Vai Trò Của Chính Quyền Địa Phương Cấp Tỉnh Trong Phát Triển Du Lịch Bền Vững

24


phú về sản phẩm du lịch. Nơi nào có tính đa dạng cao về tự nhiên, văn hóa và xã hội, nơi đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao về du lịch và có sức hấp dẫn lớn, đảm bảo cho sự phát triển. Chính vì vậy việc duy trì và tăng cường tính đa dạng thiên nhiên, văn hóa và xã hội là hết sức quan trọng cho sự phát triển bền vững lâu dài của du lịch và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành du lịch.

- Quy hoạch phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội: Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao vì vậy mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương. Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác cũng như với việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên.

- Chú trọng việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển: Để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng thì việc khai thác các tiềm năng tài nguyên là điều tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trên một địa bàn lãnh thổ nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của mình không có sự hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế và chia sẻ quyền lợi với cộng đồng địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống của người dân địa phương gặp nhiều khó khăn, kém phát triển. Điều này buộc cộng đồng địa phương phải khai thác tối đa các tiềm năng tài nguyên của mình làm đẩy nhanh quá trình cạn kiệt tài nguyên và tổn hại đến môi trường sinh thái. Kết quả các quá trình đó sẽ gây những tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Chính vì vậy việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương là một nguyên tắc quan trọng trong phát triển bền vững.

- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát triển du lịch: Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn với tài nguyên, môi trường du lịch, cùng ngành du lịch chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Điều này có ý nghĩa rất lớn, góp phần quan trọng đối với sự phát triển bền vững của du lịch.

- Thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan trong quá trình phát triển du lịch: Trao đổi tham khảo ý kiến quần chúng là một quá trình nhằm dung hòa giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm lớn hơn của cộng đồng địa phương, với những tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường tự nhiên, văn hóa - xã hội. Sự tham khảo ý kiến của các

25


ngành kinh tế với cộng đồng địa phương là cần thiết để có thể đánh giá được tính khả thi của một dự án phát triển, các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của quần chúng địa phương.

- Chú trọng đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên, môi trường: Đối với bất kỳ sự phát triển nào, con người luôn đóng vai trò quyết định. Một lực lượng lao động được đào tạo có trình độ nghiệp vụ không những đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Sự phát triển bền vững đòi hỏi ở đội ngũ những người thực hiện không chỉ trình độ nghiệp vụ mà còn nhận thức đúng đắn về tính cần thiết của việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến du lịch: Hoạt động quảng cáo, tiếp thị thiếu trách nhiệm sẽ tạo cho khách những hy vọng không thực tế do thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác dẫn đến sự thất vọng của du khách về các sản phẩm du lịch được quảng cáo. Việc quảng cáo, tiếp thị cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội và các giá trị nhân văn nơi tham quan, đồng thời sẽ làm tăng đáng kể sự thỏa mãn của khách đối với các sản phẩm du lịch. Điều này sẽ góp phần làm giảm những tác động tiêu cực từ hoạt động thu hút khách, đảm bảo cho tính bền vững trong phát triển du lịch.

- Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu: Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có những căn cứ khoa học vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Hơn thế nữa, trong quá trình phát triển, nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nảy sinh sẽ có những tác động đối với sự phát triển, do vậy cần phải nghiên cứu để có những giải pháp phù hợp điều chỉnh sự phát triển. Như vậy việc thường xuyên cập nhật các thông tin, nghiên cứu và phân tích chúng là cần thiết, không chỉ đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường...

Những nguyên tắc cơ bản trên đây nếu được thực hiện đầy đủ sẽ là đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, phát triển bền vững chính là chìa khóa cho sự thành công lâu dài của ngành du lịch.

2.1.4. Đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch

Để đánh giá mức độ bền vững du lịch, chúng ta thường dùng các chỉ tiêu đơn và bộ chỉ tiêu đơn. Tổ chức du lịch thế giới WTO xây dựng hai bộ chỉ tiêu đơn là: chỉ tiêu chung cho ngành du lịch bền vững và chỉ tiêu đặc thù cho điểm du lịch. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp PRA (đánh giá có sự tham gia của cộng đồng) để đánh giá.

26


Bảng 2.2: Các chỉ tiêu chung cho du lịch bền vững


STT

Chỉ tiêu

Cách xác định

1

Bảo vệ điểm du lịch

Loại bảo vệ điểm du lịch theo tiêu chuẩn IUCN

2

Áp lực

Số du khách viếng thăm điểm du lịch (tính theo năm, tháng

cao điểm)

3

Cường độ sử dụng

Cường độ sử dụng - thời kỳ cao điểm (người/ha)

4

Tác động xã hội

Tỷ số Du khách/Dân địa phương (thời kỳ cao điểm)

5

Mức độ kiểm soát

Các thủ tục đánh giá môi trường hoặc sự kiểm soát hiện có

đối với sự phát triển của điểm du lịch và mật độ sử dụng


6


Quản lý chất thải

Phần trăm đường cống thoát tại điểm du lịch có xử lý (chỉ

số phụ có thể là giới hạn kết cấu của năng lực cơ sở hạ tầng của điểm du lịch, ví dụ như cấp nước, bãi rác)

7

Quá trình lập

quy hoạch

Có các kế hoạch nhằm phục vụ cho điểm du lịch (kể cả các

yếu tố du lịch)

8

Các hệ sinh thái tới hạn

Số lượng các loài hiếm đang bị đe dọa

9

Sự thỏa mãn của

du khách

Mức độ thỏa mãn của khách du lịch (dựa trên các phiếu

thăm dò ý kiến)

10

Sự thỏa mãn của

địa phương

Mức độ thỏa mãn của điạ phương (dựa trên các phiếu thăm

dò ý kiến)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình - 5

Nguồn: Manning (1996)

Ngoài các chỉ tiêu chung cho ngành du lịch, để đánh giá tính bền vững của

điểm du lịch cụ thể thì UNWTO đã đưa ra một số chỉ tiêu đặc thù.

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch


STT

Hệ sinh thái

Các chỉ tiêu đặc thù


1


Các vùng bờ biển

Độ suy thoái (% bãi biển suy thoái, bị xói mòn) Cường độ sử dụng (số người/1m bãi biển)

Hệ động vật bờ biển/động vật dưới biển ( số loài chủ yếu nhìn thấy) Chất lượng nước (rác, phân và lượng kim loại nặng)


2

Các vùng núi

Độ xói mòn (% diện tích bề mặt bị xói mòn)

Đa dang sinh học (số lượng các loài chủ yếu). Lối vào các điểm chủ yếu (số giờ chờ đợi)


3

Các điểm văn hóa

(các cộng đồng truyền thống)

Áp lực xã hội tiềm tàng (tỷ số thu nhập bình quân từ du lịch/số dân

địa phương)

Tính mùa vụ (% số cửa hàng mở cửa quanh năm/ tổng số cửa hàng) Xung đột (số vụ việc có báo cáo giữa dân điạ phương và du khách)


4


Đảo nhỏ

Lượng tiền tệ rò rỉ (% thu lỗ từ thu nhập trong ngành du lịch) Quyền sở hữu (% quyền sỏ hữu nước ngoài hoặc không thuộc địa phương đối với các cơ sở du lịch)

Khả năng cấp nước (chi phí, khả năng cung ứng)

Các thước đo cường độ sử dụng (ở quy mô toàn đảo cũng như đối với các điểm chịu tác động

Nguồn: Manning (1996)

Bộ chỉ tiêu UNWTO sử dụng để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch cụ thể. Tuy vậy, các chỉ tiêu này cũng chưa thực sự chính xác. Vì vậy để đánh giá tính bền vững của điểm du lịch chúng ta thường sử dụng thêm hệ thống chỉ tiêu về môi

27


trường. Trên thực tế du lịch bền vững còn được xem xét bởi mối quan hệ mới - du lịch bền vững - được thiết lập khi thỏa mãn yêu cầu sau:

- Nhu cầu của du khách: Được đáp ứng cao.

- Phân hệ sinh thái tự nhiên: Không suy thoái.

- Phân hệ xã hội - nhân văn: Giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương trên cơ sở tăng cường văn minh do mở rộng giao lưu với các du khách, các nền văn hóa khác.

Bảng 2.4: Hệ thống chỉ tiêu môi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch

STT

Chỉ tiêu

Các xác định


1

Bộ chỉ tiêu về đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

- Tỷ lệ % số khách trở lại/tổng số khách

- Số ngày lưu trú bình quân/đầu du khách

- Tỷ lệ % các rủi ro về sức khỏe (bệnh tật, tại nạn) do du lịch/tổng số khách



- % chất thải chưa được thu gom và xủ lý



- Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa)



- Lượng nước tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa)


2

Bộ chỉ tiêu để đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên

- % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng do du lịch

- % số công trình kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản

địa (hoặc cảnh quan)/tổng số công trình

- Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm



(phổ biến-hiếm hoi-không có)



- % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải cơ giới (tính



theo trọng tải)



-% vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa



phương so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn khác



- % số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho người địa


3

Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động lên phân hệ kinh tế

phương so với tổng số lao động địa phương

- % GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do du lịch gây ra hoặc có lợi do du lịch mang lại

- % giá trị chi phí vật liệu xây dựng địa phương/tổng chỉ phí



vật liệu xây dựng



- % giá trị hàng hóa địa phương/tổng giá trị hàng hóa tiêu



dùng cho du lịch



- Chỉ số Doxey



- Sự xuất hiện các bệnh/dịch liên quan tới du lịch


4

Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ xã hội - nhân văn

- Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch

- Hiện trang các di tích lịch sử văn hóa của địa phương

- Số người ăn xin/tổng số dân địa phương

- Tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch

- Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thống



(lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán…) xác định



thông qua trao đổi với các chuyên gia

Nguồn: UNWTO (2004)

28


2.2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

2.2.1. Cơ sở khách quan quy định vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững

Trong hệ thống chính quyền địa phương, chính quyền cấp tỉnh là cấp hành chính cao nhất trong 3 cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã). Chính quyền cấp tỉnh có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương làm cơ sở cho hoạt động của chính quyền cấp huyện, cấp xã dựa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước và điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương. Quy hoạch, kế hoạch, chính sách mà chính quyền cấp tỉnh quyết định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nói chung của cả tỉnh, và sẽ góp phần phát huy, tận dụng những tiềm năng sẵn có, hạn chế những yếu kém và tồn tại của địa phương. Trong khi đó, chính quyền TW ban hành những chủ trương, chính sách, biện pháp ở tầm vĩ mô, khó có thể điều tiết ở tầm vi mô đối với các tỉnh. Vì vậy, những quy hoạch, kế hoạch, chính sách này sẽ góp phần phát huy, tận dụng được những thế mạnh, tiềm năng sẵn có và hạn chế, khắc phục những yếu kém, tồn tại của địa phương.

Với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chính quyền cấp tỉnh ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của mình trong bộ máy chính quyền địa phương nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung. Chính quyền cấp tỉnh bao gồm HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

HĐND tỉnh là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện ý chí và quyền làm chủ của nhân dân trong tỉnh, chịu trách nhiệm trước nhân dân trong tỉnh và cấp trên. Đây là nơi quyết định quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, biện pháp nhằm triển khai thực hiện các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và phát triển địa phương.

UBND tỉnh là cơ quan chấp hành của HĐND tỉnh, cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh. UBND tỉnh có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra và quản lý mọi lĩnh vực tại địa phương.

Hệ thống các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là các cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Các cơ quan này hoạt động theo cơ chế nguyên tắc “song trùng trực thuộc”, có ý nghĩa là chịu sự quản lý đồng thời của

29


hai cơ quan cấp trên trực tiếp: (1) theo sự quản lý của ngành dọc (Bộ, ngành TW);

(2) theo sự quản lý của lãnh thổ theo chiều ngang (UBND tỉnh).

Các cơ quan quản lý nhà nước trên có mối quan hệ với nhau, tạo thành hệ thống chính quyền cấp tỉnh, điều hành, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ ở các lĩnh vực khác nhau tại địa phương.

Chính quyền tỉnh có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chính quyền địa phương giữ trọng trách đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm phát huy những thế mạnh của địa phương, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém. Sự phát triển kinh tế của các tỉnh là bằng chứng xác thực nhất cho năng lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. Rõ ràng khi đánh giá về tốc độ phát triển kinh tể của các tỉnh, vai trò của chính quyền cấp tỉnh, nhất là đội ngũ lãnh đạo tỉnh được tập trung chú ý nhiều hơn.

Chính quyền cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển nguồn nhân lực vì mục tiêu phát triển con người. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò của chính quyền cấp tỉnh được thể hiện ở hai nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, Chính quyền cấp tỉnh là cấp quan trọng trong hệ thống chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của TW về phát triển kinh tế ở địa phương. Vai trò đó thể hiện trên một số khía cạnh: 1- Chính quyền cấp tỉnh xây dựng khung pháp lý thuận lợi, minh bạch cho các chủ thể kinh tế trên cơ sở chính sách, pháp luật của TW và điều kiện cụ thể của địa phương; 2- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; 3- Cải cách thủ tục hành chính và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của địa phương; 4- Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong việc phát triển kinh tế - xã hội; 5- Tham gia hợp tác kinh tế (liên kết vùng, hợp tác thương mại quốc tế.. .).

Thứ hai, Chính quyền cấp tỉnh là cấp quan trọng trong việc khắc phục những hạn chế yếu kém của nền kinh tế tại địa phương. Chính quyền địa phương trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã trở thành quan trọng, thể hiện ở phạm vi quyền hạn được mở rộng, trách nhiệm được nâng cao. Với vai trò đó, giữa các tỉnh đã có sự ganh đua nhau để thu hút vốn đầu tư nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Chính sự ganh đua ấy được thể hiện thông qua nỗ lực của chính quyền cấp tỉnh đưa ra các giải pháp điều hành kinh tế và tạo môi

30


trường thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Như vậy, vai trò của chính quyền địa phương được thể hiện như bảng mô tả sau:

Bảng 2.5: Vai trò chính quyền địa phương



Phân cấp về chính sách

Thực hiện chính sách của Trung ương

Xây dựng chính sách do Trung ương phân cấp,

đánh giá chính sách của Trung ương trên địa bàn

Phân cấp về quản lý hành chính

Quản lý hành chính theo lãnh thổ, quản lý các

hoạt động kinh tế thuộc địa phương.


Phát triển địa phương khác với phát triển kinh tế quốc gia ở một số khía cạnh sau:

- Công cụ: Tại cấp độ quốc gia có nhiều công cụ khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế mà không nằm trong chương trình, sáng kiến của địa phương, vùng. Chẳng hạn như tất cả các công cụ liên quan đến khuôn khổ chung (tỷ giá hối đoái, lãi suất, thuế suất, chính sách chống độc quyền và luật lao động...).

- Tác nhân: Chương trình phát triển kinh tế quốc gia được hình thành và thực hiện bởi Chính phủ. Các tác nhân phi Chính phủ thường tham gia vào quá trình chính sách. Song về vấn đề thực hiện chính sách, họ thường là đối tượng hơn là những người thực hiện. Tại cấp độ vùng, địa phương, các đề xuất phát triển kinh tế địa phương lại có thể được đưa ra và thực hiện bởi các tổ chức phi Chính phủ, hoặc cả khu vực tư nhân, không nhất thiết luôn luôn phải có sự tham gia của Chính phủ.

- Quản lý: Trong các chương trình phát triển kinh tế quốc gia, thường xác định rõ ràng vai trò giữa các cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Các đề xuất và sáng kiến phát triển kinh tế địa phương thường liên quan đến việc xác định vai trò và công việc của các bên (bao gồm nhiều bên tham gia), và việc xác định vai trò các bên thường là một trong những thách thức lớn của các chương trình phát triển kinh tế địa phương.

Nội dung cơ bản của phát triển địa phương bao gồm:

- Xây dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mới dù họ là các nhà đầu tư từ bên ngoài hay các doanh nghiệp tại địa phương.

Do vậy, phát triển kinh tế địa phương được xem xét trong mối quan hệ của nó với lợi thế cạnh tranh, cụ thể là lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp tại địa phương và đồng thời lợi thế cạnh tranh của địa phương đó.

Các khái niệm và công cụ chính của phát triển kinh tế địa phương có thể được

31


thể hiện thông qua Mô hình lục giác với các nội dung sau:



Sự phối hợp hiệu quả


Quản lý

Lập kế hoạch , giám sát, đánh giá


Sự bền vững


Nhóm mục tiêu: phát triển DN


Các yếu tố địa phương


Trọng tâm chính sách và sự phối hợp chính sách


Công cụ cơ bản


Các công cụ có tính chất đổi mới

Hình 2.2: Mô hình lục giác với 6 yếu tố

2.2.2. Nội dung vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững

Như đã phân tích ở trên, du lịch là một ngành tổng hợp trong tổng thể các lĩnh vực ngành nghề phát triển tại địa phương sự phát triển của ngành du lịch (với tư cách là một ngành có lợi thế phát triển ở địa phương) phải là động lực để phát triển kinh tế chung của tỉnh, tạo nên sắc thái riêng của kinh tế địa phương (cơ cấu kinh tế hợp lý với nhân lõi là ngành du lịch phát triển). Do đó, sự phát triển ngành du lịch phải đặt trong sự phát triển của địa phương. Chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch đòi hỏi phải hướng tới các yêu cầu sau:

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí