Đầu Tư Có Trọng Điểm Cơ Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề Tiên Tiến; Tăng Cường Hợp Tác Quốc Tế, Đẩy Mạnh Xã Hội Hóa Giáo Dục Và Đào Tạo Nghề


Về thời gian đào tạo, bồi dưỡng cần tổ chức hợp lý. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng trường, của từng giáo viên để sắp xếp thời gian bồi dưỡng hợp lý. Công tác bồi dưỡng cần tiến hành thường xuyên, liên tục trong cả năm học, lựa chọn nội dung bồi dưỡng hợp lý với từng thời điểm phù hợp với từng đối tượng và có tính khả thi cao, coi bồi dưỡng thường xuyên là “yếu tố sống còn” của chất lượng giáo dục nhà trường.

4.2.4.2. Đối với người học

Để phát huy tính tự giác, chủ động sáng tạo của người học, cần làm tốt một số biện pháp như sau:

Thứ nhất, người học phải tự mình xác định đúng động cơ, mục đích của việc tự học, thấy được lợi ích của việc tự học. Phải xác định việc học là học cho mình, “học để biết, học để làm việc, học để làm người”, học để phát huy năng lực phẩm chất của mình, rèn luyện mình, sau đó có điều kiện phục vụ cho nghề nghiệp và công việc chuyên môn. Khi đã có động cơ mục đích đúng đắn, người học cần tự giác, chủ động trong học tập, tự lên kế hoạch học tập: đọc tài liệu, làm đề cương, thảo luận nhóm, bài tập thực hành, bài tập lớn; xây dựng thời gian biểu hợp lý giữa các môn học, địa điểm, thời gian, hình thức tự học... và phải kiên trì thực hiện theo lịch trình đã định, đồng thời, tập trung cao độ, không bị chi phối bởi hoàn cảnh bên ngoài.

Thứ hai, bản thân người học cần tìm ra cho mình phương pháp học tập có hiệu quả. Trước hết, cần chịu khó nghe giảng để tiếp thu tri thức, nhờ tịch luỹ tri thức thì mới có thể nghiền ngẫm, so sánh, phân tích, biến tri thức từ sách vở, giáo viên và từ nhiều nguồn khác thành tri thức của mình; biết cách ghi chép, biết nắm ý cơ bản, luôn biết đặt câu hỏi nảy sinh trong quá trình nghe giảng. Để tự học tốt, đọc sách cũng rất quan trọng. Trong quá trình đọc, người học phải thâu tóm vấn đề một cách logic chặt chẽ; khi đọc, ngoài giáo trình chính thống, cần tìm nhiều tài liệu tham khảo khác nhau để đối chiếu, so sánh, từ đó, nắm vấn đề sâu sắc hơn.

Thứ ba, trong quá trình tự học, người học cần suy nghĩ sáng tạo và mạnh dạn đưa ý kiến nhận xét, thắc mắc của mình mà không quá phụ thuộc vào tài liệu và bài giảng của giáo viên. Cần có tư duy phản biện, tư duy phán đoán lâu dần hình thành cho mình khả năng phê phán. Người học biết gắn học tập với hoạt động thực tiễn,


phải sáng tạo, học đi đôi với hành; thông qua thực tiễn thực hành để rèn luyện kỹ năng, tay nghề của công việc chuyên môn để biến tri thức thành kỹ năng của mình.

4.2.5. Đầu tư có trọng điểm cơ sở giáo dục và đào tạo nghề tiên tiến; tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo nghề với các doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Muốn phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình CNH, HĐH ở nước CHDCND Lào hiện nay, việc đầu tư có trọng điểm cơ sở giáo dục và đào tạo nghề tiên tiến cũng là nội dung quan trọng, tạo nên bước đột phá cho sự phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành, nghề sẽ là xu hướng công việc của tương lai cho đất nước.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng đang diễn ra, cơ hội hợp tác trong giáo dục và đào tạo trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo nghề sẽ góp phần đưa giáo dục nghề nghiệp của Lào rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, sẽ tạo ra cho giáo dục nghề nghiệp trong nước được tiếp cận với những nội dung mới, tiên tiến, phương pháp giảng dạy hiện đại, hình thức giảng dạy linh hoạt,... để từ đó, khắc phục những mặt hạn chế mà giáo dục và đào tạo nghề của Lào đang vấp phải trong những năm gần đây.

Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 19

Theo đó, ngoài việc lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách Nhà nước, các cấp, bộ ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, trong đó có xã hội hóa liên kết giáo dục và đào tạo nghề với các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực. Xã hội hóa liên kết giáo dục và đào tạo nghề với các doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là sự tranh thủ nguồn lực về tài chính, đó còn là nâng cao cơ hội thực hành, gia tăng khả năng có việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Sự liên kết này còn là thể hiện phương châm đào tạo gắn với thị trường, đào tạo theo đúng nhu cầu của xã hội, của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Do đó, đầu tư có trọng điểm cơ sở giáo dục và đào tạo nghề tiên tiến; tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xã hội hóa liên kết giáo dục và đào tạo nghề với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát


triển nguồn nhân lực được xác định là một giải pháp có ý nghĩa quan trọng đối với việc huy động các nguồn lực trong phát triển giáo dục và đào tạo nghề, cũng là giải pháp quan trọng trong tạo ra việc làm bền vững cho người học sau khi tốt nghiệp ra trường. Để thực hiện giải pháp này, cần thực hiện tốt một số biện pháp, cụ thể:

Thứ nhất, đầu tư cho giáo dục nói chung, đầu tư cho giáo dục và đào tạo nghề nói riêng được ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho giáo dục và đào tạo nghề. Tích cực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách. Xây dựng quỹ giáo dục quốc gia, quỹ khuyến học, quỹ tín dụng đào tạo. Nhà nước quy định cơ chế cho các doanh nghiệp đầu tư vào công tác đào tạo và đào tạo lại. Các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và các viện nghiên cứu lập cơ sở sản xuất và dịch vụ khoa học đúng với ngành nghề đào tạo. Phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí được giao bảo đảm tỷ lệ chi tối thiểu 20% ngân sách cho giáo dục, trong đó, chi thường xuyên bảo đảm tỷ lệ tối thiểu 18% dành cho chuyên môn; bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề.

Thứ hai, tăng cường đầu tư cho các cơ sở giáo dục đào tạo cũng như các cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao; thực hiện sắp xếp các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo nghề công lập theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; gia tăng tỷ trọng các chương trình đào tạo nghề theo chuẩn quốc tế. Từng bước tăng cường công tác dự đoán, dự báo và quy hoạch, định hướng các cơ sở giáo dục và cơ sở đào tạo nghề theo hướng tập trung vào các ngành, các nghề có nhu cầu lớn trong thời gian tới như ngành công nghệ thông tin, y tế và sức khỏe, quản lý khách sạn và du lịch, nông nghiệp công nghệ cao…; xây dựng, hoàn thiện các cơ chế khuyến khích các cơ sở giáo dục, đào tạo nghề trong thiết kế các chương trình đào tạo có khả năng thu hút người học có trình độ khá, giỏi để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.

Thứ ba, bên cạnh nguồn lực Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cần đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề, trong đó, đẩy mạnh xã hội hóa trong đào tạo nghề. Tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo nghề, đặc biệt là khuyến khích cơ sở giáo dục và đào tạo nghề ngoài công lập; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề.


Thứ tư, tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, song phương trong giáo dục và đào tạo nghề, như: liên kết đào tạo; nghiên cứu khoa học; trao đổi học thuật; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; quản trị nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài mở cơ sở giáo dục và đào tạo nghề chất lượng cao tại Lào. Xây dựng, ban hành các điều kiện, tiêu chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nghề theo hướng đạt chuẩn ASEAN, khu vực, các nước đang phát triển và các nước phát triển; xây dựng cơ sở dữ liệu đào tạo nghề đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, tin cậy nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, thống kê về chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực; có các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề triển khai thí điểm các chương trình đào tạo hay tiếp nhận các chương trình đào tạo của nước ngoài, từ đó, rút kinh nghiệm triển khai đào tạo nguồn nhân lực nghề đạt chuẩn quốc tế.

Thứ năm, tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa 3 nhà: Nhà nước, Nhà trường và Nhà doanh nghiệp trong các hoạt động giáo dục và đào tạo nghề; khuyến khích các doanh nghiệp công nhận, tuyển dụng, sử dụng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động dựa trên kỹ năng và năng lực hành nghề; tuyển dụng, sử dụng người lao động đã qua đào tạo, hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của pháp luật.

Gắn kết giáo dục và đào tạo nghề trong thị trường lao động nhằm đảm bảo việc làm bền vững và an sinh xã hội. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh các hợp tác của các cơ sở đào tạo nghề và trung tâm giới thiệu việc làm cũng như các sàn giao dịch việc làm và hội chợ việc làm, từ đó, hỗ trợ người học tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp; chú trọng gắn kết đào tạo và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về cơ hội và lộ trình học nghề, cơ hội việc làm và lộ trình nghề nghiệp đối với nhân lực nghề, từng bước góp phần quảng bá và tuyển sinh cho các cơ sở đào tạo nghề; cập nhật các yêu cầu kỹ năng của các nghề mới và các xu thế tuyển dụng lao động hiện nay, xây dựng danh mục kỹ năng nghề kể cả hiện tại và tương lai để làm cơ sở xây dựng, cập nhật các chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn hiện nay; tăng cường cung cấp thông tin về chương trình đào tạo nghề cho các đối tượng yếu thế, người dân tộc, người nghèo, trẻ vị thành niên ngoài nhà trường, người khuyết tật…,


từ đó, tạo cơ hội tiếp cận học nghề và việc làm cho các đối tượng trong xã hội, không bỏ ai lại phía sau.

Thứ sáu, Bộ Giáo dục và Thể thao của Lào triển khai xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030 theo hướng phân tầng: Tầng cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao được Nhà nước đầu tư trọng điểm; Tầng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ gắn với đặt hàng của Nhà nước và doanh nghiệp; Tầng cơ sở giáo dục nghề nghiệp đặc thù được Nhà nước đầu tư, giao kinh phí hoạt động thường xuyên theo Đề án phát triển và nâng cao chất lượng đã được phê duyệt. Tiếp tục sáp nhập hoặc giải thể các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động không hiệu quả; đối với những cơ sở đủ năng lực tự chủ thì tạo điều kiện để phát triển; tập trung nguồn lực đầu tư một số trường chất lượng cao, ngành, nghề trọng điểm; khuyến khích phát triển các cơ sở ngoài công lập; phát triển mạnh mẽ các mô hình đào tạo nghề trong doanh nghiệp.

4.2.6. Định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào giáo dục và đào tạo nghề nghiệp

Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở là định hướng phân bổ tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở hướng đi vào các luồng để tiếp tục học tập theo các chương trình giáo dục khác nhau hoặc tham gia vào thị trường lao động, tùy thuộc vào năng lực, sở trường, nguyện vọng của bản thân học sinh và điều kiện thực tế, nhu cầu nhân lực của xã hội. Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội, nó góp phần cung ứng nguồn nhân lực có cơ cấu phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, tạo cơ hội được học tập suốt đời cho mọi người, hướng tới xây dựng xã hội học tập.

Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở nhằm định hướng cho học sinh lựa chọn hướng đi: 1) Phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng, hoàn cảnh và đặc điểm tâm sinh lý của của bản thân học sinh, tạo cơ hội cho họ tiếp tục học tập có hiệu quả; 2) Phù hợp với yêu cầu nhân lực của xã hội, của nền kinh tế; góp phần điều chỉnh cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo nhân lực, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu nhân lực, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế là một nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới giáo dục qua mọi thời kỳ; 3) Tạo điều kiện cho người học dễ dàng chuyển đổi giữa các chương trình giáo dục,


học thường xuyên, học suốt đời, góp phần từng bước xây dựng xã hội học tập. Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở rất có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Vì vậy, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở đã được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng, Nhà nước Lào, được ngành giáo dục - đào tạo và toàn xã hội quan tâm.

Để thực hiện tốt giải pháp định hướng phân luồng học sinh trung học cơ sở vào giáo dục nghề nghiệp, cần thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, xã hội về vai trò của giáo dục nghề nghiệp đối với phát triển kinh tế, xã hội, phát triển con người.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục phổ thông, cha mẹ học sinh, học sinh và các tầng lớp nhân dân, của xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp đối với phát triển kinh tế, xã hội, phát triển con người và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông trong việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội, cha mẹ học sinh, học sinh và các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực giáo dục nghề nghiệp; về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp đối với phát triển kinh tế, xã hội, phát triển con người và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; nhận thức đúng về con đường vào đại học không phải là con đường duy nhất của mỗi con người; văn hóa “khoa bảng”, văn hóa “bằng cấp” từng bước được thoát ly dần trong tiềm thức của mọi người dân. Đây là việc làm rất, rất khó, không dễ để thay đổi một sớm một chiều, mà đòi hỏi phải mất nhiều năm, nhiều thập kỷ, thực hiện đồng bộ cùng với các giải pháp khác được trình bày dưới đây mới hy vọng thành công.

Thứ hai, xây dựng các quy định cụ thể hóa khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó quy định các luồng học tiếp theo mà học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có thể lựa chọn theo học ở các trình độ cao hơn, tuy nhiên chưa quy định các điều kiện cụ thể để người học lựa


chọn luồng để theo học; chưa xác định các yêu cầu và quy định cụ thể để người học sau khi đã hoàn thành một chương trình giáo dục cụ thể có thể chuyển đổi từ luồng theo hướng nghiên cứu sang luồng theo hướng nghề nghiệp, ứng dụng theo nhu cầu của người học và ngược lại. Ví dụ, với người có trình độ cao đẳng theo định hướng nghề nghiệp, ứng dụng, cần có những điều kiện gì nếu có nguyện vọng học tiếp lên đại học theo định hướng nghiên cứu... Các yêu cầu và quy định cụ thể để phân luồng phải được thiết kế đảm bảo hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và các luồng nói riêng thực sự “mở” đối với mọi đối tượng người học khi có nhu cầu. Các quy định phải được xây dựng và được văn bản hóa, tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện. Bộ Giáo dục và Thể thao phối hợp với Bộ Lao động và Phúc lợi - xã hội xây dựng các quy định cụ thể hóa việc phân luồng và liên thông trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân, kết nối giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; nghiên cứu, rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện phân luồng và liên thông trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

Thứ ba, tiếp tục triển khai thí điểm, hoàn thiện và tổ chức triển khai đại trà mô hình trường “Trung học nghề” để thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học, tốt nghiệp có trình độ chuyên môn nghề nghiệp và trình độ văn hóa tương đương trung học phổ thông, có thể đi vào thị trường lao động hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn khi có nhu cầu. Cần khẳng định mô hình trường “Trung học nghề” và trường trung học phổ thông kỹ thuật là những mô hình trường tốt, có thể được coi là “công cụ” chủ đạo để phân luồng học sinh, thu hút học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học, đáp ứng nhu cầu và phù hợp với nguyện vọng của học sinh và phụ huynh học sinh trung học cơ sở. Người tốt nghiệp trung học nghề có thể tham gia thị trường lao động, hoặc tiếp tục học lên cao đẳng, đại học nếu có nhu cầu và điều kiện.

Tổ chức tổng kết, đánh giá mô hình và triển khai thí điểm mô hình trường trung học nghề và trường trung học phổ thông kỹ thuật; xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế; hoàn thiện mô hình trường trung học nghề và tiếp tục triển khai thí điểm (nếu thấy cần thiết); Tái thành lập các trường trung học nghề trên cơ sở tổ chức lại các Trung tâm dạy nghề, trường cao đẳng và


trung cấp giáo dục nghề nghiệp. Do đặc thù của loại trường trung học nghề, vừa dạy các môn văn hóa phổ thông, vừa dạy nghề, với các phương tiện dạy học, đặc biệt là phương tiện dạy học thực hành nghề đắt tiền, việc tận dụng cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học có sẵn ở các trường là rất cần thiết, hoàn thiện và bổ sung khi có nhu cầu, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của mô hình trường mới; Kế thừa chương trình đào tạo các ngành, nghề sẵn có của các trường, xác định nhu cầu đào tạo theo các ngành, nghề đó, hoàn thiện chương trình đào tạo hiện có cho phù hợp với mục tiêu của mô hình đào tạo mới. Chương trình đào tạo trung học nghề sẽ được thiết kế liên thông với chương trình đào tạo cao đẳng và đại học theo hướng nghề nghiệp, ứng dụng, thực hành.

Trường trung học nghề tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, hoặc Sơ cấp nghề, vừa đào tạo nghề trình độ cao, vừa dạy các môn văn hoá tương đương trung học phổ thông, với các chương trình đào tạo 3 đến 4 năm. Học sinh tốt nghiệp có trình độ trung cấp kỹ thuật/nghiệp vụ và trình độ văn hóa tương đương trung học phổ thông, được cấp Bằng trung cấp giáo dục nghề nghiệp và Chứng nhận trình độ văn hóa tương đương trung học phổ thông. Học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng tham gia thị trường lao động, hoặc khi có điều kiện, có nhu cầu, có thể học tiếp lên cao đẳng, đại học.

Tổ chức bồi dưỡng cập nhật và bổ sung các kiến thức và kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho các loại hình giáo viên dạy các môn văn hóa phổ thông, kỹ thuật cơ sở và lý thuyết chuyên môn, thực hành nghề theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Tổ chức tuyển dụng bổ sung các loại giáo viên theo nhu cầu đào tạo của các trường. Giáo viên dạy các môn văn hóa phổ thông được đào tạo trình độ đại học ở các trường đại học sư phạm; giáo viên dạy các môn kỹ thuật cơ sở, lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề được đào tạo trong các trường đại học sư phạm kỹ thuật, hoặc tại các khoa sư phạm kỹ thuật của các trường đại học.

Thứ tư, xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo liên thông và công nhận văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp các chương trình đào tạo liên thông của các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Bộ Giáo dục và Thể thao và Bộ Lao động và Phúc lợi - xã hội phối hợp trong lãnh đạo và chỉ đạo các cơ sở đào tạo hợp tác, xây dựng và triển khai các chương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022