Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 2

Bảng 2.1. Quy mô số lượng nhóm, lớp, trẻ mầm non các trường mầm non

CL tại huyện Nhà Bè. (Phòng GD & ĐT huyện Nhà Bè, 2019) 50

Bảng 2.2. Đội ngũ Ban giám hiệu các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh 53

Bảng 2.3. Đội ngũ GV các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố

Hồ Chí Minh 54

Bảng 2.4. Chất lượng chăm sóc GDMN huyện Nhà Bè 57

Bảng 2.5. Các mức độ đánh giá thực trạng 60

Bảng 2.6. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng 62

Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức về mục tiêu công tác XHH GDMN 63

Bảng 2.8. Thực trạng nhận thức về nội dung công tác XHH GDMN 64

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Bảng 2.9. Thực trạng nhận thức về các nguyên tắc công tác XHH GDMN 67

Bảng 2.10. Thực trạng nhận thức về lợi ích công tác XHH GDMN 68

Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 2

Bảng 2.11. Đánh giá của LĐĐP, CBQL về sự phối hợp giữa nhà trường gia

đình và xã hội 70

Bảng 2.12. Đánh giá của GV và CMHS về sự phối hợp giữa nhà trường, gia

đình và xã hội 72

Bảng 2.13. Đánh giá của LĐĐP, CBQL về sự phối hợp giữa nhà trường với

các ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân ở địa phương 75

Bảng 2.14. Đánh giá của GV, CMHS về sự phối hợp giữa nhà trường với các

ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân ở địa phương 77

Bảng 2.15. Thực trạng tham gia phối hợp của các lực lượng xã hội trong công

tác XHH GDMN 80

Bảng 2.16. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác XHH GDMN 82

Bảng 2.19. Đánh giá của LĐĐP, CBQL về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện quản lí việc phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ

chức, cá nhân trên địa bàn 92

Bảng 2.20. Đánh giá của GV, CMHS về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện quản lí việc phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ

chức, cá nhân trên địa bàn 96

Bảng 3.1. Các mức độ đánh giá đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi của các

biện pháp đề xuất 132

Bảng 3.2. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp nâng cao nhận

thức cho gia đình, nhà trường và xã hội về công tác XHH GDMN .. 132 Bảng 3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp tích cực huy động

sự tham gia của gia đình, nhà trường và xã hội vào công tác XHH GDMN 135

Bảng 3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp nâng cao năng lực quản lí, năng lực sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ GDMN 137

Bảng 3.5. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi biện pháp xây dựng trường mầm non thành đơn vị cung ứng dịch vụ chăm sóc GDMN chất

lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn GD 140


1. Lí do chọn đề tài‌


MỞ ĐẦU

Có thể nói rằng, giáo dục (GD) đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại.

Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Bác yêu cầu nền GD nước nhà: “GD là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó” (Hồ Chí Minh, 2003).

Nghị quyết Trung ương 2, khóa VIII tháng 12/1996 (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996) khẳng định: thực sự coi GD đào tạo là quốc sách hàng đầu, GD là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, toàn xã hội có trách nhiệm chăm lo cho GD, kết hợp môi trường GD nhà trường, gia đình và xã hội lành mạnh ở mọi nơi.

Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là một công tác tạo điều kiện cho các thành viên trong xã hội đều có quyền được GD, tạo cơ hội cho cha mẹ học sinh (CMHS) có quyền lựa chọn môi trường học tập phù hợp nhu cầu học sinh và điều kiện gia đình, đảm bảo quyền tự do trong giảng dạy theo quy định pháp luật, đa dạng hóa các hình thức cung ứng dịch vụ GD cho nhân dân, huy động các lực lượng xã hội và công đồng địa phương vào phát triển lĩnh vực GD, thực hiện mục tiêu GD.

XHHGD là một xu hướng phát triển không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Nghị quyết 90 - CP của Chính phủ do Thủ tướng ký ngày 21-8-1997 (Chính phủ, 1997) đã xác định khái niệm XHHGD như sau: XHHGD là vận động và tổ chức cho toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp GD, là xây dựng trách nhiệm của cộng đồng cho GD, là mở rộng, phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư về nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội.

Điều 12 Luật GD (Quốc hội, 2005) khẳng định “Xã hội hóa sự nghiệp GD”: Phát triển GD, xây dựng xã hội học tập (XHHT) là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đa dạng hóa các loại hình trường và


các hình thức GD, khuyến khích mọi người tham gia vào sự nghiệp GD, mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu GD, xây dựng môi trường GD lành mạnh và an toàn.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001) đã nêu nhiệm vụ: “Chăm lo phát triển giáo dục mầm non (GDMN), mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt là ở nông thôn và những vùng có khó khăn”.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006) của Đảng đã chỉ rõ: “Chăm lo phát triển GDMN”, thực hiện “Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, đề cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Chuyển dần mô hình GD hiện nay sang mô hình GD mở - mô hình XHHT với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011) của Đảng xác định “Mở rộng GDMN, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi” là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020.

Đặc biệt trong tình hình toàn Đảng, toàn dân đang triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013): Đổi mới phải bắt đầu từ những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết. Đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến các hoạt động của các cơ sở GD & ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học.

Đó là một quan điểm đúng đắn, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi cấp bách từ đời sống thực tiễn và xu thế phát triển GD của thế giới, khắc phục những tồn tại, bất cập để GD phát huy tốt vai trò, sứ mệnh cao cả trong việc “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.


Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016) của Đảng đã xác định một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ là: “Đổi mới căn bản và toàn diện GD & ĐT, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”, “Thu hút và phát huy mạnh mẽ mọi nguồn nhân lực và sức sáng tạo của nhân dân”.

Trong những năm qua, XHHGD nói chung và xã hội hóa giáo dục mầm non (XHH GDMN ) nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ đó là các nhà trường mầm non đã huy động được nhiều hơn sự đóng góp từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và CMHS đầu tư xây dựng trường, lớp, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, còn khá nhiều các nhà quản lí GD và bộ phận lớn trong nhân dân còn nhìn nhận công tác xã hội hóa giáo dục (XHHGD ) (chỉ đơn thuần là vận động, đóng góp tiền, của từ nhân dân, các tổ chức, đoàn thể, kinh tế - xã hội để xây dựng trường, mua sắm trang thiết bị và nâng cao cơ sở vật chất cho trường học cũng như còn chưa nhìn nhận đúng vai trò của các thành phần kinh tế và xã hội trong việc tham gia vào các hoạt động của GD. Ngoài ra, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong công tác phối hợp giữa “Nhà trường – Gia đình – Xã hội” để huy động toàn xã hội tham gia vào quá trình GD.

Cùng với sự phát triển của cả nước, Nhà Bè có nền kinh tế phát triển khá nhanh và mạnh, thu hút một lượng khá lớn lao động nhập cư từ các tỉnh, thành trong cả nước về lập nghiệp. Ngành GD & ĐT huyện Nhà Bè nói chung và GDMN nói riêng đang có những thuận lợi nhất định đồng thời cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó thách thức lớn nhất là giải quyết đủ chỗ học cho các cháu. Vì vậy, huyện Nhà Bè đã xem công tác XHH GDMN là một vấn đề cấp thiết trong tình hình kinh tế, xã hội của huyện hiện nay, đẩy mạnh XHH GDMN là một trong những giải pháp quản lí cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc cha mẹ và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN.

Theo Báo cáo tổng kết nhiệm vụ chuyên môn GDMN năm học 2018 – 2019 (Phòng GD - ĐThuyện Nhà Bè, 2019): toàn Huyện có 11 trường mầm non CL, 23 trường mầm non tư thục (tăng 05 trường) và 54 cơ sở GDMN quy mô nhóm - lớp (tăng 9 cơ sở); tổng số nhóm lớp CL là 124 nhóm lớp; trong đó nhà trẻ: 23 nhóm


lớp, mẫu giáo: 101 nhóm lớp; đã huy động được 1614/2455 trẻ nhà trẻ ra lớp, đạt 65.7% (chỉ tiêu 38%); trong đó: CL (CL): 581 trẻ, ngoài công lập (NCL): 1033 trẻ. Tỷ lệ trẻ nhà trẻ học CL là: 35,99%. Huy động được 6758/7048 trẻ mẫu giáo ra lớp, đạt 95.9% (chỉ tiêu 95%); trong đó: CL: 3368 trẻ, NCL: 3390 trẻ, Tỷ lệ trẻ mẫu giáo học CL là: 49.83%, 100% trẻ học bán trú và 2 buổi/ ngày (quy định 95%).

Trước yêu cầu XHHGD tại các trường mầm non CL tại huyện Nhà Bè và trước tình hình quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL trên địa bàn huyện Nhà Bè. Với trách nhiệm của một người quản lí, bản thân tôi mong muốn đóng góp một phần công sức của mình nhằm tìm các biện pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè. Vì thế tôi quyết định chọn đề tài “Quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non, khảo sát và đánh giá thực trạng về quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL này.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lí GDMN tại huyện Nhà Bè.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Giả thuyết nghiên cứu

Công tác XHHGD hiện nay được tổ chức rộng rãi tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh và đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, còn một số hạn chế, bất cập trong quản lí công tác XHH GDMN . Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và đánh giá đúng thực trạng quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, có thể đề xuất một số biện pháp quản lí có tính cần thiết và khả thi cao nhằm nâng cao hiệu quả


quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL này.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về công tác XHH GDMN và quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non.

- Đánh giá thực trạng công tác XHH GDMN và thực trạng quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lí công tác XHHGD của Hiệu trưởng tại các trường mầm non CL, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

Về địa bàn khảo sát: khảo sát tại 11 trường mầm non CL trên địa bàn huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Trường MN Thị Trấn Nhà Bè, Trường MN Sơn Ca, Trường MN Mạ Non, Trường MN Sao Mai, Trường MN Đồng Xanh, Trường MN Sao Mai, Trường MN Tuổi Hoa, Trường MN Hướng Dương, Trường MN Mạ Non, Trường MN Vàng Anh, Trường MN Vành Khuyên dưới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường.

Về thời gian: Để khảo sát thực trạng, đề tài sử dụng các số liệu, dữ kiện được thu thập, nghiên cứu trong năm học 2018 – 2019.

7. Phương pháp luận

7.1. Cơ sở Phương pháp luận

7.1.1. Quan điểm hệ thống

Vận dụng quan điểm hệ thống nhằm nghiên cứu thực trạng quản lí công tác XHHGD trong mối quan hệ với quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non.

Nghiên cứu quản lí công tác XHH GDMN cần nghiên cứu các nội dung cụ thể như: chủ thể quản lí, mục tiêu quản lí, nội dung quản lí, phương pháp quản lí, kết quả quản lí.

Khi đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí XHH GDMN phải xem xét chúng trong mối quan hệ với nhau nhằm tạo ra sự tác động hợp lí giữa các biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lí XHHGD dục tại các trường mầm


non CL, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic

Quá trình thực hiện công tác XHHGD là quá trình lâu dài và có tính kế thừa do vậy việc quản lí quá trình này cũng lâu dài và phải có tính kế thừa.

Quá trình thực hiện công tác XHHGD phải tuân theo một trật tự chặt chẽ. công tác XHHGD phải bắt đầu từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, và kiểm tra, đánh giá.

Vận dụng quan điểm lịch sử - logic vào đề tài nhằm nghiên cứu thực trạng quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh bằng cách tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng quản lí công tác XHH GDMN vào những khoảng thời gian, không gian và điều kiện cụ thể. Điều này giúp cho công tác điều tra thực trạng được chính xác, phù hợp với mục đích nghiên cứu.

7.1.3. Quan điểm thực tiễn

Vận dụng quan điểm thực tiễn vào đề tài nhằm đánh giá quản lí công tác XHH GDMN và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí công tác XHH GDMN phải dựa vào điều kiện thực tế, gắn với thực tiễn của địa phương và của các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

7.2. Phương pháp luận nghiên cứu

7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa những vấn đề lí luận trong các tài liệu, văn bản, công trình nghiên cứu.... có liên quan đến công tác XHHGD , công tác XHH GDMN và quản lí công tác XHH GDMN nhằm làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

+ Mục tiêu: Nhằm thu thập thông tin, số liệu để đánh giá thực trạng công tác XHH GDMN .

+ Nội dung:

Lãnh đạo địa phương (LĐĐP), CBQL (CBQL) và GV (GV):

Nhận thức, nội dung, mục tiêu về XHHGD tại một số trường mầm non CL

Ngày đăng: 04/07/2023