Phương Pháp Thống Kê, Phân Tích, Xử Lý Số Liệu

nghiệp bị thu hồi đất, ngoài việc được dền bù, hỗ trợ về đất, cây cối, hoa màu còn được hỗ trợ tiền chuyển đổi nghành nghề, tạo điều kiện học nghề mới hoặc chuyển sang nghề khác. Không những thế Thành phố Đà Nẵng luôn coi và chú trọng công tác TĐC đối với các hộ bị thu hồi đất, lãnh đạo UBND thành phố thường xuyên đôn đốc để đẩy nhanh việc giao đất TĐC cho các hộ có đất bị thu hồi.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai bồi thường, hỗ trợ và TĐC thành phố vẫn còn một số tồn tại vướng mắc như: Công tác giải quyết việc làm cho con em nông dân khi bị thu hồi hết đất, chưa giải quyết được một cách triệt để và cơ bản việc đào tạo nhân lực để đáp ứng yêu cầu cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Công tác gải quyết TĐC (đất, nhà) cho những hộ thu hồi đất vẫn còn chưa kịp thời nên nhiều hộ giao mặt bằng mà vẫn chưa có đất TĐC để làm nhà ở ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người bị giải tỏa thu hồi đất, đồng thời việc giao đất TĐC còn nặng về phong tục, tập quán, sở thích và nhu cầu; Việc thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người có đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật còn đang khó thực hiện vì vậy pháp luật cần quy định cụ thể hơn khi mà giá trị đền bù đã sát thị trường mà người sử dụng đất không chấp nhận thì cần có cơ quan Tài phán hoặc Tòa án phán quyết sự việc làm căn cứ thực hiện. Vì vậy trong thời gian tới thành phố cần có những biện pháp, chính sách để hạn chế và giải quyết những vướng mắc còn đang tồn đọng để phần nào hỗ trợ công tác GPMB cho thành phố. (Phạm Phương Nam, Nguyễn Thanh Trà, Phan Thị Thanh Huyền, 2013).

1.5.1.3. Tình hình bồi thường GPMB ở tỉnh Thanh Hóa

Trong mấy năm trở lại đây, quá trình tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh để GPMB sử dụng cho các mục đích: Xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông, các dự án và các công trình đã đảm bảo đúng như theo quy trình của Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Từ năm 2013 đến nay , UBND tỉnh đã có rất nhiều chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi chẳng hạn như đã ban hành: Quyết định số 3162/2014/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, về việc quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi NN thu hồi

đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 999/ 2015/ QĐ- UBND, Quyết định về việc ban hành quy định về thực hiện trình tự thủ tục chấp thuận đầu tư chấp thuận chủ trương đầu tư, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 4925/2016/QĐ- UBND ngày 21/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Bảng giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm công trình kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi NN thu hồi đất trên địa bàn tình; Quyết định số 4437/2016/QĐ- UBND, ngày 14/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Quyết định về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi NN thu hồi đất trên đại bàn tỉnh Thanh Hóa; (Trương Hồng Quyền, 2013)

Từ năm 2013 đến nay trên địa bàn tỉnh rất nhiều các dự án và các địa phương có dự án bồi thường GPMB cao như thành phố Thanh Hóa, các dự án ở Nghi Sơn, Cửa Đạt, Sầm Sơn,….Thời gian qua công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện rất tốt trên địa bàn, và nó phần nào cũng đã góp phần được sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn, chuyển dịch kinh tế, thu ngân sách tỉnh tăng cao, kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, và nâng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh đó các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều bất cập nguyên nhân là do việc xác định điều kiện được bồi thường chưa được tốt do bảng giá đất do UBND tỉnh đưa ra còn thấp so với giá thị trường, hỗ trợ việc làm cho đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp chủ yếu hỗ trợ bằng tiền mà chưa thực sự quan tâm tới vấn đề việc làm và thu nhập của người dân, việc cấp GCNQSDĐ còn chậm trễ, chủ dự án thiếu kinh phí thực hiện bồi thường... Từ đó đã làm chậm tiến độ dự án, ảnh hưởng tới đời sống của người dân.

1.5.2. Đánh giá chung

Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua đã đạt được các kết quả khả quan:

- Đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được xác định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác quản lý đất đaicảu Nhà nước được nâng cao, người nhận bồi thường cũng thỏa đáng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

- Mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất cso thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới cảu Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.

- Việc bổ sung quy định về quyền tự thỏa thuận của các nhà đầu tư cần đất với người sử dụng đất đã góp phần giảm sức ép cho các cơ quan hành chính trong việc thu hồi đất.

- Trình tự thủ tục tiến hành bồi thường hỗ trợ tái định cư đã giải quyết được nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác bồi thường, tái định cư đạt hiệu quả.

- Các địa phương bên cạnh việc thực hiện Luật Đất đai 2013, Các nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện hợp lý, đạt hiệu quả cao hơn.

- Nhận thức tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn cũng như tính chất phức tạp của của vấn đề thu hồi đất, tái định cư của các nhà quản lý, hoạch định chính sách, của chính quyền địa phương được nâng lên. Chính phủ đã có nhiều nổ lực để tạo điều kiện vật chất kỹ thuật trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có năng lực và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo, sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.

Nhờ những thay đổi quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, về năng lực cán bộ thực thi giải phóng mặt bằng, tiến độ giải phóng mặt bằng trong các dự án đầu

tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với dự án cũ, góp phần giảm bớt tác động tiêu cực đối với người dân cũng như đối với dự án.

1.5.2.1. Những tồn tại, vướng mắc

- Thứ nhất, việc nắm bắt nguồn gốc sử dụng đất của các hộ dân chưa được rõ ràng, việc quản lý sử dụng đất còn đang bị hạn chế nguyên nhân chính là do việc cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân còn đang chậm trễ.

- Thứ hai, một số chính sách còn chưa hợp lý giữa các hộ gia đình hay nói cách khác là chưa thống nhất về mặt chính sách nên tạo cho người dân sự không công bằng dẫn đến có một số đơn thư khiếu nại.

- Thứ ba, việc xây dựng bảng giá đất còn có sự chênh lệch giữa giá bồi thường và giá thực tế cho nên các hộ dân cảm thấy chưa thỏa đáng; Giá bồi thường đất nông nghiệp còn thấp, không giúp người dân được nhiều để giải quyết quyết vấn đề thu nhập và việc làm sau khi bị thu hồi đất.

- Thứ tư, ý thức của một số hộ cá nhân là không tốt đối với công tác bồi thường GPMB. Còn có tư tưởng chống đối không chịu hợp tác với cán bộ GPMB đặc biệt là việc cung cấp các loại hồ sơ có liên quan đến công tác bồi thường, làm

cho công tác bồi thường GPMB gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều. Hi vọng trong các giai đoạn tới của dự án không có tình trạng này xảy ra.

- Thứ năm, việc chuẩn bị nhà TĐC còn nhiều hạn chế, chất lượng khu TĐC còn chưa đồng bộ về cơ sở hạ tầng và xã hội, do vậy đời sống của người dân trong khu TĐC còn gặp nhiều khó khăn.

- Thứ sáu, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn chưa được đồng đều, người có tuổi thì không có bằng cấp, chủ yếu làm việc dựa trên kinh nghiệm là chính, còn người trẻ tuổi được đào tạo chính quy nhưng còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế. Chính vì vậy mà công tác bồi thường GPMB gặp khó khăn.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện 2 dự án điển hình trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa:

- Dự án 1: Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường tránh Quốc lộ 45 vào cụm công nghiệp phía Tây Bắc Thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định; Diện tích: 12,41 ha. Thời gian kết thúc dự án: Năm 2017.

- Dự án 2: Công trình hợp phần hệ thống kênh Bắc Sông Chu-Nam Sông Mã thuộc dự án hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa, đoạn qua huyện Yên Định; Diện tích 73,96 ha. Thời gian kết thúc dự án: Năm 2016.

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

- Thời gian: Từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2019

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Thực trạng của công tác BTGPMB của 2 dự án trọng tâm nghiên cứu

- Đánh giá ảnh hưởng của công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB đến vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của người dân khi nhà nước thu hồi đất.

- Tìm ra những mặt hạn chế, tích cực tác động trong công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB đến sinh kế của người dân bị ảnh hưởng trực tiếp và từ đó đề xuất ra những giải pháp thích hợp, phù hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB hiệu quả hơn, góp phần cải thiện việc làm, phục vụ sinh kế cho người dân sau khi bị thu hồi đất của 2 dự án trên địa bàn huyện Yên Định.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được đề tài nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

2.4.1. Phương pháp điều tra

* Thu nhập số liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Yên Định từ các cơ quan nhà nước và các sở, ngành: Tài nguyên và môi

trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục thống kê, Tài chính, kế hoạch và đầu tư, các phòng, ban của huyện Yên Định.

* Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra, phóng vấn, khảo sát thực địa về tình hình thu hồi đất, việc làm và thu nhập của người dân tại 2 dự án nghiên cứu.

- Tổng số phiếu điều tra của 02 dự án: 80 phiếu (Dự án 1: 30 phiếu, dự án 2: 50 phiếu)

- Tiêu chí điều tra:

+ Đối với cán bộ: Điều tra, phỏng vấn trực tiếp cán bộ, lãnh đạo Hội đồng bồi thường GPMB huyện; Chủ tịch UBND và cán bộ địa chính xã, thị trấn thuộc địa bàn nghiên cứu. Để thu thập các thông tin liên quan việc bồi thường, hỗ trợ của người dân có đất bị thu hồi thuộc phạm vi nghiên cứu.

+ Đối với hộ gia đình: Điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi; sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn, nhằm tìm hiểu về tình hình đời sống, lao động, việc làm, thu nhập của người dân trước và sau khi bị thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu.

2.4.2. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu

Từ số liệu thu thập được tiến hành thống kê, phân loại theo nhóm, xử lý số liệu từ đó mô tả, so sánh và phân tích dự báo, đánh giá kết quả nghiên cứu. Các số liệu thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel.

2.4.3. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cấp lãnh đạo, người trực tiếp thực hiện và chỉ đạo, nông nhân sản xuất và các tổ chức sau khi bị thu hồi đất qua phỏng vấn trực tiếp theo các chủ đề nghiên cứu, xin ý kiến về các giải pháp và mong muốn, nguyện vọng của người dân để nắm bắt để nắm bắt tình hình rộng hơn so với nội dung các phiếu điều tra.

2.4.4. Phương so sánh, phân tích

Được thực hiện trên cơ sở nguồn số liệu thu thập được từ phiếu điều tra, phỏng vấn, sử dụng các thuật toán và sự hỗ trợ của phần mềm Excel để thống kê, tính toán tình hình thất nghiệp/ có việc làm của các lao động; bình quân mức thu nhập từng hộ; số tiền đền bù trung bình mà từng hộ gia đình được nhận,..... Những số liệu thống kê, tính toán được sau đó sử dụng để phân tích, minh chứng vấn đề, hoặc để so sánh giữa thời điểm

trước khi thực hiện thu hồi đất và sau khi thực hiện thu hồi đất cho dự án; giữa dự án này và dự án kia.

2.4.5. Phương pháp kế thừa

Thu thập tài liệu nghiên cứu có liên quan, khảo cứu tài liệu và kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các chương trình, công trình, đề tài khoa học có liên quan tới nội dung nghiên cứu. Các kết quả có được từ các công trình, đề tài nghiên cứu từ trước cung cấp kinh nghiệm để thực hiện việc thiết kế phiếu điều tra phỏng vấn hộ gia đình, đồng thời là cơ sở lý luận và thực tiễn để tổng quan vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB khi thu hồi đất có hiệu quả hơn đối với nghiên cứu này.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Định là huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 28 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 45, có toạ độ địa lý từ 19056' - 20005' vĩ độ Bắc và 105029' - 105046' kinh độ Đông.

Có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp các huyện: Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc;

- Phía Nam giáp các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hoá;

- Phía Tây giáp huyện Ngọc Lặc;

- Phía Đông giáp các huyện: Hoằng Hoá, Hà Trung;


Hoá Phía Tây giáp huyện Ngọc Lặc Phía Đông giáp các huyện Hoằng Hoá Hà Trung 1

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023