Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ - 7

dối, cờ bạc, mà còn thể hiện những sự xấu xa đó một cách trắng trợn. Có sư tham tiền tài, danh lợi. Ông sư ở Cao Miên trúng số, Tú Mỡ lo ngay đến việc có hai vạn đồng trong tay sẽ làm nhà sư “lỡ đường tu”. Nhưng thế còn là may, lại có ông “huề thượng Cao man” đánh số, mà “vé thời sáu số, trời làm trúng năm”, sư “khéo tay chữa số” để lĩnh năm trăm đồng:

Tưởng rằng chắc mẩm ăn không Phen này phá giới, tiêu vung tán tàn.

Ngờ đâu bại lộ mưu gian, Người ta rước cụ sư man vào… tù.

(Sư đánh số)

Còn như sư cụ chùa Bà Đá ở Hà thành được Đức Đại Nam Hoàng Đế Bảo Đại phong sắc “Tăng Cang Hòa thượng” thì Tú Mỡ nói toạc móng heo mục đích tu hành hoá ra là để… hưởng lạc:

Dốc lòng niệm chú Nam vô,

Tu hành như thế, chẳng tu cũng hoài.

Như Lai phù hộ cho ngài, Vinh hoa cho bõ một đời muối dưa.

(“Công đức tu hành sư có lọng”) Phẩm tước còn tăng, tăng mãi mãi,

Tăng kinh, tăng phú, lại tăng sương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

(Mừng Tăng Cương hòa thượng)

Dường như tam độc tham, sân, si mà Phật dạy kẻ tu hành phải tránh, thì kẻ tu hành lại rất ham! Chẳng những họ cũng ăn phải bả vinh hoa, mà lại cũng ham đời sương gió trần tục lắm! Tú Mỡ kể nhiều lớp kịch về bọn sư hổ mang, kẻ đi gà gụ các sư cô, kẻ cảm ngầm em gái chủ, kẻ rước vào tăng phòng hai vãi vừa xinh vừa trẻ, lại có sư cậu đi hát ả đào bị chánh tổng phát giác… ; Tú Mỡ lên án bọn sư tăng này là tu giả “Thà rằng ăn mặn, nói ngay/ Còn hơn giả dạng ăn chay, tu xằng” (Phá giới). Không phải ngẫu nhiên khi Tú Mỡ vạch mặt loại sư này ở nhiều góc độ khác nhau:

Tiếng cười trong thơ Tú Mỡ - 7

Nam vô bà vãi lên chùa,

Một bà mũm mĩm phải bùa sư ông…

… Từ khi lui tới phật đài

Sư phù, Phật độ, mắn thai như gà.

Lau nhau trai gái đầy nhà,

Sòn sòn năm một, hoặc và năm đôi.

Cô nào, cậu nấy tốt tươi,

Mười phần giống lột cả mười sư ông.

Các bà đi lễ cho đông!!!

(Nam vô bồ tát bồ hòn…)

Và bà sư trẻ xinh xinh chừng ba chục xuân xanh, vào một buổi sáng mùa thu đã:

Bụng đeo cái trống cà rùng,

Đến nhà thương để tìm phòng khai hoa.

(Sư bà ở cữ)

Một khía cạnh quan trọng của tệ nạn mê tín mà Tú Mỡ phê phán, chính là những chi phí vô lí mà vô cùng tốn kém. Ông lên án việc người ta chắt bóp bo bo đồng tiền kiếm bằng mồ hôi nước mắt nhưng lại đổi nó ra vàng mã âm phủ mà đốt ra tro; cúng cá chép cuối năm; phê phán việc theo Tết Đoan Ngọ theo người Tàu là dị đoan, tục ăn uống giết sâu bọ cổ hủ,… Theo ông, quyên tiền xây chùa là không nên, chi bằng xây nhà để:

Cho dân nghèo sống thỏa thuê, Ấy là quả phúc nên vê cho tròn Hơn là chùa lớn, chùa con,

Để thờ tượng gỗ sơn son, thếp vàng

(Quả phúc)

Tú Mỡ cũng lên án bọn quan nha đã kém năng lực lại mê tín, lợi dụng tình trạng ngu dân và thần quyền để… xử án - bắt bên nguyên bên bị thề ở đền Hàng Trống: “Thần thiêng, ồ chuyện hoang đường/ Thề trê chui ống, trò

mường ai tin?” (Thề). Nhiều kẻ được lợi nhờ sự mê tín thái quá của nhân dân (Nào ai biết đâu? Chỉ biết rằng/ Ông Từ xưa, tậu mấy nhà gạch – (Đền Hàng Trống)). Lại có người lười như hủi, cờ bạc rượu chè, trai gái mê tín, nghĩ đến câu “Sống ở trên đời/ Ăn nhau hòn đất” nên lật đà lật đật “Thầy địa cố tìm/ Mồ cha lo cất”, không chịu làm ăn phấn đấu mà xoay hòn đất để đợi vận may:

Người đời ngu dại Nghĩ mà ngùi thương! Toàn vẹn phần xác, Hòng nhờ nắm xương. Đào lên trộn xuống, Đặt dọc xoay ngang, Để cầu phú quý,

Khéo chuyện hoang đường.

(Xoay hòn đất)

Tại sao không nên mê tín? Có thần thánh nào thật sự linh thiêng để bảo vệ người ta, cho người ta cái điều người ta nguyện cầu mong ước? Bằng thơ, Tú Mỡ chỉ rõ: có thần thánh là vì người ta dựng lên thần thánh, còn sự linh thiêng ấy là do người ta tưởng tượng ra:

Thánh bà mới biết linh thiêng thật, Gặp cái ô tô, kiệu đứng liền!

(Kiệu bay)

Cướp vét sạch sanh đồ tế nhuyễn,

Thánh sao tịt mít phép thần thông? Mới hay quân quỷ đen đầu ấy,

Bốn phủ năm dinh cũng hãi hùng!

(Thánh sợ cướp)

Lâm khi tai họa tới nơi,

Thánh đâu? Chẳng thấy trổ tài thần thông!

Để cho thần lửa tàn hung, Thiêu tàn một xóm chỉ trong nửa giờ.

(Vua Bà sợ Thần lửa)

Bản chất của việc mê tín là ở đâu? Trong bài Quỷ thần, Tú Mỡ thuyết phục được độc giả rằng thần thánh ở Việt Nam được thờ là do dân mê muội, thờ họ vì lợi vì danh và vì sợ thần thánh như sợ quan tham lại nhũng:

Nghĩ buồn thay cho các ông thánh, ông thần, Ở một nước ngu đần, mê muội.

Họ sùng bái một là vì lợi,

Hai sợ vía các ngài như tại chốn dương gian,

Họ kiềng lại nhũng quan tham…

(Quỷ thần)

Song song với mê tín dị đoan là những hủ tục, tục lệ hàng ngày, hàng năm làm khổ sở cho đời sống nhân dân – đó là những điều Tú Mỡ nhìn thấy và hô hào thay đổi, như một sự canh tân và bảo vệ nhân dân lao động.

Tú Mỡ không vòng vo, ông nói ngay việc làng sau lũy tre xanh thực chất là để các cụ trong dân “tranh giành thủ lợn với phao câu”, “mưu mô cá lớn nuốt cá bé”, chẳng khác gì một đại tiệc dòi bọ:

Việc làng, ngán nỗi, nát hơn tương… Cũng bởi đàn dòi đục tận xương, Chỉ khổ thân đời thằng khố rách, Còng lưng, gục cổ, cóc ai thương.

(Việc làng bên ta)

Việc làng đã vậy, Hội làng là một mớ các trò rước thánh, khiêng kiệu, tổ tôm, chắn điếm, xóc đĩa, thò lò…, mà lại vô cùng tốn kém, hại nhân dân “vì đình đám, đã từng phen cực khổ!

Đối với Tú Mỡ, Tết Nguyên Đán, đáng quý, nhưng người ta thật đáng trách khi làm cho Tết trở thành một dịp tiêu pha tốn kém đến độ “con cháu nhăn nhó, tổ tiên hả hê”, chưa hết Tết đã hết tiền, không có gì là vui cả. Bởi vậy mà nhà thơ trào phúng Ghét Tết. Những cái nhiêu khê ấy thể hiện cả trong hai loại lễ: đám ma và đám cưới. Có người vay mượn để cưới xin thật hậu, cỗ bàn thật to, xong rồi cháu con còng lưng trả nợ. Còn đám ma có cỗ

bàn linh đình, tưởng là kẻ ăn cỗ thể hiện cái tình với người đã chết, mà thực giống đàn dòi bọ nhung nhúc trong xác con chuột chết. Thế mà, với con chuột chết, đi qua người ta lợm giọng khạc nhổ; với cái xác người còn quàn đợi chôn thì không khiến cho người ta ghê sợ chút nào, đánh chén như thường:

Trông thấy cảnh rượu chè be bét Quanh cái thây người chết tanh hôi, Khiến ta nghĩ đến đàn dòi

Nhâu vào đống thịt chuột toi bên đường.

(… Và cỗ đám ma)

Hủ tục ấy với cách so sánh ấy khiến Tú Mỡ chẳng cần nói nhiều hơn, mà làm chúng ta thấy rõ mâu thuẫn vô lý.

Tú Mỡ nhiều lúc cũng võ đoán, ông cho rằng chung quy nhiều cái khổ của dân nông thôn là do cái đình – nơi các cụ dân họp bàn hương chính với hương ước! Cho nên, ông nhiệt tình hô hào bỏ cái đình:

Bỏ đình đi! Bỏ đình đi!

Còn đình, hủ tục còn di hại nhiều. Còn truyền mãi lắm điều mê tín, Nói ra ai dễ nín được cười…

Dỡ đình đi! Dỡ đình đi!

Còn đình, hủ tục còn di hại nhiều! Việc đình đám lắm điều phiền phức, Mỗi năm làm cơ cực dân quê…

(Bỏ cái đình)

Tú Mỡ cũng cho rằng cái áo thụng xanh và cái búi tóc cũng là những hủ tục, là hiện thân của thói thủ cựu cần được bài bỏ khỏi đời sống, vì trông nó vô cùng cổ hủ, “trông hèn ra mặt” (Bỏ áo thụng xanh).

Nếu sự mê muội, ngu tối là môi trường sống của mê tín dị đoan và hủ tục, thì các tệ nạn cờ bạc, hút sách, đĩ bợm là sản phẩm của môi trường đó. Có kẻ máu mê cờ bạc đến nỗi một anh bất hạnh bị cảm lăn ra, bốn anh còn lại

không dừng chơi mà xoay sang “tổ tôm bí tứ” chơi tiếp. Bài thơ Hà Nội ăn chơi là một tập hợp trò truy hoan bất chấp còn bao cảnh lầm than và kinh tế khủng hoảng:

Tửu, sắc, đổ, yên, bốn vị hung thần liên hiệp Dắt dân Hà thành mải miết cuộc truy hoan, Mới hay kinh tế dù khủng hoảng gian nan, Ai nhăn nhó vẫn hoàn nhăn nhó,

Mà kẻ ăn chơi, vẫn ném tiền qua cửa sổ…

Tú Mỡ kịch liệt phản đối, phê phán thói ăn chơi hưởng lạc của thanh niên: “Rượu nồng chén khướt mềm môi, “Lăn lóc vào hoa nguyệt đắm say”, “Bàn đèn tìm thú khói mây”, “Buồn, lá bạc, quân bài tiêu khiển” (Bác cái thuyết chơi là lãi)

Cùng với những cảnh tượng sa sút về giá trị con người như thế, là những cảnh tượng người người ra vẻ “chơi hóm, chơi sành”, tống cựu hay nghênh tân đều có màn ăn uống chè chén, tom chát cô đầu, mà kì thực “tình khứ lưu” chẳng có là bao, toàn những lời sáo rỗng, huênh hoang, rởm đời, giả dối (các bài Cốc quan hà, Tình khứ lưu). Đối chiếu với cuộc sống bây giờ, cảnh tượng kia không phải là hiếm, và cũng từng phen làm khổ chủ dở khóc dở cười.Thế mới biết, Tú Mỡ đã xông pha vào những ngóc ngách cáu bẩn nhất để dùng tiếng cười trào phúng tẩy rửa nó, để làm cho cuộc sống tốt lên.

Thói hám danh và ham hư vinh luôn được Tú Mỡ dành một sự quan tâm đặc biệt. Chỉ cần có cơ hội, Tú Mỡ sẽ dành cho thói xấu này những ví von châm biếm, sự diễn tả kì cục khôi hài nhất để đả kích nó.

Tại sao Tú Mỡ ghét thói xấu này như vậy? Sống trong cảnh đất nước nô lệ, có thi thố đỗ đạt vẫn là làm việc cho Tây và cho bù nhìn. Chẳng có gì là vinh! Chính vì thế, bà tú nhiều lần khuyên ông thi lên làm ông tham biện, nhưng Tú Mỡ chỉ làm “ông phán cành cạch” và lặn lội với “Giòng nước ngược” mà thôi, bằng lòng “Bởi tính ngang phè như chánh bứa/ Già đời chẳng được cái mề đay”. Đối với người hiểu đời và hiểu người như thế,

những kẻ cố đấm ăn xôi thi bốn lần rớt vẫn “thi lấy được” để mong lên chức lên tiền chỉ là hạng bất tài và tham lam, ngu dốt, lố bịch. Ở đời, “Tính khoe khoang là tật chung thiên hạ/ Bệnh kinh niên bọn trưởng giả hợm mình/ Sống trên đời họ rất sính hư danh/ Đến lúc chết vẫn chưa lìa chứng đó” (Cáo phó). “Làng trưởng giả lắm con người/ Ngông sao ngông rởm, mớ đời cái ngông/

…Sống trên đời chỉ thèm thuồng hư danh” (Nhà lang sáu biển)– chỉ là một ông lang mà cũng bày tất cả sĩ diện ra sáu cái biển đề danh trưng giữa nhà cho… phổng mũi! Thế là, có kẻ chết rồi còn cả cáo phó để giương danh, thì cũng có người tự treo biển quảng cáo giương danh cho mình! Tú Mỡ châm biếm anh chàng hám danh nhận mình là “ông đốc” vì có bà vợ làm… “bà đốc” coi nhà hộ sinh!! Tú Mỡ châm biếm thói rởm đời, hám danh đến mức như bác kì hào đeo dây kim tòng giả này, thì là cái cười chê bai tột bực:

Kim tòng vừa mới kéo lên

Đầu dây chỉ thấy… đồng kền năm xu.

(Cái dây kim tòng)

Xã hội mà trong đó có Giòng nước ngược của Tú Mỡ đầy rẫy mâu thuẫn và những điều trái tai gai mắt. Tất nhiên, nhà thơ trào phúng không thể bỏ qua cả kho đề tài vô tận ấy. Các thủ đoạn kiếm tiền trơ trẽn và bất nhân của bọn quan lại không qua mắt được nhà thơ. Đó là cụ Thiếu với chánh tổng đi “tuần đêm” qua xóm Ngã Tư Sở và phạt tiền chị em ra đón mời “một nhà ít cúng sáu đồng/ Chầu chay hai mảnh mất tong đi đời” (Bé cái nhầm). Đó là Sòng bạc công khai của ông Đốc lý mở, lấy lí do gây vốn dựng trường Kĩ nghệ cho trẻ nghèo xóm bờ sông Nghĩa Dũng. Đó là thuế má vô lý, nực cười như Đóng thuế thân Tự do dân chủ tuy thua thiệt/ Nhưng đã hơn người cái thuế cao”; như Thuế đàn bà góa Nhòm nom của gái góa chồng/ Các ngài ấy đã hết lòng với dân”. Đó là việc tòa Đốc lý cấp bằng cu ly chính tông cho phu kéo xe hành nghề để “Bao lần giấy, bấy lần xu/ Mới làm nên chức đại “phu xe hàng” (Phu kéo xe)… Lại có công tử Âu tây co cả bốn vó lên ghế trên xe điện, và chửi bác nhà quê ngồi ngất ngưởng trên xe thổ tả là “đê tiện, man di” (Lịch

sự). Quan Hộ đê chẳng những đánh đập dân phu mà “Trẻ già, đã tóm đàn ông/ Lại lôi cả bọn má hồng không tha” – thật là tùy tiện và vô lý…

Thời buổi giao thoa tân cựu, Tây Đông, Tú Mỡ không khó khăn gì khi tìm các đề tài về thói đời và tình người đen bạc. Phải có ai đó nói toạc móng heo thói gian dối xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ như cô Ngọc Hồ trơ tráo “Hoa tàn vẫn dử bướm ong theo” (Lỡm cô Ngọc Hồ). Phải có ai đó lên án thói người cúi luồn, nịnh thối như chó nịnh chủ (Chó với mèo, Tủi cho bà Tú Mỡ). Phải có ai đó cất tiếng trong Chuyến đò dọc Cười chung thiên hạ những đồ xuẩn ngu/ Thấy ai quý phái thì phò/ Chẳng phân hư thực, chẳng dò nông sâu”. Phải có ai đólên án thói ăn ở bạc tình của ông phán nọ, ông thiện nam kia “Khâm Thiên, Vạn Thái đi về” “sẻ đôi tâm tình” (Tu… hú!, Cái tính trừ sai). Phải có ai đó chửi vào mặt Quan phán bất hiếu kia vung tiền ăn chơi mà “tiền nuôi cha mẹ cưa gan từng đồng”. Phải có người cười mặt anh chàng trẻ tuổi chẳng chịu tu thân mà ra vẻ ông cụ non, và ông cụ non chơi trống bỏi. (Ông trẻ già, … Và ông già trẻ). Phải có ai đó đập thẳng vào cái mặt lạnh như tiền của kẻ cho vay nặng lãi, của các chủ nhà cho thuê đắt khiến dân nghèo phải lang thang (Sét ty tự đại, Các chủ nhà). Phải có ai đó Lẳng lặng mà xem họ… cưới nhau, vén lên bức rèm dối trá che đạy cảnh tượng “Trong đám cưới,Thần Tài làm chủ tịch/ Thần Ái Tình chỉ giả cách bung xung”. Phải có ai đó viết lại những kinh nghiệm sống thành ngụ ngôn: Đục nước béo cò, Giậu đổ bìm leo, Gà chọi, Ba kiếp con bú dù…

Đó là Tú Mỡ. Ông không những nắm bắt những đối tượng ấy để sáng tác, mà còn tự nhận về mình phần việc dùng tiếng cười thanh lọc cuộc đời. Người ta cũng dễ nhận thấy mặt thật thô lậu, xấu xa, trơ trẽn, bỉ ổi, đồi bại đằng sau mặt nạ sơn son thếp vàng của thực dân, phong kiến.

2.2.1.3. Thực dân Pháp

Đây là đối tượng được châm biếm một cách kín đáo bởi chính nhà thơ còn đang làm ở sở Phi-năng (sở Tài chính) của Pháp và bộ máy kiểm duyệt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/02/2024