Tình Hình Huy Động Vốn Khách Hàng Cá Nhân (Khcn) Của Scb Ninh Kiều Trong Ba Năm (2013 – 2015).


2.1. TIỀN GỬI THANH TOÁN

6.151

14.019

7.868

128

28.279

14.260

102

2.2. TIỀN GỬI TIẾT KIỆM

751.574

983.988

232.414

31

1.352.174

368.186

37

2.2.1

TIẾT KIỆM KHÔNG KỲ HẠN








2.2.2

TIẾT KIỆM CÓ KỲ HẠN

751.574

983.988

232.414

31

1.352.174

368.186

37


Dưới 1 tháng









Từ 1 tháng đến dưới 12 tháng

176.888

236.276

59.388

34

353.680

117.404

50


>= 12 tháng

574.686

747.712

173.026

30

998.494

250.782

34


HĐTG & Giấy tờ có giá








Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng Kế toán & Quỹ SCB Ninh Kiều)

Đánh giá mức độ hài lòng của KH cá nhân đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại SCB Ninh Kiều


3.3.3. Tình hình huy động vốn Khách hàng Cá nhân (KHCN) của SCB Ninh Kiều trong ba năm (2013 – 2015).

SCB chi nhánh Ninh Kiều huy động vốn chủ yếu bằng việc huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, dân cư, thông qua hai hình thức là tiền gửi tiết kiệm (TGTK) và tiền gửi thanh toán (TGTT). Trong đó TGTK có tính ổn định cao và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động tiền gửi nên giúp ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng cao, đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, chính sự gia tăng nguồn vốn này cũng đòi hỏi nhu cầu thanh khoản tăng phù hợp để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng.

Trong nguồn vốn huy động, TGTK của các tầng lớp dân cư luôn là nguồn vốn quan trọng. Nhìn chung TGTK luôn chiếm tỷ trong lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động, đây là nguồn tiền gửi có tính ổn định nên thuận lợi cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn vào mục đích của mình.

Riêng đối với Khách Hàng Cá Nhân (KHCN) thì nhìn chung nguồn vốn huy động liên tục tăng qua cá năm, đây là một dấu hiệu tốt để nâng cao thế mạnh về vốn của ngân hàng. Năm 2013, nguồn vốn huy động từ KHCN đạt 754.514 triệu đồng. Năm 2014 đạt 954.182 triệu đồng, tăng 26% (tức tăng 199.668 triệu đồng) so với năm 2013. Đến năm 2015 tiếp tục tăng, đạt 1.341.627 triệu đồng, tăng 41% (tức tăng 387.445 triệu đồng) so với năm 2014.

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động tiền gửi năm 2015 tăng trưởng khá cao hơn năm 2014. Năm 2015, TGTT và TGTK đều tăng dẫn đến nguồn vốn huy động tiền gửi này nhờ vào việc chi nhánh đã thực hiện hiệu quả những biện pháp để thu hút nguồn vốn huy động như: chủ động tiếp thị những khách hàng có tiền năng về tiền gửi; thực hiện các chương trình khuyến mãi hiệu quả như (ưu đãi cộng thêm combo lãi suất cho khách hàng trên 40 tuổi, khách hàng mới, khách hàng tái tục; ưu đãi dành cho khách hàng vip,…); chi thêm tiền, tặng quà ngoài lãi suất đối với cá nhân có số dư tiền gửi cao;…


GVHD: ThS. Tất Duyên Thư 57 SVTH: Phan Thanh Tùng

Đánh giá mức độ hài lòng của KH cá nhân đối với dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại SCB Ninh Kiều


Bảng 3.6. Tình hình huy động vốn Khách hàng Cá nhân của SCB Ninh Kiều trong ba năm (2013 – 2015)



CHỈ TIÊU

2013


(Triệu đồng)

2014

2015

Tiền

Tương đối

Tuyệt đối

Tiền

Tương đối

Tuyệt đối

(Triệu đồng)

(Triệu đồng)

(%)

(Triệu đồng)

(Triệu đồng)

(%)

1. LOẠI TIỀN

754.514

954.182

199.668

26

1.341.627

387.445

41


VNĐ

733.885

932.197

198.312

27

1.316.827

384.630

41


NGOẠI TỆ (Quy đổi VNĐ)

20.629

21.985

1.356

7

24.800

2.815

13

2. HÌNH THỨC GỬI

754.514

954.182

199.668

26

1.341.627

387.445

41

2.1. TIỀN GỬI THANH TOÁN

3.640

4.644

1.004

28

25.453

20.809

448

2.2. TIỀN GỬI TIẾT KIỆM

750.874

949.538

198.664

26

1.316.174

366.636

39

2.2.1

TIẾT KIỆM KHÔNG KỲ HẠN








2.2.2

TIẾT KIỆM CÓ KỲ HẠN

750.874

949.538

198.664

26

1.316.174

366.636

39


Dưới 1 tháng









Từ 1 tháng đến dưới 12 tháng

176.188

201.826

25.638

15

317.680

115.854

57


>= 12 tháng

574.686

747.712

173.026

30

998.494

250.782

34


HĐTG & Giấy tờ có giá








(Nguồn:

Phòng Kế toán & Quỹ SCB Ninh Kiều)


GVHD: ThS. Tất Duyên Thư 58 SVTH: Phan Thanh Tùng


3.3.4. Thuận lợi và khó khăn

* Thuận lợi

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi Nhánh Ninh Kiều được đặt tại trung tâm Thành phố Cần Thơ, đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng có được những khách hàng lớn, và có thể giao dịch với các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Luôn được sự chỉ đạo, quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành có liên quan, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Với vị thế là một Ngân hàng hoạt động lâu năm trên thị trường, uy tín đã được khẳng định. Bên cạnh đó, mạng lưới phòng giao dịch bao phủ khắp các tỉnh thành và việc liên kết với các ngân hàng khác đã tạo thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch, dịch vụ thanh toán, tiết kiệm chi phí.

Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc. Ban lãnh đạo tận tâm, kỷ cương, trách nhiệm, giúp đỡ nhân viên, tạo nên khối đoàn kết vững mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

Những thông tin, văn bản đến có liên quan tới hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng được thông báo và thực hiện kịp thời, đúng theo trình tự, thủ tục quy định. Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quản lý nội bộ, thông tin liên lạc nhanh chóng ở các phòng, tổ nâng cao tính chính xác và an toàn trong giao dịch và quản lý dữ liệu.

* Khó khăn

Bên cạnh những mặt thuận lợi, chi nhánh còn gặp phải những khó khăn, tồn tại cần phải khắc phục:

Các NHTM, các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn đang hoạt động mạnh mẽ và nhạy bén, tạo sức ép cạnh tranh gay gắt vì vậy khả năng mở rộng thị phần của Ngân hàng ngày càng thấp, nếu không có những biện pháp cạnh tranh hiệu quả thì sẽ khó tồn tại và phát triển.

Hoạt động huy động vốn của ngân hàng trong thời gian qua gặp khá nhiều khó khăn vì NHNN quy định về trần lãi suất và giảm lãi suất cho vay, đặc biệt ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng công nợ tại một số nước châu Âu và thực trạng sáp nhập ngân hàng trên thị trường ngân hàng Việt Nam.

Tình hình kinh tế thế giới không ổn định ảnh hưởng đến kinh tế trong nước như: lạm phát, giá xăng, dầu, giá vàng và ngoại tệ liên tục tăng cao, thay đổi thất


thường dẫn đến lãi suất cũng thay đổi liên tục ảnh hưởng tình hình huy động vốn cũng như cho vay của khách hàng.

3.3.5. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Ninh Kiều

* Phương hướng hoạt động

Dự báo những năm tới nền kinh tế thế giới sau khi được điều chỉnh lại sẽ tiếp tục đi vào quỹ đạo phát triển mới, trong đó toàn cầu hóa kinh tế vẫn là xu thế khách quan và chủ đạo tất yếu. Vì vậy, để phát triển nhanh, bền vững, hội nhập thành công, giữ vai trò chủ đạo, ngân hàng TMCP Sài Gòn trong những năm tới phải tiếp tục đổi mới, cơ cấu, triệt để và toàn diện hơn nhằm xây dựng ngân hàng trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh, phát triển bền vững và giữ vị trí hàng đầu Việt Nam, hướng tới cạnh tranh trong khu vực và xa hơn nữa, ngân hàng đã đề ra định hướng hoạt động trong thời gian tới như sau:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường, giữ vững vai trò là ngân hàng thương mại trụ cột trong việc thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại; nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh; đổi mới mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; nâng cao năng lực quản trị rủi ro… đảm bảo hoạt động tạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn tăng trưởng an toàn, hiệu quả, bền vững, đồng thời thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

* Nhiệm vụ cụ thể

Để đạt được phương hướng hoạt động như trên, Ngân hàng TMCP Sài Gòn cần hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Tích cực khai thác nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, ưu tiên vốn vay cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án có hiệu quả.

- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và giảm thiểu nợ xấu, nợ quá hạn, đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

- Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ, tiện ích ngân hàng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, nhất là các dịch vụ về thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh.


- Áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị, nâng cao năng lực quản trị về điều hành, quản trị rủi ro, mở rộng mạng lưới hoạt động và sử dụng nguồn năng lực có hiệu quả.

- Thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng: thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, cho vay du học, phát hành thẻ tín dụng quốc tế… một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn, phục vụ khách hàng đến giao dịch một cách chu đáo, tận tình, văn minh, lịch sự.

3.4. Tổng quan về đặc điểm của khách hàng

Số liệu phân tích gồm 155 quan sát, được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại SCB Ninh Kiều thông qua bảng câu hỏi để khảo sát mức độ hài lòng của họ.

Mặc dù quan sát mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, phi ngẫu nhiên, nhưng do đặc điểm của nghiên cứu là hành vi của khách hàng nên giới tính của đáp viên không đồng đều giữa nam và nữ, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập đáp viên, tuổi và nghề nghiệp. Sự khác nhau đó sẽ được thể hiện rò:

3.4.1. Giới tính

Được thống kê qua bảng sau:

Bảng 3.7. Thống kê số lượng khách hàng theo giới tính


Giới tính

Số quan sát

Tỷ lệ (%)

Nam

41

26,5

Nữ

114

73,5

Tổng

155

100

Nguồn Số liệu điều tra trực tiếp khách hàng tại SCB Ninh Kiều 2016 Dựa 1

(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp khách hàng tại SCB Ninh Kiều, 2016)

Dựa vào kết quả trên ta thấy số lượng đáp viên nữ là 113 người chiếm 73,5% và số lượng đáp viên nam là 41 người chiếm 26,5% trong tổng số 155 đáp viên. Tỷ lệ đáp viên phản ánh đúng thực trạng là trong các giao dịch với ngân hàng, phụ nữ thường là người đại diện gia đình tiến hành giao dịch. Do vậy, Ngân hàng nên có nhiều chính sách khuyến mãi nhắm vào đối tượng này nếu muốn thu hút thêm nhiều tiền gửi từ khách hàng cá nhân.


3.4.2. Độ tuổi của đáp viên

Do yêu cầu của đề tài không giới hạn tuổi nên đáp viên thuộc nhiều độ tuổi khác nhau.

Bảng 3.8. Thống kê số lượng khách hàng theo độ tuổi.


Độ tuổi

Số quan sát

Tỷ lệ (%)

Dưới 25 tuổi

11

7,1

Từ 26 – 35 tuổi

25

16,1

Từ 36 – 45 tuổi

23

14,8

Trên 45 tuổi

96

61,9

Tổng

155

100

(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp khách hàng tại SCB Ninh Kiều, 2016)

Do khách hàng gửi tiết kiệm có giới hạn độ tuổi là 18 tuổi trở lên nên ở đây độ tuổi được chia làm 4 phần.

Số lượng đáp viên cũng như tần suất xuất hiện trong tổng số 155 mẫu điều tra được thể hiện trong bảng. Từ 18 tuổi trở lên và nhỏ hơn hoặc bằng 25 tuổi có tỷ lệ 7,1% với số lượng 11 đáp viên chiếm tỷ lệ thấp nhất. Qua đó cho ta thấy số tuổi của đáp viên chủ yếu nằm ở mức trên 45 tuổi, chiếm 61,9%. Chứng tỏ khách hàng do đặc trưng ở độ tuổi này thu nhập thường ổn định, số tiền tích lũy nhiều hơn do lớn tuổi. Họ vừa tham gia các hoạt động kinh doanh, đầu tư mua bán, vừa gửi tiền lấy lãi ngân hàng.

3.4.3. Trình độ học vấn


Bảng 3.9. Thống kê số lượng khách hàng theo trình độ học vấn


Trình độ học vấn

Số quan sát

Tỷ lệ (%)

Cấp 1 trở xuống

15

9,7

Cấp 2

13

8,4

Cấp 3

34

21,9

Trung cấp

6

3,9

Cao đẳng

19

12,3

Đại học

47

30,3

Sau đại học

21

13,5

Tổng

155

100

(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp khách hàng tại SCB Ninh Kiều, 2016)

Trình độ học vấn của đáp viên cho thấy mặt bằng học vấn chung trong 155 quan sát được thu thập. Đối với nghiên cứu này, trình độ học vấn trãi rộng từ cấp một cho đến sau đại học. Đáp viên đại học và trên đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 30,3% và 13,5%. Điều này cho thấy khách hàng có trình độ học vấn cao thì càng hiểu rò và quan tâm nhiều đến sản phẩm tiết kiệm, họ mong


muốn có thể thu được lợi nhuận cao từ số tiền nhàn rỗi của mình ở mức rủi ro thấp và đáng tin cậy khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng.

3.4.4. Nghề nghiệp của đáp viên


Bảng 3.10. Thống kê số lượng khách hàng theo nghề nghiệp


Nghề nghiệp

Số quan sát

Tỷ lệ (%)

Học sinh, sinh viên

6

3,9

Cán bộ, công nhân viên

44

28,4

Tự kinh doanh

59

38,1

Nội trợ

31

20

Khác

15

9,7

Tổng

155

100


(Nguồn: Số liệu điều tra trực tiếp khách hàng tại SCB Ninh Kiều, 2016)

Cán bộ, công nhân viên và tự kinh doanh là những ngành nghề chiếm tỷ lệ cao trong 155 đáp viên. Tự kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất 38,1% với số lượng 59 đáp viên.

Cán bộ, công nhân viên chiếm tỷ lệ 28,4% với số lượng 44 đáp viên. Do cán bộ, công nhân viên là những người có thu nhập ổn định, và do công việc của họ chủ yếu làm giờ hành chính nên không thể kinh doanh hay làm thêm các công việc khác, nên họ sẽ dùng tiền nhàn rỗi, chưa cần sử dụng đến để gửi tiết kiệm nhằm sinh lợi và không làm mất giá trị đồng tiền.

Học sinh, sinh viên với số lượng đáp viên là 6, chiếm tỷ lệ 3,9%. Học sinh, sinh viên là những người có thu nhập thấp, sống dựa vào gia đình một số có công việc làm thêm nhưng thu nhập cũng không cao. Tuy nhiên để trang trải chi phí và sinh hoạt cũng như tích lũy số vốn cho bản thân nên họ mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Ngoài ra, do các môn học đặc thù trong trường, đặc biệt là chuyên ngành tài chính – ngân hàng, nhiều học sinh, sinh viên sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm để trải nghiệm, học hỏi và báo cáo kết quả thực tiễn.

Nội trợ chiếm tỷ lệ 20%, với số lượng đáp viên là 31. Các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ 9,7%, với 15 đáp viên.

Qua kết quả trên, có thể thấy được khách hàng gửi tiết kiệm thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, từ học sinh, sinh viên cho tới những người trong độ tuổi lao động và cả những người đã về hưu. Vì vậy, có thể thấy đây là dịch vụ không thể thiếu của ngân hàng. Khách hàng trong độ tuổi lao động, có nghề nghiệp, có thu nhập ổn định và cũng có một khoản tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022