Cơ Sở Lí Luận Về Quản Lí Công Tác Xã Hội Hóa Giáo Dục Mầm Non


huyện Nhà Bè, TPHCM;

Mức độ hiệu quả về công tác XHHGD tại một số trường mầm non CL huyện Nhà Bè, TPHCM

CMHS (CMHS):

Đánh giá lợi ích, hiệu quả về công tác XHHGD tại một số trường mầm non CL tại huyện Nhà Bè, TPHCM.

+ Đối tượng: LĐĐP (14), CBQL (28) và GV (110), CMHS (220) của 11

trường mầm non CL trên địa bàn huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Thời gian: từ tháng 09/2018 đến tháng 05/2019

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

+ Mục tiêu: quan sát các thành quả của công tác XHHGD tại 11 trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

+ Nội dung: xem kế hoạch, cơ sở vật chất, tài chính, báo cáo…liên quan đến công tác XHHGD của 11 trường mầm non CL trên địa bàn huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đối tượng: hồ sơ XHHGD của 11 trường mầm non CL trên địa bàn huyện Nhà Bè.

Quản lí công tác xã hội hóa giáo dục tại các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh - 3

+ Thời gian: từ tháng 09/2018 đến tháng 05/2019

Phương pháp phỏng vấn

+ Mục tiêu: thu thập các ý kiến, đánh giá được việc thực hiện hiệu quả kế hoạch xã hội hóa tại trường.

+ Nội dung: xây dựng các câu hỏi phỏng vấn phục vụ cho nội dung tìm hiểu thực trạng công tác XHH GDMN và quản lí công tác XHH GDMN tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đối tượng: lãnh đạo địa phương và CBQL.

+ Thời gian: từ tháng 09/2018 đến tháng 05/2019.

Phương pháp thống kê toán học

Đối với dữ liệu định lượng: sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu thập từ điều tra bằng bảng hỏi, tìm ra mối quan hệ giữa các vấn đề nghiên cứu của đề tài.


Đối với dữ liệu định tính: các cuộc phỏng vấn sẽ được phân tích bằng phương pháp trích lọc nội dung theo từng phần nghiên cứu.

8. Cấu trúc nội dung các chương của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục nghiên cứu, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí công tác XHH GDMN .

Chương 2: Thực trạng quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3: Biện pháp quản lí công tác XHHGD tại các trường mầm non CL huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.


Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề‌

1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước‌

GD xã hội chủ nghĩa trước đây ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu đã từng coi trọng sự tham gia của xã hội vào việc xây dựng và phát triển GD, bao gồm việc huy động mọi người đi học và tham gia đóng góp mọi nguồn lực cho GD, thực hiện sự kết hợp nhà trường, gia đình và xã hội.

Từ những năm 80, ở Liên Xô đã xuất hiện hình thức Tổ hợp xã hội – sư phạm, gọi tắt là SPK. Đây là một cơ cấu tổ chức xã hội được thành lập trên các địa bàn dân cư lấy hạt nhân trung tâm là nhà trường phổ thông ở từng tiểu khu. Tổ chức này nhằm GD cả trẻ em và người lớn trên địa bàn, thực hiện sự kết hợp GD nhà trường, gia đình và xã hội nhằm hổ trợ cho gia đình nhà trường. Tổ hợp xã hội – sư phạm này đặt nhà trường vào vị trí trung tâm của đời sống văn hóa – GD của tiểu khu, tổ chức các hoạt động câu lạc bộ, nhà hát, thể dục, thể thao…, thu hút phụ huynh học sinh, các tập thể lao động, các tập thể sản xuất vào những hoạt động hổ trợ GD cho nhà trường về mọi mặt, kể cả cơ sở vật chất kĩ thuật của nhà trường về mọi mặt tạo nên bầu không khí toàn xã hội chăm lo cho thế hệ trẻ. (Võ Tấn Quang, et al., 2001)

Đi sâu hơn vào quá trình GD, Liên Xô trước đây cũng như ở Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác đều quan tâm xây dựng và củng cố các tổ chức phục vụ trực tiếp cho việc GD. Đó là các tổ chức CMHS và thầy giáo PTA (parel teachers association) với những nội dung thiết thực vì chất lượng GD cho thế hệ trẻ. (Võ Tấn Quang, et al., 2001)

Trung Quốc (Võ Tấn Quang, et al., 2001) xã hội tham gia vào GD là vấn đề mà Trung Quốc đặc biệt quan tâm. Trung Quốc đã từng xác định “Kế hoạch lớn trăm năm, GD là gốc”, “Cần phải đặt GD lên vị trí chiến lược ưu tiên phát triển... đây là kế hoạch lớn cơ bản để thực hiện hiện đại hoá”. Từ đó, tăng cường đầu tư cho GD theo tình thần “Lấy ngân sách Nhà nước là chính, là rất quan trọng, đồng thời phải lôi cuốn toàn xã hội tham gia phát triển GD, đoàn thể xã hội và cá nhân,


theo nguyên tắc tự nguyện, lượng theo sức mình để quyên góp vốn, chung vốn làm GD không thu thuế. Trung Quốc đã thực hiện nhiều giải pháp: tăng nhịp độ đầu tư tài chính của Nhà nước, cho các địa phương quyên thu các khoản đóng góp cho GD để mua sắm thiết bị dạy học. Tăng đầu tư và thu nhập cho GD, góp vốn xác định GD từ các xí nghiệp, hầm mỏ, xây dựng các loại quỹ GD, đa dạng hoá các loại hình GD, liên kết GD và doanh nghiệp, liên kết giữa các loại trường, các liên ngành đào tạo ...Về GDMN (Nguyễn Tiến Đạt, 2006): GDMN được coi là một bộ phận của GD xã hội chủ nghĩa. Bộ GD và các Vụ Y tế đảm nhận trách nhiệm về chăm sóc sức khỏe, vệ sinh ở các trường mầm non. Nguồn kinh phí cho các trường mầm non do Nhà nước, các tập thể doanh nghiệp và cha mẹ trẻ cùng chịu trách nhiệm.

Thái Lan (Nguyễn Minh Phương, 2012):

Có nhiều hình thức huy động nguồn lực đầu tư, hỗ trợ tài chính và những tài sản như các cơ quan nhà nước thì thu các khoản thuế GD theo quy định của luật pháp để tổ chức các hoạt động GD còn những người làm GD, các tổ chức cá nhân, tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng hội hỗ trợ GD bằng hình thức tài trợ tài sản.

Trẻ từ 3 đến 5 tuổi thường được GD ở các trung tâm chăm sóc trẻ em, nhà trẻ và trường mẫu giáo. Hầu hết các trường cấp mẫu giáo ở Băng Cốc là trường tư thục do cấp học này không bắt buộc và loại hình tư thục năng động hơn trong hoạt động này.

Nhật Bản (Nguyễn Minh Phương, 2012):

Độ tuổi GD bắt buộc đươc luật pháp Nhật Bản quy định là từ 6 đến 15 tuổi, và Nhà nước tài trợ hoàn toàn cho phần GD bắt buộc này. Chính phủ chú trọng việc tăng cường GD của gia đình và cộng đồng để nâng cao chất lượng GD, nhằm giúp các em phát triển tình cảm và ý thức xã hội, hình thành nên những người Nhật giàu nhân tính.

Trong hệ thống GD ở Nhật Bản hiện nay (Nguyễn Tiến Đạt, 2006): Vai trò của gia đình, đặc biệt là người mẹ rất quan trọng đối với trẻ em do đó đòi hỏi người mẹ phải có trình độ học vấn cao để có thể giúp con cái họ có thể vượt qua được chương trình GD có yêu cầu cao ở Nhật Bản. Việc quản lí hệ thống GD Nhật Bản là phi tập trung, Bộ GD đóng vai trò của người điều phối.


Hàn Quốc (Nguyễn Minh Phương, 2012): phát triển mô hình GD dựa trên nguyên tắc chia sẻ chi phí giữa Nhà nước và nhân dân, trong đó chi phí tư nhân cho GD cao hơn chi phí công. Trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi được cung cấp một môi trường lành mạnh để đảm bảo sự phát triển thể lực và trí tuệ. Chính phủ đã phát triển và phân phối các tài liệu và phương tiện dạy học, xây dựng hệ thống đào tạo GV và hỗ trợ quản lí để nâng cao chất lượng GD. Để tăng số lượng học sinh theo học mẫu giáo, Chính phủ đã ra một số văn bản pháp luật về mẫu giáo như Quy định về Tiêu chuẩn Cơ sở vật chất của Vườn trẻ (1996), Luật khuyến khích Mẫu giáo, Kế hoạch Khuyến khích mẫu giáo lần thứ nhất và lần thứ hai.

Ấn Độ (Võ Tấn Quang, et al., 2001): Gắn vấn đề huy động xã hội tham gia GD với vấn đề phát triển nông thôn. Huy động cộng đồng phát triển GD phi chính quy, mở các lớp học, khoá học cho học sinh bỏ học, lưu ban và trẻ không có điều kiện đến trường, tương ứng với nó là các chương trình học rất linh hoạt thuộc các bậc cơ sở, bổ túc, hướng nghiệp ... thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, đánh cá, sức khoẻ, dinh dưỡng, kinh doanh...

Indonesia (Võ Tấn Quang, et al., 2001): đặc biệt quan tâm GD phi chính quy với sự tham gia của cộng đồng. Một hình thức tham gia của xã hội là lập “quỹ học tập” để lo việc học cho thanh thiếu niên và cho người lớn. Các tổ chức hoặc loại hình học tập với những điều kiện nhất định đều được sự hỗ trợ tài chính của “quỹ học tập”. Cộng đồng tham gia GD phi chính quy bằng việc thành lập những trung tâm học tập và phát triển công nghiệp nhỏ với sự hợp tác của các cơ quan nghiên cứu kinh tế, xã hội, GD và thông tin ở Indonesia. Ở đây kết hợp nhiệm vụ đào tạo với phát triển công nghiệp nhỏ theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. GD phi chính quy ở Indonesia quan tâm đến GD cho phụ nữ nông thôn và huy động cả sự tham gia của lực lượng tôn giáo vào dạy văn hoá và dạy nghề trong các trường tôn giáo theo đạo Hồi.

Bra-xin (Nguyễn Tiến Đạt, 2006): hệ thống GD của Bra-xin bao gồm vườn trẻ cho trẻ em dưới 4 tuổi; mẫu giáo cho trẻ em giữa 4 và 6 tuổi; số lượng trẻ em đến vườn trẻ ngày càng tăng lên trong hệ thống GD của Bra-xin có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu lớn khắc phục hạn chế về văn hóa cho số dân thu nhập thấp.


Theo nhóm nghiên cứu của Trần Quốc Toản (Trần Quốc Toản, Đặng ứng Vận, Đặng Bá Lâm, Trần Thị Bích Liễu, 2012): Hệ thống GD của Mỹ rất đa dạng các loại hình trường lớp tuy nhiên không có các chương trình GDMN CL do Chính phủ quản lí trong GDMN .

Tóm lại: tìm hiểu một số kinh nghiệm về XHHGD ở các nước, tác giả thấy được phần lớn các nước đều có nền GD đa dạng với các loại hình trường học khác nhau, sử dụng đa dạng các biện pháp để nâng cao chất lượng GD, coi trọng GD và sự tham gia của xã hội vào việc xây dựng và phát triển GD, quan tâm xây dựng và củng cố các tổ chức phục vụ trực tiếp cho việc GD, tăng cường đầu tư cho GD, lôi cuốn toàn xã hội tham gia phát triển GD.

1.1.2. Nghiên cứu trong nước‌

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc mở mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp GD. Người đánh giá rất cao vai trò của GD đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ cực kỳ trọng đại là nâng cao dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Khi Cách mạng Tháng Tám 1945 mới thành công, Bác Hồ đã công bố “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (Hồ Chí Minh, 2002) trong đó, vấn đề thứ hai - là phải chống nạn dốt; vì “nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ” và Bác nhấn mạnh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”. Chỉ sau một tuần lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, ngày 8-9- 1945, Người đã ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, để thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân.

Ðặc biệt, trong bức thư cuối cùng của Bác gửi cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới ngày 15-10-1968 (Hồ Chí Minh, 2002) một lần nữa Bác nêu rõ: GD là sự nghiệp của quần chúng, cần phát huy dân chủ, đoàn kết chặt chẽ giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi


nhiệm vụ đó. Các ngành, các cấp phải quan tâm, chăm sóc nhà trường về mọi mặt, thúc đẩy sự nghiệp GD của ta phát triển.

Tiếp thu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về GD & ĐT, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định vai trò hết sức quan trọng của GD, coi phát triển GD là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng và toàn dân. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên có những chính sách, giải pháp và chủ trương XHHGD trong thời kỳ mới để thúc đẩy sự nghiệp GD của nước nhà, cụ thể:

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996) đã chỉ rõ: Thực sự coi GD & ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Thực hiện các chính sách ưu tiên ưu đãi, các giải pháp mạnh mẽ để phát triển GD. Toàn xã hội có trách nhiệm chăm lo góp phần phát triển sự nghiệp GD & ĐT. Kết hợp GD nhà trường, GD gia đình và GD xã hội, thực hiện công bằng xã hội trong GD & ĐT.

Thực hiện quản lí Nhà nước trong lĩnh vực GD & ĐT, năm 1997 Chính phủ đã ra Nghị quyết 90/CP về phương hướng và chủ trương XHH của hoạt động GD, y tế, văn hóa. Với sự tăng cường quản lí của Nhà nước, sức mạnh của quần chúng được phát huy và đang tạo ra những điển hình mới, nhân tố mới trong GD.

Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác xã hội hóa GD: Trong cuốn sách “Đẩy mạnh XHHGD, y tế ở Việt Nam”, Nguyễn Minh

Phương cung cấp một số vấn đề lí luận về xã hội hóa GD; kinh nghiệm của một số nước trong việc huy động các nguồn lực xã hội cung ứng dịch vụ GD; các quy định hiện hành về XHHGD ở nước ta; thực trạng XHHGD, y tế và những vấn đề đặt ra cùng quan điểm, giải pháp đẩy mạnh XHHGD.

Theo Phạm Minh Hạc (1997): XHHGD là phải làm cho xã hội nhận rõ trách nhiệm với GD, XHHGD là con đường tạo thêm nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để phát triển sự nghiệp GD.

Trong cuốn sách “Xã hội hóa GD” của Viện Nghiên cứu GD (Võ Tấn Quang, et al., 2001) cho rằng: ở mỗi nước có các nội dung, hình thức thực hiện XHHGD không giống nhau tuy nhiên các nước đều khẳng định sự tham gia của xã hội với nhiều hình thức đóng góp là thực sự cần thiết để phát triển GD.


Trong đề tài “XHH GDMN góp phần nâng cao chất lượng nòi giống và đào tạo nhân tài cho đất nước” tác giả Nguyễn Võ Kỳ Anh (2014) đã đưa ra quan điểm quản lí công tác XHH GDMN phải thực hiện chăm lo cho GDMN là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội, có thể khẳng định GDMN là cấp học XHH cao hơn các cấp học khác.

Nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lí công tác XHH GDMN tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh (2006) đã đưa ra nhận định: để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, bước đầu và nền tảng phải thực hiện cho được chiến lược con người. Trong đó, công tác XHH GDMN là một chủ trương lớn, một con đường để phát triển nền GD tiên tiến ở nước ta.

GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống GD quốc dân. Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Để thực hiện được mục tiêu này, trách nhiệm này không chỉ thuộc về các nhà trường, mà còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội.

GDMN mang tính xã hội cao nhất, đòi hỏi sự quan tâm chăm lo của mọi cấp, mọi ngành và cả cộng đồng. XHH GDMN là huy động mọi lực lượng xã hội cùng làm GDMN , dưới sự quản lí thống nhất của nhà nước.

Với những suy tư, trăn trở về GD, tác giả Hồ Thiệu Hùng (2009), trong bài viết “Để GDMN vững bước trên con đường XHH” cho biết: Muốn XHH GDMN thành công thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lí công tác này từ nhiều phía: Nhà nước (từ trung ương đến địa phương), các tổ chức kinh tế - xã hội, người dân, gia đình và bản thân ngành GD.

Các công trình khoa học nghiên cứu về công tác XHHGD nêu trên đều khẳng định vai trò quan trọng của công tác XHHGD đối với sự nghiệp phát triển GDMN trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế cũng như đề ra những giải pháp quản lí cho công tác XHHGD. Tuy nhiên, để GDMN phát triển bền vững trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, đặc biệt tìm ra những biện pháp, giải pháp

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí