cấu trúc và thang đo trí tuệ cảm xúc đáng tin cậy và được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, đó là: (1) mô hình trí tuệ cảm xúc dựa trên năng lực, (2) mô hình trí tuệ cảm xúc dựa trên nét tính cách, (3) mô hình trí tuệ cảm xúc hỗn hợp (kết hợp giữa năng lực và tính cách). Các mô hình này đã được ra khái niệm khác nhau về trí tuệ cảm xúc.
Cha đẻ của dòng lý thuyết trí tuệ cảm xúc dựa trên năng lực là John.D.Mayer và Peter Salovey. Ngoài hai tác giả đặt nền móng cho mô hình lý thuyết này, David Caruso là đồng tác giả của trắc nghiệm Mayer, Salovey, Caruso Emotional Intelligence Test (MSCEIT) - bộ công cụ nền tảng của dòng lý thuyết trí tuệ cảm xúc dựa trên năng lực.
Peter Salovey & David J.Sluyter (1997), Phát triển trí tuệ và trí tuệ cảm xúc [95] công bố mô hình trí tuệ cảm xúc được chỉnh sửa và tinh lọc (gọi nó là mô hình EI97), giới hạn trí tuệ cảm xúc thành khái niệm năng lực trí tuệ (mantal ability concept) và tách biệt nó với những đặc điểm nhân cách của cảm xúc xã hội truyền thống như các nhân tố Eysenck PEN, các đặc điểm nhân cách Big - Five, ... Mô hình này được thừa nhận và ổn định cho đến nay, được định nghĩa:
Trí tuệ cảm xúc dùng để chỉ năng lực nhận thức các ý nghĩa của cảm xúc và mối quan hệ giữa chúng, và để lập luận cũng như giải quyết vấn đề trên cơ sở những ý nghĩa và mối quan hệ đó. Trí tuệ cảm xúc tham gia vào khả năng nhận biết cảm xúc, đồng hoá các cảm nhận có liên quan đến cảm xúc, thấu hiểu thông tin và những cảm xúc đó và quản lý chúng [95, tr.12].
Xuất phát từ quan niệm trí tuệ cảm xúc là một loại trí thông minh tổng hợp và mang tính truyền thống, còn cảm xúc là những hệ thống dấu hiệu cao cấp và mỗi loại xúc cảm truyền tải một ý nghĩa đặc biệt, năm 1990, trong bài báo đặt nền móng cho lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ cảm xúc, Peter Salovey & David J.Sluyter định nghĩa trí tuệ cảm xúc chính là “năng lực điều khiển cảm xúc và cảm nhận của bản thân và người khác, phân biệt chúng và sử dụng thông tin này để hướng dẫn tư duy và bản
thân”. Theo định nghĩa này, mô hình trí tuệ cảm xúc sẽ bao gồm quá trình trí tuệ (mantal process) liên quan với nhau và hàm chứa các thông tin cảm xúc (1) Đánh giá và biểu hiện cảm xúc, (2) Điều chỉnh cảm xúc, (3) Sử dụng xúc cảm một cách phù hợp cho hoạt động [95].
K.V. Petrides và Adrian Furnham (2005), “Đo lường trí tuệ cảm xúc”
[118] đã đưa ra mô hình trí tuệ cảm xúc dựa trên tính cách. Theo các tác giả, trí tuệ cảm xúc dựa trên tính cách là một chùm những tri giác về bản thân trên nền tảng cảm xúc, nằm ở các cấp độ thấp hơn trong hệ thống thứ bậc của nhân cách. Theo nghĩa thông thường, nói đến trí tuệ cảm xúc dựa trên tính cách là nói đến sự tự tri giác về các năng lực cảm xúc. Định nghĩa về trí tuệ cảm xúc này chứa đựng xu hướng hành vi và các năng lực tự tri giác. Vì thế trí tuệ cảm xúc dựa trên tính cách cần được nghiên cứu trong khuôn khổ tính cách. Bản thân các tác giả cũng gọi trí tuệ cảm xúc dựa trên tính cách là cái tôi cảm xúc hiệu quả. Khái niệm trí tuệ cảm xúc dựa trên tính cách dẫn tới việc khái niệm kiến tạo này nằm ngoài sự phân loại về năng lực nhận thức của con người [118].
Có thể bạn quan tâm!
- Giá Trị Của Các Công Trình Khoa Học Đã Tổng Quan Và Những Vấn Đề Đặt Ra Luận Án Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Mô Hình Trí Tuệ Cảm Xúc Ei97 Của J.mayer Và P.salovey
- Mức Độ Trí Tuệ Cảm Xúc Của Điều Tra Viên Ở Cục An Ninh Điều Tra Thuộc Bộ Công An
- Các Thuộc Tính Tâm Lý Nhân Cách Của Điều Tra Viên
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
Ciarrochi Joseph, Forgas P.Joseph, Mayer D.John (EDS) (2006), Trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày [94] chỉ ra đại diện tiêu biểu thứ hai của mô hình hỗn hợp là Reuven Bar - On. Lý thuyết của Bar - On (2000), được phát triển sau khi nghiên cứu các tài liệu về đặc điểm tính cách có liên quan đến thành công trong cuộc sống. Mô hình này mô tả về khả năng cảm xúc và xã hội và các thành phần chủ chốt trong khả năng này đều có liên hệ với cảm nhận hạnh phúc, chỉ ra yếu tố thể hiện khả năng hiểu được cảm xúc của bản thân, của người khác và sử dụng những hiểu biết đó để thích nghi và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Những khả năng này đã được công nhận là trí thông minh trong các mô hình lý thuyết khác về trí tuệ cảm xúc, tuy nhiên mô hình của Bar - On gồm nhiều đặc điểm được cho là có liên quan mạnh mẽ đến tích cách. Do đó, mô hình này cho rằng trí tuệ cảm xúc không thuần tuý chỉ là những đặc điểm về năng lực trí tuệ mà là sự kết hợp giữa kỹ
năng và đặc điểm tính cách. Bar - On quan niệm: “Trí tuệ cảm xúc là một loạt các kỹ năng và phẩm chất ảnh hưởng tới thành công trong việc thấu hiểu và thể hiện bản thân, thấu hiểu và liên hệ với người khác cũng như thích ứng với những yêu cầu của cuộc sống hàng ngày” [94, tr.14].
Đại diện tiêu biểu thứ nhất của mô hình trí tuệ cảm xúc hỗn hợp là Daniel Goleman (2007), Trí tuệ cảm xúc, ứng dụng trong công việc [14]. Ông đã đóng góp quan trọng vào quá trình phổ thông hoá khái niệm trí tuệ cảm xúc trên thế giới - lại hiểu trí tuệ cảm xúc bao gồm cả năng lực và kỹ năng nhưng dường như chủ yếu là các kỹ năng. Khái niệm về trí tuệ cảm xúc của Goleman rất rộng bao gồm các thành tố như: tự điều chỉnh, động cơ, tính thấu cảm và kỹ năng xã hội [14, tr.68]. Trong tiếng Anh, từ “Competence” được hiểu là sở hữu các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm thích hợp; đó là sự thành thạo. Nói đến kỹ năng là nói đến làm, thực hiện. Những gì Goleman nói về trí tuệ cảm xúc đều liên quan đến công việc, vì thế, lý thuyết về trí tuệ cảm xúc của ông còn được gọi là trí tuệ cảm xúc trong công việc.
Các tác giả đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về trí tuệ cảm xúc. Nhìn chung, các định nghĩa đều cho rằng trí tuệ cảm xúc có liên quan đến việc nhận thức về cảm xúc của bản thân và của người khác. Tuy nhiên, nếu như Mayer và đồng nghiệp cho rằng trí tuệ cảm xúc hoàn toàn là một dạng năng lực thuần tuý của con người hay Petrides và đồng nghiệp trí tuệ cảm xúc phần lớn chính là những đặc điểm tính cách thì Bar - On lại cho rằng trí tuệ cảm xúc không phải hoàn toàn là một dạng năng lực, mà nó được hiểu là sự kết hợp những kỹ năng và phẩm chất tính cách mà con người, có được thông qua quá trình học tập và giáo dục. Bar - On cho rằng hoàn toàn có thể giáo dục để phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ em và thiếu niên.
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng mô hình lý thuyết trí tuệ cảm xúc hỗn hợp của tác giả Peter Salovey & David J.Sluyter (1997) Phát triển trí tuệ và trí tuệ cảm xúc [95] là cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình. Theo tác giả:
Trí tuệ cảm xúc dùng để chỉ năng lực nhận thức các ý nghĩa của cảm xúc và mối quan hệ giữa chúng, và để lập luận cũng như giải quyết vấn đề trên cơ sở những ý nghĩa và mối quan hệ đó. Trí tuệ cảm xúc tham gia vào khả năng nhận biết cảm xúc, đồng hoá các cảm nhận có liên quan đến cảm xúc, thấu hiểu thông tin và những cảm xúc đó và quản lý chúng [95, tr.12].
Kế thừa các kết quả nghiên cứu và với hướng tiếp cận nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của luận án, tác giả luận án quan niệm: Trí tuệ cảm xúc là một dạng năng lực cảm xúc tổng hợp của con người, bao gồm các năng lực thành phần: năng lực nhận biết cảm xúc; năng lực thấu hiểu cảm xúc; năng lực vận dụng cảm xúc; năng lực điều khiển cảm xúc của bản thân và đối tượng, đảm bảo cho hoạt động của cá nhân đạt được các tri thức mới, thích ứng và ứng phó có hiệu quả trong các hoạt động điều tra.
Trí tuệ cảm xúc là một dạng năng lực cảm xúc tổng hợp: Bản chất trí tuệ là năng lực của cá nhân làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. Trí tuệ cảm xúc không phải là một dạng năng lực thuần tuý cũng không phải là đặc điểm tính cách của cá nhân mà là một dạng năng lực tổng hợp.
Các năng lực thành phần của trí tuệ được xác định bao gồm: năng lực nhận biết cảm xúc; năng lực thấu hiểu cảm xúc; năng lực vận dụng cảm xúc; năng lực điều khiển cảm xúc của bản thân và đối tượng. Các năng lực này có mối quan hệ biện chứng với nhau, phản ánh trí tuệ cảm xúc của cá nhân.
Vai trò của trí tuệ cảm xúc: Trí tuệ cảm xúc sẽ giúp cá nhân nhận ra được cảm xúc của bản thân, khi phân biệt giữa cảm xúc và trí tuệ cảm xúc được thể hiện ở các nội dung như: Cảm xúc là quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý tồn tại thực ở mỗi cá nhân khi có một kích thích nào đó tác động đến. Nhưng cá nhân đó có thể không biết mình có hay không cảm xúc đó. Để biết được cá nhân cần phải đo mức độ của trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ là năng lực kiểm soát và điều khiển hành vi của cá nhân. Trí tuệ giúp cá nhân điều khiển
hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh. Nó còn được coi là mặt năng động của trí tuệ. Thông qua trí tuệ, cá nhân có thể linh hoạt, mềm dẻo trong hành động, sau đó cá nhân sẽ lựa chọn các phương tiện, phương pháp hành động, huy động các kiến thức, kinh nghiệm đã có vào việc xử lý tình huống cụ thể. Điều này khi chuyển vào trí tuệ cảm xúc sẽ giúp cá nhân kiểm soát và điều chỉnh được cảm xúc của mình; giúp cá nhân lựa chọn được các cách thức, phương tiện biểu đạt cảm xúc của mình để mang lại lợi ích cho bản thân trong quá trình giao tiếp.
2.2.4. Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
Nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, đa phần các tác giả trong và ngoài nước tiếp cận nó ở dạng năng lực tổng hợp. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động rất ít người có thể làm chủ ở mức cao nhất tất cả những năng lực tạo nên trí tuệ cảm xúc của mình và ở mỗi một người đều có những điểm mạnh và hạn chế nhất định. Song, để trở thành người giỏi trong một lĩnh vực nào đó đòi hỏi cá nhân phải làm chủ ở mức độ cao một số lượng nhất định trong số những năng lực cần thiết của trí tuệ cảm xúc. Phân tích về nghề nghiệp điều tra viên nói chung và điều tra viên Cục An ninh điều tra nói riêng, dễ dàng nhận thấy những năng lực thành phần vừa mang tính độc lập, vừa mang tính tương tác và là những biểu hiện cơ bản của trí tuệ cảm xúc trong nghề nghiệp của họ.
Trên bình diện chung và trên bình diện đặc trưng, có thể phân tích về trí tuệ cảm xúc của điều tra viên Cục An ninh điều tra thông qua việc đề cập đến những loại năng lực cảm xúc sau:
- Những năng lực độc lập - mỗi năng lực trong số đó bằng cách riêng duy nhất của mình có thể đóng góp vào việc nâng cao chất lượng công việc nói chung và công việc điều tra nói riêng.
- Những năng lực phụ thuộc lẫn nhau - mỗi năng lực trong số này ở mức độ nào đó xuất phát từ một vài năng lực khác và giữa một vài năng lực tồn tại những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ. Năng lực này giúp điều tra viên Cục An ninh điều tra thể hiện sự năng lực nghề nghiệp đặc thù cũng như khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ khác nhau của mình trong nghề nghiệp.
- Những năng lực được phân cấp - những năng lực nằm trong thành phần của trí tuệ cảm xúc được xây dựng dựa trên nền móng cũ. Chẳng hạn như sự tự thức có một ý nghĩa cơ bản đối với việc tự điều chỉnh và chia sẻ; sự tự điều chỉnh bản thân và sự tự thức lại góp phần vào năng lực tự tạo ra động cơ và tất cả bốn cái đó góp phần tạo ra năng lực mang tính xã hội. Năng lực này chi phối việc thể hiện bản lĩnh một cách đích thực ở những tình huống khác nhau hay ở việc thực hiện những nhiệm vụ khác nhau hay quá trình xây dựng hình ảnh của điều tra viên Cục An ninh điều tra.
- Những năng lực cần nhưng chưa đủ - sở hữu năng lực cảm xúc không bảo đảm rằng sẽ tạo được những năng lực cần thiết như năng lực hợp tác hay giải quyết tình huống hoặc bạn sẽ thể hiện mình thông qua những năng lực đó. Việc một năng lực nhất định có xuất hiện trong lao động hay không, điều đó cũng được xác định bởi những yếu tố khác, chẳng hạn như bầu không khí tâm lý nơi làm việc như thế nào hoặc cá nhân làm việc quan tâm đến công việc ở mức độ ra sao. Đây là yếu tố làm cho điều tra viên Cục An ninh điều tra thể hiện mình một cách hiệu quả về quá trình tự phát triển, tự rèn luyện trong công việc, trong mối quan hệ người - người.v.v…
- Những năng lực đặc biệt - trong thực tế tất cả những năng lực vừa nêu đều rất cần thiết cho tất cả các nghề nghiệp và cho mọi vị trí công việc, song mặt khác những nghề nghiệp khác nhau và những vị trí công việc khác nhau đòi hỏi những năng lực khác nhau. Năng lực trí tuệ cảm xúc giúp điều tra viên biết hướng đến những yêu cầu đặc trưng nhất và mang tính thách thức của nghề nghiệp: quản lý công việc, giải quyết những tình huống hay mối quan hệ của những con người khác nhau trong những điều kiện khác nhau với những thách thức mới.
Xuất phát từ cơ sở lý luận về trí tuệ cảm xúc; chức trách, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động của điều tra viên và những yêu cầu thực tiễn của hoạt động điều tra, ở luận án này quan niệm:
Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an là một dạng năng lực tổng hợp được hình thành và phát triển thông qua thực tiễn hoạt động điều tra, bao gồm các năng lực thành phần: năng lực nhận biết cảm xúc; năng lực thấu hiểu cảm xúc; năng lực vận dụng cảm xúc và năng lực điều khiển cảm xúc, đảm bảo cho hoạt động điều tra đạt được hiệu quả.
Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên được hình thành và phát triển thông qua thực tiễn hoạt động điều tra của họ ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an. Bản chất của trí tuệ cảm xúc đó chính là năng lực tổng hợp của điều tra viên để giải quyết các nhiệm vụ trong hoạt động điều tra một cách hiệu quả, sáng tạo ở từng tình huống, điều kiện, hoàn cảnh điều tra nhất định.
Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an bao gồm các năng lực thành phần:
- Năng lực nhận biết cảm xúc của bản thân và đối tượng trong hoạt động điều tra;
- Năng lực thấu hiểu cảm xúc của bản thân và đối tượng trong hoạt động điều tra;
- Năng lực vận dụng cảm xúc của bản thân và đối tượng trong hoạt động điều tra;
- Năng lực điều khiển cảm xúc của bản thân và đối tượng trong hoạt động điều tra.
Các năng lực này đảm bảo cho hoạt động điều tra đạt được hiệu quả cao nhất, hạn chế được sai sót, oan sai trong điều tra vụ án và đối tượng.
Trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an sẽ chịu sự tác động, chi phối, quy định của nhiều yếu tố khác nhau, có cả các yếu tố chủ quan thuộc về điều tra viên và các yếu tố khách quan thuộc về môi trường làm việc, điều kiện, hoàn cảnh của hoạt động điều tra. Đồng thời, có thể đo đạc, định lượng trí tuệ cảm xúc của điều tra viên thông qua các trắc nghiệm và chỉ báo biểu hiện, cũng như có thể phát triển trí tuệ cảm xúc cho điều tra viên thông qua các biện pháp tác động phù hợp.
2.3. Biểu hiện, mức độ trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
2.3.1. Biểu hiện trí tuệ cảm xúc của điều tra viên ở Cục An ninh điều tra thuộc Bộ Công an
Nguyễn Huy Tú (2002), "Tâm lý học thế kỷ XX, tiếp cận bản chất, cấu trúc của trí tuệ" [83] đưa ra quan điểm của Robert K. Cooper với cấu trúc trí tuệ cảm xúc gồm bốn thành tố như sau:
- Thành tố thứ nhất: Khả năng nhận biết cảm xúc bao gồm kinh nghiệm của cá nhân và sự tự tin hiệu quả thông qua sự trung thực về tình cảm, năng lực tình cảm, nhận biết cảm xúc, phản hồi, trực giác, trách nhiệm và kết nối.
- Thành tố thứ hai: Tình cảm thích hợp được xây dựng bởi tính nhất quán, sự tin cậy và tính kiên định. Chúng mở rộng khả năng xây dựng niềm tin và năng lực lắng nghe, quản lý xung đột và giải quyết hầu hết những yếu tố gây bất mãn cho điều tra viên.
- Thành tố thứ ba: Trong tầng bậc cảm xúc sâu hơn này, con người khám phá cách để sắp xếp cuộc sống, biết làm việc có mục đích và tiềm năng của chính mình. Cùng với tính toàn vẹn, sự cam kết và trách nhiệm sẽ làm tăng ảnh hưởng của điều tra viên mà không cần quyền lực vị trí. Từ đây chúng ta sẽ phát triển đến thành tố thứ tư, khả năng cảm xúc siêu việt.
- Thành tố thứ tư: thông qua đó con người mở rộng khả năng sáng tạo, khả năng vượt qua các vấn đề cũng như áp lực. Con người có thể đạt đến mục đích trong tương lai bằng cách xây dựng khả năng cảm nhận, dự đoán và tầm nhìn xa về những giải pháp và cơ hội mới [Dẫn theo 83, tr.72].
Cấu thành trên mặc dù đã gắn trí tuệ cảm xúc với vị trí công việc cũng như tính chất của hoạt động quản lý và lãnh đạo nhưng chỉ đề cập chủ yếu đến các đặc trưng của hoạt động quản lý và lãnh đạo. Đây có thể được xem như một quan điểm theo xu hướng nêu ra những đặc điểm trí tuệ cảm xúc cần có của một người để họ có thể làm tốt một công việc nào đó.