Sự Nghiệp Sáng Tác Văn Học Của Nhà Văn Hoàng Quảng Uyên

1980 đến năm 1981, ông quyết định chuyển sang làm báo và công tác tại Đài phát thanh tỉnh Cao Bằng. Tuy thời gian làm báo ngắn ngủi và đầy gian khổ nhưng đó lại là một trong những kỷ niệm đẹp đẽ nhất trong cuộc đời ông. Ông đã từng tâm sự với tôi: “ Những năm tôi là phóng viên Đài phát thanh Cao Bằng là những năm tháng gian khổ mà đẹp nhất trong nghề làm báo. Những năm buồn ít, vui nhiều!”.

Thời gian sau đó, ông tiếp tục theo đuổi tình yêu đối với văn học. Ông rong ruổi qua từng đường làng, ngõ xóm để tìm hiểu tư liệu. Đi đến đâu ông cũng chăm chỉ tìm tòi, ghi chép. Năm 1986, Hoàng Quảng Uyên thi đỗ và theo học trường Viết văn Nguyễn Du (khóa 3). Trong quá trình học tại trường, ông đã được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, chính quy về những kiến thức cơ bản, kĩ năng viết văn và tác phong nghề nghiệp cần có trong quá trình sáng tác của một người viết văn. Nhờ thế, sau thời gian học ở trường (1986 – 1989), Hoàng Quảng Uyên đã có nhiều tác phẩm được đông đảo bạn đọc đón nhận.

Đến năm 1990, Hoàng Quảng Uyên nghỉ chế độ khi ông vừa tròn 39 tuổi.

Từ năm 1998 đến năm 2000, Hoàng Quảng Uyên công tác ở báo Văn nghệ (phóng viên hợp đồng). Năm 2006, Hoàng Quảng Uyên là đặc phái viên của Hội nhà văn Việt Nam sang Trung Quốc để tìm hiểu thời gian 2 năm (1942 – 1943) Chủ tịch Hồ Chí Minh bị Tưởng Giới Thạch bắt giữ ở Quảng Tây – Trung Quốc, bị đày ải trong các nhà tù và sáng tác tác phẩm thơ “Nhật kí trong tù”. Đến năm 2007, Hội nhà văn Việt Nam mở trại sáng tác tiểu thuyết, từ đó Hoàng Quảng Uyên “gõ cửa” với thể loại tiểu thuyết. Tuy ông mới chuyển hướng sáng tác của mình theo thể loại này song ngòi bút của ông luôn tinh tế, sắc sảo và đã có thành công bước đầu. Trước hết phải kể đến cuốn tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó được xuất bản năm 2010. Với cuốn tiểu thuyết này, Hoàng Quảng Uyên đã vinh dự được nhận giải thưởng trong sáng tác và quảng bá các tác phẩm Văn học - Nghệ thuật và Báo chí về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", 2010. Đến năm 2013, tiểu thuyết Giải phóng ra đời và được xem như là tập 2 trong bộ tiểu thuyết dài tập mà nhà văn dự định viết về Bác Hồ. Hiện nay, ông là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam và đang tiếp tục cống hiến không ngừng nghỉ cho sự nghiệp sáng tác văn chương.

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác văn học của nhà văn Hoàng Quảng Uyên

Nhà văn Hoàng Quảng Uyên là cây bút trưởng thành sau năm 1975. Những tác phẩm của ông luôn có sức hấp dẫn, lay động người đọc bởi sức sáng tạo dồi dào của nhà văn luôn ẩn sâu trong từng câu chữ. Trong vòng hơn 20 năm cầm bút, ông đã có một sự nghiệp sáng tác đáng tự hào và có giá trị thể hiện trên nhiều thể loại khác nhau, từ thể loại kí cho đến tiểu thuyết, các bài phóng sự. Nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã gặt hái được nhiều thành công với 2 tập kí, 2 tập truyện, 3 tập lí luận phê bình, 2 vở kịch, 2 tiểu thuyết và hàng loạt các bài báo phóng sự.

Có thể kể đến thành công của ông trên bước đường sáng tác nghệ thuật với các tác phẩm tiêu biểu như: Hai tập truyện: Kim Đồng (1996), Đức Thanh - người anh đội nhi đồng cứu quốc (2012); Hai tập kí: Buồn vui (1999), Vọng tiếng non ngàn (2001); Ba tập lí luận phê bình văn học: Một mình trong cõi thơ (2000), Nhật kí trong tù số phận và lịch sử(2007), Đi tìm nhật kí trong tù (2009); Hai kịch bản phim truyện: Mật đắng (2002) và nhiều kịch bản phim tài liệu; Một vở kịch: Nước mắt rừng Pác Bó (2010) và hai tập tiểu thuyết lịch sử: Mặt trời Pác Bó (2010) và Giải phóng (2013). Trong đó, có nhiều tác phẩm của ông đạt đuợc trao giải thưởng. Cụ thể:

- Buồn vui - tập kí (NXB Văn hoá dân tộc, 1999) được trao giải C Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, 1999.

- Thầy giáo Đại học - kí được trao giải B (Không có giải A) - Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp 1988.

- Một mình trong cõi thơ - tập tiểu luận - Chân dung văn học (NXB Văn hoá dân tộc, 2000) được trao giải C Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, 2000.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

- Vọng tiếng non ngàn - tập kí (NXB Văn hóa dân tộc 2001) được trao giải C Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, 2001.

Nổi bật trong số đó là 2 tập tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó Giải phóng.

Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên - 3

Tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó, được trao giải thưởng trong sáng tác và quảng bá các tác phẩm Văn học - Nghệ thuật và Báo chí về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", 2010. Ngay khi mới ra mắt bạn đọc, tác phẩm đã tạo được chỗ đứng trong lòng công chúng và được các nhà văn, nhà thơ cùng các nhà lí luận phê bình quan tâm. Đây là cuốn tiểu thuyết viết về những năm

tháng Bác Hồ ở Pác Bó - Cao Bằng (1941 - 1945) lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với biết bao gian truân, vất vả.

Nối tiếp cuốn tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó, năm 2013, nhà văn Hoàng Quảng Uyên cho ra đời cuốn Giải phóng với gần Giải phóng với 25 chương và hơn 600 trang, được tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam trong sáng tác và quảng bá các tác phẩm Văn học - Nghệ thuật và Báo chí về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", 2013. Đây là tập 2 trong bộ tiểu thuyết 5 tập trong dự định sáng tác của nhà văn Hoàng Quảng Uyên, mà tập 1 là tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó. Nội dung tập Giải phóng tái hiện quá trình hoạt động cách mạng của Bác từ năm 1945 đến năm 1954.

Với những giải thưởng đã đạt được cùng sự yêu mến của đông đảo bạn đọc dành cho cây bút miền núi này, nhà văn Hoàng Quảng Uyên từng bước khẳng định vị trí vững chắc của mình trong nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam.

1.2. Sáng tác của Hoàng Quảng Uyên trong bộ phận văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam

Nhìn chung, văn xuôi các dân tộc thiểu số ra đời muộn, phát triển chậm và không đồng đều. Trong sự hình thành văn xuôi các dân tộc thiểu số, văn học của người Việt (dân tộc Kinh) có ảnh hưởng rất lớn. Nhiều nhà văn dân tộc thiểu số được tiếp xúc với văn học Việt từ rất sớm. Những tiểu thuyết và truyện ngắn của Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan … trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là những tác phẩm viết về miền núi của những nhà văn người Kinh sau này như: Tô Hoài, Nam Cao … đối với sự phát triển văn hóa, văn nghệ của các dân tộc thiểu số Việt Nam, do Đảng đề ra, đã tạo điều kiện để văn học dân tộc thiểu số nói chung, văn xuôi dân tộc thiểu số nói riêng hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền núi còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy nghệ thuật của một số nhà văn dân tộc. Trong tình hình ấy, sự phát triển nhanh hay chậm của văn xuôi các dân tộc thiểu số phụ thuộc rất lớn vào tài năng, sự nỗ lực lao động nghệ thuật của người sáng tạo ra nó.

Trong văn xuôi các dân tộc thiểu số, đề tài về thiên nhiên đất nước, phong tục tập quán và con người miền núi được các nhà văn phản ánh một cách chân thực, sinh động. Tất cả những gì gắn bó với đời sống vật chất và đời sống tinh thần của đồng bào

dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đều được thể hiện trong mảng sáng tác này. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng: Không phải bất cứ tác phẩm nào viết về cuộc sống và con người miền núi đều trở thành một tác phẩm đậm bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao.

Từ 1945 đến 1975, nhiều nhà văn dân tộc thiểu số đã tìm được cho mình một phong cách sáng tác riêng với nhiều hình thức thể hiện mới mẻ, độc đáo nhằm đem lại cho độc giả có cái nhìn chân thực, toàn diện, đầy đủ hơn về bức tranh hiện thực cuộc sống và con người đồng bào dân tộc thiểu số như: Nông Minh Châu, Triều Ân, Vi Thị Kim Bình, Nông Viết Toại ... Trong quá trình viết văn, các nhà văn dân tộc thiểu số thường băn khoăn, trăn trở về việc sử dụng thứ ngôn ngữ để sáng tác. Sau năm 1975, có nhiều nhà văn vừa sáng tác bằng tiếng dân tộc vừa sáng tác bằng tiếng Việt, nhưng cũng có nhà văn chỉ sáng tác bằng tiếng Việt. Ví dụ như: Y Phương, Cao Duy Sơn, Dương Thuấn … Nhìn từ góc độ của từng dân tộc, có thể kể đến một số nhà văn thời kì này như: Ma Trường Nguyên, Hà Đức Toàn, Vi Hồng (dân tộc Tày); Mã A Lềnh (dân tộc Hmông); Vi Thị Kim Bình, Mã Thế Vinh (dân tộc Nùng) ... Trong đó, phải kể đến nhà văn Hoàng Quảng Uyên (dân tộc Nùng). Ông viết truyện, kí, tiểu thuyết … và đã có những đóng góp nhất định vào thành tựu chung của Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam.

1.3. Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên trong bộ phận tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại

1.3.1. Vài nét về thể loại tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử

Theo Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên: Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.

Theo nguồn vi.wikipedia.org: “Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định”. Và trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung

vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách” [48].

Đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết chính là khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian, cho phép nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm.

“Thể loại văn học lịch sử còn bao gồm các tác phẩm văn học nghệ thuật, sáng tác về các đề tài và nhân vật lịch sử như tiểu thuyết lịch sử ... Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu. Tuy nhiên, nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ... Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa để nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học của quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thật lịch sử của thể loại này.” [32, tr.302].

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Sử trong bài viết Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử (nguồn trandinhsu.wordpress.com): “Trong những năm gần đây, tiểu thuyết lịch sử đã thực sự trở thành mối quan tâm của nhiều người, nhất là sau những thành công của Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Quốc Hải, Võ Thị Hảo, Nam Dao … những sáng tác đó khơi gợi cho chúng ta những suy nghĩ mới về tiểu thuyết lịch sử và số phận của nó”. Ông còn nhận định: “Cái chính của tiểu thuyết lịch sử là sáng tạo nhân vật và đời sống của một thời kì lịch sử cụ thể không lặp lại đó. Sự kiện lịch sử là dấu ấn của một thời, không thể thiếu đối với tiểu thuyết lịch sử. Song chúng ta quá quen với một quan niệm về sự thật lịch sử như là một cái gì khách quan duy nhất, bất biến, chỉ thế này, không thể thế khác. Đó là vì chúng ta quá tin vào sử và là một nhầm lẫn. Sự thật lịch sử trước hết là một sự thật” [41].

Nguồn tonvinhvanhoadoc.vn có bài viết: Tiểu thuyết lịch sử không phải cuộc chơi của người trẻ của Thu An: “Tiểu thuyết là cỗ máy cái của văn học. Việc thiếu vắng thành tựu của thể loại này là một chỗ trống đáng buồn cho bất cứ nền văn học

nào. Ở nước ta, trong mười năm qua, tiểu thuyết nở rộ và đã có những thành tựu nhất định. Bên trong cái bộn bề và đa dạng của bức tranh tiểu thuyết thập kỷ qua, có thể nhận thấy tiểu thuyết lịch sử là một trong những dòng chủ lưu và có nhiều đóng góp về thành tựu cho thể loại văn học này” [47].

Nguồn vietvan.com có bài viết Tiểu thuyết lịch sử đương đại với quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: “Tiểu thuyết lịch sử là một loại hình tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử. Khác với các xu hướng tiểu thuyết khác ở đối tượng và cách tiếp cận hiện thực đời sống, tiểu thuyết lịch sử đã đưa đến một cách lý giải con người dựa trên cơ sở vừa lấy lịch sử làm "đinh treo" vừa tận dụng kết hợp những đặc trưng thuộc về thể loại tiểu thuyết, mang lại một kiểu tư duy văn học trong tiểu thuyết lịch sử nói riêng nhiều phương diện mới mẻ” [49].

Nguyễn Xuân Khánh đã nhận định: “Tiểu thuyết lịch sử không phải là kể lại lịch sử, minh họa lại lịch sử mà là phản ánh những vấn đề của con người hiện tại vì chúng ta đang viết cho những người đang sống đọc, vì vậy phải đề cập đến những điều mà họ quan tâm ... Trong tiểu thuyết tất cả là giả định để độc giả rộng quyền hư cấu tưởng tượng, độc giả là người tham dự vào tiểu thuyết, tạo ra những góc nhìn còn ẩn khuất trong lịch sử”.v.v.

Có rất nhiều quan niệm về tiểu thuyết lịch sử, nhưng cho dù quan niệm như thế nào thì lịch sử vẫn luôn là mảnh đất hấp dẫn đối với nhiều nhà văn.

1.3.2. Hai khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết lịch sử

Các nhà nghiên cứu về loại hình tiểu thuyết lịch sử đã phân chia thành hai khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết lịch sử như sau:

1.3.3.1. Khuynh hướng thứ nhất: Đây là khuynh hướng sáng tác tôn trọng tối đa, chính xác tính khách quan của tiểu thuyết lịch sử và hư cấu có hạn chế trong phạm vi cho phép để tái hiện sự thật lịch sử. Tiêu biểu cho khuynh hướng này có: Hà Ân với “Sát thát”, “Bão táp triều Trần” (Hoàng Quốc Hải) …

1.3.3.2. Khuynh hướng thứ hai: Đây là khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết lịch sử mà sự thật lịch sử chỉ là cái cớ để từ đó qua những hư cấu tự do, nhà văn gửi gắm dụng ý nghệ thuật của mình. Tiêu biểu cho khuynh hướng này có các tác phẩm như:“Giàn thiêu”của Võ Thị Hảo, “Hồ Quý Ly” của Nguyễn Xuân Khánh Trong số những nhà văn viết tiểu thuyết kể trên thì nhà văn Hoàng Quảng Uyên là một cây

bút mới với hai 2 cuốn tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó Giải phóng. Những sáng tác về tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hoàng Quảng Uyên luôn bám sát khuynh hướng thứ nhất, đó là tôn trọng tối đa sự kiện lịch sử và hư cấu sự kiện, nhân vật trong phạm vi cho phép. Nhân vật, sự kiện trong sáng tác của ông còn rất mới mẻ và xuất hiện trong một quá khứ gần, còn nóng hổi tính thời sự, đây cũng là một khó khăn mà nhà văn phải vượt qua. Đọc tiểu thuyết của Hoàng Quảng Uyên viết về Bác Hồ cho ta thấy rõ điều đó. Ông viết theo trình tự niên biểu của hệ thống sự kiện có trong lịch sử, dù hư cấu có hạn chế nhưng vẫn theo nguyên tắc tôn trọng tối đa sự thật lịch sử.

1.4. Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên trong bộ phận tiểu thuyết lịch sử viết về Bác Hồ.

Tuy không nhiều nhưng đã có một số nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử và thành công với đề tài Bác Hồ. Có thể kể đến nhà văn Sơn Tùng với tiểu thuyết Búp sen xanh, Bông sen vàng và nhà văn Hồ Phương với Cha và con ... Đã có không ít cuốn sách viết về Bác và những người thân trong gia đình Bác, nhưng có lẽ tiểu thuyết Cha và con của nhà văn Hồ Phương là một cuốn sách lần đầu tiên được viết ở thể loại tiểu thuyết, trong đó đề cập sâu tới vai trò ảnh hưởng của người cha đến việc hình thành tư tưởng yêu nước ở Bác cũng như tình cảm sâu đậm giữa hai cha con. Với hơn 300 trang sách, Cha và con đã khắc họa thành công chân dung Bác Hồ từ khi còn là cậu bé 10 tuổi đến khi quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Không gian mở rộng từ làng Sen, làng Chùa (Nam Đàn, Nghệ An), kinh đô Huế, Bình Khê, Phan Thiết - nơi cụ thân sinh của Bác dạy học đến Sài Gòn - nơi chàng trai Nguyễn Tất Thành nhận thức được rằng "muốn đánh Pháp phải hiểu được Pháp" nên đã quyết định lên đường xuất dương. Viết về một thời kỳ lịch sử còn đậm đặc chất phong kiến, nhưng nhà văn Hồ Phương chọn cách thể hiện nhanh, khá hiện đại, mang màu sắc điện ảnh.

Còn với nhà văn Sơn Tùng, tiểu thuyết Búp sen xanh ra đời đã để lại nhiều dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả. Búp sen xanh là cuốn tiểu thuyết đầu tiên viết về lãnh tụ kính yêu của dân tộc, đó là Bác Hồ. Xây dựng nên hình tượng Hồ Chí Minh từ khi cất tiếng khóc chào đời tại Làng Chùa quê ngoại tới khi rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, tác phẩm được tác giả dày công sưu tầm tư liệu có liên quan và chấp bút trong thời gian dài, bắt đầu từ năm 1948 và hoàn thành năm 1980. Nét chủ đạo trong tâm linh của nhà văn Sơn Tùng chính là lòng kính yêu vô hạn của nhà văn

đối với Bác. Nhờ lòng kính yêu nằm trong sâu thẳm tâm linh đó mà bằng trên 300 trang viết, nhà văn đã dựng lại chân thực một khoảng đời từ thuở ấu thơ đến khi Người lên tàu ra đi tìm đường cứu nước. Là nhà văn hiểu sâu sắc về tiểu sử Bác Hồ, lại là người đưa lên những trang văn của mình hình tượng Bác Hồ bằng tất cả tâm huyết, nên tiểu thuyết Búp sen xanh nói riêng và các tác phẩm viết về Bác nói chung của nhà văn Sơn Tùng có sức hấp dẫn đặc biệt. Đọc “Búp sen xanh” người đọc hiểu rõ hơn về cuộc đời của Bác và thêm kính yêu, tự hào về Bác.

Bông sen vàng ra đời tiếp theo Búp sen xanh càng khiến ta bồi hồi và tự hỏi: trong cả cuộc đời lớn lao của Bác trải khắp năm châu bốn biển qua ngót một thế kỷ còn bao điều ẩn khuất, phải chăng thời niên thiếu của Người cũng là một giai đoạn quan trọng mà văn học đang cần sớm phát hiện. Bông sen vàng đã khẳng định sâu sắc thêm một qui luật từng hé mở trong Búp sen xanh, đó là: Nhân cách hình thành từ tuổi thơ của học sinh Nguyễn Sinh Côn lại chính là "cái gốc", “cái khởi thủy”, cốt cách nhân bản trong cốt cách thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Với những trang viết đầy xúc động, nhà văn Sơn Tùng đã lay động lòng người bằng những tình cảm kính yêu dành cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Nhưng đối với nhà văn Hoàng Quảng Uyên thì ông lại có cái nhìn riêng và cách suy nghĩ khác. Ông đã từng tâm sự: “Tôi đã rất “liều” khi đưa một bậc vĩ nhân như Chủ tịch Hồ Chí Minh thành nhân vật tiểu thuyết trong khi rất nhiều người ngại viết. Ngại nữa là những con người và giai đoạn lịch sử nói đến trong tiểu thuyết còn quá gần, nó như một vòng kim cô trói buộc sự hư cấu, mà hư cấu và tưởng tượng là thủ pháp, "thao tác" quan trọng của thể loại tiểu thuyết …” [30].

Nhà văn Hoàng Quảng Uyên là người “viết Sử bằng Văn”. Bởi trong quan niệm của ông: “Ngôn tri bất văn, truyền tri bất viễn”. Nghĩa là: lời nói không có văn thì không truyền đi xa được. Nhân vật và sự kiện trong tác phẩm của Hoàng Quảng Uyên còn rất gần với hiện tại và tất cả đều rất trung thành với lịch sử. Chính vì vậy, ông từng tâm sự rằng: “Ông thích được mọi người gọi ông là Hoàng Quảng Uyên – người kể chuyện về Bác Hồ và Pác Bó”.

Một trong những nguyên cơ quan trọng nhất để Hoàng Quảng Uyên chuyên tâm viết tiểu thuyết lịch sử về Bác chính là niềm say mê đi tìm lý tưởng cộng sản, của cuộc cách mạng tại quê hương ông. Nhà văn Hoàng Quảng Uyên kể lại: năm 2003,

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí