So Sánh Dạy Học Tiếp Cận Nội Dung Và Tiếp Cận Năng Lực

Hình 1 2 Tiến trình phát triển năng lực 1 4 2 2 Đặc điểm của dạy học phát 1


Hình 1.2: Tiến trình phát triển năng lực

1.4.2.2 Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực

Trên cơ sở phân tích Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan [1], [10], [20], [21], [28], [29] có thể rút ra những đặc điểm của dạy học phát triển năng lực như sau:

+ Hệ thống năng lực được xác định một cách cụ thể, rõ ràng, đây như là kết quả đầu ra của chương trình đào tạo và được mô tả dưới dạng yêu cầu cần đạt ở cuối mỗi cấp học. Đối với dạy học bộ môn, các năng lực cần hình thành và phát triển bao gồm các năng lực chung cốt lõi và năng lực đặc thù của môn học đó.

+ Yêu cầu cần đạt về năng lực bộ môn được thể hiện trong chủ đề, nội dung dạy học và những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng của từng mạch nội dung. Trong chương trình định hướng phát triển năng lực, nội dung dạy học cấu trúc thành các chủ đề tích hợp, gắn với thực tiễn.

+ Hoạt động dạy học trong chương trình định hướng phát triển năng lực, chú trọng vào hành động, trải nghiệm; tăng cường thí nghiệm và thực hành; đa dạng hóa các hình thức dạy học, kết nối kiến thức học tập ở trường với thực tiễn đời sống; phát huy tối đa lợi thế của một số phương pháp, kỹ

thuật dạy học tích cực trong vai trò hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của người học.

+ Trong chương trình định hướng phát triển năng lực đánh giá là thành phần được tích hợp ngay trong quá trình dạy học. Đánh giá dựa trên tiêu chí, chú trọng đánh giá quá trình, đánh giá xác thực. Hoạt động đánh giá giúp cho người học thấy rõ mức độ đạt được của bản thân so với yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, năng lực, từ đó để có hướng điều chỉnh hoạt động học tập. Đồng thời cũng giúp người dạy thấy rõ mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, năng lực của người học ở từng thời điểm để có kế hoạch dạy học phù hợp tới từng cá nhân.

+ Mỗi bài học, mỗi hoạt động giáo dục đều góp phần hình thành và phát triển một, một số, một vài yêu cầu cần đạt của năng lực, phẩm chất. Nội dung này cần được thể hiện tường minh trong mục tiêu của bài học, hoạt động giáo dục. Như vậy, đối với mỗi hoạt động dạy học phải thể hiện rõ vai trò của hoạt động để đáp ứng được yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất như thế nào.

+ Năng lực, phẩm chất được hình thành và phát triển theo thời gian, đạt được từng cấp độ từ thấp đến cao. Để hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, cần nhận thức đầy đủ về năng lực, về hành động và trải nghiệm có ý thức, nỗ lực và kiên trì trong các bối cảnh cụ thể đòi hỏi phải thể hiện từng năng lực, phẩm chất, trong mỗi bài học, hoạt động giáo dục. Sự khác biệt về năng lực, phẩm chất của người học chỉ có thể bộc lộ rõ ràng sau mỗi giai đoạn học tập nhất định.

Dạy học phát triển năng lực có nhiều thay đổi so với dạy học tiếp cận nội dung. Theo Griffil & Smith (1997), sự chuyển dịch từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học phát triển năng lực được thể hiện ở bảng 1.5

Bảng 1.5: So sánh dạy học tiếp cận nội dung và tiếp cận năng lực


Tiếp cận NỘI DUNG

Tiếp cận NĂNG LỰC

Người TRUYỀN THỤ

Vai trò GV

Người THÚC ĐẨY

Hướng dẫn của giáo viên

Quan tâm

Sự sẵn sàng của người học

Chủ yếu từ sách giáo khoa

Học liệu

Từ nhiều nguồn

Chậm và định kì

Phản hồi

Kịp thời, liên tục

So sánh giữa các học sinh

Đánh giá

So sánh với tiêu chí

Theo sự điều khiển của giáo viên

Việc học

Khám phá, lập luận, GQVĐ

Theo quá trình học tập đã định trước

Người học

Độc lập, trách nhiệm, tự giám sát

Điểm số, xếp hạng

Báo cáo

Mô tả hạn chế, sự tiến bộ của HS

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


1.4.3 Phương pháp và kỹ thuật dạy học phát triển năng lực

Để hình thành, phát triển năng lực cho học sinh, cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học khác nhau. Chú trọng các nhiệm vụ học tập phải gắn với thực tiễn để phát triển năng lực cho học sinh. Hiện nay, tại các trường THPT trong dạy học môn Tin học đã sử dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực cho học sinh. Với đặc thù trường DBĐH dân tộc cũng có thể lựa chọn một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh sau đây:

1.4.3.1 Dạy học dựa trên dự án [20], [40], [51]

- Bản chất: Dạy học dựa trên dự án là phương pháp dạy học mà trong đó người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng bằng cách thực hiện các nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn. Học sinh phải chủ động xác định mục đích, lập kế hoạch, thực hiện dự án. Kết quả của việc thực hiện dự án là sản phẩm cụ thể và được trình bày giới thiệu trước tập thể. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án.

- Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung cốt lõi: Trong dạy học dựa trên dự án, học sinh được hợp tác với nhau theo nhóm nhỏ, lập kế hoạch và thực hiện một nhiệm vụ học tập nên có lợi thế trong hình thành, phát triển các năng lực chung cốt lõi gồm: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực sử dụng CNTT&TT: Cũng có thể dùng phương pháp dạy học này để phát triển hầu hết các năng lực thành phần của năng lực sử dụng CNTT&TT, trong đó lợi thế để phát triển các chỉ báo: Sử dụng các phần mềm; Tìm kiếm, lựa chọn, sử dụng thông tin trên Internet; Sử dụng các phương tiện CNTT&TT; Tác động và ảnh hưởng của CNTT&TT đối với nhà trường và xã hội; Tham gia hoạt động CNTT&TT.

1.4.3.2 Dạy học giải quyết vấn đề [20], [40], [51]

- Bản chất: Dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học, trong đó giáo viên đưa ra một tình huống có vấn đề và học sinh được đặt trong tình huống có vấn đề này. Giáo viên hướng dẫn, điều khiển học sinh phát hiện ra vấn đề thông qua đó để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng.

- Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung cốt lõi: Trong phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, học sinh chủ động lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề, nên có lợi thế để hình thành phát triển các năng lực chung cốt lõi gồm: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực sử dụng CNTT&TT: Phương pháp dạy học này cũng có thể được dùng để phát triển hầu hết các năng lực thành phần của năng lực sử dụng CNTT&TT, trong đó lợi thế để phát triển các chỉ báo: Sử dụng máy tính cơ bản; sử dụng phần mềm; tìm kiếm, lựa chọn, sử dụng thông tin trên

Internet; sử dụng các phương tiện CNTT&TT, Hành vi phù hợp đạo đức khi sử dụng CNTT&TT, Giao tiếp, chia sẻ tài nguyên trên Internet.

1.4.3.3 Dạy học thực hành [20], [40]

- Bản chất: Phương pháp dạy học này là giáo viên thực hiện hành động kỹ thuật kết hợp với giải thích, giúp học sinh hình dung từng động tác riêng lẻ của hành động và trình tự của động tác, từ đó học sinh có thể làm được hành động theo hướng dẫn, luyện tập (áp dụng với các bài dạy thực hành, thí nghiệm).

- Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung cốt lõi: Đối với phương pháp dạy học này học sinh phải quan sát, tái hiện, hình dung, phân tích, làm thử, luyện tập...giúp học sinh hệ thống kiến thức, hình thành kỹ năng mới, nâng cao kỹ năng đã có. Phát huy được tính tích cực và khả năng giải quyết vấn đề khi luyện tập, thực hành độc lập, góp phần phát triển các năng lực chung cốt lõi gồm: Năng lực chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực sử dụng CNTT&TT: Phương pháp dạy học này được dùng để phát triển toàn bộ các năng lực thành phần của năng lực sử dụng CNTT&TT. Vì môn Tin học có đặc thù có hai loại bài dạy là lý thuyết và thực hành, đối với chương trình môn Tin học tại các trường DBĐH có 40 tiết lý thuyết và 44 tiết thực hành. Do đó phương pháp dạy học này thường xuyên được sử dụng để dạy học thực hành và phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh.

1.4.3.4 Dạy học hợp tác [20], [40], [51]

- Bản chất: Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học, trong đó học sinh được chia làm các nhóm để cùng thảo luận, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra.

- Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung cốt lõi: Trong dạy học hợp tác, học sinh hợp tác với nhau theo những nhóm nhỏ, tương tác với nhau, cùng hỗ trợ nhau trong việc

thực hiện nhiệm vụ, nên có lợi thế trong hình thành phát triển năng lực chung cốt lõi: Năng tự chủ và tự học, năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, đặc biệt là năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Năng lực sử dụng CNTT&TT: Phương pháp dạy học này cũng có thể được dùng để phát triển hầu hết các năng lực thành phần của năng lực sử dụng CNTT&TT, trong đó lợi thế cho phát triển các chỉ báo: Sử dụng các phần mềm soạn thảo, bảng tính, trình chiếu, tiện ích, phần mềm học tập; sử dụng các phương tiện CNTT&TT; sử dụng dịch vụ Internet, mạng xã hội.

1.4.3.5 Kỹ thuật sơ đồ tư duy [20], [40], [51]

- Bản chất: Kỹ thuật sơ đồ tư duy là hình thức trình bày rõ ràng ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay của nhóm về một chủ đề bằng các từ khoá để dễ ghi nhớ, dễ suy luận.

- Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung cốt lõi: Dạy học sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy, giúp học sinh tổng hợp, khắc sâu kiến thức, suy luận khoa học, phát huy sáng tạo nên có lợi thế trong hình thành phát triển các năng lực chung cốt lõi gồm: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực sử dụng CNTT&TT: Kỹ thuật dạy học này cũng có thể được dùng để phát triển hầu hết các năng lực thành phần của năng lực sử dụng CNTT&TT, trong đó lợi thế để phát triển các chỉ báo: Tác động và ảnh hưởng của CNTT&TT đối với nhà trường và xã hội; Hành vi phù hợp đạo đức khi sử dụng CNTT&TT; Nhận biết tác động của CNTT&TT với xã hội.

1.4.3.6. Kỹ thuật khăn trải bàn [20], [40], [51]

- Bản chất: Đây là cách thức tổ chức hoạt động học tập kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm mang tính hợp tác. Giáo viên đưa ra chủ đề thảo luận, các nhóm học sinh sử dụng giấy khổ lớn để ghi nhận ý kiến cá nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm vào các phần được bố trí.

- Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung cốt lõi: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải suy nghĩ để đưa ra ý kiến về chủ đề đang thảo luận, trình bày ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào ô của mình, nên có lợi thế trong hình thành và phát triển năng lực chung cốt lõi gồm: Năng tự chủ và tự học, năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, đặc biệt là năng lực giao tiếp và hợp tác.

+ Năng lực sử dụng CNTT&TT: Kỹ thuật dạy học này có thể dùng để phát triển các năng lực thành phần của năng lực sử dụng CNTT&TT, trong đó lợi thế phát triển các chỉ báo: Hiểu về máy vi tính, làm việc với hệ điều hành, tác động ảnh hưởng của CNTT&TT đối với nhà trường và xã hội, hành vi phù hợp đạo đức khi sử dụng CNTT&TT.

1.4.4 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT

1.4.4.1 Yếu tố chủ quan

Phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan đối với chủ thể là học sinh DBĐH dân tộc.

- Nhận thức, tính tính cực, chủ động của học sinh DBĐH dân tộc về năng lực sử dụng CNTT&TT: Đa số học sinh chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của năng lực sử dụng CNTT&TT trong quá trình học tập tại trường DBĐH đây chính là công cụ thiết thực để học tập tại các trường Đại học và trong cuộc sống. Học sinh học tập môn Tin học chỉ dừng lại ở mức hoàn thành, chỉ xem là môn điều kiện như một môn học phụ, vì không lấy kết quả học tập để xét phân bổ vào các trường đại học. Dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực này.

- Phương pháp dạy học của giáo viên môn Tin học tại trường DBĐH dân tộc: Với cùng đối tượng, nội dung, thời lượng, phương tiện dạy học những giáo viên lựa chọn và thực hiện phương pháp dạy học phù hợp, sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong dạy học. Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp, kỹ

thuật dạy học tích cực phù hợp với đặc thù môn Tin học, phù hợp với đối tượng học sinh DBĐH dân tộc, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học, phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh.

- Quan điểm về phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đối với CBQL và giáo viên: Môn Tin học là môn học chủ đạo để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh. Do đó vai trò của CBQL, giáo viên là rất quan trọng trong dạy học Tin học tại trường DBĐH dân tộc. Đối với CBQL là cách thức tổ chức dạy học, nội dung chương trình, đầu tư về cơ sở vật chất thiết bị dạy học, hạ tầng về CNTT&TT. Giáo viên Tin học phải thường xuyên cập nhật cập nhật kiến thức mới, những thành tựu phát triển của CNTT&TT, đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học. Giáo viên các bộ môn khác tích cực ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy để học sinh có môi trường tiếp xúc với CNTT&TT. Do đó CBQL, giáo viên DBĐH dân tộc ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh.

1.4.4.2 Yếu tố khách quan

- Chương trình bồi dưỡng DBĐH môn Tin học: Chương trình bồi dưỡng DBĐH môn Tin học là quy định kiến thức, kỹ năng tin học và năng lực cần phát triển của học sinh sau khi hoàn thành chương trình này. Đồng thời chương trình phải đảm bảo là hệ thống hoá có chọn lọc chương trình THPT, tiếp cận chương trình Tin học cơ bản ở trường đại học. Như vậy chương trình môn Tin học là yếu tố ảnh hưởng trực tiến quá trình phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

- Điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng CNTT&TT: Hoạt động phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh phải thực hiện trên hệ thống thiết bị CNTT&TT. Do đó yêu cầu tất yếu phải có trang thiết bị, hạ tầng CNTT&TT hiện đại như: Hệ thống máy vi tính, thiết bị đa phương tiện, đường truyền internet, phần mềm,...Như vậy cơ sở vật chất hạ tầng

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 20/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí