Như vậy, bản chất của phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT là quá trình nâng cao chất lượng các kỹ năng (nghĩa là sử dụng thành thạo trở lên) đồng thời làm gia tăng, hình thành thêm các kỹ năng sử dụng CNTT&TT mới dựa trên nền tảng của các kỹ năng sử dụng CNTT&TT cơ bản đã có.
Dựa vào các khái niệm “Phát triển năng lực”, “Năng lực sử dụng CNTT&TT” đã xác định và những phân tích trên, xác định khái niệm phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT là: “Phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT là sự biến đổi năng lực sử dụng CNTT&TT lên mức độ cao hơn trong hoạt động giao tiếp, trao đổi, tạo ra, lưu trữ, quản lí thông tin theo các quy định về pháp lí, chuẩn mực đạo đức và xã hội”.
1.3 KHUNG NĂNG LỰC SỬ DỤNG CNTT&TT CỦA HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC
1.3.1 Cơ sở xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT
1.3.1.1 Đặc điểm của học sinh dự bị đại học dân tộc
Dự bị đại học là chương trình để trang bị cho học sinh đang học hoặc đã tốt nghiệp THPT những kiến thức, kỹ năng nền tảng, đảm bảo có thể học tập hiệu quả khi vào đại học. Hệ DBĐH đã được triển khai trong hệ thống giáo dục của các nước phát triển như Anh, Hà Lan, Australia, New Zealand, Malaysia... [62], [71].
Đối với Việt Nam học sinh DBĐH dân tộc là người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp THPT, trúng tuyển trong kỳ tuyển sinh DBĐH bằng hình thức xét tuyển. Sau một năm học tại trường DBĐH dân tộc được phân bổ đi học tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, dựa trên các tiêu chí về kết quả học tập, rèn luyện; nguyện vọng đăng ký của học sinh; và chỉ tiêu phân bổ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phần lớn độ tuổi của các em từ 18-19 tuổi, thậm chí nhiều em độ tuổi từ 21-22 tuổi, đều bước vào tuổi thanh niên, đây là độ tuổi phát triển khá hoàn thiện về mặt thể chất, đồng thời các em cũng phát triển về mặt nhân cách, nhận thức và tình cảm.
Theo các tác giả Lê Thị Thu Hiền [25], Trần Trung [52], Mai Công Khanh [32], Đặng Xuân Cảnh [13], Tạ Xuân Phương [43] học sinh DBĐH dân tộc có những nét tâm lý chung của học sinh THPT và những nét tâm lý riêng của đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số. Đặc điểm tâm lý học sinh DBĐH dân tộc được thể hiện trên các mặt nhận thức, nhu cầu và giao tiếp như sau:
- Về nhận thức: Với xu hướng nhận thức của các em có thiên hướng về tự nhiên. Nhận thức cảm tính là tương đối tốt, do các em lớn lên trong không gian rộng, gần gũi với thiên nhiên nhưng còn thiếu tính toàn diện, còn cảm tính, chưa nhìn nhận thấy bản chất của sự vật, hiện tượng. Trong sinh hoạt, học tập, tư duy chịu ảnh hưởng nhiều bởi nét văn hoá, truyền thống của dân tộc mình. Những vấn đề cần phải tư duy trừu tượng, tư duy logic, tư duy sáng tạo thì gặp khó khăn một phần cũng do vốn từ và khả năng diễn đạt còn hạn chế.
- Về nhu cầu: Khi được là học sinh DBĐH dân tộc thì các em cũng đã cơ bản định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Vì các em đã qua kỳ xét tuyển hoặc thi đại học nhưng không trúng tuyển. Do đó nhu cầu của các em là được đi học tại trường đại học theo đúng nguyện vọng cá nhân, nên hầu hết các em đều có tâm lí chung là nỗ lực học tập, rèn luyện để đạt kết quả cao.
- Về giao tiếp: Học sinh DBĐH dân tộc thường thật thà, nhiệt tình nhưng lại e ngại, không tự tin trong giao tiếp trước đám đông. Ngôn ngữ dùng tiếng phổ thông và tiếng của dân tộc mình, nhiều em còn phát âm tiếng phổ thông chưa rõ, vốn từ ít dẫn đến hạn chế trong diễn đạt.
Từ những đặc điểm tâm lý đặc trưng trên của học sinh DBĐH dân tộc để có định hướng dạy học môn Tin học thích hợp, để huy được những đặc điểm tâm lý tích cực, hạn chế những bất cập, giúp học sinh nhanh chóng đạt được yêu cầu về năng lực sử dụng CNTT&TT.
1.3.1.2 Nguyên tắc xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT
Việc xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đảm bảo 5 nguyên tắc sau đây:
- Khoa học: Cấu trúc khung năng lực rõ ràng, logic có sự tương quan hợp lý giữa năng lực thành phần và tiêu chí. Từ ngữ diễn đạt chính xác, dễ hiểu, khoa học phù hợp với thuật ngữ chuyên ngành.
- Thực tiễn: Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong quá trình bồi dưỡng DBĐH, cụ thể đối với môn Tin học cần hệ thống hoá, nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT&TT cho học sinh để tiếp tục học tập các trường đại học.
- Khả thi: Trên cơ sở luận cứ khoa học, khung năng lực sử dụng CNTT&TT cần đảm bảo tính khả thi với điều kiện cụ thể về cơ chế, đội ngũ giáo viên, học sinh, CSVC-TB, hạ tầng CNTT&TT.
- Khách quan: Các tiêu chí trong khung năng lực phải phản ánh đầy đủ sự phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT. Đồng thời phải bám sát mục tiêu chương trình bồi dưỡng DBĐH.
- Toàn diện: Thể hiện được tính bao quát toàn diện, mỗi năng lực thành phần bao gồm các tiêu chí, các mức độ cụ thể. Với yêu câu các tiêu chí trong khung năng lực phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các mức độ thể hiện rõ từ thấp đến cao.
1.3.2 Phương pháp và quy trình xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT
1.3.2.1 Phương pháp xây dựng
Sử dụng phương pháp chuyên gia để xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
1.3.2.2 Quy trình xây dựng
Xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc cho gồm 5 bước sau:
Bảng 1.1: Quy trình xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc
Nội dung thực hiện | |
1 | Thu thập, nghiên cứu tài liệu, xác định các căn cứ để xây dựng khung năng lực |
2 | Xác định các năng lực thành phần |
3 | Xác định tiêu chí cho năng lực thành phần và xây dựng mức độ cho các tiêu chí năng lực |
4 | Xin ý kiến chuyên gia về năng lực thành phần, tiêu chí và các mức độ của tiêu chí |
5 | Hoàn thiện khung năng lực |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị Đại học Dân tộc - 2
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Phát Triển Năng Lực Sử Dụng Cntt&tt Trong Dạy Học Tin Học Cho Học Sinh Dbđh Dân Tộc.
- Những Vấn Đề Tiếp Tục Được Nghiên Cứu Trong Luận Án
- Mô Tả Chi Tiết Năng Lực Sử Dụng Cntt&tt Của Học Sinh Dbđh Dân Tộc
- So Sánh Dạy Học Tiếp Cận Nội Dung Và Tiếp Cận Năng Lực
- Một Số Con Đường Để Phát Triển Năng Lực Sử Dụng Cntt&tt
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Các bước xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định căn cứ xây dựng khung năng lực
Để xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc phù hợp với đối tượng, thực tiễn giáo dục, đáp ứng yêu cầu tiếp cận với bậc học đại học và xu hướng CNTT&TT chung của quốc tế, căn cứ trên các nội dung sau:
1. Luật CNTT [45], Luật An ninh mạng [46]: Đây là căn cứ để xác định thuật ngữ CNTT&TT, năng lực sử dụng CNTT&TT, quá trình sử dụng CNTT&TT có trách nhiệm đảm bảo tính pháp lý, văn hóa Việt Nam và Quốc tế của học sinh DBĐH dân tộc;
2. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 [10], Chương trình môn Tin học phổ thông 2018 [9]: Các văn bản này, xác định năng lực tin học là năng lực cốt lõi cần phát triển cho học sinh trong chương trình phổ thông. Đây là nội dung quan trọng làm cơ sở để định xây dựng khung năng sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
3. Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT “Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin” [12]: Đây là cơ sở quan trọng và nền tảng để định hướng cho việc xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc;
7. Định hướng phát triển năng lực CNTT&TT cho học sinh các nước Châu Á Thái Bình dương của Unesco (2008) [80] bao gồm kiến thức CNTT&TT, kỹ năng CNTT&TT và thái độ đối với CNTT&TT;
8. Môi trường CNTT&TT trong giáo dục đại học [19]: Học sinh DBĐH dân tộc khi tham gia học tập tại các trường đại học phải thường xuyên sử dụng các phương tiện CNTT&TT mang tính phổ biến như: Máy vi tính, điện thoại, Ipad, laptop, bảng thông minh, các phần mềm công nghệ để giao tiếp, học tập, nghiên cứu. Tìm kiếm tài liệu trên Internet, trao đổi thông tin trong quá trình học tập. Đây là cơ sở quan trọng để xác định mục tiêu hướng tới để xây dựng khung năng lực.
Bước 2: Đề xuất năng lực thành phần
Các văn bản và định hướng trên là cơ sở để xác định các năng lực thành phần trong năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
Sử dụng phương pháp tập kích não (Brain Storming) với sự tham gia của các chuyên gia, giáo viên tin học để đề xuất các năng lực thành phần của năng lực sử dụng CNTT&TT. Kết quả của bước này, tác giả đã đề xuất được 5 năng lực thành phần gồm: (1). Năng lực sử dụng máy tính cơ bản; (2). Năng lực sử dụng phần mềm ứng dụng và phần mềm tiện ích; (3). Năng lực tìm kiếm, sử dụng tài nguyên trên Internet, giao tiếp, hợp tác trong môi trường mạng; (4). Năng lực sử dụng các phương tiện CNTT&TT; (5). Năng lực nhận biết tác động của CNTT&TT đối với xã hội, sử dụng CNTT&TT an toàn, đạo đức, hợp pháp.
Bước 3: Đề xuất các tiêu chí năng lực thành phần
Sử dụng cùng phương pháp như bước 2, tác giả đã đề xuất được 18 tiêu chí tương ứng với 5 năng lực thành phần. Trong đó năng lực thành phần 1, 3,
4 có 3 tiêu chí; năng lực thành phần 2 có 5 tiêu chí; năng lực thành phần 5 có 4 tiêu chí.
Bước 4: Xin ý kiến chuyên gia
Dự thảo khung năng lực gồm các năng lực thành phần và tiêu chí gửi đến các chuyên gia là những giảng viên và nhà nghiên cứu am hiểu về lĩnh vực CNTT&TT, cùng một số giáo viên môn Tin học ở trường DBĐH dân tộc.
Nội dung xin ý kiến chuyên gia bao gồm: (1) Số lượng các năng lực thành phần; (2) Tên gọi các năng lực thành phần; (3). Số lượng, nội dung các tiêu chí trong mỗi năng lực thành phần; (4). Mô tả từng tiêu chí trong các năng lực thành phần.
Bước 5: Hoàn thiện khung năng lực
Trên cơ sở ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia về khung năng lực tại bước 4 tiến hành chỉnh sửa, điều chỉnh, bổ sung và tiếp tục gửi để xin ý kiến. Quá trình tiếp tục được lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi nhận được sự thống nhất của các chuyên gia về khung năng lực sử dụng CNTT&TT.
1.3.3 Khung năng lực sử dụng CNTT&TT
Sau quá trình phản biện của các chuyên gia, khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc được đề xuất cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Khung năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc
Năng lực thành phần | Tiêu chí | |
1 | Năng lực sử dụng máy tính cơ bản | 1. Hiểu về máy vi tính. |
2. Thao tác với máy vi tính. | ||
3. Làm việc với hệ điều hành. | ||
2 | Năng lực sử dụng phần mềm ứng dụng và phần mềm tiện ích | 4. Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản |
5. Sử dụng phần mềm bảng tính | ||
6. Sử dụng phần mềm trình chiếu | ||
7. Sử dụng phần mềm học tập. | ||
8. Sử dụng phần mềm tiện ích. |
Năng lực thành phần | Tiêu chí | |
3 | Năng lực tìm kiếm, sử dụng tài nguyên trên Internet, giao tiếp, hợp tác trong môi trường mạng | 9. Tìm kiếm thông tin trên internet. |
10. Lựa chọn, sử dụng tài nguyên trên internet | ||
11. Sử dụng dịch vụ Internet, mạng xã hội. | ||
4 | Năng lực sử dụng các phương tiện CNTT&TT | 12. Sử dụng camera, webcam |
13. Sử dụng máy chiếu, máy quét, máy in. | ||
14. Sử dụng các thiết bị di động. | ||
5 | Năng lực nhận biết tác động của CNTT&TT đối với xã hội, sử dụng CNTT&TT an toàn, đạo đức, hợp pháp. | 15. Tác động và ảnh hưởng của CNTT&TT đối với nhà trường và xã hội. |
16. Hành vi phù hợp đạo đức khi sử dụng CNTT&TT. | ||
17. Giao tiếp, chia sẻ tài nguyên trên Internet. | ||
18. Tham gia các hoạt động CNTT&TT. |
STT
1.3.4 Thang đo các mức năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc
Để có cơ sở nâng cao các mục tiêu học tập, đánh giá chính xác mức độ tiến bộ của người học đồng thời cũng là căn cứ để xây dựng khung đánh giá năng lực và đánh giá kết quả của người học thì phân loại giáo dục là công cụ hữu ích [49].
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều thang phân loại như: Thang phân loại nhận thức của Bloom, thang đo các mức phát triển kỹ năng của Dreyfes, thang đo cấu trúc nhận thức của Biggs và Collis (SOLO taxonomy), thang đo phát triển thái độ của Krathwohl, thang kỹ năng thực hành của Dave,...
Biggs và Collis (1982) giới thiệu một chu kỳ học tập (learning cycle). Từ một trạng thái nhất định chu kỳ học tập có thể cung cấp các mức về sự tiến bộ của người học, trên cơ sở đó có thể đánh giá kết quả học tập của người học gồm 5 mức độ: Tiền cấu trúc, đơn cấu trúc, đa cấu trúc, quan hệ, trừu tượng mở rộng [60]:
Bảng 1.3: Các mức phát triển năng lực của thang đo SOLO
Mô tả chi tiết | |
Tiền cấu trúc (Pre-structural) | Học sinh nhận được nguồn kiến thức rời rạc, không kết nối được với nhau, chúng không có tổ chức và không tạo ra được tri thức có ý nghĩa. Biểu hiện: Học sinh không hiểu, cần được trợ giúp Đánh giá: Không đạt yêu cầu về mặt nhận thức |
Đơn cấu trúc (Uni-Structural) | Học sinh lĩnh hội được những phần kiến thức với sự kết nối đơn giản và hiển nhiên giữa chúng, tuy nhiên học sinh chưa hiểu thấu đáo kiến thức này. Biểu hiện: Học sinh nhận ra, có thể gọi tên, thực hiện được theo chỉ dẫn. Đánh giá: Đạt yêu cầu ở mức dưới chuẩn về mặt nhận thức |
Đa cấu trúc (Multi-Structural) | Học sinh lĩnh hội được các phần kiến thức, thiết lập được hoặc hiểu được một số mối liên quan, kết nối giữa chúng. Tuy nhiên học sinh không nhận ra các mối liên quan khác giữa các kiến thức này, do đó tri thức nhận được không đầy đủ và không có ý nghĩa đáng kể. Biểu hiện: Học sinh có thể mô tả, tính toán, liệt kê, kết nối,.. Đánh giá: Đạt yêu cầu ở mức đạt chuẩn về mặt nhận thức |
Quan hệ (Relational) | Học sinh có thể giải thích các phần kiến thức trong mối quan hệ của chúng đối với các phần còn lại. Biểu hiện: Học sinh có thể giải thích, giải quyết, so sánh, phân tích, chỉ ra mối quan hệ, đặt câu hỏi,... Đánh giá: Đạt mức trên chuẩn về nhận thức |
Trừu tượng mở rộng (Extended Abstract) | Học sinh tạo ra sự kết nối không chỉ bên trong lĩnh vực môn học mà còn tạo ra các kết nối khác dựa trên môn học. Học sinh có khả năng khái quát hóa, chuyển đổi kiến thức lý thuyết và ý tưởng thành các thể hiện cụ thể như ví dụ minh họa. Biểu hiện: Học sinh có thể tạo ra, dự đoán, phản ánh, hình dung, đánh giá, khái quát hóa. Đánh giá: Đạt yêu cầu ở mức vượt chuẩn về mặt nhận thức |