Xã Hội Hóa Công Tác Giáo Dục Cải Tạo Phạm Nhân Nhằm Tăng Cường Bảo Vệ Các Quyền Con Người Của Phạm Nhân

d) Xây dựng và phát triển các điều kiện phục vụ học tập, lao động và cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, thể dục thể thao cho phạm nhân. Trong điều kiện trại giam, việc tổ chức học tập và các hoạt động văn hóa tinh thần, thể dục thể thao sẽ góp phần lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn phạm nhân và phục hồi những phẩm chất nhân cách của họ. Do đó, cũng phải củng cố và phát triển những điều kiện phục vụ cho các yêu cầu này. Không thể nói đến giáo dục phạm nhân nếu không có nơi cho phạm nhân học tập, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí,...

Để triển khai giải pháp nêu trên, cùng với việc tập trung đầu tư của Nhà nước, cần có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành chức năng trong việc cấp đất, cấp kinh phí đầu tư xây dựng, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ,... trong đó vai trò chỉ đạo của Bộ Công an là rất quan trọng nhằm thống nhất nhận thức và tổ chức thực hiện từ việc thiết kế mô hình trại giam đến triển khai những công việc cụ thể trên thực tế. Có như vậy mới tạo ra những chuyển động đồng bộ và mang lại hiệu quả cao.

Một trong những giải pháp quan trọng nữa chính là công tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đội ngũ cán bộ làm công tác trại giam phục vụ cho công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cũng như bảo đảm các quyền, nghĩa vụ của phạm nhân.

Xác định vị trí, vai trò của lực lượng Cảnh sát trại giam, là một lực lượng nghiệp vụ của ngành Công an, phải giải quyết đồng thời nhiều vấn đề thuộc về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vừa phải xử lý nhiều thao tác hành chính, pháp lý, nghiệp vụ cụ thể, chặt chẽ mang tính nguyên tắc, vừa phải có nghệ thuật giải quyết rất nhiều tình huống phát sinh đột xuất có liên quan đến đối tượng quản lý; cùng một lúc phải đảm nhận nhiều vai trò khác nhau như: vai trò của người cán bộ Công an, người thực thi pháp luật làm công tác quản lý, giam giữ, đấu tranh khai thác, vai trò của nhà giáo dục,

vai trò của nhà tổ chức lao động sản xuất, hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân,... Để thực hiện được tốt những vai trò ấy, người cán bộ trại giam phải am hiểu rất nhiều kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ, ngoài ra còn cả những kiến thức về tâm lý, về sư phạm và về kinh tế,... Việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trại giam luôn là việc làm cần thiết và cấp bách trong mọi thời kỳ, mọi giai đoạn; và làm tốt được điều này cũng chính là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của phạm nhân.

Ngoài ra việc xây dựng, điều hành các chương trình hợp tác quốc tế và xác định các nội dung, nhiệm vụ tham gia các hoạt động tư pháp quốc tế về lĩnh vực thi hành án, giam giữ, cải tạo, quản lý trại giam có liên quan đến người nước ngoài, vấn đề bảo đảm nhân quyền trong các trại giam [23] là rất cần thiết đối với nhiệm vụ quản lý nhà nước về thi hành án phạt tù.

3.3. Xã hội hóa công tác giáo dục cải tạo phạm nhân nhằm tăng cường bảo vệ các quyền con người của phạm nhân

Xã hội hóa công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm các quyền con người của phạm nhân bởi thực hiện tốt điều này giúp cho việc tái hòa nhập của phạm nhân, giúp tạo việc thực thi quyền thông tin và liên hệ với xã hội, gia đình, tạo cơ chế kiểm tra giám sát của xã hội đối với việc thực thi pháp luật thi hành án hình sự trong việc bảo đảm quyền con người của phạm nhân.

Xã hội hóa giáo dục, cải tạo phạm nhân là hoạt động, quá trình khai thác, phát huy mọi nguồn lực, mọi điều kiện của nhà nước, của xã hội vào hoạt động giáo dục, cải tạo phạm nhân nhằm giúp họ đáp ứng các yêu cầu giáo dục cải tạo trong đời sống hiện nay [1].

Xã hội hóa công tác giáo dục cải tạo phạm nhân là vấn đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Về lý luận thì công tác giáo dục, cải tạo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

phạm nhân là trách nhiệm chung của toàn xã hội chứ không riêng của cơ quan thi hành án hình sự. Về thực tiễn cho thấy trong những năm qua công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân vẫn mang tính khép kín, chủ yếu do các trại giam tự thực hiện mà chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể, xã hội đầu tư cho nên các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ việc giam giữ, học tập, dạy nghề không đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân.

3.3.1. Cơ sở pháp lý

Bảo đảm quyền con người của phạm nhân theo pháp luật Việt Nam - 12

Công tác xã hội hóa giáo dục cải tạo phạm nhân là hoạt động vô cùng quan trọng và ngày càng được đặc biệt quan tâm.

Để nâng cao chất lượng các mặt của công tác giáo dục phạm nhân, Tổng cục VIII đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc, tăng cường lãnh đạo công tác giáo dục phạm nhân, giai đoạn 2012 - 2016. Đã tập trung chỉ đạo tiếp tục đổi mới, nâng cao, đa dạng hóa các biện pháp, hình thức giáo dục, nhất là giáo dục chính sách pháp luật, giáo dục công dân, giáo dục phạm nhân cải tạo kém [19].

Đối với các phạm nhân sắp hết thời hạn chấp hành án phạt tù, phạm nhân đã được đề nghị đặc xá đang chờ quyết định của Chủ tịch nước, phạm nhân đã được đề nghị giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam sẽ được giáo dục, tư vấn, tạo điều kiện cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng [7]. Cụ thể, các phạm nhân sẽ được giáo dục pháp luật về các quy định về xóa án tích, về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định của pháp luật về cư trú, về bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Phổ biến một số chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và các thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù hòa nhập cộng đồng sớm hoàn lương, hạn chế tái vi phạm

pháp luật được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Điều này được thể hiện trong nhiều chủ trương, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật khác, đặc biệt là Nghị định số 80/2010/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ "Quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù".

Để hỗ trợ và tạo cơ sở cho việc xã hội hóa công tác giáo dục và cải tạo phạm nhân, Nhà nước còn ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật. Luật khẳng định cần xã hội hóa công tác phổ biến và giáo dục pháp luật. Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật, huy động các nguồn lực xã hội đóng góp [40, Điều 4]. Vì vậy, trong công tác giáo dục và cải tạo phạm nhân việc xã hội hóa phổ biến giáo dục pháp luật là rất cần thiết giúp phạm nhân có đầy đủ nhận thức về pháp luật, cải tạo tốt thành người có ích cho xã hội.

Luật trợ giúp pháp lý 2006 cũng là một cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xã hội hóa trong giáo dục cải tạo phạm nhân, đặc biệt là đối với những phạm nhân người dân tộc, có ít hiểu biết về pháp luật. Luật hướng tới mục đích cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật [36].

Ngoài ra, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân xác định rò phổ biến giáo dục pháp luật là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chỉ thị cũng khẳng định trách nhiệm của Đảng đoàn Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc phối hợp với các cơ quan nhà nước thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tuyên truyền và có các biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật, tạo thói quen nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, điều hành đó công tác xã hội hóa giáo dục và cải tạo phạm nhân sẽ được đảm bảo thực hiện có hiệu quả, giúp đỡ cho cơ quan thi hành án hình sự trong việc giáo dục và cải tạo phạm nhân dựa trên sức mạnh của toàn xã hội. Tạo điều kiện để phạm nhân sau khi mãn hạn tù, trở lại xã hội có động lực để làm lại cuộc đời.

Xã hội hóa giáo dục, cải tạo phạm nhân là hoạt động mang tính đặc biệt không giống với bất kỳ hoạt động xã hội hóa nào khác , nó có một số đặc điểm sau:

Xã hội hóa giáo dục cải tạo phạm nhân là việc huy động các lực lượng của cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân. Các lực lượng xã hội có thể tham gia rộng rãi vào nhiều nội dung giáo dục, cải tạo như: tuyên truyền, giáo dục đạo đức, pháp luật; dạy văn hóa; hướng nghiệp, dạy nghề. Các lực lượng đó là Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội khuyến học, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, các doanh nghiệp. Sự tham gia của các lực lượng này sẽ làm cho nội dung giáo dục, cải tạo phạm nhân được đa dạng, phong phú, chất lượng về trình độ chuyên môn trong giáo dục các lĩnh vực được nâng cao.

Xã hội hóa giáo dục, cải tạo phạm nhân là việc mở rộng các nguồn đầu tư kinh phí nhằm xây dựng đảm bảo cơ sở vật chất trại giam như hệ thống phòng giam đủ tiêu chuẩn quy định; các thư viện, phòng học, bệnh xá đáp ứng đủ nhu cầu học tập, khám chữa bệnh cho phạm nhân. Các doanh nghiệp, cá nhân làm kinh tế đầu tư các cơ sở, dây chuyền sản xuất tiên tiến để phạm nhân có điều kiện học nghề và lao động sản xuất nâng cao ý thức lao động và phục vụ cho tái hòa nhập cộng đồng.

Xã hội hóa giáo dục, cải tạo phạm nhân còn là việc đa dạng hóa các hình thức giam giữ và giáo dục cải tạo. Việc mở rộng các hình thức giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân sẽ làm giảm áp lực về điều kiện cơ sở vật chất của các trại giam; huy động nhiều lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân và tạo điều kiện cho công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân đạt được hiệu quả cao hơn.

Xã hội hóa giáo dục cải tạo phạm nhân gắn liền việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ công an có hiệu quả để khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý làm cho phạm nhân có tâm lý sai lệch mất đi những điều kiện thuận lợi để thực hiện vi phạm.

Xã hội hóa công tác giáo dục và cải tạo phạm nhân là hoạt động không giống với bất kỳ hoạt động xã hội hóa nào khác . Vì vậy, để việc xã hội hóa công tác giáo dục và cải tạo phạm nhân có hiệu quả thì cần có những yêu cầu

cụ thể của vấn đề xã hôi

hóa.

- Phát huy được mọi nguồn lcựxã hôi

trong giá o duc

cải tao

pham

nhâ. n

Xã hội hóa giáo dục cải tạo phạm nhân là quá trình lâu dài và không ít khó khăn, đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn thể xã hội. Để đảm bảo phát huy hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục cải tạo phạm nhân phải có kinh phí đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sinh hoạt, cải tạo giam giữ phạm nhân; đồng thời, xây dựng mối quan hệ với các cơ quan, chính quyền và gia đình phạm nhân trong công tác quản lý giáo dục phạm nhân chấp hành phạt tù tại gia và mở rộng các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân sau khi mãn hạn tù. Đây nhà những nhiệm vụ cơ bản và cấp thiết của công tác xã hội hóa giáo dục cải tạo phạm nhân. Để thực hiện được nhiệm vụ này xã hội hóa trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, huy động các nguồn lực trong nhân dân, chính quyền địa phương tại địa bàn có trại giam tham gia công tác phòng ngừa phạm nhân phạm

tội mới, liên hệ mật thiết với cán bộ trại giam trong phát hiện và khai báo phạm nhân trốn trại, phạm nhân có quan hệ xấu với người dân xung quanh.

Thứ hai, huy động nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức, đơn vị, cơ quan đoàn thể,... trong đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trại giam phục vụ giáo dục, cải tạo phạm nhân như xây dựng mô hình trại giam tư nhân, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động giám sát, quản lý phạm nhân; đầu tư trang thiết bị để phạm nhân học nghề tái hòa nhập xã hội, nhận phạm nhân vào làm việc sau khi mãn hạn tù,...

Thứ ba, liên hệ chặt chẽ với các cơ sở, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, nhằm cần thu hút được nhiều người tình nguyện tham gia vào công việc dạy nghề cho phạm nhân, thu hút các cơ sở dạy nghề tham gia tích cực vào hoạt động này đảm bảo đa dạng, phong phú loại hình nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội sau khi phạm nhân được mãn hạn tù đồng thời cấp các văn bằng hành nghề, chứng chỉ nghề cho phạm nhân.

Thứ tư, phát huy sức mạnh từ các đoàn thể xã hội như Hội Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân,... nhằm tuyên truyền chính sách pháp luật, văn hóa đến phạm nhân, thu hút nguồn đầu tư cho hoạt động hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân đồng thời giúp phạm nhân tái hòa nhập xã hội.

Phát huy mọi nguồn lực xã hội trong công tác giáo dục cải tạo phạm nhân là yêu cầu cấp thiết, mang tính quyết định. Do đó, công tác vận động các cấp, ngành, đoàn thể và toàn nhân dân tham gia đưa trại giam không chỉ là nhà tù giam giữ người phạm tội mà còn là nơi toàn xã hội chung tay giáo dục, đưa những con người từng lầm lỗi trở thành người có ích cho xã hội.

- Đảm bảo cá c yêu cầu nghiêp vu ̣ trong công tá c quản lý , giam giữ

ngườ i chấp hà nh á n phat tù.

Xã hôi

hóa trong công tác giáo duc

cải tao

pham

nhân nhưng vân

phải

luôn đảm bảo các yêu cầu nghiêp vu ̣trong công tác quản lý , giam giữ pham

nhân. Phạm nhân chủ yếu là những người có suy thoái về mặt nhân cách dù ít

hay nhiều. Bên caṇ h các pham

nhân luôn chấp hành tốt nội quy , quy định của

trại giam, phấn đấu cải tao

tốt, tiến bô ̣trong hoc

tâp

thì còn môt

số pham

nhân

luôn tìm mọi sơ hở , thiếu sót trong công tác quản lý của cán bộ để vi pham

nôi quy traị giam , chống đối trong học tập , lao động, trốn traị , phạm tội mới .

Do đó , xã hội hóa trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân cần thực hiện các yêu cầu nghiệp vụ sau:

Thứ nhất, tăng cường tiến hành tổ chức các biện pháp giáo dục như tăng cường tổ chức các lớp học tập trung về quy định của pháp luật có liên quan đến phạm nhân trong quá trình chấp hành án nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của phạm nhân về quyền và nghĩa vụ cũng như địa vị pháp lý của mình. Từ đó, chấp hành tốt nội quy trại giam, yên tâm lao động cải tạo. Thường xuyên giáo dục trong tổ, đội phạm nhân trong việc đấu tranh, lên án, tố giác các hành vi vi phạm của phạm nhân khác. Việc tố giác, đấu tranh góp phần nêu cao ý thức, nhận thức của phạm nhân đối với hành vi sai phạm của phạm nhân khác góp phần đảm bảo an toàn trại giam, đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá về thái độ của phạm nhân trong qua trình chấp hành án.

Đối với những phạm nhân có hành vi vi phạm hoặc có biểu hiện vi phạm thì Cán bộ Cảnh sát trại giam mà trực tiếp là cán bộ giáo dục phải thường xuyên gặp gỡ riêng, giáo dục cá biệt giúp phạm nhân có những nhận thức về hành vi của bản thân là sai trái. Từ đó, chấp hành tốt nội quy trại giam, yên tâm cải tạo.

Thứ hai, tăng cường tiến hành tổ chức các biện pháp quản lý như : công tác kiểm tra , kiểm soát công khai , tuần tra , canh gác , bảo vệ , dâñ

giải pham

nhân đi lao đôn

g ,... để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các

hành vi vi phạm của phạm nhân . Đồng thời , khắc phuc

sơ hở , thiếu sót ,

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí