 21 UCP. Theo qui định tại điều này, bất cứ chứng từ nào không được qui định trong thư t ín dụng (ngoại trừ các chứng từ vận tải, bảo hiểm và hóa đơn thương mại) đều có thể được chấp nhận.

Trong vấn đề này, có thể đưa sự chú ý của cán bộ tác nghiệp tới một thực tế rằng, theo luật pháp, Luật áp dụng để xác định sự đúng đắn hoặc không đúng đắn của hối phiếu là luật của nơi hối phiếu đó được phát hành. Điều này hoàn toàn tuân thủ theo Luật Hối phiếu Đức có hiệu lực kể từ tháng 1 năm 1934 mà Luật này cũng phù hợp với công ước Geneva về hối phiếu, công ước này có giá trị đối với tất cả thành viên trong liên minh Châu Âu (ngoại trừ nước Anh) và có thể áp dụng cho các nước như Rumania, Syria, Iraq, Haiti, Yugoslavia, The Czech Republic, Tukey, Laos, Tunisia, Cambodia, Afganistan và Ethiopia. Chỉ ngoại trừ Mỹ là có luật khác. Công ước này được áp dụng rộng rãi và thông dụng trên toàn thế giới trong trường hợp hối phiếu ký phát đòi tiền một đối tác khác, luật điều chỉnh hối phiếu đối với người phát hành là chính là luật của nơi người phát hành đang cư trú hay hoạt động tại đó(xem Điều 93 mục 2 của Luật Hối phiếu Đức bản đính kèm số 9). Khi áp dụng Luật Đức thì không có gì nghi ngờ khi Helm chọn một trong các cách có thể viết số tiền bằng chữ. Chắc chắn không có gì không rõ ràng theo qui định của Luật Đức, không có người đọc nào nghi ngờ rằng hối phiếu này không có giá trị pháp lý đối với số tiền 1.451.935,75USD.

(iii) Không có tên của ngân hàng trả tiền trên hối phiếu:

Thứ nhất, thư tín dụng không qui định cụ thể về hình thức của hối phiếu phải được lập. Đặc biệt tín dụng thư không qui định rằng hối phiếu phải chỉ ra rằng chúng được “ký phát với một thư tín dụng số..." do vậy việc “ký phát” ghi chú nằm trong Điều 21 UCP: chúng tôi bắt buộc phải chấp nhận hối phiếu này “như đã xuất trình”.

Thứ hai, không có sự khác nhau giữa tên “ Sở giao dịch NHNo&PTNT I” với “Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam” vì hệ thống các chi nhánh của NHNo&PTNT đều qua một đầu mối SWIFT duy nhất của “Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam”.

Vấn đề thứ hai: các lỗi mà chi nhánh CENTRIMEX nêu ra:

(i) “Dẫn chiếu sai số và ngày ký hợp đồng trên các chứng từ giao hàng"

Lý do dẫn chiếu không đúng số hợp đồng và ngày hợp đồng trên chứng từ vận tải là quá đơn giản để giải thích. Thứ nhất, không có từ ngữ nào trên thư tín dụng yêu cầu rằng số và ngày ký hợp đồng mua bán phải được dẫn chiếu vào chứng từ vận tải, Thứ hai, chứng từ quan trọng nhất là chứng từ vận tải, Vận đơn không đề cập đến số và ngày ký hợp đồng (và thư tín dụng cũng không qui định rằng chứng từ này đòi hỏi phải có những thông tin này). Số hợp đồng được đề cập đến trên hóa đơn thương mại ngày 06/9/2000 của Helm mà cho rằng như “hợp đồng ngoại thương: 611 17120/01”.

(ii) “Điều kiện giao hàng CFR FO chỉ ra trên hóa đơn thương mại không phù hợp với Incoterm 2000”.

Về điều này chúng ta có thể chỉ ra rằng những từ của L/C số: LN/SGDI-00/071, do chính Ngân hàng phát hành ngày 19/7/2000 tại trường 45, đã nêu “đơn giá: USD 145.00/mt CFR FO một cầu cảng an toàn ở Cảng Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam (có thể áp dụng Incoterm 2000)". Điều này chắc chắn rằng người yêu cầu ở L/C sẽ đưa ra tranh cãi nếu theo qui định “điều khoản giao hàng” trên hóa đơn thương mại không đề cập đến

“CFR FO một cầu cảng an toàn” như đã nêu rõ trong L/C, lỗi trên hóa đơn thương mại do đó cũng sẽ được cấu thành. Công ty Helm, trên bề mặt hóa đơn thương mại, chính xác nhắc lại rằng những gì trên L/C đã qui định và do vậy, không có lỗi giữa hóa đơn thương mại dựa trên qui định nào khác và hoàn toàn phù hợp với điều khoản và điều kiện của L/C.

Trong vấn đề này, có thể nhận thấy rõ rằng trong các qui định chính thức của phòng thương mại quốc tế diễn giải về điều kiện giao hàng (Incoterm 2000), ấn bản số 560 có hiệu lực từ 01/01/2000 trang 143, nêu: “ Tuy nhiên không nên thêm những các chữ viết tắt vào sau điều kiên ... trừ khi, những nghĩa thương mại của những tù viết tắt được hiểu rõ và chấp nhận giữa hai bên ký hợp đồng và có thể theo qui định của luật pháp nào đó hoặc tập quán thương mại

Từ những hiểu biết rất sơ đẳng về nghiệp vụ L/C, cho thấy Hóa đơn thương mại của Helm rõ ràng không phải là lỗi để và tới mức nó dẫn chiếu vào, và nhắc lại, những gì mà L/C yêu cầu.

Vấn đề thứ 3: Việc “Ghi nợ tài khoản của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam tại Ngân hàng BHF trong khi bộ chứng từ đang tranh cãi là đúng hay không?

Việc tài khoản của Agribank bị ghi nợ là hoàn toàn phù hợp với quyền của Ngân hàng BHF theo như nguyên tắc chung của luật pháp Đức và điều kiện kinh doanh chung của Ngân hàng BHF, cũng như nhưng thoả thuận đã được ký giữa hai bên khi mới đặt quan hệ đại lý theo thông lệ quốc tế. Cụ thể Tổng Giám đốc Agribank đã ký năm 1993 khi mở tài khoản tại Ngân hàng BHF.

Vấn đề thứ 4: Trong khi bộ chứng từ còn đang tranh cãi, Công ty Centrimex không chấp nhận trả tiền cho Sở I vì thế Sở I không có thể ký hậu vận đơn cho Centrimex đi nhận hàng, NH BHF không đồng ý nhận lại bộ chứng từ vì đánh giá là không thể xem là lỗi, Sở I là người trung gian nắm giữ bộ chứng

từ nhưng không biết chuyển chứng từ cho ai. Trong trường hợp này ai là người chủ sở hữu lô hàng? Centrimex (người mua)? Sở GD I? Hay NH BHF?

Người chủ sở hữu lô hàng rõ ràng là Công ty Centrimex. Công ty Centrimex viện ra lý lẽ bộ chứng từ có lỗi là lý do không hợp lý và không đúng, Centrimex có nghĩa vụ nhận hàng và chấp nhận thanh toán. Centrimex đã sai khi không nhận hàng và không bốc hàng theo như nghĩa vụ của hợp đồng và những qui định được Incoterm 2000 áp dụng. Không bị lệ thuộc, người chủ tàu đã bảo vệ quyền lợi của họ đối với phí hợp đồng thuê tàu và rời khỏi hải phận Việt Nam. Quyết định của chủ tàu được đưa ra mà không chịu bất cứ sự ảnh hưởng nào, sự đề nghị, sự thông báo hoặc bất cứ sự liên quan nào của Ngân hàng BHF... Ngược lại, chính Centrimex lại là người thông báo cho chủ tàu về việc không nhận hàng. Centrimex là chủ hàng ngay từ khi hàng được bốc qua lan can tàu tại cảng bên bán. Dù việc hàng hóa có diễn biến thế nào, Centrimex phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hàng hóa.

2.2.3.2. Vụ việc 2 (Nguồn: Agribank)

Cũng trong năm 2003, Ngân hàng Bank Negara Indonesia (Pesero) – là ngân hàng thông báo cho người xuất khẩu gỗ chỏ chỉ xẻ hộp. Pesero gửi hai bộ chứng từ đòi tiền trị giá 682.000 USD cho Agribank – Chi nhánh Nam Hà Nội – Ngân hàng mở L/C. Khi nhận hai bộ chứng từ trên, Chi nhánh Nam Hà Nội phát hiện chứng từ có lỗi, không phù hợp với yêu cầu của L/C. Tuy nhiên sau nhiều lần gửi điện liên lạc, Pesero thể hiện thái độ không bình thường trong việc cung cấp thông tin và chỉ thị liên quan đến bộ chứng từ.

Sau khi kiểm tra tại các cơ quan liên quan, được biết không có lô hàng nào được vận chuyển về cảng Hải Phòng (cảng Việt Nam nhận hàng) theo nội dung vận đơn của bộ chứng từ nói trên. Hoàn toàn khẳng định rằng không có hàng và bộ chứng từ là giả mạo.

2.2.3.3. Vụ việc 3 (Nguồn Agribank)

Vụ việc 3: Cuối năm 2003 một doanh nghiệp ở Đồng Nai đề nghị Agribank mở L/C trị giá 4 triệu USD nhập phân bón từ Campuchia với giá 150USD/tấn giao tại Cảng Sài Gòn. Điều này được phát hiện ngay là giả vì:

+ Giá phân UREA lúc đó trên thị trường thế giới đã là 195-200USD/tấn.

+ Campuchia không phải là quốc gia xuất khẩu phân bón.

+ Luật lệ ở Campuchia còn đang sơ khai.

Agribank đã kiên quyết từ chối vì biết rằng nếu chấp nhận mở L/C sẽ phải gánh chịu những hậu quả nói trên.

2.2.3.4. Vụ việc 4 (Nguồn Agribank)

Vụ việc 4:

Năm 2001, một doanh nghiệp nhà nước A mở L/C tại Agribank để nhập khẩu lô hàng bình tro đá từ Campuchia, trị giá USD 400,000.00 với mục địch tạm nhập để tái xuất theo đơn đặt hàng của một công ty Indonexia. Công ty Indonexia yêu cầu phải có giấy xác nhận của đại diện công ty tại Việt Nam trước khi xuất hàng. Tuy nhiên đến khi nhập xong lô hàng thì không thể liên lạc để có được xác nhận của phía đại diện Indonexia. Công ty A đã nhận nợ tại Agribank để thanh toán cho phía Campuchia trong khi lô hàng đó không xuất được và cũng không bán được vì đây là lô hàng khó bán trên thị trường. Hậu quả là công ty A bị phá sản, nợ Agribank bị quá hạn đến năm 2005 mới xử lý xong. Vì vậy trước khi chấp nhận phát hành L/C Agribank cần áp dụng quy trình thẩm định khách hàng chặt chẽ giống như việc cấp tín dụng cho khách hàng.‌

2.3. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP RỦI RO KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC L/C TẠI MỘT SỐ NHTM KHÁC

2.3.1 Rủi ro thanh toán do chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ

Đây là một ví dụ mà ngân hàng LIÊN VIỆT đã từng gặp phải trong tháng 10 năm 2009. Là một ngân hàng mới thành lập nên những kinh nghiệm

trong việc kiểm tra chứng từ còn hạn chế. Trương hợp đó là: Một doanh nghiệp trong nước A muốn chuyển lô hàng cho doanh nghiệp B tại thành phố Hồ Chí Minh. Và nhiệm vụ của Liên Việt với khách hàng là mở L/C cho doanh nghiệp A. Khi tiến hành mở L/C, Liên Việt có những nghi ngờ về việc mô tả chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp A và yêu cầu doanh nghiệp A kiểm tra và hoàn thành lại giấy tờ. Khi hoàn thành nhưng do sơ xuất của nhân viên phòng thanh toán nên lỗi trong bộ hồ sơ, giấy tờ của doanh nghiệp A không được phát hiện. Liên Việt vẫn tiến hành thanh toán cho doanh nghiệp

B. Đến khi doanh nghiệp B khiếu nại về chất lượng hàng hoá không đúng trong hợp đồng, khi đó Liên Việt đã phải đứng ra chịu hoàn toàn trách nhiệm trong trường hợp này.

Như vậy một bài học cho những NHTM mà không chỉ riêng với Liên Việt là:

Đưa ra các yêu cầu chặt chẽ, thống nhất giữa nội dung và hình thức chứng từ, không yêu cầu chung chung

Chứng từ phải do các cơ quan đáng tin cậy cấp

Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu (đối với lô hàng có giá trị lớn)

Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc (bản chính)

Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự (Consulars invoice) Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu cấp Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự kiểm tra, giám sát của đại diện phía mình hoặc đại diện thương mại

Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra (Certificate of inspection).

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 10/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí