Các Biện Pháp Thúc Đẩy Và Bảo Vệ Quyền Dân Sự Của Người Khuyết Tật Ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về NKT. Bộ lao động thương binh và xã hội đang phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng hệ thống các văn bản như nghị định, thông tư, hướng dẫn,... thi hành luật NKT, trong đó bao gồm các văn bản xử lí vi phạm trong lĩnh vực này. Đây là lộ trình cần thiết giúp cải thiện một bước chất lượng cuộc sống của NKT.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, chính sách liên quan đến NKT ở nước ta trong thời gian qua, có thể thấy được rằng việc kí kết tham gia Công ước quốc tế về quyền của NKT năm 2006, sau đó là việc nội luật hóa bằng các văn bản có giá trị pháp lí cao, cùng với sự hỗ trợ về tài chính và kĩ thuật cho việc nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm và pháp luật quốc tế về NKT của nhiều tổ chức quốc tế đã làm thay đổi không chỉ về lượng mà còn cả về nhận thức của nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội Việt Nam về NKT. Mọi lĩnh vực liên quan đến NKT đã dần được nhìn nhận dưới lăng kính của quyền con người đồng thời thay cho việc tiếp cận từ bên trong, từ chính NKT, với những mong muốn, nhu cầu, cảm xúc... của chính họ và trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Tuy nhiên, sự thay đổi về nhận thức còn chưa phổ biến trong đời sống xã hội, dường như sự thay đổi này mới chỉ xuất hiện ở những chủ thể trực tiếp hoạch định chính sách, pháp luật, nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến NKT. Đại bộ phận khác (ngay cả chính bản thân NKT) cũng chưa có những thay đổi trong nhận thức.

1.3. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM

Một trong những mối quan tâm lớn của các cấp, các ngành và các giới trong xã hội là đảm bảo cho các quyền của NKT được thực hiện trên thực tế. Và cũng vì thế mà các biện pháp bảo đảm quyền của NKT cần phải được quy định và thực thi.

Trong công ước về quyền của NKT có khá nhiều điều khoản quy định về trách nhiệm của các quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cần thiết bảo đảm quyền của NKT trong tất cả các lĩnh vực đề cập đến trong Công ước.

Công tác NKT nói chung và việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của NKT nói riêng chỉ có hiệu quả khi cả nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác cùng hợp lực thực hiện. Đây chính là biểu hiện của nguyên tắc xã hội hóa trong công tác NKT. Qua đó chúng ta có thể thấy được các biện pháp để bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự của NKT như:

1.3.1. Biện pháp xã hội

Chất lượng công tác NKT và bảo vệ, thúc đẩy quyền của NKT phụ thuộc vào trình độ nhận thức xã hội về vấn này như thế nào. Nhận thức xã hội về quyền của NKT không đầy đủ và đúng đắn được coi là một trong những rào cản lớn nhất trong việc bảo đảm quyền của NKT. Điều này lí giải tại sao trong Công ước về quyền của NKT vấn đề đầu tiên quan trọng là Công ước lưu ý các quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp thích hợp để nâng cao nhận thức xã hội về NKT và về quyền dân sự của NKT, trong đó trước hết là nhận thức của gia đình NKT, của bản thân NKT và tiếp đến là nhận thức của các chủ thể khác trong xã hội.

Để NKT có thể hòa nhập với xã hội, có thể hưởng đầy đủ các quyền với tư cách là một công dân có những đặc điểm khác nhau, đa dạng trong xã hội trước hết phụ thuộc vào nhận thức và ý thức “vượt lên chính mình” của gia đình và bản thân NKT. Thực tế không ít trường hợp do sinh con bị khuyết tật bẩm sinh mà ông, bà, cha, mẹ và những người thân khác coi đó là nỗi bất hạnh của cả gia đình và dòng họ không muốn để cho người khác biết. Từ đó, họ tìm cách dấu đứa trẻ khuyết tật ở trong nhà, tách biệt đứa trẻ khỏi xã hội một cách hoàn toàn. Một điều dễ nhận thấy là khi chính gia đình của NKT không nhìn nhận con cháu mình là một người bình thường, được hưởng các

quyền khác như những người bình thường thì liệu xã hội có dễ dàng chấp nhận những NKT gia nhập xã hội hay không. Tương tự như vậy chính không ít bản thân NKT đã mặc cảm, tự ti ở chính bản thân mình vì tình trạng khuyết tật, tự tách mình ra khỏi đời sống xã hội. Chính vì vậy, đối tượng đầu tiên cần tuyên truyền, giáo dục để thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức về NKT và quyền của NKT chính là các thành viên gia đình NKT và chính bản thân NKT. Sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn của gia đình và bản thân NKT của họ sẽ có tác dụng trong việc thay đổi nhận thức của xã hội về NKT theo chiều hướng tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Các chủ thể khác trong xã hội nếu có nhận thức đúng đắn về NKT và quyền của NKT họ sẽ tôn trọng phẩm giá vốn có, các quyền tự do cá nhân và khả năng độc lập của NKT, không phân biệt đối xử, tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận NKT như một thành phần trong xã hội và đó là sự đa dạng của con người... đúng như những nguyên tắc mà UN rất đề cao.

Với ý nghĩa đó, tại khoản 1 Điều 8 Công ước về quyền của NKT, UN kêu gọi, đồng thời cũng là giao trách nhiệm cho các quốc gia thành viên... “triển khai áp dụng các biện pháp phù hợp, hiệu quả và ngay lập tức nhằm nâng cao nhận thức về NKT cho toàn xã hội, bao gồm cả gia đình NKT và thúc đẩy sự tôn trọng về quyền và nhân phẩm của NKT... nâng cao nhận thức về năng lực và những đóng góp của NKT” [13, Điều 8, khoản 1]. Nội dung này đã được đề cập trong Điều 13 và một số điều khoản có liên quan trong Luật NKT năm 2010 của Việt Nam.

Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam - 6

Các biện pháp cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 8 Công ước về quyền của NKT bao gồm như:

- Khởi xướng và duy trì các chiến dịch truyền thông

- Khuyến khích thái độ tôn trọng quyền của NKT ở tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục, bao gồm trẻ em ở mọi lứa tuổi.

- Khuyến khích các cơ quan báo chí nêu gương người khuyết tật.

- Thúc đẩy các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về NKT và quyền của NKT [13, Điều 8, khoản 2].

Trong đó, thông tin, truyền thông, giáo dục về khuyết tật và quyền của NKT được coi là biện pháp đặc biệt quan trọng để nâng cao nhận thức xã hội, từ đó bảo đảm quyền của NKT trên thực tế.

Điều 13 Luật NKT năm 2010 của Việt Nam cũng quy định cụ thể về nội dung, yêu cầu, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong việc thông tin, truyền thông giáo dục về khuyết tật và NKT.

Nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục bao gồm: quyền, nghĩa vụ của NKT; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về NKT; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình đối với NKT; nguyên nhân dẫn đến khuyết tật và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; chống kì thị và phân biệt đối xử đối với NKT [19, Điều 13, khoản 2].

Yêu cầu đối với công tác thông tin, truyền thông, giáo dục là phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, thiết thực, phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội [19, Điều 13, khoản 3].

Trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục được xác định cho cơ quan chức năng của nhà nước có liên quan đến công tác NKT.

Để quyền của NKT được thực hiện và thực hiện ở mức độ cao nhất trên thực tế thì các chủ thể có liên quan cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với NKT và công tác NKT.

Trách nhiệm quản lí chung về công tác NKT được giao cho Chính phủ, Bộ lao động thương binh và xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về công tác NKT. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ lao động thương binh và xã hội thực hiện

quản lí nhà nước về công tác NKT. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lí nhà nước về công tác NKT ở địa phương.

Những trách nhiệm cụ thể trong tất cả các lĩnh vực về hoặc quyền có liên quan đến công tác NKT của Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ y tế, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Bộ xây dựng, Bộ giao thông vận tải, Bộ thông tin và truyền thông, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ tài chính, ủy ban nhân dân các cấp được quy định cụ thể tại Điều 50 Luật NKT năm 2010.

Bên canh đó, Luật NKT cũng dành nhiều điều khoản quy định về trách nhiệm của gia đình, các tổ chức và cá nhân khác đối với NKT và bảo đảm quyền cho NKT.

Hòa nhập và hòa nhập được hay không với đời sống cộng đồng xã hội là điều mà mỗi NKT và các chủ thể khác có liên quan, nhất là gia đình và các tổ chức của NKT đặc biệt quan tâm. Bởi vì, chỉ khi hòa nhập được với đời sống xã hội thì NKT mới có cơ hội hưởng được các quyền của mình, trước hết là với tư cách là một công dân của một quốc gia cụ thể.

Theo điều 19 Công ước về quyền của NKT, các quốc gia thành viên của Công ước này thừa nhận quyền bình đẳng của tất cả NKT được sống trong cộng đồng, có sự lựa chọn bình đẳng như những người khác, cam kết thực hiện những biện pháp phù hợp và hiệu quả để hỗ trợ người khuyết tật được hưởng quyền được sống trong cộng đồng cũng như hòa nhập và tham gia vào các hoạt động của cộng đồng một cách đầy đủ, bao gồm cả việc bảo đảm cho NKT được hưởng các quyền như:

Có cơ hội lựa chọn nơi cư trú và lựa chọn người cùng chung sống trên cơ sở bình đẳng như những người khác, và không phải sống theo sự sắp đặt đặc biệt nào.

Được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ tại nhà, tại khu dân cư và tại cộng đồng kể cả sự trợ giúp cá nhân cần thiết để có những hỗ

trợ cần thiết cho cuộc sống và hòa nhập cộng đồng, và để ngăn ngừa sự cô lập hoặc tách biệt với cộng đồng.

Dịch vụ và trang thiết bị cộng đồng dành cho người dân nói chung phải sẵn có trên cơ sở bình đẳng với NKT và đáp ứng nhu cầu của NKT [13, Điều 19].

Quy định này thể hiện rõ quan điểm trước hết cần nhìn nhận NKT là công dân bình đẳng với tất cả các công dân khác trong xã hội, có nghĩa là họ cũng có những quyền và nghĩa vụ pháp lí như công dân được quy định trong Hiến pháp của quốc gia và cũng có quyền và nghĩa vụ pháp lí như những công dân khác khi tham gia quan hệ pháp luật trong lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Đây cũng chính là sự tôn trọng, bảo đảm và khuyến khích sự hòa nhập cộng đồng của NKT. Tiếp đến, do NKT có những đặc điểm khác nhau mà khi gặp phải rào cản xã hội thì họ lại khó hòa nhập cộng đồng hay khó hòa nhập cộng đồng một cách đầy đủ. Vì thế, nhà nước và xã hội cần có những hỗ trợ, tạo điều kiện nhất định để hạn chế hoặc dỡ bỏ những rào cản xã hội, tạo cơ hội tối đa cho NKT hòa nhập cộng đồng.

Mặc dù không quy định tại một điều khoản riêng trong luật NKT hay các văn bản pháp luật khác nhưng pháp luật Việt Nam đã thể hiện sự tôn trọng quyền sống hòa nhập cộng đồng của NKT và thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo quyền này của NKT ở tất cả các lĩnh vực như: chăm sóc y tế, giáo dục, thể thao, giải trí, sử dụng các công trình công cộng, phương tiện giao thông...

Theo quan điểm của Liên hợp quốc, nhằm hỗ trợ NKT sống độc lập và tham gia đầy đủ trên mọi lĩnh vực của đời sống, các quốc gia cần thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo NKT có thể tiếp cận với môi trường vật chất, giao thông, thông tin và truyền thông bao gồm các hệ thống công nghệ thông tin, truyền thông và các dịch vụ khác được mở ra hay cung cấp cho

công chúng cả vùng nông thôn và đô thị một cách bình đẳng. Những biện pháp này bao gồm cả việc xác định và loại bỏ tất cả những trở ngại, rào cản tới môi trường tiếp cận được cam kết áp dụng cho NKT như: các tòa nhà, đường sá, giao thông, các trang thiết bị trong và ngoài công trình bao gồm trường học, nhà ở, các cơ sở y tế, nơi làm việc, thông tin truyền thông,...

Luật người khuyết tật của Việt Nam năm 2010 cũng có những quy định về khả năng tiếp cận của NKT tương tự như công ước về quyền của NKT và pháp luật của các quốc gia khác. Khoản 8 Điều 2 quy định: “Tiếp cận là việc NKT sử dụng được các công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng” [19, Điều 2].

Quy định này chỉ rõ phạm vi cần đạt tiêu chuẩn điều kiện tiếp cận cho NKT và mục tiêu của nó. Đây là cơ sở quan trọng để nhà nước quy định việc nâng cấp, sửa chữa các công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dụng cụ, thiết bị thể dục, thể thao,... sẵn có hay xây dựng, thiết kế mới phải đảm bảo điều kiện tiếp cận của NKT như: cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà chung cư và công trình công cộng, công nghệ thông tin và truyền thông, cơ sở bảo trợ xã hội, dụng cụ thiết bị thể thao, vui chơi, giải trí, các cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao, khu vui chơi, giải trí,...

Như vậy, Nhà nước ta đã dành khá nhiều điều khoản trong Luật NKT để quy định về điều kiện, khả năng tiếp cận cho NKT. Trong đó, đặc biệt phải kể đến những quy định về điều kiện tiếp cận với công trình và phương tiện giao thông nhằm bảo đảm quyền của NKT trong việc đi lại để làm việc, học tập, vui chơi, giải trí... như những người bình thường khác. Những quy định về điều kiện tiếp cận với các công trình công cộng nhằm bảo đảm quyền của NKT được sống, sinh hoạt, học tập, làm việc, chăm sóc sức khỏe... với chính khả năng tự sử dụng các phương tiện có liên quan của họ, những quy định về

điều kiện tiếp cận về công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đảm bảo quyền của NKT được hưởng tất cả các công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại trong thông tin liên lạc, giúp họ hòa nhập vào đời sống cộng đồng. Những quy định về điều kiện tiếp cận các dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch, vui chơi, giải trí nhằm bảo đảm quyền của NKT trong việc rèn luyện sức khỏe, nâng cao trình độ văn hóa, đảm bảo và nâng cao đời sống tinh thần của mình... với các điều kiện tiếp cận toàn diện như đã quy định và nếu được tổ chức thực hiện tốt trên thực tế sẽ tạo cơ hội cho NKT hòa nhập cộng đồng nhanh nhất, thuận tiện nhất và các quyền của họ cũng được bảo đảm đầy đủ nhất.

Trong các văn bản về trợ giúp xã hội, nhà nước cũng đề cao, khuyến khích và thực hiện các chính sách xã hội đối với các cá nhân, hộ gia đình nhận nuôi dưỡng NKT, đầu tư xây dựng, tổ chức và tiếp nhận NKT vào sinh sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội của tư nhân.

Các cơ sở xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng là nơi có thể nuôi dưỡng và chăm sóc NKT khá tốt về phương diện vật chất và y tế. Ở góc độ này thì việc mở rộng mạng lưới cơ sở nuôi dưỡng và chăm sóc NKT chính là một biện pháp bảo đảm quyền của NKT.

Tuy nhiên việc nuôi dưỡng và chăm sóc NKT tại các cơ sở tập trung cũng có mặt trái là khiến cuộc sống của NKT bị tách biệt khỏi cuộc sống chung của cộng đồng xã hội, làm hạn chế quyền được hòa nhập cộng đồng và từ đó ảnh hưởng đến các quyền khác của NKT. Vì vậy, chỉ nên tiếp nhận những NKT không còn điều kiện để sống tự lập hoặc sống cùng gia đình và cần ưu tiên nhiều hơn mạng lưới nhà xã hội tại cộng đồng. Việc tiếp nhận NKT vào nuôi dưỡng tại các cơ sở tập trung cần kết hợp với nhiều biện pháp xã hội khác như: khuyến khích và có chính sách hợp lí để động viên hộ gia đình, cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc NKT, tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi với các đối tượng khác cho NKT sống tại cơ sở bảo trợ xã hội,...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023