phù hợp cho thực tiễn GDMN huyện Nhà Bè thì chưa có đề tài nào đề cập. Với đề tài luận văn “Quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh” tôi mong muốn góp thêm một số biện pháp quản lí giúp cho việc tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác XHHGD các trường mầm non CL huyện Nhà Bè nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. GD, GDMN
Theo Từ điển GD học (Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền, 2001): GD là hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành nhân cách và phát triển năng lực, phẩm chất.
Theo giáo trình Sự phát triển các quan điểm GD (Trần Khánh Đức, 2011): “GD là một loại hình, lĩnh vực hoạt động xã hội rộng lớn được hình thành do nhu cầu phát triển, tiếp nối các thế hệ trong đời sống xã hội thông qua quá trình truyền thụ tri thức và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội của các thế hệ trước cho các thế hệ sau”.
Theo giáo trình GD học đại cương (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình Qua, 2017):
GD là hoạt động truyền thu và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội.
GD (theo nghĩa rộng) là những tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Cơ Sở Lí Luận Về Quản Lí Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Mầm Non
- Tầm Quan Trọng Của Công Tác Xhh Gdmn
- Phân Cấp Quản Lí Hoạt Động Công Tác Xhh Gdmn
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Công Tác Xhh Gdmn
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
GD (theo nghĩa hẹp) là những tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm tổ chức, hướng dẫn người được GD hình thành và phát triển phẩm chất của nhân cách.
Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, 2006) khẳng định “GD vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; GD là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho GD là đầu tư cho sự phát triển bền vững”.
Giáo dục mầm non
Chương II, Điều 21, Luật GD (Quốc hội, 2005) ghi rõ: “GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi”.
Mục tiêu GDMN (Bộ GD và Đào tạo, 2017) là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.
GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống GD quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc GDMN sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển GDMN , tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. GDMN sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn GD phổ thông.
Makarenko, nhà sư phạm nổi tiếng của Liên Xô trước đây cho rằng: “ Nền móng của GD được xây dựng vững chắc từ trước 5 tuổi, nó chiếm 90% cả quá trình GD”. (Nguyễn Võ Kỳ Anh, 2014)
Theo Báo cáo giám sát toàn cầu về GD cho mọi người của UNESCO (UNESCO, 2011): “Các cơ hội GD được định hình từ lâu trước khi trẻ đến lớp. các
kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức và xã hội mà trẻ phát triển thời thơ ấu là trụ cột thực thụ cho việc học tập cả đời”.
Chính vì tầm quan trọng của bậc học này, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 2 khoá VIII (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1997) đặt ra yêu cầu đến năm 2020 phải “xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi”.
Ngày 03/12/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1677/QĐ- TTg phê duyệt Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2018-2025 (Chính phủ, 2018) với 04 quan điểm:
Một là, GDMN là cấp học đầu tiên của hệ thống GD quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố căn bản về nhân cách cho trẻ em trước khi vào lớp một. Trách nhiệm của các cấp các ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội là chăm lo phát triển GDMN , bảo đảm mọi trẻ em được tiếp cận GDMN có chất lượng, công bằng và bình đẳng.
Hai là, Nhà nước có trách nhiệm quản lí, đầu tư phát triển GDMN ; ban hành cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi tổ chức, cá nhân tham gia phát triển GDMN .
Ba là, mục tiêu, nội dung, phương pháp GDMN đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của trẻ em, bảo đảm liên thông, gắn với GD phổ thông.
Bốn là, tăng cường phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, GD trẻ mầm non.
1.2.2. Xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa giáo dục mầm non
XHHGD
XHHGD ở Việt Nam đã được luật hóa tại Điều 12 của Luật GD (Quốc hội, 2005): Phát triển GD, xây dựng XHHT là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức GD, khuyến khích mọi người tham gia vào sự nghiệp GD, mọi tổ chức, gia
đình và công dân có trách nhiệm phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu GD, xây dựng môi trường GD lành mạnh và an toàn.
Theo Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1993): “XHHGD là huy động toàn xã hội làm GD, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền GD quốc dân dưới sự quản lí của Nhà nước”.
Trong cuốn sách “ Quản lí GD” (Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, 2011) nhận định rằng: XHHGD là sự nghiệp của toàn đảng và toàn dân ta, chăm lo cho phát triển GD, tạo điều kiện tốt nhất cho tất cả mọi công dân Việt Nam có thể học. XHHGD “là việc huy động toàn xã hội làm GD, động viên các tầng lớp nhân dân góp phần xây dựng nền GD dưới sự quản lí của Nhà nước”.
Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 21-8-1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động GD, y tế và văn hóa (Chính phủ, 1997) đã xác định thực hiện XHHGD được hiểu là: Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức: vận động toàn dân, thực hiện học tập suốt đời, làm cho xã hội ta trở thành một XHHT. Tạo ra môi trường GD lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa GD trong nhà trường với GD ở gia đình và GD ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của các lực lượng xã hội đối với sự nghiệp GD. Phát triển các loại hình trường ngoài CL, tạo cơ hội cho mọi người nâng cao trình độ. Nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với GD. Khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội cho GD.
Như vậy XHHGD là vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp GD, nhằm phát huy truyền thống hiếu học và tiềm năng con người trong quá trình xây dựng nền GD hiện đại dưới sự quản lý của nhà nước để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức hưởng thụ GD của nhân dân. XHHGD là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động GD; đa dạng hóa các hình thức hoạt động GD & ĐT, mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động GD; mở rộng nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về
nguồn nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội; phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho các hoạt động GD & ĐT phát triển nhanh có chất lượng cao hơn.
XHH GDMN
XHH GDMN là việc thực hiện chủ trương XHHGD trong ngành học GDMN để phân biệt với việc tiến hành XHHGD ở những ngành học khác như GD phổ thông, GD đại học, cao đẳng và dạy nghề.
Theo tác phẩm “Xã hội hóa GD” (Võ Tấn Quang, et al., 2001):
XHH GDMN thực chất là một quá trình hình thành nhân cách trẻ nhỏ từ 0 - 6 tuổi. Dưới sự hướng dẫn của GV và những người lớn khác trẻ tiếp thu các chuẩn mực, giá trị xã hội và có sự luyện tập, học hỏi. Qua đó, trẻ tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội vào hệ thống quan hệ xã hội với người khác.
XHH GDMN được thực hiện qua các môi trường, trong các quan hệ, ở đó có sự hỗ trợ đắc lực và đầy sự ưu tiên của người lớn về điều kiện, phương tiện và với những tri thức, kinh nghiệm chăm sóc – giáo dục đối với trẻ mầm non.
Chất lượng và hiệu quả của quá trình XHH GDMN phụ thuộc vào việc lựa chọn phương thức hoạt động chăm sóc GD đối với trẻ nhỏ sao cho vừa khai thác tối ưu các nguồn lực đảm bảo mục tiêu phát triển GDMN về cả quy mô và chất lượng, đồng thời vừa tạo ra những cơ hội nhiều mặt để phát triển các tiềm năng của trẻ.
Như vậy, XHH GDMN là việc huy động nhân lực, tài lực, vật lực của xã hội vào quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ (dưới 6 tuổi) và đưa mục tiêu GDMN vào đời sống cộng đồng để trẻ trong lứa tuổi này được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
1.2.3. Quản lí, quản lí công tác xã hội hóa giáo dục, quản lí công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
Quản lí
Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô, 1977, quản lí là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo toàn
cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động. (Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuấn, 1984)
Theo tác phẩm Nguyễn Ngọc Quang, nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lí luận dạy học (Trường CBQL GD & ĐT, 1998): “Quản lí là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định”.
“Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó : quản lí được hiểu là việc bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống môi trường, là chuyển động của hệ thống đến trạng thái thích ứng với hoàn cảnh mới” (Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuấn, 1984).
“Quản lí là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội” (Trần Kiểm, 1997).
“Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” (Trần Kiểm, 1997).
Quản lí một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người – thành viên của hệ – nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến (Trần Kiểm, 1997).
Quản lí là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động (Nguyễn Bá Sơn, 2000).
Các khái niệm (thuộc lĩnh vực quản lí xã hội) trên đây, tuy khác nhau, song chúng có chung những dấu hiệu chủ yếu sau đây:
Theo tác giả Phạm Viết Vượng (Phạm Viết Vượng, 2003):
Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí bằng một hệ thống các luật, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Như vậy, chủ thể quản lí là tác nhân tạo ra các tác động quản lí. Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Chủ thể quản lí tác động lên đối tượng quản lí bằng các
công cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên những nguyên tắc nhất định. Đối tượng quản lí (khách thể quản lí): Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lí.
Tóm lại, quản lí chính là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Quá trình tác động được thể hiện qua sơ đồ:
Công cụ
Khách thể
Phương pháp
Chủ thể quản lý
Mục tiêu
Sơ đồ 1.1. Mô hình về quản lí
(Trung tâm khoa học tổ chức, quản lí, 1999)
Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Hùng (Lê Thanh Hùng, 2013): Quản lí công tác XHHGD là quá trình tác động của chủ thể quản lí vào hoạt động XHHGD nhằm thúc đẩy GD phát triển theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã xác định. Khi thực hiện quản lí công tác XHHGD trước hết là xây dựng cơ chế vận hành của hoạt động XHH, tạo hành lang pháp lí để hoạt động XHH đi đúng theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra.
Quản lí công tác XHHGD là quản lí sự phối hợp các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động GD trẻ. Quản lí nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác. Các cấp chính quyền, các cơ sở GD, các tổ chức chính trị - xã hội phải được tham gia hoạch định XHH công tác GD.
Quản lí công tác XHHGD đòi hỏi phương pháp mềm dẻo, linh hoạt, tạo được những phong trào, định hướng được phong trào, phát huy dân chủ trong nhân dân, tăng cường nguồn lực của xã hội và cộng đồng nhằm thực hiện mục tiêu GD: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Xét một cách tổng quát, quản lí công tác XHHGD là quản lí mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức XHHGD, bảo đảm quá trình XHHGD được tiến hành
một cách khoa học, đồng bộ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng GD nói chung.
Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Ngọc Hiền (Lê Thị Ngọc Hiền, 2016):
Quản lí công tác XHH GDMN là sự tác động của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu chung về XHH GDMN. Tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của công tác XHHGD, chủ thể quản lí công tác XHH GDMN gồm nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, hiệu trưởng các trường mầm non thường đóng vai trò là chủ thể quản lí. công tác XHHGD có được triển khai trôi chảy, xuyên suốt và thành công mỹ mãn hay không thì vai trò người hiệu trưởng rất lớn.
Thực chất quản lí công tác XHH GDMN là quản lí việc huy động nguồn nhân lực, tài lực, vật lực của xã hội vào quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ từ 03 tháng tuổi đến 6 tuổi và đưa mục tiêu GDMN vào đời sống cộng đồng. Người hiệu trưởng càng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quản lí công tác XHH GDMN càng cao thì hiệu quả công tác này càng lớn, càng dồi dào. Ngược lại, nếu quản lí yếu, kém, thu chi thiếu công khai minh bạch, chất lượng sử dụng nguồn XHH kém hiệu quả thì công tác XHH GDMN không thu hút được sự ủng hộ của toàn xã hội, mà cụ thể là của CMHS.
1.3. Lí luận về công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
1.3.1. Cơ sở pháp lí của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non
Mặc dù chưa sử dụng khái niệm XHH nhưng Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991) đã khởi xướng tư tưởng:”Khai thác mọi tiềm năng của toàn xã hội tham gia phát triển GD & ĐT”.
Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII tháng 12/1996 (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996) khẳng định: thực sự coi GD là quốc sách hàng đầu, mọi người chăm lo cho GD, các lực lượng xã hội có trách nhiệm trách nhiệm đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho GD góp phần phát triển sự nghiệp GD & ĐT. Kết hợp GD