DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý | |
CĐ | Cao đẳng |
CNTT | |
CNTT&TT | Công nghệ thông tin và truyền thông |
CSDL | Cơ sở dữ liệu |
CSVC-TB | Cơ sở vật chất - thiết bị |
DBĐH | Dự bị đại học |
ĐC | Đối chứng |
GD&ĐT | Giáo dục và đào tạo |
HSSV | Học sinh sinh viên |
TN | Thực nghiệm |
THPT | Trung học phổ thông |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị Đại học Dân tộc - 1
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Phát Triển Năng Lực Sử Dụng Cntt&tt Trong Dạy Học Tin Học Cho Học Sinh Dbđh Dân Tộc.
- Những Vấn Đề Tiếp Tục Được Nghiên Cứu Trong Luận Án
- Cơ Sở Xây Dựng Khung Năng Lực Sử Dụng Cntt&tt
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Quy trình xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT 24
Bảng 1.2: Khung năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc 26
Bảng 1.3: Các mức phát triển năng lực của thang đo SOLO 28
Bảng 1.4: Mô tả chi tiết năng lực sử dụng CNTT&TT 29
Bảng 1. 5: So sánh dạy học tiếp cận nội dung và tiếp cận năng lực 39
Bảng 1.6: Thang đo theo giá trị trung bình 48
Bảng 1.7: Kết quả mức độ quan tâm của giáo viên tới năng lực sử dụng CNTT&TT thông qua bài giảng 50
Bảng 1. 8: Mức độ sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học 51
Bảng 1.9: Mức độ phù hợp của nội dung dạy học môn tin học 52
Bảng 1.10: Đánh giá của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả.. 54 Bảng 1.11: Các con đường phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT 55
Bảng 2.1: Phân phối chương trình môn Tin học 62
Bảng 2.2: Mô tả ngữ cảnh các môn học trong chương trình DBĐH 90
Bảng 2.3: Dạy học dự án hình thành và phát triển năng lực học sinh 95
Bảng 2. 4: Một số chủ đề dự án áp dụng trong dạy học tin học 98
Bảng 3.1: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha tính cần thiết của các biện pháp 107
Bảng 3.2: Kết quả phân tích nhân tố EFA về tính cần thiết của các biện pháp 107
Bảng 3.3: Kết quả kiểm định hệ số Cronbach Alpha về tính khả thi của các biện pháp 110
Bảng 3.4: Kết quả phân tích nhân tố EFA về tính khả thi của các biện pháp 110
Bảng 3.5: Lớp TN và ĐC vòng 1 114
Bảng 3.6. Kết quả học tập của học sinh nhóm TN và ĐC 114
Bảng 3.7: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm kiểm tra đầu vào của thực nghiệm 115
Bảng 3.8: Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TN vòng 1 . 116 Bảng 3.9: Phân bố tần suất luỹ tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 1 117
Bảng 3.10: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm kiểm tra đầu ra của thực nghiệm 118
Bảng 3.11: Lớp TN và ĐC thực nghiệm vòng 2 120
Bảng 3.12: Kết quả học tập của học sinh lớp TN và ĐC trước khi thực nghiệm vòng 2 120
Bảng 3.13: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm kiểm tra đầu vào thực nghiệm 122
Bảng 3.14: Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TN vòng 2 . 123 Bảng 3.15: Phân bố tần suất luỹ tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 2 123
Bảng 3.16: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm kiểm tra đầu ra của thực nghiệm 124
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1.1: Các thành phần của năng lực CNTT&TT trong chương trình 11
Hình 1.2: Tiến trình phát triển năng lực 37
Hình 2.1. Tiến trình thiết kế bài dạy 67
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1.1: Mức độ sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực 52
Biểu đồ 3.1: Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp 108
Biểu đồ 3.2: Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp 111
Biểu đồ 3. 3: Kết quả điểm đầu vào trước thực nghiệm vòng 1 115
Biểu đồ 3.4: Tần suất về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm vòng 1 116
Biểu đồ 3.5: Tần suất luỹ tích hội tụ lùi của nhóm lớp TN và ĐC 117
Biểu đồ 3. 6: Kết quả điểm đầu vào trước thực nghiệm vòng 2 121
Biểu đồ 3. 7: Tần suất về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC 123
Biểu đồ 3.8: Biểu diễn đường tần suất luỹ tích hội tụ lùi của nhóm lớp TN và ĐC sau khi thực nghiệm vòng 2 124
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI, loài người đã và đang bước vào kỷ nguyên của CNTT&TT cùng với nền kinh tế tri thức trong xu thế toàn cầu hóa. CNTT&TT là chìa khóa, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới, đã làm thay đổi cuộc sống, cách học tập, cách làm việc, nâng cao hiệu quả của việc học tập, nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế bền vững. Việc sử dụng CNTT&TT là một bộ phận không tách rời của xã hội hiện đại, là “kỹ năng sống”, trở thành “yêu cầu và quyền” của mỗi con người. Ủy ban Châu âu xác định năng lực CNTT&TT là một trong tám năng lực chính để học tập suốt đời, đây là năng lực mà mọi người cần phải có để trang bị cho cá nhân, đảm bảo là công dân tích cực, gắn kết trong xã hội và làm việc trong xã hội tri thức [64].
Đối với Việt Nam, CNTT&TT giữ vai trò và vị thế đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Nước ta đang trong tiến trình thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển sang nền kinh tế tri thức, với những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chỉ thị 58 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ban hành ngày 17/10/2000 đã xác định: “Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại”. Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI [2] “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. Để người học đạt được yêu cầu về tính chủ động, sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, thì phải tập trung vào dạy cách học, tăng cường tự học, chủ động chiếm lĩnh tri thức, thích ứng với những khoa học tiến bộ trên thế giới thì người học cần phải có năng lực sử dụng CNTT&TT. Đây là nền tảng thiết yếu cho việc học tập và hỗ trợ học tập, đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý thông tin và chuyển đổi thành tri thức. Giúp học sinh nhanh chóng hoà nhập, cải thiện được động lực và sự sáng tạo khi phải đối mặt với môi trường mới. Năng lực này cũng giúp học sinh có được công cụ đắc lực để tăng cường khả năng lĩnh hội tri thức, đáp ứng nhu cầu học tập, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và thích ứng với xã hội hiện đại.
Đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm “Nhà nước thành lập trường DBĐH cho con em người dân tộc thiểu số, con em các gia đình dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần đào tạo nguồn cán bộ cho các vùng này” [7]. Trường DBĐH có nhiệm vụ bổ túc kiến thức, bồi dưỡng văn hoá cho học sinh người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp THPT có đủ trình độ vào học đại học. Sau một năm học tập tại trường DBĐH, học sinh được hệ thống hoá kiến thức của chương trình THPT, đồng thời được bồi dưỡng nâng cao về phẩm chất, năng lực, cách học để tiếp tục học lên đại học, đây là nguồn cán bộ tương lai góp phần xây dựng, phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn.
Trong hơn 40 năm qua, các trường DBĐH dân tộc đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh DBĐH dân tộc. Tuy nhiên,
kết quả vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu về tạo nguồn đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số. Về cơ bản học lực của học sinh còn yếu, chưa thực sự tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện. Nguyên nhân do trình độ học sinh không đồng đều, đa dạng về dân tộc, sự giao thoa về ngôn ngữ, nên gặp khó khăn trong quá trình học tập. Năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh để tiếp cận với cách học ở đại học còn yếu. Kiến thức, kỹ năng môn Tin học trong quá trình học tập tại trường phổ thông còn rời rạc, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn còn hạn chế.
Với những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị đại học dân tộc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT, phát triển khung lí thuyết và đề xuất các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học môn Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Tin học ở trường DBĐH dân tộc.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Năng lực sử dụng CNTT&TT;
- Các biện phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc trong dạy học Tin học tại trường DBĐH.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài khảo sát thực trạng về năng lực sử dụng CNTT&TT đối với học sinh DBĐH dân tộc, giáo viên môn Tin học tại 4 trường trong địa bàn nghiên cứu gồm: Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương; Trường Dự bị
Đại học Dân tộc Sầm Sơn; Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; Trường Dự bị Đại học Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thực nghiệm tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được hệ thống các biện pháp trong dạy học Tin học theo định hướng phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT phù hợp với loại hình trường DBĐH dân tộc, với đặc điểm học sinh người dân tộc thiểu số, thì sẽ phát triển được năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc.
- Khảo sát thực trạng dạy học Tin học ở các trường DBĐH dân tộc theo định hướng phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh.
- Xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho đối tượng là học sinh DBĐH dân tộc.
- Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc theo chuẩn khung năng lực đã xây dựng.
- Kiểm nghiệm, đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá và phân loại các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến năng lực, phát triển năng lực, năng lực sử dụng CNTT&TT, khung năng lực, quy trình dạy học phát triển năng lực. Để xác định cơ sở lý luận của vấn đề phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.