Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hlkt Lạng Sơn – Hà Nội


Kinh; tour du lịch theo bước chân Bác; tuyến du lịch đường mòn Hồ Chí Minh giữa Trung ­ Việt; tour du lịch trên biển Vịnh Bắc Bộ bằng tàu chuyên dụng cao cấp…; tour du lịch Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; Cao Bằng ­ Bắc Kạn ­ Thái Nguyên ­ Hà Nội ­ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, còn có các tuyến du lịch trong các tiểu vùng như: Thái Nguyên ­ Ba Bể ­ Cao Bằng ­ Bản Giốc ­ Lạng Sơn; Bắc Giang ­ Lạng Sơn ­ Cao Bằng ­ Bắc Kạn ­ Thái Nguyên ­Tuyên Quang ­ Hà Giang.

­ Xây dựng những sản phẩm du lịch đặc sắc: hai bên hợp tác nghiên cứu xây dựng những sản phẩm du lịch đặc sắc độc đáo. Các sản phẩm du lịch phải có các đặc điểm là chứa đựng những giá trị văn hóa riêng biệt có tác dụng quảng bá văn hóa của mỗi địa phương và góp phần nâng cao thu nhập của nhóm dân cư có thu nhập thấp. Theo định hướng đó, hai bên có thể hợp tác phát triển các mặt hàng thủ công truyền thống của các địa phương. Đẩy mạnh hợp tác về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch và công nghệ khoa học kỹ thuật du lịch.


Người thành lập Nguyễn Thị Ngọc Anh 2017 Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà 1

Người thành lập: Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2017


Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội trong HLKT tiểu vùng sông Mê kông (Tác giả vẽ phỏng theo GMS Corridors [7])

2.2.2.5. Tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ TP. Hồ Chí Minh ­ Mộc Bài

Tháng 7/2006, tại thành phố Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) đã tổ chức Diễn đàn quốc tế về vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ, với sự tham gia của hơn 100 đại biểu thuộc 7 nước liên quan để trao đổi về việc phát triển vành đai kinh tế này. Tại diễn đàn này, các bên đã ủng hộ tuyên bố chung đẩy mạnh thực hiện chương trình hợp tác theo ý tưởng “Mt trc hai cánh”(nay đổi thành “vành đai và con đường”) do Trung Quốc đề xuất. Trong đó, trục chính là HLKT Nam Ninh ­ Singapore và hai trục cánh (hiểu theo nghĩa vai trò các hoạt động kinh tế gắn với lãnh thổ) là hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và hợp tác tiểu vùng sông MeKong [9], [8]. Nếu xét trên tổng thể của khu vực sông Mê ­ kông mở rộng, tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ TP. HCM ­ Mộc Bài là sự kết hợp giữa tuyến hành lang phía đông (Eastern Corridor) (với quốc lộ 1) và tuyến hành lang phía nam (Southern Corridor) (với quốc lộ 22).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ TP. Hồ Chí Minh ­ Mộc Bài bao gồm vùng lãnh thổ chịu ảnh hưởng trực tiếp dọc theo quốc lộ số 1 từ Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh và quốc lộ số 22 từ TP. Hồ Chí Minh đi Mộc Bài (Tây Ninh). Vùng ảnh hưởng gián tiếp của tuyến HLKT bao gồm 21 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tuyến hành lang đi qua từ Lạng Sơn tới Tây Ninh. Với 3 trung tâm du lịch lớn nhất đất nước, từ năm 2006 trở lại đây lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực này luôn đạt mức tăng trưởng trên 13% một năm và chiếm tỷ trọng cao nhất so với các khu vực khác (chiếm trên 80% lượng khách du lịch đến các tỉnh trong cả nước). Tuy nhiên, so với tiềm năng của tuyến HLKT, hoạt động du lịch còn khiêm tốn. Du lịch được xác định là hướng phát triển quan trọng trên tuyến HLKT.

Như vậy, thực tế trên lãnh thổ nước ta đã có các HLKT đã đi vào hoạt động và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên sự quản lý của nhà nước đối với


mỗi HLKT chưa cao nên các HLKT chưa phát huy hết các tiềm năng vốn có. Trong tương lai, nếu được đầu tư, định hướng đúng đắn hợp lí thì HLKT sẽ phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong thế giới ngày nay, liên kết trở thành nhân tố quan trọng trong các quá trình phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Đối với cả nước cũng như đối với vùng trung du miền núi hoặc các địa phương mà du lịch đã được xây dựng đưa lên thành ngành mũi nhọn nhưng vì thiếu sự liên kết, phát triển du lịch tự phát, khép kín nên hiệu quả thấp. Liên kết trong phát triển du lịch sẽ có được nếu phát triển du lịch theo tuyến HLKT.

Ở Việt Nam, phát triển du lịch chưa có sự liên kết mạnh mẽ, nhưng một số địa phương trên cả nước đã có những chương trình liên kết, hợp tác để phát triển du lịch. Thực tế việc phát triển du lịch theo hành lang kinh tế đã, đang và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, thể hiện ở việc tăng số lượng khách du lịch đến một địa phương trên hàng lang đi tiếp sang địa phương khác; đầu tư không trùng lặp giữa các địa phương trên HLKT, tránh được việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương, doanh nghiệp; cùng xúc tiến du lịch, tạo sản phẩm du lịch chung; các tuyến du lịch mới được hình thành, các điểm du lịch được đầu tư nâng cấp và bắt đầu một chu kì sống mới..., lợi thế so sánh của mỗi địa phương được khai thác có hiệu quả để phát triển du lịch. Hiện nay, liên kết phát triển du lịch được nhiều học giả coi là thành công nhất trong liên kết vùng (Ví dụ: liên kết giữa các tỉnh Phú Thọ ­ Yên Bái­ Lào Cai theo HLKT Lào Cai ­ Hà Nội ­ Hải Phòng; liên kết du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ…).

HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội, thực chất là đoạn tuyến HLKT, một bộ phận thuộc về hai hành lang kinh tế quan trọng Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ TP. Hồ Chí Minh

­ Mộc Bài và Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng, có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch nhưng các địa phương phát triển tự phát, chưa liên kết chặt chẽ với nhau nên hiệu quả thấp. Do vậy, để phát triển du lịch có hiệu quả, các địa phương chỉ


có con đường liên kết, cụ thể phát triển du lịch của các địa phương theo tuyến HLKT.

Ngày 11/07/2008 Thủ tướng chính phủ đã kí Quyết định số 98/2008/QĐ­ TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh đến năm 2020. Nội dung của Quy hoạch thể hiện sự hợp tác sâu rộng về mọi lĩnh vực của các địa phương thuộc hành lang, trong đó có lĩnh vực du lịch.

Tháng 11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng ­ Lạng Sơn, đây là một điểm nút trên tuyến HLKT Nam Ninh

Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng. Đây là một trong những động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn nói riêng và toàn hành lang kinh tế Lạng Sơn ­ Hà Nội nói chung, đồng thời có những tác động mạnh mẽ đến sự phát triển du lịch.

Ngày 7/10/2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang đã tổ chức hội thảo liên kết và ký kết chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh và thành phố như: Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang.

Ngày 4/10/2014, Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch tỉnh Bắc Giang phối hợp với Tổng Cục Du lịch, Sở VHTT&DL các tỉnh: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương

tổ chức Hội thảo "Liên kết Phát triển Du lịch Thái Nguyên ­ Bắc Giang ­ Hải

Dương­ Quảng Ninh".

Việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương cho phép khai thác những lợi thế về tài nguyên du lịch, hạ tầng cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực, qua đó tạo ra những sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao, thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch. Có thể nói, liên kết, hợp tác xây dựng sản phẩm, kết nối các tour, tuyến, các khu điểm du lịch là một xu thế tất yếu để phát huy lợi thế so sánh tiềm năng du lịch của mỗi địa phương dọc HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội


Trên lãnh thổ Việt Nam, các HLKT đã đi vào hoạt động và đạt được một số kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên hoạt động du lịch mới chỉ được coi là bộ phận của ngành kinh tế dịch vụ, chưa có sự liên kết riêng biệt, rõ ràng để phát triển du lịch theo tuyến HLKT. Do vậy, có thể lựa chọn, rút ra một số bài học từ việc liên kết để phát triển du lịch của một số tỉnh trên cả nước và sự phát triển kinh tế nói chung theo tuyến HLKT như sau:

­ Thứ nhất, phải phát triển du lịch theo tuyến HLKT và trên cơ sở liên kết các nhà cung ứng dịch vụ du lịch (công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng ăn uống, nhà cung cấp sản phẩm văn hóa nghệ thuật, các nhà hoạt động tâm linh, thể thao, hội nghị, hội thảo, các trung tâm thương mại, các làng nghề truyền thống...).

­ Thứ hai, phát triển du lịch theo tuyến HLKT nhất định phải có sự điều phối của nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, phải kiểm soát, điều chỉnh được các hành vi liên kết theo đúng pháp luật Việt Nam.

­ Thứ ba, xây dựng và phát triển mạng lưới các nhà cung ứng dịch vụ du lịch, đặc biệt là các công ty lữ hành, tạo điều kiện thông thoáng để các nhà cung ứng dịch vụ du lịch hoạt động có hiệu quả nhất, cùng với đó là việc phát triển thị trường, xúc tiến, quảng bá du lịch cũng vô cùng quan trọng.

­ Thứ tư, tôn trọng lợi ích kinh tế (lợi nhuận doanh nghiệp) thì mới tạo ra sự liên kết để phát triển các chuỗi giá trị du lịch, chia sẻ lợi nhuận thỏa đáng giữa các chủ thể tham gia trong chuỗi giá trị du lịch, khuyến khích hơn nữa cộng đồng địa phương tham gia vào chuỗi giá trị du lịch.

Tiểu kết chương 2

1. Tác giả đã làm rõ nội hàm, bản chất của việc phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế, nó là bộ phận cấu thành của các hoạt động kinh tế trên tuyến. Phát triển du lịch theo tuyến HLKT dựa trên sự tự nguyện liên kết các hoạt động du lịch, chính sự liên kết ấy có ý nghĩa then chốt. Tác giả đã chỉ ra 8 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến HLKT và trong đó chỉ ra yếu tố quan trọng nhất là các công ty kinh doanh lữ hành, các hoạt động dịch vụ hỗ trợ phát triển du lịch; đồng thời chỉ ra vai trò quan trọng của


chính quyền các địa phương có tuyến hành lang kinh tế chạy qua. Coi phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế là sự thúc đẩy hoạt động du lịch dựa trên cơ sở liên kết và hợp tác giữa các trung tâm đô thị, các chủ thể tham gia hoạt động du lịch thuộc tuyến với nhau và các địa phương có tuyến hành lang chạy qua. Đồng thời, tác giả đã xác định 5 chỉ tiêu sử dụng để đánh giá kết quả, hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến HLKTvà 2 chỉ tiêu phân tích để tìm ra nguyên nhân

cơ bản dẫn đến kết quả

và hiệu quả

của việc phát triển du lịch theo tuyến

HLKT.

2. Thông qua việc làm rõ cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn phát triển

du lịch tác giả chỉ ra rằng, việc nghiên cứu phát triển du lịch theo tuyến HLKT có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc. Ở Việt Nam, những vẫn đề lý luận cơ bản về phát triển du lịch theo tuyến HLKT đã được trình bày ở chương 2 có thể ứng dụng vào điều kiện nước ta để phát triển du lịch theo các tuyến HLKT. Một số HLKT đã được hình thành và bước đầu cho thấy có ý nghĩa thực tiễn, nếu chúng được tổ chức phát triển kinh tế tốt hơn (nhất là phát triển thương mại và du lịch) thì sẽ đạt được kết quả và hiệu quả cao hơn.

CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ LẠNG SƠN – HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 – 2016


Chương này có mục đích: Dựa trên cơ sở những khoảng trống nghiên cứu đã xác định ở chương 1, cơ sở lý luận đã xây dựng ở chương 2 để phân tích, đánh giá hiện trạng, chỉ ra những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế yếu kém khi phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội. Với tinh thần như vậy, luận án tập trung vào các vấn đề sau:

3.1. Đánh giá tiềm năng, thế mạnh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội

3.1.1. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội


3.1.1.1. Khái quát về HLKT Lạng Sơn – Hà Nội

Hành lang kinh tế Lạng Sơn ­ Hà Nội (không gian du lịch chạy qua 4 địa phương Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội) là một bộ phận thuộc về hai hành lang kinh tế quan trọng Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ TP. Hồ Chí Minh ­ Mộc Bài và Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng, dựa trên sự tồn tại của tuyến trục giao thông huyết mạch chạy qua 4 địa phương Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội, nằm dọc quốc lộ 1A, có tuyến đường sắt Hà Nội ­ Lạng Sơn. Trên tuyến HLKT này có tiềm năng lớn để phát triển thương mại và du lịch. Đoạn HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội dài 180 km, đã được nâng cấp cải tạo hầu hết đạt cấp III, mặt bằng BTN; các đoạn qua thành phố, thị xã, thị trấn đều được mở rộng đạt cấp I, II hoặc xây dựng tuyến tránh. Hiện nay, khi tuyến cao tốc dọc theo trục quốc lộ 1A được hoàn thành, từ Hà Nội khách du lịch có thể dễ dàng tiếp cận tới các điểm du lịch hấp dẫn của các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn.

Tuyến này có vai trò quan trọng đối với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh đến thành phố Hà Nội. Đây cũng là một tuyến giao lưu giữa các tỉnh Nam Trung Quốc đối với Việt Nam, là một đoạn trên tuyến xuyên Á. Trên tuyến có cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị với khối lượng hàng hóa xuất nhập đáng kể và là một trong những đầu mối chính giao lưu với Trung Quốc.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí