Đánh Giá Độ Tin Cậy Của Thang Đo Bằng Hệ Số Cronbach’S Alpha 42366


toán hoạt động. Nhóm nhân tố này được đo lường bằng 12 biến quan sát trình bày trong Bảng 4.7.

Bảng 4.7. Thang đo nhóm nhân tố khả năng của SAV


1.Kiến thức đầy đủ về KTHĐ

2.Kinh nghiệm chuyên sâu liên quan đến từng lĩnh vực hoạt động

3.Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm KTHĐ

4.Khả năng xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm toán hoạt động

5.Khả năng vận dụng kỹ thuật và phương pháp kiểm toán

6.Kỹ năng phân tích, tổng hợp và viết BCKT

7.Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

8.Có đủ nguồn lực tài chính và phương tiện kiểm toán

9.Chuẩn mực, quy trình, cẩm nang hướng dẫn KTHĐ

10.Phương pháp tổ chức triển khai KTHĐ

11.Lựa chọn các chủ đề kiểm toán phù hợp 12.Chương trình nội dung đào tạo KTHĐ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam - 17

Nhóm nhân tố đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

Nhóm nhân tố về đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán bao gồm các nhân tố quy mô hoạt động, loại hình hoạt động, thiết lập mục tiêu hoạt động, tiêu chuẩn, định mức, số liệu hoạt động, hiểu biết về kiểm toán hoạt động. Nhóm nhân tố này được đo lường bằng 6 biến quan sát trình bày trong Bảng 4.8

Bảng 4.8. Thang đo nhóm nhân tố đặc điểm hoạt động


1.Quy mô, phạm vi hoạt động của đối tượng kiểm toán

2.Loại hình, độ phức tạp trong hoạt động của đối tượng kiểm toán

3.Xây dựng đủ các mục tiêu hoạt động phù hợp

4.Ban hành và tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn và định mức

5. Đơn vị được kiểm toán có ghi chép đủ số liệu

6.Hiểu biết đầy đủ vai trò và tầm quan trọng KTHĐ

Nhóm nhân tố phát triển kiểm toán hoạt động của SAV

Phát triển là một khái niệm chung chỉ tiến trình thay đổi từ thấp lên cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp thông qua việc sử dụng một cách có hệ thống những hiểu biết về khoa học và kỹ thuật nhằm đáp ứng những yêu cầu và mục tiêu cụ thể . Tuy nhiên, do SAV đang trong giai đoạn triển khai loại hình kiểm toán hoạt động một cách độc lập (thí điểm năm 2014). Vì vậy, trong nghiên cứu này khái niệm


phát triển kiểm toán hoạt động được hiểu: “SAV có khả năng và sẵn sàng tiến hành kiểm toán hoạt động một cách độc lập nhằm đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của xã hội”. Theo đó, việc phát triển kiểm toán hoạt động phụ thuộc các nhân tố nhận thức, quan điểm, thái độ và mức độ quan tâm của KTV và lãnh đạo trong SAV:

- Nhận thức của KTV về kiểm toán hoạt động được biểu hiện qua đánh giá SAV có khả năng triển khai kiểm toán hoạt động một cách độc lập không;

- Quan điểm của KTV chỉ ra sự cần thiết phải triển khai kiểm toán hoạt động hay không;

-Mức độ quan tâm cho biết khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toán hoạt động như thế nào;

- Thái độ KTV được thể hiện qua lựa chọn có nên triển khai kiểm toán hoạt động ngay cả trong trường hợp đánh giá khả năng triển khai thành công kiểm toán hoạt động của SAV.

Nhóm nhân tố này được đo lường bằng 4 biến quan sát trình bày trong Bảng

4.9.


Bảng 4.9. Thang đo phát triển kiểm toán hoạt động


1.SAV cần triển khai thực hiện kiểm toán hoạt động một cách độc lập

2.SAV có khả năng triển khai thành công KTHĐ một cách độc lập

3.KTVcó khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ KTHĐ một cách độc lập 4.SAV chưa nên triển khai kiểm toán hoạt động một cách độc lập

4.4.1.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Thang đo môi trường kinh tế, chính trị và xã hội

Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo đối với nhóm nhân tố môi trường kinh tế, chính trị và xã hội cho thấy biến “thất thoát, lãng phí, yếu kém trong quản lý nguồn lực công” có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 nhưng chứa đựng ý nghĩa quan trọng được khám phá từ các nghiên cứu trước. Mặt khác, việc loại biến này hầu như không làm tăng hệ số Cronbach’s Alpha vì vậy, tác giả vẫn sử dụng biến này trong bước phân tích thống kê tiếp theo, trình bày Bảng 4.10


Bảng 4.10. Kiểm định độ tin cậy của thang đo môi trường kinh tế, chính trị và xã hội.



Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến


Phương sai thang đo nếu loại biến


Tương quan biến tổng

Cronb a-ch's Alpha nếu loại biến

1.Thất thoát, lãng phí, yếu kém trong quản lý.

36.0432

27.335

.185

.759

2.Thiếu quy định chế độ chịu trách nhiệm cá nhân

36.3514

25.957

.376

.734

3.Kết quả kiểm toán tuân thủ, tài chính còn hạn chế

36.2486

25.655

.403

.730

4. Yêu cầu triển khai KTHĐ do bất ổn kinh tế

36.4108

25.504

.361

.736

5.Cải cách quản trị công tăng cường trách nhiệm giải trình

36.2054

25.012

.516

.717

6.Yêu cầu từ Quốc hội, Chính phủ

36.0865

24.721

.516

.716

7.Vai trò Tổng kiểm toán

35.9892

24.174

.482

.719

8.SAV cần triển khai thực hiện kiểm toán hoạt động theo Luật KTNN

36.2703

25.970

.366

.735

9.Vai trò hỗ trợ của các tổ chức quốc tế

36.2865

25.858

.431

.727

10. Sự trợ giúp và ý kiến của các chuyên gia

36.2000

25.585

.479

.722

11.Hạn chế hiểu biết KTHĐ

36.4486

25.966

.304

.745

Thang đo nhóm nhân tố khả năng của SAV

Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo cho thấy 11 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6, đảm bảo độ tin cậy (Bảng 4.11)

Bảng 4.11. Kiểm định độ tin cậy của thang đo khả năng của SAV.


Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến


Tương quan biến tổng

Cronb a-ch's Alpha nếu loại biến

1.Kiến thức đầy đủ về KTHĐ

44.0865

24.938

.503

.780

2.Kinh nghiệm chuyên sâu liên quan đến từng lĩnh vực hoạt động

44.0757

26.070

.399

.789

3.Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm KTHĐ

44.0595

25.198

.492

.781

4.Khả năng xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm toán hoạt động

43.9946

26.147

.401

.789

5.Khả năng vận dụng kỹ thuật và phương pháp kiểm toán

44.2595

24.965

.470

.783

6.Kỹ năng phân tích, tổng hợp và viết BCKT

44.1838

25.227

.451

.785

7.Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

44.0486

25.786

.356

.794

8.Có đủ nguồn lực tài chính và phương tiện kiểm toán

44.6973

24.832

.486

.781

9.Chuẩn mực, quy trình, cẩm nang hướng dẫn KTHĐ

44.3243

24.699

.530

.777

10.Phương pháp tổ chức triển khai KTHĐ

44.3027

25.180

.464

.783

11.Lựa chọn các chủ đề kiểm toán phù hợp

44.1946

26.190

.307

.799

12.Chương trình nội dung đào tạo KTHĐ

44.2703

25.231

.477

.782


Thang đo nhóm nhân tố đặc điểm hoạt động

Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo cho thấy 6 biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6, đảm bảo độ tin cậy (Bảng 4.12)

Bảng 4.12. Kiểm định độ tin cậy của thang đo đặc điểm hoạt động



Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronba- ch's Alpha nếu loại biến

1.Quy mô, phạm vi hoạt động của đối tượng kiểm toán

18.9459

9.921

.413

.786

2.Loại hình, mức độ phức tạp trong hoạt động của đối tượng kiểm toán

18.7514

9.307

.544

.755

3.Xây dựng đủ các mục tiêu hoạt động phù hợp

18.5297

9.555

.559

.752

4.Ban hành và tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn và định mức

18.5838

9.560

.531

.758

5. Đơn vị được kiểm toán có ghi chép đủ số liệu

18.5081

8.849

.648

.728

6.Hiểu biết đầy đủ vai trò và tầm quan trọng KTHĐ

18.4919

9.240

.544

.755

Thang đo nhóm nhân tố phát triển kiểm toán hoạt động của SAV.

Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo cho thấy có 1 biến quan sát “SAV cần triển khai thực hiện kiểm toán hoạt động một cách độc lập” có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3. Vì vậy, loại bỏ biến quan sát này trong bước phân tích tiếp theo (Bảng 4.13).

Bảng 4.13. Kiểm định độ tin cậy của thang đo phát triển kiểm toán hoạt động.



Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronba- ch's Alpha nếu loại biến

1.SAV cần triển khai thực hiện kiểm toán hoạt động một cách độc lập

10.7189

3.127

.169

.756

2.SAV có khả năng triển khai thành công KTHĐ

10.8162

2.064

.593

.468

3.KTVcó khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ KTHĐ

10.9081

2.214

.566

.495

4.SAV chưa nên triển khai kiểm toán hoạt động một cách độc lập

11.1946

2.755

.484

.572

4.4.1.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, có 32 biến quan sát được chia làm bốn nhóm nhân tố, trong đó ba nhóm nhân tố có ảnh hưởng gồm (1) nhân tố môi


trường kinh tế, chính trị và xã hội, (2) khả năng của SAV, (3) đặc điểm của đơn vị được kiểm toán và một nhóm nhân tố chịu ảnh hưởng là việc phát triển kiểm toán hoạt động được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA), trên cơ sở dữ liệu thu thập từ 185 KTV.

Nhóm nhân tố môi trường kinh tế, chính trị và xã hội

Trong số 11 biến đo lường, có 3 biến không thỏa mãn tiêu chuẩn, bị loại. Kết quả EFA cho thấy có ba nhân tố được trích từ 8 biến đo lường thuộc nhóm nhân tố môi trường. Ba nhân tố này trích được 63,22% phương sai và trọng số nhân tố của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (> 0,5). Ba nhân tố trích được Bảng 4.14 đó là:

1. Nhân tố chính trị được giải thích cho 6 biến quan sát (từ 1-5)

2. Nhân tố xã hội được giải thích cho hai biến quan sát (biến quan sát 6, 7)

3. Nhân tố kinh tế được giải thích cho 1 biến quan sát 8.


Bảng 4.14. Kết quả EFA thang đo nhân tố môi trường


Biến quan sát

Nhóm nhân tố

Chính trị

Xã hội

Kinh tế

1. Yêu cầu từ Quốc hội, Chính phủ

.723



.888

2. Kết quả kiểm toán tuân thủ, tài chính còn hạn chế

.709


3. Vai trò Tổng kiểm toán

.682


4. Yêu cầu triển khai kiểm toán hoạt động do bất ổn kinh tế

.659


5. Tiến trình cải cách quản trị công

.550


6. Hạn chế hiểu biết kiểm toán hoạt động


.803

7. Thiếu quy định chế độ chịu trách nhiệm cá nhân


.784

8. Thất thoát, lãng phí, yếu kém trong quản lý.



Nhóm nhân tố khả năng của SAV.

Trong số 12 biến thuộc khả năng của SAI, có 2 biến không thỏa mãn tiêu chuẩn nên bị loại. Kết quả EFA sau khi loại biến trên cho thấy có ba nhân tố được trích từ 10 biến đo lường thuộc nhóm nhân tố khả năng của SAV. Ba nhân tố này trích được 59,85% phương sai và trọng số nhân tố của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (> 0,5). Ba nhân tố trích được Bảng 4.15 là:

1. Trình độ chuyên môn của KTV giải thích cho 3 biến quan sát (từ 1-3)



4- 7)

2. Khả năng triển khai kiểm toán hoạt động giải thích cho 4 biến quan sát (từ


3. Kỹ năng của KTV giải thích cho 3 biến quan sát (từ 8-10).


Bảng 4.15. Kết quả EFA thang đo khả năng của SAV



Biến quan sát

Nhóm nhân tố

Trình độ KTV

Khả năng thực hiện

Kỹ năng

1. Kinh nghiệm chuyên sâu về các hoạt động

.821



2. Kiến thức đầy đủ về kiểm toán hoạt động

.786



3. Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm kiểm toán hoạt động

.705



4. Phương pháp tổ chức triển khai kiểm toán hoạt động


.761


5. Chuẩn mực, quy trình, cẩm nang hướng dẫn


.730


6. Lựa chọn các chủ đề kiểm toán phù hợp


.691


7. Chương trình nội dung đào tạo kiểm toán hoạt động


.560


8. Khả năng vận dụng kỹ thuật và phương pháp kiểm toán



.817

9. Kỹ năng phân tích, tổng hợp và viết báo cáo kiểm toán



.770

10. Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp



.585

Nhóm nhân tố đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

Trong 6 biến đo lường, có 2 biến không thỏa mãn tiêu chuẩn bị loại. Kết quả EFA sau khi loại biến cho thấy có một nhân tố được trích từ 4 biến đo lường thuộc nhóm nhân tố đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Nhân tố này trích được 60,18% phương sai và trọng số nhân tố của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (> 0,5). Nhân tố trích được Bảng 4.16.

Bảng 4.16. Kết quả EFA thang đo đặc điểm hoạt động đơn vị được kiểm toán



Biến quan sát

Đặc điểm hoạt động

1. Đơn vị được kiểm toán có ghi chép đủ số liệu

.815

2. Ban hành và tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn và định mức

.790

3. Hiểu biết đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng kiểm toán hoạt động

.748

4. Thiết lập và xây dựng đủ các mục tiêu hoạt động phù hợp.

.748


Nhóm nhân tố phát triển kiểm toán hoạt động.


Trong 4 biến đo lường có 1 biến không thỏa mãn tiêu chuẩn, bị loại. Kết quả EFA sau khi loại biến cho thấy có một nhân tố được trích từ 3 biến đo lường thuộc nhóm nhân tố đánh giá khả năng phát triển kiểm toán hoạt động. Nhân tố này trích được 67,7% phương sai và trọng số nhân tố của các biến quan sát đều đạt yêu cầu (> 0,5). Nhân tố trích được Bảng 4.17

Bảng 4.17. Kết quả EFA thang đo phát triển kiểm toán hoạt động


Biến quan sát

Năng lực

1. SAV có khả năng triển khai thành công kiểm toán hoạt động độc lập

. 810

2. KTV có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toán hoạt động

. 873

3. SAV chưa nên triển khai kiểm toán hoạt động một cách độc lập

.783


4.4.1.5. Phân tích hồi quy


Phát hiện từ bước nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động và kết quả phân tích EFA cho thấy các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội, trình độ chuyên môn, kỹ năng KTV, khả năng triển khai kiểm toán hoạt động của SAV, đặc điểm hoạt động của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến việc phát triển kiểm toán hoạt động. Mô hình nghiên cứu được đề nghị Hình 4.2. Phương pháp phân tích hồi quy bội được sử dụng để ước lượng mô hình nghiên cứu này dựa trên dữ liệu thu thập từ 185 KTV thuộc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Mặt khác, đây là nghiên cứu khám phá, vì vậy phương pháp phân tích từng bước (STEPWISE trong SPSS 16) được sử dụng. Phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố và mức độ phát triển kiểm toán hoạt động (Hình 4.2) có dạng sau:

Phương trình phân tích hồi quy bội được biểu diễn như sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2+ β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7

Trong đó:

Y là biến phụ thuộc thể hiện việc phát triển kiểm toán hoạt động;


Y: Phát triển kiểm toán hoạt động


β1

X1: Chính trị

β2

X2: Xã hội


β3

X3: Kinh tế


β4

X4: Trình độ KTV

β5

X5: Kỹ năng KTV

β6

X6: Khả năng thực hiện

β7

X7: Đặc điểm hoạt động

β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 là các hệ số hồi quy; X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 là các biến độc lập.


Hình 4.2. Các nhân tố tác động đến việc phát triển kiểm toán hoạt động.

Để ước lượng các tham số trong mô hình và khi sử dụng phép quay vuông góc để tiến hành phân tích EFA, các biến độc lập được xác định bằng cách lấy trung bình cộng từ các quan sát. Phương pháp này thích hợp nhất cho việc sử dụng để phân tích hồi quy và kiểm định mối quan hệ giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Bảng 4.18 trình bày các ký hiệu và mã hóa các biến được sử dụng để đo lường các nhân tố tác động tới việc phát triển kiểm toán hoạt động.

Bảng 4.18. Ký hiệu các biến nghiên cứu


Ký hiệu

Tên gọi

Giá trị

X1

Chính trị

Trung bình 5 biến đo lường các nhân tố chính trị

X2

Xã hội

Trung bình 2 biến đo lường các nhân tố xã hội

X3

Kinh tế

Biến đo lường nhân tố kinh tế

X4

Trình độ chuyên môn

KTV

Trung bình 3 biến đo lường các nhân tố về trình độ

chuyên môn của KTV

X5

Kỹ năng KTV

Trung bình 3 biến đo lường kỹ năng của KTV

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2022