Phân Cấp Quản Lí Hoạt Động Công Tác Xhh Gdmn


trình và phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ; đề xuất nhà trường hướng dẫn các bậc cha mẹ thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ ở gia đình có hiệu quả hơn.

Đóng góp ý kiến về các mặt khác như: chất lượng đội ngũ GV, thực đơn ăn hàng ngày của trẻ, môi trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhóm, lớp, của trường, thái độ, tác phong, hành vi ứng xử của GV và nhân viên trong trường với trẻ và phụ huynh...

* Tham gia xây dựng cơ sở vật chất

Đóng góp xây dựng, cải tạo, nâng cấp trường, nhóm, lớp, công trình vệ sinh,…theo quy định và theo thỏa thuận.

Đóng góp những hiện vật cho nhóm, lớp hoặc trường mầm non như: bàn, ghế, thang leo, cầu trượt, các vật liệu cho trẻ thực hành.

Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ.

Phối hợp giữa nhà trường và các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn

Mối quan hệ giữa trường mầm non và các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn là mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại với nhau. Việc tăng cường mối quan hệ này sẽ góp phần thực hiện mục tiêu GD, nâng cao chất lượng GD & ĐT. Sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn vào quá trình GD của nhà trường tạo cơ hội cho việc GD – ĐT của nhà trường gắn với thực tế cuộc sống, giúp trẻ em có thể tiếp cận với sự đa dạng của đời sống xã hội, gắn cuộc sống của các em với các hoạt động của xã hội, gắn nhà trường với thực tiễn cuộc sống.

Nội dung phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

* Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương

Các nhà quản lí GDMN chủ động tham mưu kịp thời với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch hoạt động của nhà trường để các cấp lãnh đạo đưa vào chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hàng năm.

Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 6


Cụ thể các nội dung cần tham mưu: Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, …cho trường mầm non; chỉ tiêu huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp; hỗ trợ đời sống đội ngũ GV mầm non; quy hoạch, cấp đất đầu tư xây dựng cơ bản trường mầm non nhằm phát triển quy mô, mạng lưới GDMN trên địa bàn.

* Phối hợp với Hội phụ nữ

Nâng cao nhận thức và năng lực của phụ nữ, của nhân dân để họ tham gia tích cực vào việc tổ chức, quản lí thực hiện các hoạt động CS - GD trẻ, huy động các gia đình đưa trẻ trong độ tuổi đến lớp.

Huy động sự tham gia của các tầng lớp phụ nữ vào các hoạt động lập kế hoạch xây dựng, đóng góp bảo vệ các công trình phúc lợi, các hoạt động CS - GD trẻ.

Các cơ sở GDMN phối hợp với đội ngũ tuyên truyền viên của hội Liên hiệp Phụ nữ để trang bị cho hội viên phụ nữ những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học. Ví dụ như các nội dung: Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, cách chế biến các bữa ăn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ từ thực phẩm sẵn có của gia đình; tiêm chủng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; theo dõi biểu đồ tăng trường để phát hiện trẻ còi xương, suy dinh dưỡng hoặc béo phì; đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lí cho trẻ…

Các cơ sở GDMN cùng với Hội phụ nữ thực hiện các dự án như GD dinh dưỡng cho các đối tượng được hưởng là bà mẹ có con trước tuổi đến trường, có con suy dinh dưỡng.

Phối hợp tổ chức các hội thi “Nuôi dạy con theo phương pháp khoa học” như “Kiến thức mẹ, sức khỏe con”, “Mẹ duyên dáng – con khỏe ngoan” để động viên đông đảo các tầng lớp phụ nữ học tập trau đổi kiến thức và nuôi dạy con theo phương pháp khoa học.

Phối hợp vận động các ban ngành, các tổ chức kinh tế... đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho GDMN .

* Phối hợp với trung tâm y tế cùng chăm lo sức khỏe cho trẻ

Tạo môi trường sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn. Khám sức khỏe định kì cho trẻ.


Hướng dẫn các bậc cha mẹ phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ em: các bệnh về hô hấp, còi xương, suy dinh dưỡng, tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi,…

Bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ cấp dưỡng trường mầm non…

* Phối hợp với Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em: Có chương trình hành động vì trẻ em, phát động tháng hành động vì trẻ em để bảo vệ và thực hiện Quyền trẻ em.

* Phối hợp với Đoàn thanh niên: Phát động phong trào làm đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ, đóng góp công sức lao động xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở GDMN. Phổ biến kiến thức CS - GD trẻ.

Ngoài ra, Ngành GD có thể phối hợp với các lực lượng xã hội khác cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào kế hoạch phát triển GDMN trên địa bàn, vào quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ: Ngành giao thông tham gia vào ban nội dung và ban giám khảo hội thi GD an toàn giao thông trong trường mầm non; các doanh nghiệp góp công sức vào việc xây dựng trường sở hoặc là nơi để nhà trường tổ chức cho trẻ đến tham quan… Ngoài ra, các lực lượng xã hội còn có thể tham gia đóng góp ý kiến cho sự phát triển của nhà trường, của sự nghiệp phát triển GDMN trên địa bàn.

Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động phát triển quy mô, đa dạng hóa các loại hình trường lớp mầm non và đầu tư các nguồn lực cho GD

Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động phát triển quy mô, đa dạng hóa các loại hình trường, lớp mầm non

Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư khóa VII (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1993): “Thực hiện công bằng xã hội trong GD. Người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo, Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học”.

GDMN là một cấp học mang tính XHH cao. XHH GDMN thực hiện sự bình


đẳng về cơ hội học tập, cơ hội được hưởng sự GD. Trước mắt, giúp cho con em các gia đình nghèo khó, các gia đình chính sách được đi học, khắc phục tình trạng bỏ học vì những lí do tài chính, đảm bảo cho những ai muốn đi học đều có cơ hội đến trường, có nơi học tập, mọi người đều được học. Đa dạng hóa các hình thức học tập sẽ giúp cho CMHS tùy theo hứng thú, nhu cầu, lợi ích, điều kiện, hoàn cảnh cá nhân mình mà lựa chọn và có được hình thức học tập phù hợp.

Đa dạng hóa các hình thức học tập kéo theo đa dạng hóa các loại hình trường lớp. Bên cạnh việc củng cố loại hình CL, lấy đó làm nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo, sẽ mở ra các loại hình ngoài CL khác như dân lập, tư thục…Trong tình hình thực tế hiện nay, việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động đa dạng hóa các hình thức học tập, đa dạng hóa các loại hình trường, lớp mầm non sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển GDMN trên địa bàn, tạo điều kiện cho GD phát triển mạnh mẽ hơn.

Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho GD

Theo tác phẩm XHH công tác GD, nhận thức và hành động (Viện khoa học GD, 1999):

Trong những năm qua mặc dù đầu tư của Nhà nước cho GD không ngừng tăng, nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển GD cả về số lượng lẫn chất lượng ngày càng tăng. Phần lớn ngân sách GD dùng để chi trả lương cho GV (tới 80%), phần chi cho việc xây dựng cơ sở vật chất và các hoạt động GD còn lại quá ít. Do đó mà cơ sở trường, lớp, thiết bị dạy học thiếu thốn trầm trọng, nhiều nơi không đủ để tiến hành những hoạt động GD cơ bản nhất. Mặt khác, đời sống của GV còn rất khó khăn, nhiều con em nhà nghèo không có tiền ăn học. Việc huy động các lực lượng xã hội đầu tư cho GD rõ ràng là một yêu cầu bức xúc hiện nay.

Các lực lượng xã hội có thể đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực để xây dựng trường, lớp, tăng cường trang thiết bị GD cho nhà trường, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh con em các gia đình thuộc diện chính sách gặp khó khăn, góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho GV.


Việc huy động xã hội đầu tư cho GD là biểu hiện dễ thấy nhất của XHHGD và cũng là nội dung dễ thực hiện nhất của cuộc vận động này. Tuy nhiên, chúng ta không thể chỉ dừng lại ở nội dung này mà phải thực hiện đồng bộ các nội dung khác làm cho công cuộc XHHGD đi đúng quỹ đạo, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng GD.

1.3.5. Nguyên tắc XHH GDMN‌

Theo tác giả Lê Thị Ngọc Hiền (Lê Thị Ngọc Hiền, 2016), việc thực hiện công tác XHH GDMN cần dựa trên những quy định có tính nguyên tắc để đảm bảo sự bền vững, lâu dài và hiệu quả.

Nguyên tắc lợi ích

Mỗi hoạt động hợp tác đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của các chủ thể tham gia. Nguyên tắc này tạo động lực cho sự tham gia và bảo đảm cho việc tiếp tục các hoạt động khác sau này.

Nguyên tắc hiệu quả

Mọi hoạt động đều đem lại kết quả cụ thể để tạo niềm tin cho hoạt động tiếp sau, đảm bảo niềm hứng khởi cho hoạt động tiếp theo, từ chỗ các lực lượng xã hội tham gia hoạt động theo yêu cầu đến chỗ tự giác, tích cực. Muốn vậy, nhà trường phải không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD, củng cố niềm tin của các lực lượng xã hội vào nhà trường. Mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung. Ngoài ra, CBQL GD phải biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất để đưa ra một chủ trương xã hội hoá GD.

Nguyên tắc chức năng, nhiệm vụ

Mỗi tổ chức, lực lượng xã hội đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác để phối hợp đúng người, đúng việc.

Nguyên tắc pháp lí

Việc huy động các lực lượng xã hội tham gia XHHGD cần dựa trên cơ sở pháp lí, cần được thể chế hóa về mặt nhà nước dưới hình thức văn bản pháp quy quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ, bắt buộc và tự nguyện đối với tập thể và cá


nhân để đảm bảo thực hiện được lâu dài, nghiêm túc và triệt để.

Nguyên tắc công khai, minh bạch; thực hiện phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” các hoạt động xã hội hóa GD

Nguyên tắc này giúp cho mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực. Công tác XHHGD được thực hiện theo phương thức thỏa thuận, tự nguyện, không ép buộc, áp đặt và phải được sự đồng thuận của cộng đồng.

Nguyên tắc truyền thống, tình cảm

Cùng với cơ sở pháp lí, quá trình vận động thuyết phục cần phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, đề cao sự học, giá trị của học vấn; khơi dậy những tình cảm sâu sắc đối với thế hệ trẻ, kể cả những yếu tố như lương tri, tấm lòng cao cả quan tâm đến GD; danh dự của cộng đồng, địa phương, của gia tộc, vinh quang của cá nhân…

Nền GD của nước ta là nền GD của dân, do dân, vì dân, nền GD đặt trên các nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng. Chủ trương XHHGD được thể hiện rất rõ nét và trong cơ chế XHHGD, Ngành GD phải giữ vị trí hạt nhân. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác XHHGD, nhà quản lí GD phải biết rõ vai trò của mình trong công tác xã hội hoá GD, nắm vững các nguyên tắc khi thực hiện công tác XHHGD và phải chủ động trong tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp do chính mình đề ra.

1.4. Lí luận về quản lí công tác XHH GDMN‌

1.4.1. Mục đích quản lí công tác XHH GDMN‌

Mục đích quản lí công tác XHH GDMN là làm cho công tác XHH GDMN ngày càng phát triển trở thành động lực thúc đẩy GDMN phát triển, giảm bớt gánh nặng ngân sách cho nhà nước, đồng thời để đưa hoạt động XHH GDMN đi đúng hướng và duy trì một cách bền vững.

Việc quản lí công tác XHH GDMN tốt sẽ giúp phát huy tối đa vai trò và tác dụng của GD trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ mầm non. Đồng thời tìm ra tiếng nói chung giữa ngành GD với CMHS và xã hội trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ. Xác định tầm quan trọng trong quản lí công


tác XHH GDMN từ đó người quản lí làm tốt công tác tham mưu, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân, vận động mạnh thường quân, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tích cực hưởng ứng tham gia vào công tác XHH GDMN .

Tuyên truyền sâu rộng đến mọi thành phần trong xã hội, thu hút, vận động mọi người cùng tham gia vào hoạt động XHH GDMN .

Tổ chức kiểm tra đánh giá và khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân tập thể làm tốt công tác XHH GDMN .

Đều cốt lõi trong quản lí công tác XHH GDMN là giảm bớt sĩ số học sinh hiện nay đối với những nơi có số học sinh tăng vượt quy định nhằm nâng cao chất lượng dạy và học và phát triển GD một cách bền vững.

1.4.2. Phân cấp quản lí hoạt động công tác XHH GDMN‌

Trong cuốn sách “Xã hội hóa GD” của Viện Nghiên cứu GD (Võ Tấn Quang, et al., 2001):

Phân cấp quản lí trong GD thực chất là thực hiện sự phân công, phân chia trách nhiệm giữa các bộ phận, tổ chức cùng cấp hoặc giữa các cấp quản lí đảm bảo tính thống nhất, nhất quán, đồng bộ, liên thông, liên tục phát huy đầy đủ chức năng của từng bộ phận, từng tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu chung. Như vậy, phân cấp quản lí trong GD cần và có thể vận dụng vào quản lí việc thực hiện công tác XHHGD nói chung và công tác XHHGDMN nói riêng.

Uỷ ban Nhân dân các cấp thực hiện quản lí Nhà nước về GD ở địa phương theo quy định của Chính phủ (Luật GD) và huy động toàn xã hội làm GD, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng GD dưới sự quản lí của Nhà nước (Nghị quyết 4 Trung ương khoá VII). Vì vậy, có thể khẳng định quản lí việc thực hiện công tác XHH GDMN thuộc trách nhiệm của Nhà nước các cấp, tức là thuộc quyền quản lí của chính quyền các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã.

Nhà trường (Viện khoa học GD, 1999):

Nhà trường là cơ quan chính yếu thực hiện công tác XHHGD . Trách nhiệm của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh (và cả cấp huyện, xã) là phải quản lí toàn bộ hoạt


động của nhà trường thông qua cơ quan chức năng là Sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT. Nhà trường giữ vai trò chính, chủ yếu trong công tác XHHGD. Quyết định nội dung hoạt động của công tác XHHGD phải là nhà trường. Nhà trường phải là chủ vì không ai hiểu GD bằng nhà trường, hiểu đường lối chính sách GD, nhiệm vụ năm học, hiểu thực tế giảng dạy và GD, hiểu công việc gắn với hiểu con người (thầy giáo - học sinh) hiểu những điều kiện và phương tiện tiến hành hoạt động GD…và cuối cùng là hiểu, nắm được chất - quả GD. Toàn xã hội chăm lo GD, GD phải được “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nhưng chất lượng và hiệu quả đào tạo lại tuỳ thuộc phần quan trọng ở nhà trường.

Nhà trường xuất phát từ nhu cầu của mình và của địa phương mà chủ động đề xuất ra nội dung cần thiết của công tác XHHGD, tiến hành việc thu thập thông tin, thăm dò dư luận, gợi ý sự tham gia của những lực lượng cần thiết, chuẩn bị các phương án, các chương trình… Trên cơ sở đó, chủ động tham mưu với các cấp lãnh đạo và quản lí địa phương (Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân…) về phương hướng, chủ trương, mục đích yêu cầu, nội dung, cách thức thực hiện những nhu cầu của công tác XHHGD mà nhà trường đã chuẩn bị.

Sau khi có chủ trương, nhà trường phải là trung tâm lôi cuốn, động viên, huy động và tổ chức sự tham gia của các lực lượng xã hội thực hiện các chủ trương đã được “hợp thức hóa” từ cơ quan Đảng và chính quyền địa phương. Nhà trường phải là trung tâm tập hợp các lực lượng quần chúng, xây dựng các mối quan hệ trong cơ chế phối hợp hành động thống nhất theo kế hoạch, là trung tâm thông tin hai chiều, trung tâm tư vấn chỉ đạo các hoạt động xã hội hóa công tác GD.

Nhà trường có trách nhiệm cực kỳ quan trọng trong công tác XHHGD. Toàn bộ trách nhiệm đó của nhà trường đặt lên vai người CBQL, hiệu trưởng nhà trường– con chim đầu đàn của tập thể sư phạm, người thực hiện chức trách quản lí Nhà nước về GD tại cơ sở trường học. Muốn đạt được những yêu cầu của công tác XHHGD, hiệu trưởng phải có năng lực quản lí tốt công việc nhà trường trước hết là công tác chuyên môn và theo đó là quản lí về tư tưởng, nhân sự, tổ chức, tài chính, mọi mặt công tác trong nhà trường. Chất lượng và hiệu quả GD của nhà trường là cái cơ bản nhất tạo nên niềm tin của địa phương với nhà trường và hiệu trưởng. Người hiệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023