6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Xây dựng hệ thống câu hỏi và phỏng vấn giáo viên, học sinh DBĐH dân tộc để tìm hiểu thực trạng dạy học Tin học, phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
- Việc xin ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, giáo viên môn Tin học trong quá trình xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT, đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Tác giả giả sử dụng phương pháp chuyên gia để thực hiện.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, giao lưu giữa các trường DBĐH dân tộc, các trường đại học, cao đẳng để trao đổi, học tập kinh nghiệm. Mục đích là tìm hiểu, đánh giá năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc.
- Sử phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc
6.3. Các phương pháp khác
- Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu như: Tỷ lệ %, số trung bình, hệ số tương quan...
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel, phần mềm SPSS để xử lý số liệu phần thực trạng, thực nghiệm sư phạm.
7. Đóng góp mới của đề tài
Về lý luận: Hệ thống hóa và phát triển được cơ sở lí luận về phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh trong dạy học Tin học ở trường DBĐH dân tộc.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị Đại học Dân tộc - 1
- Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị Đại học Dân tộc - 2
- Những Vấn Đề Tiếp Tục Được Nghiên Cứu Trong Luận Án
- Cơ Sở Xây Dựng Khung Năng Lực Sử Dụng Cntt&tt
- Mô Tả Chi Tiết Năng Lực Sử Dụng Cntt&tt Của Học Sinh Dbđh Dân Tộc
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Về thực tiễn: Phát triển được khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc; Đánh giá được thực trạng năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc; Đề xuất được ba biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc thông qua dạy học môn Tin học;
Đánh giá, khẳng định tính khả thi, hiệu quả của 3 biện pháp đề xuất thông qua phương pháp chuyên gia và thực nghiệm sư phạm.
8. Cấu trúc của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc và nội dung luận án như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc.
Chương 2: Biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc
Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC TIN HỌC CHO HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC DÂN TỘC
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.1. Những kết quả nghiên cứu trên thế giới
Lịch sử phát triển của CNTT&TT của nhân loại từ năm 1880, nhà phát minh người Mỹ Herman Hollerith chế tạo ra chiếc máy tính có thể tính toán, lưu trữ, thông tin trên phiếu đục lỗ, đây chính là tiền thân của máy tính hiện đại. Từ đó đến nay, với sự phát triển vượt bậc ngành CNTT&TT đã tạo ra kỷ nguyên văn minh trong lịch sử phát triển của loài người. Trong những năm 1960-1970 năng lực CNTT&TT tập trung vào việc vận hành, sử dụng máy vi tính [59]. Từ năm 1980-1990, năng lực CNTT&TT tập trung để làm ra các phần mềm ứng dụng phục vụ cuộc sống. Sau năm 1990 một lượng thông tin khổng lồ và sự phát triển bùng nổ của Internet. Mục đích chính của năng lực CNTT&TT là phát triển khả năng thu thập, xử lý thông tin dưới các hình thức số hóa khác nhau và kỹ năng tạo ra thông tin mới [70].
Cùng với tiến trình phát triển của CNTT&TT, các tổ chức EU, OECD, UNESCO đã thực hiện nhiều dự án nghiên cứu nhằm đề xuất khung năng lực, xây dựng hệ thống năng lực CNTT&TT cho nhiều đối tượng khác nhau. Từ năm 2005, EU triển khai nghiên cứu khung năng lực điện tử và ban hành các phiên bản 1.0, 2.0, 3.0 [65] [66] [67]. Khung năng lực điện tử này mô tả hệ thống năng lực CNTT&TT dành cho nhiều đối tượng, tổ chức khác nhau, trong đó có cả các cơ sở giáo dục và đào tạo.
OECD (2008) nghiên cứu cách sử dụng, thái độ, niềm tin, mục đích, mức độ thành thạo trong sử dụng máy tính của học sinh đối với mỗi quốc gia như truy xuất thông tin, chơi trò chơi, tải phần mềm và nghe nhạc, trò chuyện
trực tuyến, soạn thảo văn bản, tạo trang web, tạo tài liệu trình chiếu, mức độ tự tin có thể tìm kiếm và sử dụng thông tin [74]. Năm 2012 OECD đưa ra năng lực CNTT&TT dành cho ba đối tượng: Chuyên gia CNTT (người có khả năng phát triển, vận hành và bảo trì các hệ thống CNTT&TT); Người dùng nâng cao (người có năng lực sử dụng các phần mềm nâng cao thường dùng cho ngành nghề); và người dùng cơ bản (có thể sử dụng bộ ứng dụng văn phòng, các công cụ liên quan đến Internet cần thiết cho xã hội thông tin, chính phủ điện tử và cuộc sống) [75].
UNESCO đã có những nghiên cứu năng lực CNTT&TT trong giáo dục. Năm 2002 UNESCO đưa ra hai mô hình phát triển năng lực CNTT&TT trong dạy và học. Mô hình thứ nhất là chuỗi liên tục các phương pháp tiếp cận để phát triển năng lực này trong trường học, gồm 4 phương pháp tiếp cận: Mới nổi; Áp dụng; Tích hợp; Chuyển đổi. Mô hình thứ 2 là các giai đoạn dạy và học thông qua CNTT&TT, gồm 4 giai đoạn chính: Khám phá, cách sử dụng, thời điểm và chuyên sâu sử dụng công cụ CNTT&TT. Đồng thời, UNESCO cũng đề xuất phát triển cấu trúc chương trình giảng dạy CNTT&TT cho giáo viên và học sinh để nâng cao kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực CNTT&TT gồm: Phổ biến CNTT&TT; Ứng dụng CNTT&TT trong các môn học; Tích hợp CNTT&TT vào giảng dạy; Chuyên sâu, nâng cao về CNTT&TT [79].
Năm 2008, UNESCO [80] đưa ra tiêu chuẩn năng lực CNTT&TT gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ cụ thể như sau:
- Kiến thức: Phát triển nền tảng cơ bản của kiến thức, nâng cao nhận thức, vai trò, chức năng của CNTT&TT. Kiến thức gồm 6 thành phần cốt lõi: (1). Thông thạo với điện thoại, máy tính, Internet và các thiết bị CNTT&TT khác; (2). Khả năng tìm hiểu CNTT&TT; (3). Hiểu được đặc trưng sử dụng cơ bản CNTT&TT; (4). Áp dụng công nghệ vào cuộc sống hàng ngày như: Gọi điện thoại, gửi tin nhắn SMS, xử lý văn bản, bảng tính, CSDL, lưu trữ
thông tin, duyệt web, email; (5). Phân biệt thế giới ảo thế giới thực; (6). Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử.
- Kỹ năng: Đảm bảo người học sử dụng thành thạo các ứng dụng CNTT&TT, tìm kiếm, thu thập, truy cập, tích hợp, đánh giá tính hợp lệ, độ tin cậy của thông tin, tạo ra thông tin mới, sắp xếp dữ liệu, sử dụng mạng internet. Kỹ năng có 7 thành phần cốt lõi gồm: (1). Khai thác ứng dụng CNTT&TT; (2). Khả năng truy cập và tìm kiếm thông tin; (3). Khả năng sử dụng các dịch vụ trên Internet; (4). Khả năng thu thập, xử lý dữ liệu; (5). Khả năng chuyển đổi dữ liệu thành bản trình chiếu đồ hoạ và các định dạng khác; (6). Sử dụng CNTT&TT để hỗ trợ tư duy phản biện, sáng tạo và đổi mới cho công việc và giải trí; (7). Khả năng phân biệt độ tin cậy của thông tin.
- Thái độ: Phản ánh, đánh giá được việc sử dụng CNTT&TT tác động đến cá nhân, xã hội, giao tiếp và các hành vi khác. Thái độ đề cập tới 6 thành tố cơ bản gồm: (1). Có khả năng sử dụng CNTT&TT làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, giúp đỡ lẫn nhau khi xảy ra sự cố; (2). Sử dụng CNTT&TT một cách thận trọng, an toàn, trách nhiệm; (3). Thái độ phê bình phản ánh khi đánh giá thông tin: Nhận thức về động cơ, tính trung thực; (4). Quan tâm đến việc sử dụng CNTT&TT để mở rộng tầm hiểu biết bằng cách tham gia cộng đồng mạng; (5). Hiểu được hậu quả của việc tiếp thu và sử dụng công nghệ: Khả năng hiểu việc sử dụng CNTT&TT ảnh hưởng đến xã hội, giao tiếp và các hành vi khác; (6). Khả năng đánh giá tác động của CNTT&TT đối với xã hội.
Theo nghiên cứu của Viện khảo thí giáo dục ETS [69], khả năng hiểu biết về CNTT&TT có thể đạt được tốt nhất thông qua các trải nghiệm tích hợp học tập, nhận thức và kỹ thuật. Các chương trình giảng dạy độc lập, tập trung đơn lẻ, dù là học thuật hay kỹ thuật, sẽ hạn chế khả năng hiểu biết về CNTT&TT của người học. Các kỹ năng này cần được tích hợp một cách thích hợp vào các chương trình giảng dạy về kỹ năng nhận thức cũng như các kỹ
năng về CNTT và kỹ thuật nhằm đảm bảo nâng cao trình độ hiểu biết về CNTT&TT.
Công trình nghiên cứu của Tondeur, van Braak và Valcke [78] tập trung vào ứng dụng phần mềm, làm rõ việc sử dụng CNTT trong giáo dục. Theo đó, có ba hình thức sử dụng CNTT&TT được đề cập gồm: 1) sử dụng CNTT&TT như một công cụ thông tin ; 2) sử dụng CNTT&TT như một công cụ học tập; 3) sử dụng CNTT&TT để học các kỹ năng cơ bản về CNTT&TT. Nghiên cứu cũng chỉ ra sẽ có sự khác biệt về năng lực CNTT&TT của học sinh khi sử dụng một trong ba hình thức sử dụng CNTT&TT trên trong lớp học.
Hiệp hội Công nghệ Giáo dục Quốc tế (ISTE) [63] đưa ra tiêu chuẩn công nghệ Giáo dục Quốc gia cho học sinh trong thế giới kỹ thuật số gồm 06 năng lực thành phần: Sáng tạo, đổi mới; Giao tiếp, hợp tác; Nghiên cứu và sử dụng thông tin; Tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và ra quyết định; Công dân kỹ thuật số; Hoạt động công nghệ.
Nghiên cứu về học vấn kỹ thuật số, Romani (2009) cho rằng “Người có học vấn kỹ thuật số nghĩa là có năng lực sử dụng CNTT&TT để truy cập, lưu trữ, quản lý, chia sẻ thông tin, giao tiếp với nhiều định dạng văn bản hoặc đa phương tiện” [76]. Nghiên cứu của Ferrari (2012) cho rằng “Năng lực Kỹ thuật số là tập hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ được yêu cầu khi sử dụng CNTT&TT và phương tiện kỹ thuật số để thực hiện các nhiệm vụ, giải quyết vấn đề, giao tiếp, quản lý thông tin, hợp tác, tạo và chia sẻ nội dung một cách hiệu quả, phù hợp, có tính phản biện, sáng tạo, tự chủ, linh hoạt, có đạo đức” [68]. Chương trình giáo dục Bang California, Mỹ [61] định nghĩa “Năng lực kỹ thuật số của người học là khả năng sử dụng công nghệ kỹ thuật số và các công cụ truyền thông hoặc mạng để truy cập, quản lý, tích hợp, đánh giá, sáng tạo và trao đổi thông tin trong xã hội tri thức”. Nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực CNTT&TT dựa trên tư duy tính toán, Hàn Quốc đã phát triển
chương trình tin học dành cho học sinh phổ thông với những khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của khoa học máy tính [77].
Tại Úc, năng lực CNTT&TT của học sinh gồm 5 năng lực thành phần: Áp dụng các giao thức, thông lệ xã hội và đạo đức khi sử dụng CNTT&TT; Quản lý và vận hành CNTT&TT; Nghiên cứu với CNTT&TT; Sáng tạo với CNTT&TT; Giao tiếp với CNTT&TT, được thể hiện qua Hình 1.1 [58]:
Hình 1.1: Các thành phần của năng lực CNTT&TT trong chương trình giáo dục phổ thông của Úc
Nghiên cứu của Wandee Kopaiboon và cộng sự [83] khẳng định cá nhân có năng lực CNTT&TT là có khả năng lựa chọn, sử dụng các công cụ CNTT&TT phù hợp để làm việc hiệu quả; thu thập và chia sẻ thông tin có đạo đức, có kiến thức nền tảng về CNTT&TT cũng như phát triển và sử dụng các công cụ CNTT&TT mới một cách hiệu quả.
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Koen Aesaert [72]: Năng lực CNTT&TT của người học là tích hợp của đơn vị kỹ năng, kiến thức giao tiếp, xử lý thông tin và kiến thức, kỹ năng về sử dụng các ứng dụng CNTT&TT.
Như vậy các công trình nghiên cứu về năng lực CNTT&TT, phát triển năng lực CNTT&TT cơ bản theo 3 vấn đề chính: Thứ nhất liên quan đến kiến thức CNTT&TT; thứ 2 các kỹ năng liên quan đến việc sử dụng CNTT&TT; thứ 3 là thái độ của việc sử dụng CNTT&TT. Đồng thời có điểm chung là gắn
liền với kiến thức, kỹ năng sử dụng máy tính, các thiết bị truyền thông, sử dụng các phần mềm để khai thác, xử lý, lưu trữ, tạo và chia sẻ thông tin.
1.1.2. Những kết quả nghiên cứu trong nước
Để có định hướng bồi dưỡng năng lực sử dụng CNTT&TT cho sinh viên tốt nghiệp đại học đáp ứng yêu cầu xã hội theo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT, Bộ Thông tin và truyền thông ban hành thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/03/2014 “về quy định chuẩn kỹ năng sử công nghệ thông tin” [12]. Thông tư quy định chi tiết các kỹ năng thực hành để quản lý, vận hành các loại máy tính thông dụng đúng quy trình và các yêu cầu kỹ thuật. Kỹ năng sử dụng các phần mềm thông dụng như bộ công cụ tin học văn phòng, sử dụng các dịch vụ trên Internet, Email…Cấu trúc nội dung được chia thành hai phần, phần cơ bản gồm 6 mô đun và phần nâng cao gồm 9 mô đun cụ thể như sau: “(1). Hiểu biết về CNTT cơ bản; (2). Sử dụng máy tính cơ bản; (3). Xử lý văn bản cơ bản; (4). Sử dụng bảng tính cơ bản; (5). Sử dụng trình chiếu cơ bản; (6). Sử dụng Internet cơ bản; (7). Xử lý văn bản nâng cao; (8). Sử dụng bảng tính nâng cao; (9). Sử dụng trình chiếu nâng cao; (10). Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu; (11). Thiết kế đồ hoạ hai chiều; (12). Biên tập ảnh; (13). Biên tập trang thông tin điện tử; (14). An toàn, bảo mật thông tin; (15). Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án”.
Ở Việt Nam có nhiều kết quả nghiên cứu về năng lực chung cần có của HSSV, các phần mềm CNTT&TT phát triển năng lực, hình thành kỹ năng sử dụng CNTT, rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT, phát triển năng lực CNTT&TT như: Trần Thị Bích Liễu [35], Nguyễn Thị Kim Dung [16], Nguyễn Văn Hiền [26], Nguyễn Thị Chim Lang [34], Ngô Tứ Thành [48], Thái Hoài Minh [39], Lê Thị Kim Loan [36], Nguyễn Thu Hà [24], Phạm Văn Bản [3], Vũ Thị Hồng Tuyến [57], Nguyễn Văn Dũng và Ngô Tứ Thành [18]...