Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lí Công Tác Xhh Gdmn


trưởng càng xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quản lí công tác XHHGD càng cao thì hiệu quả công tác này càng lớn, càng dồi dào. Ngược lại, nếu quản lí yếu, kém, thu chi thiếu công khai minh bạch, chất lượng sử dụng nguồn XHH kém hiệu quả thì công tác XHHGD không thu hút được sự ủng hộ của toàn xã hội, mà cụ thể là của CMHS.

1.4.3. Nội dung quản lí công tác XHH GDMN‌

Quản lí việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ mầm non, cùng chăm lo phát triển GDMN trên địa bàn

Xây dựng và hoàn thiện dần quy chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ mầm non; phân bổ và sử dụng hợp lí nguồn ngân sách nhà nước và tiềm năng xã hội hợp lí; mở rộng khả năng đóng góp của CMHS cho GDMN; tổ chức các hoạt động, phong trào để tạo động lực trong việc huy động tiềm năng xã hội để phát triển GDMN; phát huy truyền thống dân tộc, lễ hội và cá nhân; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về GDMN.

Tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Đảng, Nhà nước, của Ngành GD về quản lí công tác XHHGD ở trường MN, nâng cao nhận thức về vai trò quản lí công tác XHHGD cho CBQL, GV và cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội,… thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo, toạ đàm, tư vấn, xây dựng góc tuyên truyền, biên soạn tài liệu,… chú trọng đến nội dung của quản lí công tác XHHGD, để cho mọi người hiểu đúng tầm quan trọng, vai trò của quản lí công tác XHHGD. Tăng cường xây dựng môi trường GD đồng bộ, tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội để giúp cho CBQL, người làm GD và lực lượng xã hội nắm được, hiểu và vận dụng có hiệu quả góp phần phát triển GDMN.

Quản lí việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động phát triển quy mô, đa dạng hóa các loại hình trường, lớp mầm non và đầu tư các nguồn lực cho GD

Quản lí việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động phát triển quy mô, đa dạng hóa các loại hình trường, lớp mầm non


Thực hiện quản lí công tác XHHGD trong lĩnh vực này bằng cách huy động các nguồn đóng góp tài chính của xã hội qua thuế và các nguồn thu khác để nhà nước trực tiếp quản lí, để thực hiện đa dạng hoá cấp học, ngành học; đa dạng hoá phương thức và hình thức GDMN cho phù hợp với kinh tế thị trường. Trên cơ sở củng cố các loại hình CL, lấy đó làm nòng cốt, mở ra nhiều hình thức GDMN, phát triển các loại hình ngoài CL, tạo cơ hội cho mọi người nâng cao trình độ, tiếp cận những vấn đề mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống. Đó cũng là một cách để xã hội hoá GD.

Quản lí việc huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho GD

Nguồn lực con người là quý giá nhất, để tạo ra một XHHT góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước là công việc có ý nghĩa to lớn. Nhà trường phải luôn tích cực huy động các lực lượng xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình GD tùy theo khả năng của mỗi lực lượng; vận động thu hút sự tham gia của các LLXH vào nội dung hoạt động của nhà trường, đa dạng hóa hình thức huy động mọi nguồn lực đóng góp tài lực, vật lực, trí tuệ,... thực hiện quản lí công tác XHH GDMN.

Tăng cường công tác chỉ đạo của Đảng, quản lí của nhà nước đồng thời phát huy vai trò chủ động nòng cốt của ngành GD và trường MN; tổ chức phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tham gia vào phát triển GDMN. Nếu có nhiều nội dung, hình thức hoạt động quản lí công tác XHHGD có sự tham gia của toàn xã hội sẽ mở rộng và làm phong phú, sáng tạo các hoạt động đó.

Theo tác phẩm Khoa học quản lí GD – một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trần Kiểm, 2008): Để thực hiện một chủ trương/chương trình/dự án... kế hoạch hoá là hành động đầu tiên của người quản lí, là việc làm cho tổ chức phát triển theo kế hoạch. Trong quản lí, đây là căn cứ mang tính pháp lí quy định hành động của cả tổ chức. Kế đó là chức năng tổ chức. Thực hiện chức năng này, người quản lí phải hình thành bộ máy/cơ cấu các bộ phận (tuỳ theo tính chất công việc, có thể tiến hành phân công, phân nhiệm cho các cá nhân), quy định chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận, mối quan hệ giữa chúng. Điều hành (chỉ đạo, tổ chức thực hiện) là nhiệm vụ tiếp theo của người quản lí. Đây là khâu quan trọng tạo nên thành công của kế


hoạch dự kiến. Chính ở khâu này, đòi hỏi người quản lí phải vận dụng khéo léo các phương pháp và nghệ thuật quản lí. Cuối cùng, người quản lí phải thực hiện chức năng kiểm tra, nhằm đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Điều cần lưu ý là khi kiểm tra phải theo chuẩn. Chuẩn phải xuất phát từ mục tiêu, là đòi hỏi bắt buộc đối với mọi thành viên của tổ chức.

Cuối cùng, tất cả các chức năng trên đều cần đến yếu tố thông tin. Thông tin đầy đủ, kịp thời, cập nhật, chính xác là một căn cứ để hoạch định kế hoạch; thông tin cũng cần cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức, là chất liệu tạo quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức; thông tin chuyển tải mệnh lệnh chỉ đạo (thông tin xuôi) và phản hồi (thông tin ngược) diễn tiến hoạt động của tổ chức, và thông tin từ kết quả hoạt động của tổ chức giúp cho người quản lí xem xét mức độ đạt mục tiêu của toàn tổ chức.

Các chức năng nêu trên lập thành chu trình quản lí. Chủ thể quản lí khi triển khai hoạt động quản lí đều thực hiện chu trình này.


Chức


Chức


Chức


Chức

năng kế


năng tổ


năng


năng

hoạch


chức


chỉ đạo


kiểm





thực


tra





hiện



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 7



Thông tin phục vụ quản lý

Chu trình quản lí

Do đó để quản lí tốt việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ mầm non, cùng chăm lo phát triển GDMN cũng như quản lí tốt việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào các hoạt động phát triển quy mô, đa dạng hóa các loại hình trường, lớp mầm non và đầu tư các nguồn lực cho GD trên địa bàn, hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện tốt những công việc sau đây:


Xây dựng kế hoạch công tác XHH GDMN

Hiệu trưởng nhà trường chủ động lập kế hoạch phát triển GDMN tại địa phương mình quản lí, đề ra mục tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định phương thức đạt được mục tiêu, cách thức và biện pháp tổ chức thực hiện, đồng thời xây dựng được quy mô phát triển tổng thể của từng giai đoạn. Do vậy, người hiệu trưởng phải căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường, từng địa phương; nhận thức rõ những thuận lợi, khó khăn; những điểm mạnh và hạn chế bên trong, cũng như các cơ hội và thách thức từ bên ngoài nhà trường; thu thập ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu của CMHS, của mọi lực lượng xã hội; tạo điều kiện cho họ được bàn bạc và định ra những chỉ tiêu, biện pháp thực hiện; đồng thời CBQL GDMN tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, lãnh đạo địa phương phối hợp với các đoàn thể xã hội, CMHS, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các cá nhân, tập thể, các tổ chức đóng trên địa bàn nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn của công tác XHHGD ở từng đơn vị, từ đó các cấp ủy Đảng, lãnh đạo địa phương, các đoàn thể xã hội, CMHS dành nhiều tình cảm, tâm huyết và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác XHHGD của các trường mầm non.

Việc xây dựng kế hoạch phát triển GDMN là một việc làm rất quan trọng của các CBQL GDMN để phát triển GDMN vững mạnh đáp ứng kịp với sự phát triển chung của nền GD nước nhà, từng bước đi lên xây dựng trường tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế. Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch là bước đầu tiên nhà trường đã gây dựng được niềm tin đối với các cấp lãnh đạo và đối với CMHS, bởi vì xây dựng được kế hoạch đáp ứng yêu cầu của nhà trường, phù hợp với điều kiện, khả năng đóng góp của CMHS, chính là người hiệu trưởng nắm rất rõ tình hình và khả năng thực hiện. Bất cứ chương trình XHH GDMN nào cũng phải xây dựng kế hoạch. Do vậy, chu trình này cần quán triệt các yêu cầu sau đây:

Hiệu trưởng nhà trường cần phải thống nhất các chức năng, nhiệm vụ.

Phân tích được tình hình, nêu rõ được điểm mạnh, điểm yếu của địa phương về công tác XHHGD; phân tích được khó khăn, thuận lợi của địa phương về công tác XHHGD .

Xác định được các nhu cầu chủ yếu trong XHH.



nhất.

Vạch ra được mục tiêu dài hạn, ngắn hạn trong công tác XHHGD .

Cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cần tiến hành, có thể phân kì để đạt kết quả cao


Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết phối hợp giữa nhà trường và gia đình nâng

cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ mầm non: thực hiện chương trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ; chương trình GD trẻ; kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ của trường mầm non; xây dựng cơ sở vật chất; tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương...

Xác định thời gian, kinh phí thực hiện cho từng nhiệm vụ cụ thể.

Xác định rõ ràng ai sẽ tham gia vào công tác XHH GDMN và họ có ảnh hưởng như thế nào trong quá trình thực hiện.

Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác XHH GDMN

Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Phòng GD & ĐT và các kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng GDMN trong từng giai đoạn. Các trường cụ thể hóa và công khai hóa kế hoạch dựa trên các văn bản của ngành để thực hiện việc thu, chi hợp lí, công khai minh bạch trong các cuộc vận động, khuyến khích nhân dân đóng góp cũng như khuyến khích việc tham gia giám sát, điều đó sẽ gắn kết trách nhiệm của mọi người cùng chăm lo cho GDMN .

Dựa trên kế hoạch đã được phê duyệt, CBQL - hiệu trưởng nên xây dựng kế hoạch hoặc phân công, phân nhiệm chi tiết, đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ ứng với từng hoạt động cụ thể trong các nhà trường, xác định thời gian hoàn thành và các lưu ý (nếu có).

Chủ động phát hiện ra những nguồn lực cần huy động, kịp thời tổ chức huy động các nguồn lực để chăm lo cho GDMN .

Tuyên truyền, vận động đến các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể xã hội, kêu gọi sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần, ngày công, giờ công.

Huy động từ những thứ đơn giản như đồ dùng, đồ chơi, các phế liệu không dùng đến và cả nguồn lực trí tuệ để xây dựng chất lượng của các nhà trường ngày


càng một đi lên. Các lực lượng, cá nhân tham gia tích cực cần phải được ghi nhận, động viên kịp thời. Ngược lại, tổ chức, cá nhân làm chậm cần phải được động viên, giúp đỡ, trường hợp cần thiết phải thay thế để kế hoạch được thực hiện có hiệu quả.

Chỉ đạo thực hiện công tác XHH GDMN

XHH GDMN là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, nhưng làm thế nào để thực hiện có hiệu quả thì đó là một thách thức lớn đối với các nhà quản lí. Hiệu trưởng nhà trường phải chỉ đạo việc tổ chức thực hiện XHH GDMN ở các nhà trường. Mỗi địa phương từ xã đến huyện cần có những biện pháp tác động đến cơ chế quản lí và chính sách tạo động lực thu hút các nguồn đầu tư. Trong đó, Nhà quản lí phải:

Chỉ dẫn mọi thành viên trong nhà trường cũng như các thành viên kết hợp thực hiện các công việc đề ra của đợt vận động.

Điều phối, điều chỉnh các nhiệm vụ để công việc tiến hành nhịp nhàng.

Nếu nhiệm vụ có khối lượng lớn mà năng lực thực hiện bình thường thì phải hạ bớt khối lượng công việc xuống thấp hơn. Nếu nhiệm vụ có khối lượng thấp so với khả năng công việc thì phải bổ sung nhiệm vụ kịp thời.

Kiểm tra, đánh giá công tác XHH GDMN

Hiệu trưởng nhà trường kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, đối chiếu kết quả đạt được so với yêu cầu đặt ra xem công việc đề ra đạt đến mức nào. Khi kiểm tra để có kết quả thì phải đánh giá được công việc đó thực hiện đạt kết quả như thế nào?

Chỉ đạo của nhà trường qua các phong trào, các cuộc vận động đối với CMHS, đối với các tổ chức xã hội của địa phương, cũng như các lực lượng xã hội. Nhà trường thành lập ban tổ chức có phân công công việc cụ thể cho từng thành viên từ khâu tổ chức, tuyên truyền, đến người giám sát thực hiện và việc tổ chức này nhà trường sẽ chọn lựa GV chủ nhiệm của các lớp và đại diện CMHS của lớp để tham gia và có thời gian cụ thể cho từng hoạt động. Khi kết thúc mỗi hoạt động hay phong trào thì nhà trường tổ chức buổi báo cáo kết quả đã làm được với lãnh đạo Phòng GD & ĐT, với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, với các tổ chức xã hội, Hội CMHS kết quả đã thực hiện được trong cuộc vận động đó và tìm ra nguyên


nhân và những tồn tại khi thực hiện để có những nhìn nhận đúng đắn về kết quả đã đạt được đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. Từ những việc làm rất cụ thể, rõ ràng của nhà trường cũng như kế hoạch chi tiêu khoa học và sử dụng nguồn lực mà nhân dân đóng góp một cách đúng đắn và có hiệu quả làm cho chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng của nhiều trường được phụ huynh và lãnh đạo địa phương tin tưởng vào các hoạt động của nhà trường, và luôn sẵn sàng ủng hộ nhà trường.

Đánh giá trên cơ sở thực hiện các mục tiêu về công tác XHH GDMN . Thông qua các kết quả đo được về định lượng và định tính (Định lượng kết quả qua các phép đo hiện hành như: Tỉ lệ giảm suy dinh dưỡng hàng tháng để đánh giá chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng, sự cải tiến về chất lượng và số lượng của đội ngũ, sự cải tiến về chất lượng và số lượng của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi trong nhà trường...) để tổng kết rút kinh nghiệm.

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện chức năng quản lí, nhà quản lí phải đặc biệt quan tâm đến việc thu thập thông tin. Thông tin là nền tảng của quản lí. Không có thông tin, không thể thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của quản lí nói chung và quản lí XHHGD nói riêng. Những thông tin phục vụ cho công tác XHH GDMN bao gồm:

Thông tin về sự phát triển của trẻ (phát triển thể lực và trí lực theo các số đo về tâm sinh lí lứa tuổi).

Thông tin về gia đình trẻ.

Thông tin về đội ngũ nhà trường.

Thông tin về cơ sở vật chất hiện có của nhà trường. Thông tin về chương trình và việc thực hiện chương trình.

Thông tin về các đoàn thể chính trị, xã hội, các tổ chức kinh tế, các đơn vị trường học khác có liên quan đến nhà trường...

Người quản lí tổng hợp các thông tin về kết quả đào tạo nuôi dạy trẻ, chất lượng chương trình, công tác phối hợp giữa các đoàn thể…, sẽ giúp cho việc đề ra các yêu cầu XHHGD phù hợp với mục tiêu phát triển và năng lực thực tế của địa phương.


1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí công tác XHH GDMN‌

1.5.1. Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác XHH GDMN‌

Nhận thức của các lực lượng xã hội về GDMN và XHH GDMN

Bản chất XHHGD là quá trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của các lực lượng xã hội cùng làm GD để GD phục vụ cho mọi người. Vì vậy, trong XHH GDMN, khi các lực lượng xã hội nhận thức được vị trí, vai trò của GDMN trong đời sống cộng đồng, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ trong trường mầm non; nhận thức được các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác XHH GDMN ; nhận thức được nội dung, hình thức của công tác XHH GDMN … thì các lực lượng xã hội sẽ tự ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác XHH GDMN, từ đó tính tự giác, tích cực, chủ động, tình cảm và năng lực hoàn thành công việc này cũng được nâng lên, góp phần tạo nên sự thành công trong công tác XHH GDMN .

Uy tín của nhà trường về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD

Chất lượng chăm sóc, GD trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường Mầm non phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng nuôi dưỡng, GD của nhà trường có đảm bảo, trẻ có khoẻ mạnh và phát triển tốt thì vai trò của nhà trường mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận, từ đó họ sẵn sàng tham gia vào các hoạt động phát triển nhà trường. Vì vậy, uy tín của nhà trường về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, GD trẻ là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở các cơ sở GDMN.

1.5.2. Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác XHH GDMN‌

Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu phát triển quy mô, mạng lưới, chất lượng GDMN của địa phương và năng lực đầu tư cho GDMN của các lực lượng xã hội: kinh tế phát triển, đời sống vật chất cũng như tinh thần ngày càng cao, nhu cầu GD ngày càng đa dạng, một số phụ huynh sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để con em mình được học trong môi trường GD chất lượng cao. Bên cạnh đó, cùng với nền kinh tế thị trường, việc phát triển nhanh các khu đô thị, khu cụm công nghiệp dẫn đến tập trung đông dân cư vào các địa phương đang phát triển, số trẻ ở các khu vực này tăng nhanh (đặc biệt là số trẻ của con em công nhân lao động nhập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023