Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Tổng hợp tên các biện pháp đề xuất

Có 3 biện pháp, đó là:

- Biện pháp 1: Giáo dục nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh về vai trò của việc phối hợp trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

- Biện pháp 2: Xây dựng cơ chế phối hợp nhằm thống nhất mục tiêu, kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GV THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

- Biện pháp 3: Tăng cường phối hợp thực hiện công tác tự kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV giữa trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương.

3.4.2. Mục đích khảo nghiệm

Kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của việc áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa trường THPT với TTGDNN - GDTX cấp tỉnh trong bồi dưỡng GV đáp ứng đổi mới giáo dục. Từ kết quả khảo nghiệm với các nghiệm thể bước đầu có thể đánh giá tính khoa học và thực tiễn của các biện pháp đề xuất đối với việc thực hiện hoạt động phối hợp giữa trường THPT với TTGDNN - GDTX cấp tỉnh trong bồi dưỡng GV trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm

Đối tượng khảo nghiệm bao gồm 300 người gồm lãnh đạo (CBQL), giáo viên, chuyên viên phụ trách công tác tổ chức và đào tạo bồi dưỡng GV của trung tâm bồi dưỡng GV tỉnh Hải Dương. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và đội ngũ GV các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

3.4.4. Thang đo và phương pháp khảo nghiệm

-Mức độ cấp thiết:

+ Thang đo được qui ước như sau: mức 1: rất cấp thiết 3 điểm; mức 2: cấp thiết 2 điểm; mức 3: ít cấp thiết 1 điểm; mức 4: không cấp thiết 0 điểm.

+ Thang đo được chia khoảng như sau: mức 1: rất cấp thiết 3 điểm; mức 2: cấp thiết từ 2 đến < 3 điểm; mức 3: ít cấp thiết từ 1đến < 2 điểm; mức 4: không cấp thiết từ 0 đến < 1 điểm.

- Mức độ khả thi:

+ Thang đo được qui ước như sau: mức 1: rất khả thi 3 điểm; mức 2: khả thi 2 điểm; mức 3: ít khả thi 1 điểm; mức 4: không khả thi 0 điểm.

+ Thang đo được chia khoảng như sau: mức 1: rất khả thi 3 điểm; mức 2: khả thi từ 2 đến < 3 điểm; mức 3: ít khả thi từ 1 đến < 2 điểm; mức 4: không khả thi từ 0 đến < 1 điểm.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Để khảo nghiệm mức độ cấp thiết và mức độ khả thi như thế nào trong việc nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa trường THPT với trung tâm bồi dưỡng giáo viên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực cho giáo viên ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay đề tài đã tiến hành khảo sát từ câu hỏi ở phụ lục 3 và có kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết



Nội dung biện pháp

Mức độ cấp thiết (%)


Điểm TB

Rất cấp

thiết

Cấp thiết

Ít cấp

thiết

Không cấp

thiết

Giáo dục nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh về vai trò của việc phối hợp trong bồi dưỡng năng lực giáo viên

trên địa bàn tỉnh Hải Dương


56,67


28,33


15,00


-


2,61

Phối hợp tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng theo Khung năng lực nghề nghiệp giáo viên trung học phổ

thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục


48,33


38,34


13,33


-


2,35

Xây dựng cơ chế phối hợp nhằm thống nhất mục tiêu, kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GV THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên

trên địa bàn tỉnh Hải Dương


53,33


38,34


8,33


-


2,45

Trung bình chung

-

-

-

-

2,47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Phối hợp giữa trường trung học phổ thông với trung tâm bồi dưỡng giáo viên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực cho giáo viên ở tỉnh Hải Dương - 13

Kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.1 cho thấy: Tính cấp thiết của các biện pháp:

Từ bảng 3.1 cho thấy các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa trường THPT với TTGDNN - GDTX cấp tỉnh trong bồi dưỡng GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong bối cảnh đổi mới giáo dục được các nghiệm thể đánh giá ở mức độ cấp thiết thể hiện điểm trung bình chung của các biện pháp đề xuất là 2,47. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất ở mức độ đồng thuận, biện pháp nào cũng cấp thiết thể hiện biện pháp này là tiền đề, điều kiện của biện pháp kia và chúng hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp



Nội dung biện pháp

Mức độ khả thi (%)


Điểm TB

Rất

khả thi

Khả thi

Ít

khả thi

Không

khả thi

Giáo dục nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh về vai trò của việc phối hợp trong bồi dưỡng

năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.


58,33


35,00


6,67


-


2,53

Phối hợp tổ chức đổi mới phương pháp và hình thức bồi dưỡng theo Khung năng lực nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông

trong bối cảnh đổi mới giáo dục.


56,67


21,66


21,67


-


2,35

Xây dựng cơ chế phối hợp nhằm thống nhất mục tiêu, kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GV THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh

Hải Dương.


50,67


37,66


11,67


-


2,39

Trung bình chung

-

-

-

-

2,42

Từ bảng 3.2 tính khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt phối hợp giữa trường THPT với TTGDNN - GDTX cấp tỉnh trong bồi dưỡng GV trong bối cảnh đổi mới giáo dục được đánh giá ở mức khả thi, thể hiện điểm trung bình chung của các biện pháp là 2,42. Từ các kết quả cho thấy, các biện pháp đề xuất được đánh giá ở mức độ khả thi thể hiện các biện pháp này có thể triển khai trong thực tế để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động phối hợp giữa trường THPT với TTGDNN - GDTX cấp tỉnh trong bồi dưỡng GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Kết luận chương 3


Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.

Các biện pháp nói trên có mối liên quna chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau.Vì thế, để nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương, chủ thể quản lý cần vận dụng tổng hợp chúng trong một chỉnh thể thống nhất, tránh tuyệt đối hóa từng biện pháp sẽ làm giảm tính hiệu quả của các biện pháp khác cũng như của hệ thống, sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn. Từng biện pháp với vai trò khác nhau nhưng chúng cùng hỗ trợ nhau để tạo nên một quy trình mà vai trò, ý nghĩa và giá trị của nó là hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển trường chất lượng cao, theo xu hướng giáo dục tiên tiến và hiện đại của thế giới.

Tuy nhiên, những biện pháp đề xuất chỉ mới là bước đầu, cần được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dần trong quá trình triển khai thực hiện. Trong quá trình vận dụng, các CBQL cần chú ý đến đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng đơn vị để phát huy cao nhất tính hiệu quả của từng biện pháp, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương cũng như công tác phối hợp giữa các trường THPT và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh nhà.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Nâng cao chất lượng giáo dục là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáo ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và XI đề ra. Muốn làm được điều này thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói chung đội ngũ GV THPT nói riêng là việc làm cấp thiết hiện nay.

Một trong những giải pháp quan trọng nhất, thiết yếu nhất để nâng cao chất lượng đội ngũ GV THPT là cần tăng cường công tác bồi dưỡng GV nói chung và bồi dưỡng GV tại trung tâm bồi dưỡng GV câp tỉnh nói riêng. Mặt khác, để hoạt động BDGV tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh đạt được hiệu quả cao, không chỉ có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý, cụ thể là Sở GD&ĐT mà còn phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV THPT.

1.1. Về mặt lý luận: Việc nghiên cứu lý luận đã định hướng và xác lập cơ sở khoa học, giúp tác giả nghiên cứu luận văn nắm bắt một cách có hệ thống về cơ sở lý luận về công tác phối hợp giữa trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng GV; giúp tác giả hệ thống được các nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực cho GV các trường THPT cũng như của hoạt động phối hợp giữa trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

1.2. Về thực tiễn: Qua việc tìm hiểu và xử lý kết quả điều tra, tác giả có thể khẳng định công tác phối hợp giữa trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp

- giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải

Dươngtrong giai đoạn hiện nay đã có những ưu điểm, hạn chế và xác định được những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả công tác bồi

dưỡng GV THPT cũng như công tác phối hợp giữa trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Việc nghiên cứu thực tiễn cho thấy, công tác phối hợp giữa trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay tuy đã đạt được những hiệu quả rõ rệt nhưng vần con những hạn chế, bất cập cần giải quyết. Vẫn còn một số GV, CBQL chưa nhận thức đúng tầm quan trọng về hoạt động phối hợp giữa trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV, cơ chế, nội dung phối hợp chưa đồng bộ, vai trò của nhà trường chưa thực sự thể hiện rõ trong công việc tổ chức hoạt động phối hợp giữa trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương nên hiệu quả mang lại chưa cao.

1.3. Kết quả nghiên cứu

Luận văn đã đề xuất ra 3 giải pháp nâng cao công tác phối hợp giữa trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay. Hi vọng Luận văn có thể mang lại những giá trị thực tiễn, giải quyết được một trong những vấn đề có tính cấp bách và chiến lược của giáo dục THPT nói chung và công tác phối hợp giữa trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói trong bối cảnh đổi mới hiện nay.

2. Kiến nghị

Dựa trên thực tiễn hoạt động phối hợp giữa trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để có điều kiện thực hiện tốt các giải pháp đã đề xuất ở trên một cách có hiệu quả tối ưu. Xin mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị như sau:

2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương

Sở GD&ĐT cần có những chỉ đạo, hướng dẫn các trường THPT xây dựng kế hoạch phối hợp giữa trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục

thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương cụ thể hơn, chi tiết hơn.

Cần có những quy định, yêu cầu cụ thể về công tác phối hợp giữa trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Cần tổ chức các nội dung, hình thức phối hợp giữa trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương phong phú hơn.

Cần có chế độ hợp lý cho CBQL, GV tham gia bồi dưỡng năng lực nói chung và bồi dưỡng tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh nói riêng.

2.2. Đối với tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương

Giúp đỡ, hỗ trợ các nhà trường trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho CBQL, GV.

Tạo điều kiện về kinh phí giúp các nhà trường tHPT cũng như Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh hoàn thiện về CSVC, trang thiết bị dạy học để phục vụ tốt hơn cho hoạt động BDGV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT trên địa bàn.

2.3. Đối với các trường THPT trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị nhằm nâng cao nhận thức của CBQL, GV về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động BDGV cũng như công tác phối hợp giữa trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch phối hợp giữa trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương một cách khoa học, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phù hợp về thời gian và thống nhất với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp

- giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong hoạt động BDGV.

Cần tạo điều kiện tốt hơn để GV có điều kiện tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn tại nhà trường cũng như tại những lớp bồi dưỡng của Trung tâm giáo

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí