Nợ Quá Hạn, Nợ Xấu Tại Mb Giai Đoạn 2011 – 2017



- NHNN của NHNN. Đặc biệt trong giai đoạn 2015 – 2017, việc duy trì hệ số CAR cao hơn mức tối thiểu 3% - 4% là cơ sở để MB thực hiện quản trị theo Basel 2. Điều này chứng minh việc tuân thủ các quy định của NHNN và một phần đánh giá được năng lực tài chính tốt tại MB so với các ngân hàng trên thị trường. Hệ số CAR duy trì xu hướng tăng trong giai đoạn này là do: (i) MB thực hiện tốt quản trị danh mục tài sản để kiểm soát rủi ro; (ii) Nỗ lực tăng vốn chủ sở hữu tại MB trong toàn giai đoạn. Tính chung lại, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu đạt 20,55%; (iii) Năm 2016, MB thực hiện phát hành 3.230 tỷ trái phiếu có kỳ hạn từ 5 năm đến 10 năm. Đây là loại vốn được tính vào vốn cấp 2 khi tính hệ số CAR. Do vậy, hệ số này có xu hướng tăng; (iv) Tác động kép của Thông tư 36 khi vừa tăng cấu phần vốn cấp 2, giúp tăng vốn tự có, vừa giảm hệ số rủi ro của một số tài sản. Chẳng hạn, theo thông tư 13, các khoản cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản, các khoản cho vay đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thuộc nhóm có hệ số rủi ro là 250%, nhưng theo quy định tại Thông tư 36, các khoản này có hệ số rủi ro là 150%.

* Mối quan hệ giữa hệ số an toàn vốn và khả năng sinh lời tại MB

Đối với hoạt động của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng, luôn có sự đánh đổi giữa an toàn và lợi nhuận bởi lẽ lợi nhuận càng cao thì mức độ an toàn thấp và ngược lại. Trong phạm vi của luận án, NCS thực hiện luận giải mối quan hệ giữa hệ số an toàn vốn và khả năng sinh lời tại MB để làm rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Hệ số an toàn vốn bị ảnh hưởng bởi cơ cấu tài sản có sinh lời và vốn tự có

Thứ nhất, cơ cấu tài sản có sinh lời

Trong cơ cấu tài sản có sinh lời phân theo mức độ rủi ro tại MB (PHỤ LỤC 2.9) có thể thấy tỷ trọng tài sản có sinh lời có mức độ rủi ro cao như cho vay kinh doanh bất động sản hay cho vay đầu tư chứng khoán tại MB chiếm tỷ trọng rất thấp. Đối với các tài sản có trọng số rủi ro là dưới 100% luôn chiếm khoảng 55% - 60%. Tỷ trọng tài sản có mức độ rủi ro thấp chiếm tỷ trọng cao sẽ đi cùng với khả năng sinh lời thấp hơn so với tài sản có mức độ rủi ro cao. Tương tự đối với các cam kết ngoại bảng, MB thực hiện rất ít các cam kết có mức độ rủi ro cao như cam kết vay vốn, cam kết thanh toán (PHỤ LỤC 2.10). Trong những năm gần đây, bên cạnh các cam kết mà MB vẫn cung cấp như cam kết L/C, bảo lãnh, MB còn đẩy mạnh thực hiện các cam kết giao dịch ngoại hối với trọng số rủi ro là 2% hoặc 5%. Như vậy, tỷ trọng các tài sản có sinh lời và các cam kết ngoại bảng có trọng số rủi ro thấp đã chứng minh quan điểm hoạt động kinh doanh tại MB là chấp nhận mức độ sinh lời thấp hơn để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.



Thứ hai, về gia tăng vốn tự có

- Gia tăng vốn chủ sở hữu: Mặc dù LNST có xu hướng tăng trưởng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng LNST thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu trong toàn giai đoạn (Biểu đồ 2.20). Việc nỗ lực tăng vốn chủ sở hữu làm tỷ lệ ROE suy giảm cũng thể hiện quan điểm tạm “hy sinh” các chỉ số sinh lời để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Gia tăng vốn cấp 2: Song song với việc gia tăng vốn chủ sở hữu, MB nỗ lực cải thiện hệ số CAR bằng cách thực hiện phát hành GTCG có kỳ hạn trên 5 năm (năm 2016). Việc phát hành GCTG kỳ hạn dài với lãi suất cao làm chi phí trả lãi tại MB tăng nhưng mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh tăng.

Do vậy, sau khi đã được NHNN lựa chọn là 1 trong 10 NHTM thực hiện thí điểm Basel 2, trong giai đoạn 2015 – 2017, MB đã nỗ lực cải thiện hệ số CAR bằng cách cơ cấu lại tài sản có sinh lời cũng như gia tăng vốn tự có. Do vậy, trong năm 2016, 2017, các tỷ suất sinh lời không tăng trở lại cao như những năm 2011, 2012 nhưng mức độ an toàn được đảm bảo và dần đáp ứng được yêu cầu quản trị theo Basel 2.

b. Về an toàn tài sản

b1. Đối với hoạt động tín dụng

* Về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu

Để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động cho vay, NCS thực hiện phân tích tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tại MB. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 01/6/2014, MB thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ

– NHNN và Quyết định 18/20007/QĐ – NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Từ ngày 01/6/2014, MB thực hiện phân loại nợ theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Bảng 2.17: Nợ quá hạn, nợ xấu tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Dư nợ quá hạn

3.413

4.647

6.642

5.712

4.757

4.191

5.765

Tỷ lệ nợ quá hạn

5,78

6,24

7,57

5,68

3,92

2,78

3,03

Dư nợ xấu

1.114

1.653

2.344

2.962

2.245

1.987

2.218

Tỷ lệ nợ xấu

1,89

2,22

2,67

2,95

1,85

1,32

1,20

Dư nợ xấu tính cả nợ đã

bán cho VAMC

-

-

-

6.237

6.292

5.392

-

Tỷ lệ nợ xấu tính cả nợ

bán cho VAMC

-

-

-

6,01

5,02

3,50

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - 16

Nguồn: [43]



Tỷ lệ nợ quá hạn tại MB tăng trong hai năm đầu của giai đoạn, sau khi đạt đỉnh ở mức 7,57% vào năm 2013 thì tỷ lệ này giảm dần và xuống khoảng 3% trong năm 2016, 2017. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng nhanh trong hai năm này là do kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc bị phá sản, không trả nợ ngân hàng đúng hạn, thu nhập của khách hàng vay là cá nhân bị sụt giảm làm ảnh hưởng tới nguồn trả nợ cho ngân hàng. Thêm vào đó là hậu quả của tình trạng tăng trưởng dư nợ quá nóng của những năm trước đó làm tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao. Từ năm 2013, thay vì chỉ tập trung vào mở rộng dư nợ cho vay, MB chú trọng vào chất lượng của khoản vay nên tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm rõ rệt trong các năm tiếp theo. Về cơ cấu nợ quá hạn, dư nợ quá hạn chủ yếu các khoản nợ quá hạn dưới

90 ngày (PHỤ LỤC 2.11). Đây chủ yếu là các khoản nợ đang được phân loại vào nhóm 2. Các khoản nợ này theo quy định về phân loại nợ chưa phải là các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, việc nợ bị quá hạn cũng là một cảnh báo sớm để MB có phương pháp xử lý để hạn chế nợ xấu.

Xét tổng thể trong giai đoạn 2011 – 2017, tỷ lệ nợ xấu trên bảng cân đối tại MB luôn nằm trong giới hạn an toàn là dưới 3%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng tăng đến năm 2014, sau đó giảm mạnh xuống còn 1,2% năm 2016. Điểm khác biệt giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn trong giai đoạn này là, tỷ lệ nợ quá hạn đạt đỉnh vào năm 2013 nhưng tỷ lệ nợ xấu đạt đỉnh vào năm 2014. Điều này là do trong năm 2014, dư nợ nhóm 2 giảm nhưng dư nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 tăng do từ ngày 1/6/2014, MB thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Từ năm 2015, tỷ lệ nợ xấu trên bảng cân đối luôn được duy trì ở ngưỡng thấp là do: (i) Kinh tế vĩ mô có nhiều khởi sắc, mặt bằng lãi suất được đưa về mức thấp giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng; (ii) Từ cuối năm 2014, MB thực hiện thay đổi quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Theo đó, MB xây dựng việc nhận diện rủi ro qua 3 vòng kiểm soát bao gồm: Tuyến kiểm soát thứ nhất: gồm các khối kinh doanh (khối khách hàng doanh nghiệp lớn, khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khối khách hàng cá nhân, khối kinh doanh nguồn vốn và thị trường) thực hiện nhận biết rủi ro tín dụng thường xuyên trước, trong và sau khi quyết định cấp tín dụng; đánh giá để các rủi ro tín dụng nằm trong phạm vi chiến lược, chính sách và khẩu vị rủi ro tín dụng. Tuyến kiểm soát thứ hai: gồm ban điều hành và các khối Chính sách và Quản lý rủi ro. Khối này thực hiện



xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình quản trị rủi ro tín dụng; xây dựng khẩu vị rủi ro tín dụng cho cả hệ thống ngân hàng và kiểm soát sự tuân thủ các hạn mức rủi ro tín dụng của khối kinh doanh. Tuyến kiểm soát thứ ba: gồm Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, các ủy ban thuộc HĐQT và khối kiểm toán nội bộ. Các bộ phận này phê duyệt và ban hành chiến lược, chính sác quy trình rủi ro tín dụng và khẩu vị rủi ro tín dụng; kiểm soát sự tuân thủ thông qua kiểm toán nội bộ đối với ban điều hành và các khối kinh doanh. Việc áp dụng mô hình nhận diện rủi ro này giúp MB tách bạch chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro và chức năng tác nghiệp. Do vậy, việc lựa chọn, thẩm định đối với các khoản vay độc lập, khách quan, giúp ngân hàng lựa chọn được những khoản vay có chất lượng. (iii) MB chủ động sử dụng nhiều các biện pháp xử lý nợ xấu như: cơ cấu lại thời gian trả nợ, xử lý TSBĐ để thu nợ, sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp,…

Bảng 2.18: Nợ xấu được xử lý bằng dự phòng rủi ro và thu từ các khoản nợ đã xử lý tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

DPRR trích lập

trong năm

525,3

1.655,7

1.794,9

2.036,9

1.709,1

843,9

953

Số dư quỹ DPRR

cuối năm

1.092,5

1.312,6

1.669,9

2.362,3

1.876,2

1.950,1

1.348

DPRR sử dụng để

bù đắp

171,1

1.435,6

1.437,6

1.344,3

2.195,4

770

1.143

Thu từ các khoản

nợ đã xử lý

41,8

41,5

490,2

219,1

458,8

508,8

780

Nguồn: [43]

Trong giai đoạn 2011 – 2017, MB chủ động trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để bù đắp. Đồng thời, đối với các khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng rủi ro, MB vẫn thực hiện đôn đốc, thu nợ. Do vậy, trong giai đoạn này, khoản tiền thu được từ các khoản nợ đã sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp của MB cũng có sự cải thiện, tăng thu nhập cho ngân hàng. Đây có thể coi là sự nỗ lực của MB trong công tác xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực hoạt động. Ngoài ra, trong năm 2014, 2015, MB thực hiện bán nợ xấu cho VAMC và thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ đã bán theo quy định. Tính đến ngày 31/12/2015, MB đã hoàn thành việc bán cho VAMC với số tiền 4.047 tỷ đồng nợ xấu. Với việc thực



hiện đồng thời các giải pháp đó, tỷ lệ nợ xấu trên bảng cân đối của MB trong toàn giai đoạn luôn dưới 3%.

Bên cạnh việc xem xét tỷ lệ nợ xấu trên bảng cân đối kế toán tại MB, NCS xem xét tỷ lệ nợ xấu bao gồm khoản nợ xấu đã bán cho VAMC. Nếu tính cả khoản nợ đã bán cho VAMC, tỷ lệ nợ xấu tại MB trong giai đoạn 2014 – 2016 không nằm trong mức an toàn theo thông lệ. Sở dĩ phải xem xét tỷ lệ nợ này là do VAMC ủy quyền cho các NHTM xử lý các khoản nợ đã bán. Do vậy, bản chất của việc bán nợ cho VAMC là việc “làm sạch” bảng cân đối kế toán, còn việc xử lý các khoản nợ này vẫn là trách nhiệm của các ngân hàng nói chung, MB nói riêng. Với nỗ lực không ngừng, sử dụng đồng bộ các biện pháp, tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh qua các năm. Đến năm 2017, MB đã thực hiện mua lại toàn bộ số nợ này từ VAMC. Do vậy, tỷ lệ nợ xấu năm 2017 trên bảng cân đối kế toán phản ánh đúng thực tế nợ xấu tại ngân hàng. Với tỷ lệ nợ xấu là 1,2% năm 2017, hoạt động cấp tín dụng tại MB mới đạt an toàn theo thông lệ.

* Về khả năng bù đắp rủi ro tín dụng (LLR)

Bảng 2.19: Tỷ lệ LLR tại MB và một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

MB

98,07

79,41

71,24

79,74

83,57

103,17

95,85

VCB

125,13

95,26

86,30

94,42

94,93

113,31

130,69

VietinBank

137,79

75,13

87,53

88,60

92,07

101,76

92,14

BIDV

72,11

64,57

69,52

73,13

74,77

69,75

100,93

ACB

107,41

58,44

47,73

62,34

52,92

67,25

57,30

SHB

54,53

24,93

38,29

49,67

62,79

59,03

61,63

Sacombank

125,59

73,34

83,98

89,95

20,94

17,69

26,42

Nguồn: [43],[45],[46],[47],[48],[49],[50]

Tỷ lệ LLR tại MB có xu hướng giảm trong năm 2012 – 2014 là do trong thời gian này, nợ xấu tăng cao, mặc dù MB thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN nhưng lượng tiền này chưa đủ để bù đắp toàn bộ dư nợ xấu tại ngân hàng. Từ năm 2015, khi nợ xấu dần được giải quyết, tỷ lệ này có xu hướng gia tăng.

Theo báo cáo của các NHTM như MB, VCB, VietinBank, BIDV, ACB và SHB, các NHTM này đều thực hiện trích lập DPRR theo đúng quy định của NHNN. Như vậy, với tỷ lệ LLR đã công bố, có thể thấy, tỷ lệ này tại MB luôn ở



ngưỡng cao trong nhóm các NHTM này. Điều này có nghĩa là MB ngoài việc trích lập DPRR theo đúng quy định của NHNN, MB đã thực hiện trích lập thêm để tăng quỹ dự phòng rủi ro, dẫn tới chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng, lợi nhuận bị suy giảm. Đây được coi là một cách đánh đổi lợi nhuận và an toàn, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB.

b2. Đối với hoạt động đầu tư

* Cơ cấu hoạt động đầu tư

Về cơ cấu hoạt động đầu tư, hoạt động đầu tư chủ yếu tại MB từ năm 2012 vào trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh (Biểu đồ 2.8). Tỷ trọng đầu tư vào loại trái phiếu này chiếm khoảng 68% - 85% tổng giá trị đầu tư tại MB. Đây là các khoản đầu tư không tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Từ năm 2016, trong bối cảnh các NHTM thực hiện phát hành trái phiếu dài hạn để gia tăng vốn cấp 2, MB đã linh hoạt thay đổi cơ cấu đầu tư, giảm tỷ trọng đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ, tăng tỷ trọng đầu tư vào các NHTM khác. Việc đầu tư vào trái phiếu của các NHTM khác có mức độ sinh lời cao hơn TPCP và đây cũng là các khoản đầu tư có mức độ rủi ro thấp. Do vậy, về cơ cấu các khoản đầu tư tại MB có thể được đánh giá là an toàn.

* Giá trị trích lập dự phòng các khoản đầu tư

Đối với các khoản đầu tư, MB thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN, Bộ Tài chính. Do vậy, để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động đầu tư tại MB, có thể đánh giá thông qua tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro các khoản đầu tư so với tổng giá trị các khoản đầu tư đó.

Năm 2011, hoạt động đầu tư tại MB chủ yếu vào chứng khoán tại các tổ chức kinh tế. Khi thị trường chứng khoán sụt giảm do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế, các loại chứng khoán mà MB nắm giữ đã bị ảnh hưởng, từ đó làm dự phòng rủi ro phải trích lập cao và gây khoản lỗ khi bán các danh mục chứng khoán này. Từ năm 2012, MB tập trung đầu tư chủ yếu vào Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Đây là các khoản đầu tư an toàn, không phải trích lập DPRR. Ngoài ra, việc thận trọng hơn trong lựa chọn các khoản đầu tư tại các tổ chức kinh tế, TCTD trong những năm tiếp theo làm chất lượng các khoản đầu tư tại MB tăng lên rõ rệt. Do vậy, tỷ lệ dự phòng rủi ro so với các khoản đầu tư tại MB ở mức thấp (PHỤ LỤC 2.12). Đây có thể đánh giá được các khoản đầu tư tại MB trong giai đoạn 2011 – 2017 tương đối an toàn.



* Chất lượng của các khoản chứng khoán chưa niêm yết

Bảng 2.20: Giá trị các khoản chứng khoán chưa niêm yết theo chất lượng tín dụng tại MB giai đoạn 2014 – 2017

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

2014

2015

2016

2017

Giá trị

T.trọng

Giá trị

T.trọng

Giá trị

T.trọng

Giá trị

T.trọng

Giá trị chứng khoán nợ chưa niêm yết được phân loại TS có

RRTD

3.192

100

3.021

100

8.201

100

10.823

100

Trong đó









Nợ đủ tiêu chuẩn

2.812

88,1

2.741

90,8

7.801

95,1

10.623

98,2

Nợ cần chú ý

200

6,2

0

0

0

0

0

0

Nợ dưới tiêu

chuẩn

100

3,1

0

0

0

0

0

0

Nợ có khả năng

mất vốn

80

2,6

280

9,2

400

4,9

200

1,8

Nguồn: [43]

Đối với các chứng khoán nợ của các công ty chưa niêm yết mà MB nắm giữ, từ năm 2014, theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT – NHNN, MB thực hiện phân loại nợ theo chất lượng tín dụng. Chứng khoán nợ được xếp vào nợ đủ tiêu chuẩn tại MB luôn ở mức cao và tăng qua các năm (từ 88,1% đến 95,1%). Tuy nhiên, chứng khoán nợ được xếp vào nợ có khả năng mất vốn cũng tăng qua các năm, đặc biệt trong năm 2016. Điều này là do trong năm 2016, việc sáp nhập Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà vào MB đã làm giá trị chứng khoán nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh, đòi hỏi MB phải có những giải pháp phù hợp trong việc quản lý cáckhoản nợ này.

2.2.2.2. Thực trạng đảm bảo khả năng thanh khoản

Thanh khoản là vấn đề sống còn đối với bất cứ NHTM nào. Khi ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản hoàn toàn có thể đứng trước bên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, thanh khoản và lợi nhuận lại có sự đánh đổi với nhau. Để đảm bảo khả năng thanh khoản, NHTM phải đảm bảo sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đồng thời, chấp hành các quy định của NHNN trong từng thời kỳ. Từ năm 2011 đến hết tháng 1/2015, các NHTM thực hiện đảm bảo thanh khoản theo quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 12 và khoản 1 điều 18 của Thông tư 13/2010/TT – NHNN quy định về đảm bảo tỷ lệ an toàn của TCTD. Từ 1/2/2015, các NHTM thực hiện đảm bảo thanh khoản theo quy định tại điều 15 và điều 21



của Thông tư 36/2014/TT – NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.

Theo các báo cáo của MB, trong giai đoạn 2011 – 2014, MB luôn duy trì tốt các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau cũng như duy trì tỷ lệ cấp tín dụng/ nguồn vốn huy động theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT – NHNN. Từ năm 2015, thực hiện theo quy định tại thông tư 36/2014/TT – NHNN về thực hiện tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ lệ chi trả trong 30 ngày và tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn. Theo báo cáo của MB, tỷ lệ này cũng được MB thực hiện nghiêm túc theo quy định của NHNN.

Bảng 2.21: Một số chỉ tiêu thanh khoản tại MB giai đoạn 2011 – 2017

Đơn vị tính:%


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Chỉ số trạng thái ngân quỹ

5,46

4,28

4,05

5,19

7,33

5,96

8,37

Tỷ lệ dự trữ thanh khoản

13,81

27,15

30,96

34,64

28,76

23,83

22,32

LDR

65,90

63,30

64,50

60,00

66,80

77,40

76,60

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn

cho vay TDH

15,80

10,90

12,80

19,00

23,00

26,40

41,11

Nguồn: [43]

Chỉ số ngân quỹ tại MB duy trì ở mức thấp và khá ổn định trong toàn giai đoạn. Đối với tỷ lệ dự trữ thanh khoản, theo quy định của NHNN, NHTM phải duy trì tỷ lệ này (tỷ lệ giữ tài sản có thanh khoản cao/Nợ phải trả) ở mức tối thiểu 10%. Trong toàn giai đoạn, MB đều duy trì vượt mức quy định, đảm bảo khả năng chi trả những khoản nợ đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến. Ngoài ra, để tối đa hóa khả năng sinh lời cho tài sản, đảm bảo khả năng thanh khoản, MB dịch chuyển sang nắm giữ các loại chứng khoán của Chính phủ - loại tài sản được coi là tài sản dự trữ thứ cấp. Đây là xu hướng của các NHTM hiện đại trên Thế giới: giảm dự trữ thứ cấp, tăng dự trữ thứ cấp.

Tỷ lệ LDR tại MB luôn ở mức thấp, chứng tỏ khả năng thanh khoản và mức độ an toàn trong hoạt động cho vay tại MB trong toàn giai đoạn luôn được đảm bảo. Từ 01/2/2015, thực hiện theo quy định của Thông tư 36/20014/TT – NHNN, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tiền gửi tại MB luôn thấp hơn quy định tối đa của NHNN là 80%. Giai đoạn 2012 – 2014, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, hoạt động cho vay bị ảnh hưởng tiêu cực, MB thực hiện tăng cường đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ - một loại tài sản có tính thanh khoản cao còn tỷ trọng dư nợ cho vay/tổng tài sản tại MB ở mức thấp (dưới 50%) (PHỤ LỤC 2.13). Do vậy, tỷ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023