đất nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 62% tổng doanh thu) [89], vì thế phát triển du lịch ở các vùng miền nông thôn không những sẽ đánh thức những tiềm năng trên để phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà còn làm tăng thêm thu nhập cho đông đảo người dân sống ở nông thôn. Mặt trái của sự phát triển du lịch là có thể gây ra mâu thuẫn giữa dân địa phương và du khách, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng,…
(3) Hiệu quả về môi trường
Sự đầu tư phát triển, liên kết của các địa phương dọc tuyến HLKT sẽ góp phần bảo tồn môi trường thiên nhiên, cải thiện môi trường sinh thái, cải thiện diện mạo của khu du lịch, tạo động cơ để phục hồi các công trình kiến trúc, các di tích lịch sử…
Phát triển du lịch có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn): Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia; Du lịch có thể cung cấp những sáng
kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí,
nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc; Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan; Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch; Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách. Tuy nhiên mặt
trái của phát triển du lịch có thể gây ô nhiễm môi trường, diện tích đất nông
nghiệp, không gian sống bị thu hẹp [91]… có thể hủy hoại văn hóa bản địa, văn hóa truyền thống bị lai căng, thương mại hóa…
Hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến HLKT bao gồm hiệu quả của các hoạt động du lịch trên tuyến HLKT (hiệu quả của các công ty kinh doanh lữ hành,
hiệu quả các các cơ sở khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí...). Tất nhiên, hiệu quả các các hoạt động dịch vụ du lịch không giống nhau. Có hoạt động dịch vụ có hiệu quả cao nhưng cũng có hoạt động dịch vụ thấp; có hoạt động dịch vụ du lịch có hiệu quả nhưng cũng có thể có hoạt động dịch vụ du lịch không có được hiệu quả. Song một nguyên tắc bao trùm là các hoạt động dịch vụ du lịch không được gây phương hại đến hiệu quả của hoạt động dịch vụ du lịch khác.
Phát triển du lịch theo tuyến HLKT phải có hiệu quả hơn so với trường hợp hoạt động du lịch đơn lẻ, không theo tuyến HLKT. Có điều đó, bởi vì lợi ích của phát triển du lịch theo tuyến HLKT cao hơn so với phát triển du lịch không theo tuyến HLKT.
Bảng 2.1: So sánh sự phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế và không theo tuyến hành lang kinh tế
Phát triển du lịch không theo tuyến HLKT | Phát triển du lịch theo tuyến HLKT | |
Giống nhau | Có một trục giao thông Có hoạt động du lịch Có các trung tâm đô thị | |
Khác nhau | Có 2 điểm, 2 đô thị trung tâm – du lịch đầu và cuối (điểm đi và điểm đến) | Ngoài 2 điểm đi và đến, ở giữa còn một số hay nhiều các trung tâm – đô thị |
Số ngày lưu trú trên tuyến ít hơn Doanh thu du lịch ít hơn Hiệu quả du lịch thấp hơn Phát triển du lịch kém bền vững hơn | Số ngày lưu trú trên tuyến nhiều hơn Doanh thu du lịch cao hơn Hiệu quả du lịch cao hơn Phát triển du lịch bền vững hơn |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hành Lang Kinh Tế
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hlkt
- Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hành Lang Kinh Tế
- Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 10
- Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hlkt Lạng Sơn – Hà Nội
- Những Lợi Thế Để Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hlkt Lạng Sơn – Hà Nội
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
2.1.4.1. Các chỉ
tiêu đánh giá kết quả
và hiệu quả
Nguồn: Tác giả
phát triển du lịch theo
tuyến hành lang kinh tế
(1) Tỷ lệ gia tăng khách du lịch nhờ phát triển du lịch theo tuyến HLKT
(T1)
Trong đó:
K1: Khách du lịch tăng thêm nhờ phát triển du lịch theo tuyến HLKT (tính bằng cách lấy số khách du lịch khi đã phát triển theo tuyến hành lang trừ đi số khách du lịch khi chưa phát triển du lịch theo tuyến HLKT).
K0: Số khách du lịch đến các trung tâm khi chưa hình thành du lịch theo tuyến HLKT.
T1 càng cao chứng tỏ phát triển du lịch theo tuyến hành kinh tế càng có kết quả và hiệu quả cao và ngược lại.
Chỉ tiêu T1 được đưa ra nhằm mục đích xác định được số lượng khách gia tăng khi liên kết phát triển du lịch dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội, đây là một trong những yếu tố để đánh giá xem phát triển du lịch theo tuyến HLKT có hiệu quả hay không?
(2). Tỷ lệ gia tăng doanh thu du lịch nhờ phát triển du lịchtheo tuyến HLKT
(T2)
Trong đó:
D1: Phần doanh thu gia tăng nhờ phát triển du lịch theo tuyến HLKT (tính
bằng cách lấy doanh thu du lịch khi đã phát triển theo tuyến hành lang trừ đi doanh thu du lịch khi chưa phát triển du lịch theo tuyến HLKT).
D0: Doanh thu du lịch khi chưa hình thành du lịch theo tuyến hành lang kinh
tế
Chỉ tiêu T2 được xây dựng nhằm mục đích xác định doanh thu du lịch thay
đổi như thế nào khi liên kết phát triển du lịch dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn –
Hà Nội, T2 càng cao chứng tỏ phát triển du lịch theo tuyến HLKT càng có kết quả và hiệu quả cao và ngược lại.
(3).Tỷ lệ gia tăng năng suất lao động nhờ phát triển du lịch theo tuyến HLKT
(T3)
Trong đó:
N1: Phần gia tăng năng suất lao động nhờ phát triển du lịch theo tuyến hành lang (tính bằng cách lấy năng suất lao động du lịch khi đã phát triển theo tuyến hành lang kinh tế trừ đi năng suất lao động du lịch khi chưa phát triển du lịch theo tuyến HLKT).
N0: Năng suất lao động du lịch khi chưa HLKT.
phát triển du lịch theo tuyến
Chỉ tiêu T3 được đưa ra để xác định năng suất lao động sẽ thay đổi ra sao khi liên kết phát triển du lịch dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn Hà Nội, T3 càng cao chứng tỏ năng suất lao động du lịch trên tuyến cao, phản ánh chất lượng lao động du lịch ngày càng cao và ngược lại.
(4) Tỉ lệ đóng góp của ngành du lịch vào GRDP của các địa phương có tuyến HLKT chạy qua (T4)
Trong đó:
G: là giá trị gia tăng du lịch khi phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế (tính bằng cách lấy doanh thu nhân với tỷ lệ GTGT du lịch trong doanh thu; cụ thể là bằng khoảng 4648%)
GRDP: Tổng giá trị sản phẩm nội địa của các địa phương có tuyến hành lang kinh tế chạy qua.
Chỉ
tiêu
T4 được
đưa ra để
xác định sự đóng góp của ngành du lịch vào
GRDP của các địa phương có tuyến HLKT chạy qua, T4 càng cao chứng tỏ vai trò
và sự đóng góp của du lịch trong nền kinh tế địa phương ngày càng lớn và ngược lại.
(5) Bình quân chi tiêu của 1 lượt khách du lịch trên tuyến HLKT (T5)
Trong đó:
D: là tổng doanh thu du lịch khi phát triển du lịch theo tuyến HLKT.
K: là tổng số khách du lịch khi phát triển du lịch theo tuyến HLKT.
Chỉ tiêu T5 được đưa ra nhằm phản ánh chất lượng du lịch đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch hay chưa? T5 càng cao chứng tỏ sản phẩm du lịch trên tuyến càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn được khách du lịch, du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của các địa phương dọc theo tuyến HLKT.
2.1.4.2. Các chỉ
tiêu phản ánh nguyên nhân của kết quả
và hiệu quả
phát
triển du lịch theo tuyến HLKT
(6) Tỷ lệ vốn đầu tư cho du lịch trong tổng vốn đầu tư xã hội (T6)
Trong đó:
VDL: Vốn đầu tư trực tiếp cho ngành du lịch của các địa phương có tuyến hành lang kinh tế chạy qua.
V: Tổng vốn đầu tư xã hội của các địa phương có tuyến hành lang kinh tế chạy qua.
Chỉ tiêu T6 được đưa ra để xác định xem tổng số vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển du lịch dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội chiếm tỉ trọng lớn hay nhỏ trong tổng vốn đầu tư xã hội của các địa phương có tuyến HLKT chạy qua. T6 càng cao chứng tỏ sự quan tâm của chính quyền địa phương đến sự phát triển du lịch trên tuyến HLKT ngày càng lớn, đây là một trong những nguyên nhân thúc đẩy du lịch trên tuyến phát triển.
(7). Tỷ trọng giá trị gia tăng du lịch trong tổng doanh thu du lịch (T7)
Trong đó:
G: Phần giá trị gia tăng ngành du lịch của các địa phương có tuyến hành lang kinh tế chạy qua.
D: Tổng doanh thu ngành du lịch của các địa phương có tuyến hành lang kinh tế chạy qua.
Chỉ tiêu T7 được đưa ra nhằm xác định nguyên nhân phản ánh kết quả hiệu quả khi phát triển du lịch theo tuyến HLKT, T7 càng cao chứng tỏ phần giá trị gia tăng ngành du lịch của các địa phương có tuyến HLKT chạy qua ngày càng lớn.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Từ thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới
Hành lang kinh tế đã được hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới và đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển giao thương kinh tế trong đó có phát triển du lịch đối với các khu vực địa lí có HLKT đi qua. Tại khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, HLKT đã được hình thành từ thế
kỷ XIX thông qua việc khai thác mở rộng các tuyến giao thông vận chuyển
nguyên liệu và hàng hóa do sự phát triển của các cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
Hiện nay, các HLKT đã phát triển ở khắp châu Âu và Bắc Mỹ, nhiều
HLKT đã phát triển có quy mô rất lớn, tạo thành các siêu hành lang. Tại khu vực Tây Bắc châu Âu đã hình thành 7 siêu hành lang quan trọng, các siêu hành lang này có sự kết nối rất chặt chẽ với nhau về mọi lĩnh vực, trong đó có du lịch, nhờ sự phát triển của các HLKT các luồng khách du lịch được luân chuyển giữa các vùng, việc đi lại, sử dụng các dịch vụ du lịch của du khách dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều.
Hình 2.3. Bảy siêu hành lang quan trọng nhất tại Tây Bắc Châu Âu
(Nguồn: Priemus & Zonneveld, 2003: tr 171)
Chú giải: 1. HLKT Randstad Flemish Diamond;
2. HLKT Randstad Rhein Ruhr;
3. HLKT Rhein Ruhr Flemish Diamond;
4. HLKT Flemish Diamond Lille;
5. HLKT Lille Paris; 6. HLKT Lille London;
7. HLKT London West Midlands.
Để đẩy mạnh phát triển các tuyến HLKT, Chính phủ các nước châu Âu như Anh, Pháp, Thụy Điển, Phần Lan, Canada và Hoa Kì đã thực hiện triển khai đồng loạt một số chính sách ưu tiên hỗ trợ HLKT như: khuyến khích và kêu gọi các nhà đầu tư của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng tuyến trục (Phần Lan); thành lập ủy ban trực thuộc Chính phủ chỉ đạo chuyên trách về phát triển HLKT (Canada); tăng cường đầu tư vào các hạng mục giao thông quan trọng; hiện đại hóa các phương tiện kiểm soát giám sát hoạt động; tạo cơ chế phối hợp cho các địa phương có tuyến HLKT đi qua; hỗ trợ và quảng bá những thế mạnh có liên quan đến các hoạt động kinh doanh, trình độ kỹ năng, thông tin liên lạc và du lịch thông qua những nỗ lực quảng cáo chung (sự phát triển du lịch trong các HLKT đã được đề cập). Nhờ có các cơ chế thông thoáng, các tuyến hành lang tại khu vực này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là tại các điểm vào ra trên
toàn tuyến trục thông qua các cảng biển và sân bay tại Vancouver (Canada), Nordic (PhầnLan), St Petersburg (Liên bang Nga)… [dẫn theo 17].
Với sự giúp đỡ của Ngân hàng phát triển Châu Phi, từ đầu những năm 90 trở lại đây, tại châu Phi đã hình thành hai dự án quan trọng về phát triển HLKT là HLKT Nacala và HLKT Maputo. Mục tiêu chính của 2 HLKT này tập trung vào các khía cạnh:
(1) Phát triển năng lực vận tải, truyền thông và các hệ thống năng lượng để các hành lang có thể trở thành một khu vực đầu tư cạnh tranh; để giúp tăng trưởng kinh tế.
(2) Gia tăng hoạt động kinh tế thông qua việc phát triển thương mại, du lịch và đảm bảo tính phát triển bền vững của HLKT.
(3) Tối đa hoá tác động đối với sự phát triển của các vùng thuộc HLKT, đặc biệt là phát triển các cộng đồng địa phương gặp khó khăn.
(4) Bảo đảm sự tăng trưởng bền vững nhờ vào các chính sách, chiến lược và khung khổ phát triển, bảo đảm sự tham gia rộng rãi của người dân và bảo vệ môi trường sống.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, tại châu Á, ý tưởng về phát triển HLKT do tổ chức Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đề xuất trong các hội nghị kinh tế của khu vực (Đông Á, ASEAN). Thực hiện các ý tưởng phát triển, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á từ những năm 2000 trở lại đây các HLKT liên kết trong tiểu vùng sông Mê Kông đã bắt đầu được thực hiện và mang lại hiệu quả bước đầu cho các nước trong khu vực. Bên cạnh các quốc gia ở Đông Nam Á, các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đã có các ý tưởng về việc thiết lập các HLKT để tạo động lực cho việc phát triển kinh tế với các HLKT ở Trung Quốc như HLKT
Cáp Nhĩ Tân Đại Khánh Tề Tề Cáp Nhĩ; HLKT Trung Quốc Việt Nam…
[38].Tuy vậy, du lịch mới chỉ được xem xét, định hướng phát triển như là một khía cạnh của ngành dịch vụ, chưa được nghiên cứu riêng biệt để phát triển du lịch theo tuyến HLKT.