Những Vấn Đề Tiếp Tục Được Nghiên Cứu Trong Luận Án

Trong công trình nghiên cứu “Một số phần mềm công nghệ thông tin và truyền thông phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh” của Trần Thị Bích Liễu (2015), giới thiệu một số phần mềm như Pixie, Frame, share, Wikis được sử dụng ở Mĩ, khuyến khích học sinh dùng trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo để sản sinh ra ý tưởng [35].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Dung (2015), đã xác định năng lực CNTT&TT là năng lực chung, cốt lõi của học sinh phổ thông. Với yêu cầu học sinh phải có khả năng sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, máy tính, phần mềm để phục vụ học tập và trong cuộc sống. Biết đánh giá, lựa chọn thông tin phù hợp, hạn chế rủi ro cho bản thân và cộng đồng trong môi trường số [16].

Luận án tiến sĩ Nguyễn Văn Hiền (2009) “Hình thành cho sinh viên kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức bài dạy sinh học” [26] đề xuất sử dụng kết hợp giữa chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo để hình thành kỹ năng sử dụng CNTT cho sinh viên sư phạm sinh học.

Luận án tiến sĩ Nguyễn Thị Chim Lang (2009) “Rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin – truyền thông nhằm phát triển kỹ năng học tập của học sinh cuối cấp tiểu học” [34], đã xuất các khái niệm “kỹ năng sử dụng CNTT&TT”, “rèn luyện kỹ năng học tập”, hình thành kĩ năng học tập trong điều kiện ứng dụng CNTT&TT. Rèn luyện các kỹ năng sử dụng thiết bị máy tính, các kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học và kỹ năng sử dụng mạng Internet cho học sinh cuối cấp tiểu học.

Nghiên cứu của Ngô Tứ Thành (2009) về “Xây dựng mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và truyền thông với giáo dục trong xu thế hội nhập” cho rằng Năng lực CNTT&TT là năng lực rất quan trọng được xếp vào hàng thứ nhất trong các năng lực mà công dân thế kỷ 21 cần có [48].

Trong các nghiên cứu về năng lực CNTT&TT, khung năng lực CNTT&TT phải kể đến các công trình Thái Hoàng Minh và Trịnh Văn Biều, Nguyễn Thế Dũng và Ngô Tứ Thành, Lê Thị Kim Loan đã đề xuất khung

năng lực CNTT&TT và quy trình xây dựng khung năng lực với các tiêu chí, các biểu hiện, mức độ của năng lực thành phần cho các đối tượng cụ thể là sinh viên sư phạm Hoá học, sinh viên sư phạm Tin học và sinh viên sư phạm nói chung làm cơ sở để xây dựng các biện phát triển năng lực CNTT&TT cho các đối tượng tương ứng [18], [36], [38].

Theo nghiên cứu Phạm Văn Bản-Nguyễn Phương Thảo [3] về “Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cho sinh viên sư phạm Toán tại trường Đại học An Giang qua học phần Tin học chuyên ngành” đã thiết kế nâng cao dần theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp các kỹ năng sử dụng ICT trong phần “Tin học chuyên ngành” trên cơ sở đó sinh viên sư phạm Toán nâng cao được năng lực sử dụng CNTT&TT.

Nghiên cứu phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh phổ thông tác giả Vũ Thị Hồng Tuyến, Trần Trung Ninh [56] đã sử dụng WebQuest dạy học theo quan điểm tích hợp thì học sinh phát triển được năng lực sử dụng CNTT&TT.

Đối với các trường DBĐH dân tộc đã trải qua hơn 40 năm bồi dưỡng DBĐH cho học sinh người dân tộc thiểu số, hiện nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về đối tượng này. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu về năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc. Các công trình nghiên cứu dành riêng cho đối tượng học sinh DBĐH dân tộc phải kể đến những công trình nghiên cứu của tác giả Trần Trung “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hỗ trợ dạy học hình học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh dự bị đại học dân tộc” [52]; tác giả Lê Thị Thu Hiền với đề tài “Đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”[27]; Nhóm tác giả Lê Thị Thu Hà nghiên cứu về “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường dự bị dân tộc trung ương thông qua dạy học tích hợp”, đã triển khai thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp thông qua dự án học tập, gắn nội dung kiến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

thức với thực tiễn, học sinh được trải nghiệm thực tế qua đó phát triển được năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn và năng lực hợp tác [23]; Tác giả Tạ Xuân Phương với đề tài “Vận dụng phương pháp dạy hợp tác theo nhóm trong môn Địa lí ở trường dự bị đại học dân tộc” [43]; Tác giả Mai Công Khanh với đề tài “Quản lý dạy học ở trường dự bị đại học dân tộc theo yêu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ cho miền núi hiện nay” [32]; Tác giả Đặng Xuân Cảnh với đề tài “Quản lý hoạt động học tập của học sinh Trường Dự bị Đại học Dân tộc đáp ứng yêu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ cho miền núi” [13]; Tác giả Lê Trọng Tuấn với đề tài “Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh các Trường Dự bị đại học Dân tộc” [53]...

Các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã đề cấp đến các vấn đề về năng lực CNTT&TT, phát triển năng lực CNTT&TT, mô tả năng lực CNTT&TT cho các đối tượng, đưa ra các chuẩn của năng lực CNTT&TT, cho thấy sự khác biệt về năng lực CNTT&TT của học sinh thông qua mục đích và hình thức sử dụng CNTT&TT, xây dựng khung năng lực CNTT&TT cho các đối tượng khác nhau. Từ đó đề xuất các biện pháp để phát triển năng lực này cho các đối tượng tương ứng. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về năng lực sử dụng CNTT&TT dành cho đối tượng là học sinh DBĐH dân tộc, đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này.

Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị Đại học Dân tộc - 4

1.1.3. Những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án

Trên cơ sở phân tích các công trình đã nghiên cứu, để việc dạy học Tin học phát triển được năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc, luận án cần phải giải quyết các vấn đề sau:

- Xác định và xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho đối tượng là học sinh DBĐH dân tộc phù hợp với mục đích nghiên cứu.

- Đánh giá thực trạng năng lực CNTT&TT và thực trạng dạy học Tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh các trường DBĐH dân tộc.

- Các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học tin học cho học sinh DBĐH dân tộc.

- Khẳng định tính hiệu quả tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc.

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.2.1. Năng lực

Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng La tinh “Competentia” có nghĩa là “gặp gỡ”. Năng lực được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, đã có nhiều cách hiểu, cách thể hiện khác nhau: Theo quan điểm di truyền học yếu tố di truyền có sẵn và yếu tố môi trường sống xung quanh sẽ quyết định năng lực, xem nhẹ yếu tố học tập, rèn luyện. Còn theo quan điểm các nhà tâm lý học yếu tố hoạt động và học tập sẽ quyết định năng lực, có thể coi năng lực là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân để hoàn thành tốt một hoạt động.

Từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là 1/ khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. 2/ Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao” [42]. Từ điển tâm lý học, bách khoa toàn thư, bách khoa Việt Nam đều cho rằng năng lực là đặc điểm đặc trưng của cá nhân để thực hiện thành công một hoạt động [17], [54], [55].

Theo cách hiểu của Đặng Thành Hưng [31] “Năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. Có cùng quan điểm này Hoàng Hòa Bình [4], cho rằng “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.

Khẳng định tính mục đích và kết quả của năng lực tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Năng lực là một tổ hợp đặc điểm tâm lí của một người, tổ hợp này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy” [25].

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) [75], định nghĩa “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể”. Nguyễn Văn Cường-Bernd Meier: “Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” [15]. Theo quan niệm này năng lực là khả năng kết hợp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm, thái độ tích cực để hoàn thành các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân.

Như vậy đã có nhiều cách khác nhau trình bày định nghĩa về năng lực nhưng đều cho rằng năng lực là khả năng thực hiện, được gắn với kiến thức, kĩ năng, ý thức, thái độ, để thực hiện thành công hoạt động trong điều kiện cụ thể.

Trong luận án này tác giả sử dụng khái niệm năng lực theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [10]: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.

1.2.2. Công nghệ thông tin và truyền thông

Theo Hội đồng kiểm định giáo dục Hoa Kỳ NACTE (2006) xác định CNTT&TT là “Phần cứng, phần mềm máy tính, âm thanh, dữ liệu, mạng,

truyền hình vệ tinh và các công nghệ viễn thông khác; đa phương tiện và công cụ phát triển ứng dụng; các công nghệ này được sử dụng để nhập, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin” [82]. Unesco (2011) định nghĩa [81]: “CNTT&TT là những công nghệ được sử dụng để truyền thông, tạo ra thông tin, quản lý và phân phối thông tin. Định nghĩa rộng về CNTT&TT bao gồm máy tính, Internet, điện thoại, truyền hình, đài phát thanh và thiết bị nghe nhìn”.

Đối với Việt Nam theo Luật Công nghệ thông tin [45], khái niệm “công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Thuật ngữ CNTT trong Luật CNTT có “truyền đưa”, “trao đổi thông tin số” bao hàm cả nội dung CNTT&TT. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Tin học định nghĩa [9]: “CNTT&TT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại chủ yếu là máy tính và viễn thông nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.

Theo nghiên cứu của Victoria L. Tinio (2003) định nghĩa “CNTT&TT là tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo ra, phổ biến, lưu giữ và quản lý thông tin” [37]. Các công cụ tài nguyên công nghệ này bao gồm máy tính, Internet, công nghệ truyền thông và điện thoại.

Theo Phó Đức Hoà-Ngô Quang Sơn [30] “Công nghệ thông tin là một tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. CNTT&TT là sự kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và các phương tiện truyền thông để khai thác sử dụng thông tin phục vụ đời sống xã hội.

Cấu trúc, thành phần CNTT&TT bao gồm công cụ, tài nguyên và cách sử dụng CNTT&TT cụ thể:

- Công cụ CNTT&TT: Là gồm phần cứng (máy tính, máy chiếu, cơ sở hạ tầng hệ thống mạng và các thiết bị có chức năng thu nhận, xử lý, truyền tải thông tin khác…) và phần mềm (chương trình, cơ sở dữ liệu, mạng xã hội, thư điện tử…)

- Tài nguyên CNTT&TT: Là thông tin và dữ liệu.

- Sử dụng CNTT&TT: Là cách sử dụng công cụ và tài nguyên CNTT&TT.

Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa CNTT&TT là tập hợp đa dạng các công cụ, tài nguyên công nghệ và các phương pháp khoa học được sử dụng để giao tiếp, trao đổi, tạo ra, lưu trữ và quản lí thông tin”.

1.2.3. Năng lực sử dụng CNTT&TT

Năng lực sử dụng CNTT&TT là năng lực chung được nhấn mạnh trong dạy học của hệ thống giáo dục nhiều quốc gia. Năng lực này được mô tả bao gồm: “(1) Sử dụng đúng cách các thiết bị CNTT&TT để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; nhận biết các thành phần của hệ thống CNTT&TT cơ bản; sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên mạng. (2) Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập; tìm kiếm được thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập được và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và trong cuộc sống” [11].

Năng lực sử dụng CNTT&TT là “năng lực nhận biết, làm chủ và khai thác công cụ CNTT&TT trong việc tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn và truy cập thông tin; hình thành ý tưởng, kế hoạch và giải pháp trong hoạt động nhận thức và hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin, hợp tác tuân theo những quy định thuộc

phạm trù đạo đức và xã hội khi sử dụng chúng” [5, tr35]. Thành phần cấu trúc của năng lực sử dụng CNTT&TT gồm:

- Làm chủ công cụ CNTT: Hiểu về hệ thống CNTT; Làm chủ dữ liệu kỹ thuật số; Lựa chọn, sử dụng hiệu quả phần cứng, phần mềm; Xác định ảnh hưởng của CNTT đối với xã hội và vấn đề bản quyền.

- Khám phá, truyền thông và sáng tạo dựa trên CNTT: Lập kế hoạch thu thập, tìm kiếm thông tin; Lựa chọn đánh giá thông tin dữ liệu; Hợp tác, chia sẻ và trao đổi; Hình thành ý tưởng, có phương án và giải pháp thực hiện.

Như vậy có thể hiểu năng lực sử dụng CNTT&TT là cách vận hành, sử dụng các phương tiện, thiết bị phần cứng và khai thác chức năng của phần mềm, tiếp cận, quản lý thông tin, giải quyết các vấn đề, ra quyết định, giao tiếp, diễn đạt, sáng tạo, lý thuyết và thực hành.

Với những phân tích nêu trên, tác giả đề xuất khái niệm năng lực CNTT&TT: “Năng lực sử dụng CNTT&TT là sự huy động tổng hợp đa dạng kiến thức, kĩ năng, thái độ về công nghệ thông tin và truyền thông để giao tiếp, trao đổi, tạo ra, lưu trữ, quản lí thông tin theo các quy định về pháp lí, chuẩn mực đạo đức và xã hội”.

1.2.4. Phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT

Phát triển năng lực là quá trình thay đổi năng lực của cá nhân theo chiều hướng tích cực, thông qua học tập, rèn luyện để hình thành những năng lực thành phần chưa có, đồng thời tiếp tục bổ sung, hoàn thiện nâng cao những năng lực thành phần đã có từ mức độ thấp đến mức độ cao [31].

Trong nghiên cứu của Phan Chí Thành (2020), khẳng định sự phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT: “Là sự phát triển là quá trình tăng dần về số lượng các kỹ năng, trên cơ sở các kỹ năng đã có sẽ hình thành và phát triển thêm các kỹ năng sử dụng CNTT mới và sự phát triển cũng là quá trình thay đổi về chất lượng các kỹ năng lên mức độ cao hơn (sử dụng thành thạo) trên cơ sở các kỹ năng đã được hình thành (biết hoặc có các kỹ năng cơ bản về sử dụng CNTT)” [47].

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 20/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí