Tầm Quan Trọng Của Công Tác Xhh Gdmn


nhà trường, GD gia đình và GD xã hội, tạo nên môi trường GD lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể.

Nghị quyết Ðại hội Ðảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001) đã chỉ rõ: Phát triển GD & ĐT là một trong những động lực, là điều kiện tiên quyết, là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Nghị quyết Ðại hội Ðảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006) khẳng định: “Huy động nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp GD. Phối hợp chặt chẽ giữa ngành GD với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghể nghiệp…để mở mang GD, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội”.

Văn kiện Đại hội XI của Đảng tiếp tục hoàn thiện chủ trương XHHGD (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011): “Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa GD, đào tạo trên cả ba phương diện động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời”.

Văn kiện Đại hội XII của Đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016) nhấn mạnh: “Hoàn thiện hệ thống GD quốc dân theo hướng hệ thống GD mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”, “đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách giá dịch vụ GD & ĐT . Đẩy mạnh xã hội hóa, trước hết đối với GD nghề nghiệp và GD đại học”.

Luật GD (Quốc hội, 2005) đã khẳng định: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp GD. Phát triển GD, xây dựng XHHT là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Trách nhiệm của mọi tổ chức, gia đình và công dân là chăm lo cho sự nghiệp GD, phối hợp với nhà trường thực mục tiêu GD, xây dựng môi trường GD lành mạnh và an toàn.

Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg ngày 09-02-2010 phê duyệt đề án phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 (Chính phủ, 2010) đã xác định các nội dung của giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa công tác phổ cập GD cho trẻ em năm tuổi là: huy động nguồn lực hợp lí để thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ năm


tuổi; cha mẹ có trách nhiệm phối hợp với nhà trường để nuôi dưỡng, chăm sóc GD trẻ; khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân, các tổ chức xã hội… đầu tư phát triển trường, lớp mầm non ngoài CL. Cùng với ngân sách nhà nước có giải pháp huy động sự đóng góp công sức lao động của nhân dân thích hợp tại các vùng khó khăn. Bảo đảm đủ trường, lớp để thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ (Chính phủ, 2012) về việc Phê duyệt “Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011

– 2020”, thể hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta là: phát triển GD phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển GD. Đầu tư cho GD là đầu tư phát triển. Đối với GDMN: Hoàn thành mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, GD tại các cơ sở GDMN ; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở GDMN giảm xuống dưới 10%.

Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 5

Thông tư số 02/2014/TT- BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ GD - ĐT(Bộ GD và Đào tạo, 2014) xác định rõ các nội dung chủ yếu trong công tác XHHGD GD ở trường mầm non:

Điều 10. Thực hiện xã hội hóa GD

1. Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu về chủ trương xây dựng và giải pháp huy động các nguồn lực phát triển GDMN trên địa bàn.

2. Các hoạt động xây dựng môi trường GD trong trường mầm non

a) Trường mầm non có các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về mục tiêu GDMN đồng thời tạo điều kiện tham gia và giám sát của toàn xã hội với các hoạt động chăm sóc, GD trẻ của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu và kế hoạch GDMN ;

b) Trường mầm non thường xuyên phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc, GD trẻ thông qua các cuộc họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp hoặc các hình thức khác để giúp trẻ phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được vui chơi, học tập;


c) Trường mầm non chủ trì và phối hợp với các lực lượng trong toàn xã hội để tổ chức các hoạt động lễ hội theo Chương trình GDMN phù hợp với truyền thống của địa phương.

3. Trường mầm non huy động được sự tham gia tự nguyện của các lực lượng xã hội nhằm tăng cường cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động GD của nhà trường.

Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 06 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường (Chính phủ, 2014) Đó là: Nhà nước tiếp tục tăng ngân sách đầu tư cho GD & ĐT; Huy động các nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển GD & ĐT; Đổi mới hoạt động của các trường công, tăng cường phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị, đổi mới cơ chế học phí, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra; Phát triển các trường ngoài CL, hệ thống GD phi chính quy.

Nghị quyết Số 35/NQ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển GD & ĐT giai đoạn 2019 – 2025 (Chính phủ, 2019). Đó là: Tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lí các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển GD & ĐT, nâng cao chất lượng GD & ĐT nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

Có thể nói, XHH GDMN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và được thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ, bắt buộc và tự nguyện đối với tập thể và cá nhân. Đây chính là nền tảng, là cơ sở pháp lí vững chắc trong công tác XHHGD nói chung và XHH GDMN nói riêng.

1.3.2. Tầm quan trọng của công tác XHH GDMN‌

XHH GDMN đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển GDMN như:

Tăng cường vai trò trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong công tác GDMN.


Thu hút sự quan tâm đầu tư tài lực, vật lực của cộng đồng xã hội tham gia vào quá trình chăm sóc GD trẻ mầm non.

Phát huy vai trò của hiệu trưởng trong công tác quản lí GDMN và trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội.

Tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về tinh thần lẫn thể chất chuẩn bị tốt vào lớp 1.

XHH GDMN là việc huy động nhân lực, tài lực, vật lực của xã hội vào quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ (dưới 6 tuổi) và đưa mục tiêu GDMN vào đời sống cộng đồng để trẻ trong lứa tuổi này được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.

1.3.3. Mục tiêu XHH GDMN‌

XHH GDMN nhằm góp phần nâng cao chất lượng CS – GD trẻ mầm non

XHH GDMN có tầm quan trọng lớn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc

giáo dục (CS – GD) trẻ mầm non. Thông qua XHH GDMN, huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp phát triển GD, xây dựng môi trường GD lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa GD trong nhà trường với GD ở gia đình và GD ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp ủy đảng, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp... góp phần nâng cao chất lượng CS – GD trẻ mầm non.

XHH GDMN góp phần tăng cường quá trình chuẩn hóa, hiện đại hóa các trường Mầm non

Mục tiêu cao nhất của XHHGD là giúp cho người học ngày càng được thụ hưởng những điều kiện học tập tốt hơn, nhất là những nơi còn gặp nhiều khó khăn. Kêu gọi XHH GDMN không có nghĩa là giảm đầu tư ngân sách cho GDMN mà là tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư, tăng nguồn thu ngoài ngân sách cho GDMN, đây là yêu cầu bức thiết hiện nay. Tất nhiên, việc thực hiện XHH GDMN phải phù hợp với sức dân, thuận lòng dân.


Mọi sự huy động phải hướng vào công việc chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường: Chuẩn hóa về đội ngũ, chuẩn hóa và hiện đại hóa về cơ sở vật chất sư phạm…

Tạo ra sự công bằng, dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm xây dựng GDMN

Công bằng xã hội trong GD luôn được coi là một nội dung quan trọng của chính sách GD vĩ mô. Điều 10 Luật GD (năm 2005) (Quốc hội, 2015) nêu rõ: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong GD, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Công bằng xã hội trong GDMN chính là việc hưởng thụ một cách công bằng những phúc lợi GD, là cho mọi trẻ em đều được hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc, GD, có cơ hội được nuôi dưỡng, học tập bình đẳng như nhau.

Theo Quyết định 1437/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2018 phê duyệt Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em những năm đầu đời (Chính phủ, 2018) hướng đến mục tiêu đảm bảo tất cả trẻ em dưới 8 tuổi được phát triển đầy đủ về thể chất, tâm lí, tinh thần, đạo đức và xã hội; Được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ cơ bản về chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, dinh dưỡng, GD, nước sạch vệ sinh và các chính sách an sinh xã hội để có thể thực hiện các quyền được sống, được phát triển, học tập và bảo vệ bản thân.

Dân chủ hóa quá trình GD gồm các khía cạnh: Coi học sinh là đối tượng chính của hoạt động nhà trường. Xây dựng mối quan hệ đúng mức giữa thầy và trò; xây dựng môi trường sư phạm của nhà trường. Công khai quá trình đánh giá. Nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng. Xác định rõ quyền và trách nhiệm của từng lực lượng tham gia vào quá trình GD: Vai trò của Nhà nước, chính quyền địa phương, nhà trường, Ban đại diện CMHS, v.v...

Dân chủ hóa quá trình GDMN là dân chủ hóa việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá GDMN, thực hiện dân chủ của người dạy và người học. Dân chủ hóa GD đặt ra với GDMN là việc để toàn xã hội thực hiện tốt Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Trẻ em không phải chỉ được chăm sóc ở


nhà trường mà còn được chăm sóc tại gia đình, phòng chống bạo hành đối với trẻ, phòng chống các tệ nạn xã hội đe dọa trẻ…

Mối quan hệ giữa dân chủ hóa GD và XHHGD có thể diễn đạt là XHHGD là một con đường để thực hiện dân chủ hóa GD và nội dung dân chủ hóa GD chỉ ra con đường xã hội hóa GD. Con đường này dẫn đến nội dung kia và ngược lại. Dân chủ hóa GD là mục đích, XHHGD là phương tiện đạt mục đích. XHHGD chỉ trở thành thực sự khi nó được quần chúng chấp nhận với tư cách là chủ thể tự giác, tích cực. Dân chủ hóa GD có thể coi là lợi ích, còn XHHGD là phương tiện đạt lợi ích. Dân chủ hóa GD là một loại quyền trong GD, là lợi ích GD. Song, lợi ích GD lại là kết quả của hoạt động thoả mãn lợi ích. Do đó, XHHGD phải thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nêu rõ lợi ích của từng thành viên và lợi ích của cộng đồng trong từng việc làm cụ thể.

b. Quan hệ giữa các chủ thể có cùng chung đối tượng thoả mãn lợi ích chính là quan hệ hợp tác giữa các lực lượng xã hội tham gia xây dựng GD trong cộng đồng.

Nhờ thực hiện dân chủ hóa mà các thành phần tham gia công tác GDMN không bị bó hẹp trong phạm vi ngành GD, mà trở nên đông đảo, rộng khắp trong toàn địa phương, cộng đồng. Và như vậy thì XHH GDMN chính là con đường để thực hiện dân chủ hóa trong GDMN. Các chính phủ và tổ chức phi chính phủ, các nhà hảo tâm, các tổ chức quốc tế, các gia đình, gia tộc và cộng đồng cùng hỗ trợ nâng cao chất lượng GD. Với cách thức đó sẽ đạt được những mục tiêu dân chủ hóa trong GDMN .

1.3.4. Nội dung của công tác XHH GDMN‌

GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống GD quốc dân, cho nên nội dung XHH GDMN vừa mang tính XHHGD nói chung đồng thời có những đặc thù riêng của mầm non. Bao gồm những nội dung sau:

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ mầm non, cùng chăm lo phát triển GDMN trên địa bàn

Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội


Mối quan hệ nhà trường, gia đình có tầm quan trọng lớn trong việc nâng cao chất lượng GD. Đây là mối quan hệ tác động qua lại. Truyền thống gia đình ảnh hưởng sâu sắc đến nhân cách của trẻ em. Gia đình là nơi hình thành, phát triển và bồi đắp nhân cách của trẻ em. Gia đình là cầu nối trẻ em với nhà trường là nơi nuôi dưỡng, GD trẻ em. Nhà trường là môi trường có đủ điều kiện nhất trong việc thực hiện các mục tiêu GD. Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thụ tri thức cho các em. Bên cạnh truyền thụ tri thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ GD, rèn luyện về mặt phẩm chất đạo đức, đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ.

Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ mầm non cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Mội số nội dung phối hợp sau đây:

* Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ

Nhà trường và gia đình thống nhất nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo phương pháp khoa học.

Tham gia tổ chức khám sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ theo quy định. GV và cha mẹ cùng chia sẻ, trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì cho trẻ, có kế hoạch và biện pháp chăm sóc đối với trẻ suy dinh dưỡng, trẻ bị bệnh và trẻ khuyết tật.

Đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường, tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Đóp góp tiền ăn và các hiện vật theo yêu cầu của nhà trường

* Phối hợp thực hiện chương trình GD trẻ

Tham gia xây dựng kế hoạch GD của nhà trường, của nhóm/lớp.

CMHS tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung GD trẻ phù hợp với chương trình GDMN, cụ thể là:

+ Tạo điều kiện giúp trẻ được tự do tìm tòi khám phá trong môi trường an toàn theo khả năng và sở thích của mình để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, trẻ mạnh dạn, tự tin, dễ dàng hòa nhập với môi trường xã hội sau này; chú ý lôi cuốn các thành viên trong gia đình, đặc biệt các thành viên là nam giới: ông, bố, chú, bác, anh tham gia vào việc chăm sóc và dạy trẻ.


+ Coi trọng GD giới tính cho trẻ. Coi trọng việc phát hiện sớm sự phát triển không bình thường của trẻ và phối hợp GD can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, vấn đề phát hiện sớm sự phát triển không bình thường là cực kì quan trọng. Bởi vì chính nhờ có sự phát hiện sớm mà nhiều khuyết tật của trẻ có thể được bù đắp và thích nghi, có khi tiến tới bình thường nếu được sự giúp đỡ kịp thời và đúng đắn. Nhà trường cần cung cấp và hoặc giới thiệu cho các bậc cha mẹ trẻ biết các mốc phát triển bình thường của trẻ, và những vấn đề cần lưu ý trong sự phát triển của trẻ để có thể phát hiện và can thiệp sớm.

Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội, tổ chức ngày sinh nhật cho trẻ, tổ chức cho trẻ tham quan, dã ngoại, đi tham các chú bộ đội, đi công viên, siêu thị, nhà sách...

Tạo môi trường an toàn về tình cảm cho trẻ: Đối với trẻ, lần đầu tiên đến mẫu giáo thì đó là một sự khó khăn lớn đối với trẻ cũng như đối với bà mẹ. Bởi vì ở nhà mẹ con gắn bó nhau gần như suốt ngày, còn khi đến trường, đứa trẻ phải vào một môi trường hoàn toàn mới. Vì vậy, GV cần tư vấn cho bố mẹ, các thành viên của gia đình biết cách chuẩn bị cho trẻ tiếp nhận sự thay đổi đó để tránh cho trẻ bị stress. Ở lớp cô giáo cần tạo môi trường làm sao cho trẻ cảm thấy lớp cũng như nhà, khuyên các bà mẹ không nên để lộ sự lo âu, quá lưu luyến khi tạm biệt trẻ ở trường… Lúc về nhà, bố mẹ nên lắng nghe những câu chuyện của trẻ về trường lớp, các bạn hoặc hỏi han trẻ về những gì đã xảy ra ở lớp, cố gắng động viên và khuyến khích trẻ để tạo cho trẻ cảm giác tự tin khi đến lớp. Gia đình cũng cần thiết phải trao đổi với GV những đặc điểm riêng của con mình, ví dụ như thói quen ăn uống, sức khỏe, cá tính...để GV có biện pháp CS - GD phù hợp

* Phối hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại gia đình và trường mầm non

CMHS tham gia cùng với ban giám hiệu nhà trường kiểm tra đánh giá chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và GD trẻ, cụ thể: Theo dõi để phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu hiện bất thường…của trẻ diễn ra hàng ngày; CMHS trao đổi kịp thời để GV, ban giám hiệu nhà trường có sự điều chỉnh trong nội dung và phương pháp CS - GD trẻ; tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về chương

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí