việc chậm đổi mới PPDH từ báo cáo viên và giáo viên và chính từ tư duy của CBQL. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng còn thiếu hiệu quả. Chưa có sự đồng thuận cao và chưa huy động tối đa sự tham gia của các lực lượng GD cho hoạt động bồi dưỡng năng lực GV nói chung và hoạt động phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng.
Thực trạng trên chính là cơ sở để chúng tôi tiến hành xây dựng, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỐI HỢP GIỮA TRƯỜNG THPT VỚI TRUNG GDNN-GDTX TRONG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIÁO VIÊN THPT TỈNH HẢI DƯƠNG
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống
Công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp
- giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV nằm trong nội dung chương trình quản lý bồi dưỡng GV THPT nên việc tổ chức công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV cũng phải đặt trên nền tảng mang tính hệ thống của chương trình bồi dưỡng GV THPT. Điều đó có nghĩa là công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương phải lưu ý mối quan hệ giữa các hoạt động bồi dưỡng GV, mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành quá trình bồi dưỡng GV THPT. Công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV không thể tách rời quản lý các hoạt động khác trong hoạt động bồi dưỡng GV vì công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV là một bộ phận trong chương trình bồi dưỡng GV tổng thể.
Tính hệ thống đòi hỏi giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GVđược đề xuất đi từ cái chung đến cái riêng, từ cấp độ rộng đến cấp độ hẹp. Đồng thời các giải pháp đề xuất còn liên quan đến cấp quản lý khác nhau về quản lý hoạt động bồi dưỡng GV, từ Ban giám hiệu, Tổ trưởng bộ môn, và sự phối hợp giữa các lực lượng, các cấp quản lý GD và toàn ngành GD.
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Thu Thập, Xử Lý Và Đánh Giá Kết Quả Khảo Sát
- Thực Trạng Thực Hiện Phương Pháp Bồi Dưỡng Năng Lực
- Thực Trạng Phương Thức Phối Hợp Giữa Các Trường Thpt Và Trung Tâm Giáo Dục Nghề Nghiệp - Giáo Dục Thường Xuyên Cấp Tỉnh Trong Bồi Dưỡng Năng Lực
- Biện Pháp 3: Tăng Cường Phối Hợp Thực Hiện Công Tác Tự Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Bồi Dưỡng Gv Giữa Trường Thpt Với Trung Tâm Giáo Dục Nghề
- Khảo Nghiệm Tính Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất
- Đối Với Trung Tâm Bồi Dưỡng Gv Tỉnh Hải Dương
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp
- giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV nói chung và công
tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng là một vấn đề quan trọng, được các cấp quản lý, các nhà trường và các công trình nghiên cứu quan tâm từ lâu. Trong quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV đã có nhiều giải pháp được đề xuất và vận dụng vào thực tiễn giáo dục, và qua đó có những giải pháp thể hiện tính hiệu quả của nó. Vì vậy, trong khi nghiên cứu và đề xuất giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV, tác giả luận văn đã có kế thừa những giải pháp tổ chức phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV đã được các cơ sở giáo dục nghiên cứu và áp dụng nhằm điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa phương để đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng mô hình giáo dục Việt Nam trong thời kỳ mới.
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương phải thực hiện được và đảm bảo hiệu quả cao. Muốn vậy công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV phải phù hợp với yêu cầu về chương trình, mục tiêu giáo dục. Trong quá trình xây dựng các giải pháp tổ chức thực hiện công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì hệ thống các nguyên tắc nêu trên phải được quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn.
3.1.4. Đảm bảo tính toàn diện
Các giải pháp đưa ra phải đảm bảo tính toàn diện, phải tác động vào các yếu tố của quá trình phối hợp giữa các trường THPT vơi Trung tâm giáo dục nghề nghiệp -
giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV. Quá trình thực hiện công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các trường THPT với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV trên địa bàn tỉnh Hải Dương phải có tính thống nhất, có tính khoa học nhằm phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó.
3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong bồi dưỡng năng lực giáo viên tỉnh Hải Dương
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức giáo dục nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên về vai trò phối hợp trong bồi dưỡng năng lực giáo viên THPT tỉnh Hải Dương
a. Mục tiêu biện pháp
- Từ việc nhận thức đúng đắn, rõ ràng về tầm quan trọng của vai trò của hoạt động phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ đó để phát huy vai trò của các cơ sở giáo dục thực hiện được tốt mục tiêu chung trong bồi dưỡng năng lực GV nói chung và hoạt động phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng.
- Giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và mỗi giáo viên thấm nhuần đường lối đổi mới. giáo dục của Đảng, chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ trương xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Giúp cán bộ quản lý nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của việc phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải
Dương, từ đó nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên, đó là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Giúp cho giáo viên nhận thức được đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của việc phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.Qua đó giúp cho giáo viên nhận thức được việc tự học, phấn đấu nâng cao năng sư phạm, phẩm chất đạo đức, lối sống là hàng đầu, là việc làm thường xuyên trong suốt cả cuộc đời lao động và công tác đối với mỗi giáo viên ở trường. Đó cũng chính là yêu cầu của nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất nhân cách của giáo viên.
b. Nội dung biện pháp
- Sở giáo dục đào tạo tăng cường giáo dục nhận thức cho CBQL và GV về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Xác định rõ nhiệm vụ của đội ngũ CBQL và GV trong việc thực hiện hoạt động phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV.
- CBQL cần làm tốt công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng và các nhà trường biết khai thác hiệu quả việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu của mỗi GV.
- Quán triệt để GV nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của việc BD NLGV và tầm quan trọng của việc phối hợp trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
-Tiến hành quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhà nước, của ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, Sở giáo dục và Đào tạo Hải Dương về công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
- Nâng cao ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và kĩ năng sư phạm cũng như các năng lực cần có của giáo viên, từ đó nhận thức được trách nhiệm của mình về vai trò của việc phối hợp trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
+) Đối với cán bộ quản lý: Nhận thức đúng vai trò chủ đạo quyết định chất lượng giáo dục của đội ngũ giáo viên, nắm rõ được xu thế phát triển giáo dục và yêu cầu của xã hội, của địa phương đối với chất lượng giáo dục, từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý.
+) Đối với giáo viên: Phải nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình với sứ mệnh của nhà trường, ý thức được vấn đề học tập, bồi dưỡng để nâng cao năng lực sư phạm là nhiệm vụ phải thực hiện tích cực, tự giác và nghiêm túc để nhanh chóng tiếp cận được những thành tựu mới của khoa học giáo dục, cập nhật kịp thời những đổi mới và có khả năng giải quyết tốt các nhiệm vụ đặt ra.
c. Cách thức tiến hành biện pháp
- Thông qua các buổi hội thảo, tập huấn, học tập Nghị quyết, nói chuyện chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức cho CBQL cùng các GV nhà trường học tập và tìm hiểu về chủ trương và chính sách của Đảng, của ngành về GD&ĐT cũng như bồi dưỡng GV và công tác phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực GV.
- Biểu dương, nêu gương kịp thời những cá nhân, tập thể làm tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nâng cao nhận thức vai trò và tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Tăng cường truyền thông nội bộ bảo đảm các chủ trương đổi mới, quy định của ngành phải đến từng cán bộ, giáo viên và người lao động trong các cấp quản lý và cơ sở giáo dục.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động, sự đồng thuận của các CBQL, GV, NV các trường THPT và TTGDTX tỉnh Hải Dương đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo, trước hết là việc đổi mới công tác bồi dưỡng năng lực GV và hoạt động phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Chủ động thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới về giáo dục và đào tạo; chủ động xử lý các vấn đề truyền thông về giáo dục cũng như hoạt động
phối hợp giữa các trường THPT và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên.
- Các trường THPT cần xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, tạo phong trào học tập, nghiên cứu sôi nổi, từng GV đều có lý tưởng, có kế hoạch làm việc hiệu quả, khoa học để tự khẳng định mình, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Biểu dương, nếu gương kịp thời những cá nhân, tập thể làm tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực GV.
- Các trường THPT cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm về vai trò và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV, giúp họ xác định mục đích của hoạt động bồi dưỡng và mục tiêu cần đạt được.
- Các trường THPT cần xây dựng đề án phát triển nhà trường, quán triệt GV về định hướng đổi mới nhà trường, vai trò và trách nhiệm của họ trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Các trường THPT cần thường xuyên động viên, khuyến khích GV trong hoạt động bồi dưỡng; tạo mọi điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, tài chính,... để họ tham gia các lớp bồi dưỡng.
- Cán bộ quản lí trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh cần cụ thể hóa các tiêu chuẩn về năng lực sư phạm, đề ra các yêu cầu về chất lượng của GV; xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để đào tạo và bồi dưỡng, luôn đặt ra những yêu cầu ngày càng cao trong việc tự hoàn thiện, tự nâng cao năng lực sư phạm cho mỗi GV.
- Ngoài việc tuyên truyền cho GV, cán bộ quản lí còn phải là những người có tầm nhìn chiến lược, có những yêu cầu cao về việc tổ chức bồi dưỡng tại đơn vị, phải là những người gương mẫu, tự học, tự nghiên cứu để khơi dậy niềm tin tự học cho GV bằng cách tổ chức hoạt động quản lí của mình một cách khoa học, điều hành mọi hoạt động của trường một cách sáng tạo, hiệu quả, là người tích cực trong công tác tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để làm gương cho GV của đơn vị.
- Thực hiện việc tuyên truyền giáo dục, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, địa phương và phương hướng nhiệm vụ của ngành tới mọi giáo viên.
- Tạo sự thống nhất cao trong tư tưởng của mọi cán bộ giáo viên về ý thức dân chủ, tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của nhà trường. Coi vấn đề bồi dưỡng để nâng cao năng lực sư phạm là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu thông qua việc phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Xây dựng phong trào thi đua học tập trong nhà trường để động viên giáo viên quyết tâm học tập, tạo điều kiện khuyến khích tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong học tập.
- Tạo điều kiện điều kiện làm việc thoải mái cho giáo viên, giúp họ về vật chất và thời gian để yên tâm khi tham gia các lớp học bồi dưỡng.
- Trao quyền và nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu cao tinh thần tôn trọng và học hỏi, tạo động lực làm việc. Trao quyền đi với trách nhiệm để giáo viên tăng thêm khả năng kiểm soát công việc của họ, tác động đến nhận thức của giáo viên, thúc đẩy họ có những quyết định đúng đắn.
d. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Đối với các cấp cán bộ quản lý dựa vào các văn bản pháp quy của Đảng, ngành, trường phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong các nhà trường. Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cho giáo viên trong các hoạt động bồi dưỡng.
- Đối với GV phải tích cực, trách nhiệm trong các hoạt động bồi dưỡng thông qua việc phối hợp giữa các trường THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương tổ chức.
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng cơ chế phối hợp nhằm thống nhất mục tiêu, kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GV giữa THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tỉnh Hải Dương
a. Mục tiêu biện pháp
- Xây dựng cơ chế phối hợp, thống nhất mục tiêu, kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GV THPT với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong bồi dưỡng năng lực giáo viên trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Từ đó tạo sự
đồng thuận cao và huy động sự tham gia của các lực lượng GD cho hoạt động bồi