3.1.1.2. Khái quát lợi thế so sánh và hạn chế giữa tuyến HLKT Lạng Sơn Hà Nội với các tuyến HLKT khác ở phía Bắc
Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu và điều tra thực tiễn, tác giả đã xác định được các điểm hạn chế và bất lợi, xác định được lợi thế so sánh để phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội, đặt khu vực nghiên cứu trong mối quan hệ với các HLKT khác:
Bảng 3.1: So sánh giữa các tuyến HLKT ở phía Bắc Việt Nam
Điểm lợi thế | Điểm hạn chế, bất lợi | |
1.Tuyến | Có độ dài ngắn nhất (180 Km) | Mới có khoảng |
HLKT Lạng | Có cả đường sắt | 60% tuyến đạt |
Sơn – Hà Nội | Đường kết nối khá hơn so 2 tuyến còn lại | đường cao tốc |
Giàu tiềm năng để phát triển du lịch, nhất | Chịu sự biến động | |
là du lịch với Trung Quốc | lớn từ chính sách | |
Điểm mút Lạng Sơn có lịch sử phát triển | của Trung Quốc đối | |
lâu đời và có mức xuất nhập khẩu với | với thương mại và | |
Trung Quốc với quy mô khá. | du lịch. | |
2.Tuyến | Đã có đường cao tốc từ Hà Nội đến điểm | Có độ dài hơn với |
HLKT Lào | mút Lào Cai | khoảng 342 Km, |
Cai – Hà Nội | Tương đối giàu tiềm năng phát triển du | tương đối xa Hà |
lịch | Nội so với Lạng | |
Có cả đường sắt | Sơn | |
3.Tuyến | Có Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên đặc | Có độ dài khoảng |
HLKT Quảng | biệt hấp dẫn và đã có thành phố Hạ Long | 335 Km (xa Hà Nội) |
Ninh – Hà | khá phát triển và nổi tiếng trên phạm vi thế | Chưa có đường |
Nội | giới | cao tốc thẳng từ Hà |
Có cảng biển nước sâu (cảng Cái Lân) | Nội đi Quảng Ninh. | |
Tương đối giàu tiềm năng phát triển du | ||
lịch |
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Sự Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hành Lang Kinh Tế Và Không Theo Tuyến Hành Lang Kinh Tế
- Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 10
- Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hlkt Lạng Sơn – Hà Nội
- Đánh Giá Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hlkt Lạng Sơn – Hà Nội
- Khách Du Lịch Lãnh Thổ Nghiên Cứu So Với Khách Du Lịch Của Cả Nước
- Cơ Cấu Doanh Thu Du Lịch Theo Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ, 2010 – 2016
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả do tác giả tổng hợp
3.1.2. Những lợi thế để phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội
3.1.2.1. Đặc điểm để phát triển du lịch
Hành lang kinh tế (HLKT) Lạng Sơn – Hà Nội là một trong hai hành lang kinh tế quan trọng ở phía Bắc Việt Nam: Lạng Sơn Hà Nội dọc theo quốc lộ 1A và HLKT Lào Cai – Hà Nội dọc theo quốc lộ số 5. Tổng dân số của lãnh thổ nghiên cứu vào năm 2016 khoảng 11,2 triệu người, trong đó có 4,4 triệu dân thành thị (chiếm khoảng 39% dân số chung). Chỉ tính khoảng 1/3 dân số của 4 tỉnh, thành tham gia du lịch thì đã có tới khoảng 4 triệu người. Khi GRDP/người ngày càng tăng, nhu cầu đi du lịch sẽ ngày càng cao. Trong 4 tỉnh, thành phố thuộc lãnh thổ nghiên cứu thì hai trung tâm đô thị du lịch Hà Nội và Lạng Sơn chiếm phần lớn về quy mô kinh tế, dân số và khách du lịch, giữ vị trí quan trọng và có tính quyết định trong HLKT Lạng Sơn – Hà Nội.
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của các địa phương thuộc lãnh thổ nghiên cứu
Đơn vị | 2010 | 2015 | 2016 | |
1. Dân số | 1000 người | 9.953 | 10.943 | 11.282 |
Lạng Sơn | ‘’ | 736 | 757 | 765 |
Bắc Giang | ‘’ | 1.567 | 1.641 | 1.675 |
Bắc Ninh | ‘’ | 1.032 | 1.154 | 1.198 |
Hà Nội | ‘’ | 6.618 | 7.391 | 7.644 |
+ Nhân khẩu thành thị | 1000 người | 3.378 | 4.295 | 4.440 |
Lạng Sơn | ‘’ | 141 | 149 | 152 |
Bắc Giang | ‘’ | 151 | 186 | 192 |
Bắc Ninh | ‘’ | 269 | 330 | 352 |
Hà Nội | ‘’ | 2.817 | 3.630 | 3.744 |
2. Lao động xã hội | 1000 người | 5.567 | 5.928 | 6.038 |
Lạng Sơn | ‘’ | 462 | 508 | 515 |
Bắc Giang | ‘’ | 978 | 1025 | 1035 |
Bắc Ninh | ‘’ | 581 | 648 | 651 |
Hà Nội | ‘’ | 3.546 | 3.747 | 3.837 |
3. GRDP, giá hiện hành | Tỷ đồng | 339.653 | 763.207 | 913.203 |
Lạng Sơn | “ | 12.736 | 23.738 | 28.203 |
“ | 21.922 | 51.010 | 69.100 | |
Bắc Ninh | “ | 59.176 | 118.413 | 138.628 |
Hà Nội | “ | 245.749 | 570.046 | 677.272 |
4. GRDP, giá 2010 | Tỷ đồng | 324.205 | 534.489 | 635.485 |
Lạng Sơn | “ | 12.736 | 17.559 | 20.861 |
Bắc Giang | “ | 21.922 | 34.488 | 41.427 |
Bắc Ninh | “ | 59.176 | 100.242 | 118.272 |
Hà Nội | “ | 245.749 | 382.200 | 454.925 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [39, 40, 41, 42]
Mỗi địa phương trên tuyến HLKT là một điểm tài nguyên hấp dẫn, với những tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và đặc sắc:
(1) Nhóm 1: Tài nguyên du lịch tự nhiên
+ Tài nguyên núi và hang động: Lạng Sơn, Bắc Giang nằm trong vùng Đông Bắc, địa hình chủ yếu là núi thấp, có giá trị nhất để phát triển du lịch là các vùng núi đá vôi, tạo nên sự tương phản địa hình đẹp, cảnh sắc đẹp như Tây
Yên Tử, Mẫu Sơn, núi Phai Vệ, là nơi thích hợp để xây dựng các khu nghỉ
dưỡng vừa phát triển loại hình du lịch khám khá (du lịch leo núi, treckking). Cùng với đó là các hang động caxtơ trong lòng núi đá vôi, cảnh sắc đẹp như Nhất, Nhị Thanh, Tam Thanh, hang Gió (Lạng Sơn) thích hợp để phát triển sản phẩm du lịch tham quan, khám phá.
+ Khu bảo tồn tự nhiên, rừng: Hiện tại trên tuyến HLKT có 2 khu bảo tồn tư nhiên (Rừng cấm nguyên sinh Khe Rỗ và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang) là nơi sinh trưởng của các loài động vật quý hiếm (hươu, khỉ, hổ, sơn dương, sóc bay…), nhiều lâm sản quý và hàng ngàn cây thuốc nam;Rừng đặc dụng Hữu Liên, rừng hồi, rừng dẻ (Lạng Sơn) … Đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái.
+ Các cảnh quan nông nghiệp, phương thức sản xuất: Hiên nay, cùng với chính sách giao đất giao rừng cho người dân canh tác và quản lý, nhiều khu vườn sinh thái nông nghiệp được hình thành, vừa cung cấp đặc sản địa phương cho du
khách vừa phát triển du lịch sinh thái, du lịch sinh thái nông thôn, homestay… điển hình là các vườn đồi vải thiều bạt ngàn Lục Ngạn (Bắc Giang), vườn na Đồng Bành (Lạng Sơn), vườn hồng không hạt, cam, bưởi…
+ Hệ thống sông, suối, hồ: Chảy qua địa bàn các tỉnh, thành thuộc HLKT Lạng Sơn Hà Nội có các dòng sông sông Kỳ Cùng (hệ thống sông Tây Giang), sông Thương và sông Lục Nam (hệ thống sông Thái Bình), sông Hồng, sông Cầu. Các dòng sông vừa có giá trị thủy lợi vừa tạo nên những phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, đặc trưng, kì thú hấp dẫn khách du lịch cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, picnic, du lịch mạo hiểm (du lịch sông Hồng, du lịch đạp xe dọc sông Cầu qua các làng quê thanh bình của Bắc Giang: Làng Vân, làng Gốm Thổ Hà…). Ngoài ra, hệ thống suối, hồ phong phú cũng là thế mạnh hấp dẫn khách du lịch như: Khu thắng cảnh Suối Mỡ, suối Nước Vàng, thác Ba Tia (Lục Nam, Bắc Giang), hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang); hệ thống hồ đẹp, tạo nên giá trị cảnh quan rất riêng của Hà Nội: như Hồ
Tây, hồ
Hoàn Kiếm, hồ
Quan Sơn, Suối Hai, đầm Vân Trì, Ao Vua, Khoang
Xanh – Suối Tiên, hồ Đại Lải… thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, khám phá.
(2) Nhóm 2: Tài nguyên du lịch văn hóa
+ Lễ hội: Các địa phương dọc theo tuyến HLKT, hàng năm có hàng nghìn lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, nhỏ khác nhau chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu. Lạng Sơn với các lễ hội nổi tiếng: Lễ hội đầu pháo đền Tả Phù (Hội đền Tả Phù), lễ hội Tam Thanh, hội đền Kỳ Cùng, lễ hội Đồng Đăng, lễ hội đền Bắc Lệ…; Bắc Giang với các lễ hội nổi tiếng như: Lễ hội Xương Giang (thành phố Bắc Giang), lễ hội Y Sơn (Hiệp Hòa), lễ hội suối Mỡ, lễ hội chùa Cao (Lục Nam); lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng)…; Bắc Ninh là “xứ sở hội hè” với các lễ hội nổi tiếng: Hội Lim, hội chùa Dâu, hội đền Bà Chúa Kho, lễ
hội đền Đô, lễ hội Phù Đổng…; Hà Nội có các lễ hội nổi tiếng: Lễ hội đình và đền Kim Liên, Hội chùa Tây Phương, Hội Gióng ở đền Sóc, lễ hội Phù Đổng, lễ hội Đống Đa, lễ hội Cổ Loa, hội đền Quán Thánh… Đây là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch lễ hội, du lịch tâm linh, du lịch miền quan họ.
+ Di tích lịch sử và danh thắng: Với bề dày lịch sử, văn hóa, gắn liền cới cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, các địa phương dọc HLKT Lạng Sơn Hà Nội có các di tích lịch sử và danh thắng rất phong phú và đa dạng, đây là cơ sở để phát triển du lịch văn hóa, du lịch văn hóa lịch sử: Lạng Sơn từ xa xưa đã nổi tiếng là đất “Trấn doanh bát cảnh”, nhiều địa danh nổi tiếng như ải
Chi Lăng, Bắc Sơn, đường số
4, thành nhà Mạc...; Bắc Giang:
chùa Vĩnh
Nghiêm (huyện Yên Dũng) nơi lưu giữ kho Mộc Bản với 3.050 bản ván khắc đã được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á Thái Bình Dương năm 2012, di tích Yên Thế,…; Bắc Ninh: Thành cổ Luy Lâu, khu di tích nhà Lý, lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, hệ thống di tích thờ các danh nhân văn hóa như Cao Lỗ Vương, Lý Công Uẩn, Lê Văn Thịnh…; Hà Nội thủ đô nghìn năm văn hiến nổi tiếng với các di tích: Hoàng Thành Thăng Long, hệ
thống các văn bia tiến sĩ thời Lê Mạc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám được
UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế
giới của UNESCO, Tháp Rùa hồ Hoàn Kiếm, thành Cổ Loa…
+ Làng nghề truyền thống: Nhiều làng nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm đã và đang đóng vai trò là điểm nhấn quan trọng, tạo nên những nét riêng biệt của du lịch dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội như: Làng nghề làm bánh cao khô Vạn Linh (Chi Lăng), cao khô xã Tân Liên, nghề thổ cẩm ở xã Hòa Cư, nghề nấu rượu ở xã Công Sơn, Mẫu Sơn (Cao Lộc),
nghề
làm ngói (âm dương) ở
xã Quỳnh Sơn (Bắc Sơn),… (Lạng
Sơn); Rượu
làng Vân, mây tre đan Tăng Tiến, mỳ Chũ, bánh đa Kế, gốm Thổ Hà… (Bắc
Giang); làng gốm Phù Lãng, tranh dân gian Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái… (Bắc Ninh); Nón Làng Chuông, làng rối nước Đào Thục, làng thêu Quất Động, làng lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng… (Hà Nội). Đây là tiềm năng để phát triển loại hình du lịch làng nghề, du lịch văn hóa.
+ Truyền thống văn hóa: Các địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn – Hà Nội, là miền đất tụ cư của nhiều dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng thể hiện qua tiếng nói, trang phục truyền thống, nếp sống sinh hoạt, văn hóa ẩm thực, lời ca tiếng hát và cách thức sản xuất một số nghề thủ công, văn hóa nghệ thuật dân gian… tất cả đã làm một bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú cơ sở để phát triển du lịch văn hóa: các làn điệu dân ca, hát then, hát sli, hát lượn... làm say đắm lòng người, những phiên chợ vùng cao (Lạng Sơn); hát chèo, quan họ, then, sli, lượn... (Bắc Giang); hát quan họ (Bắc Ninh); hát chèo, ca trù (Hà Nội)…
+ Các tài nguyên bổ trợ: ngoài các tài nguyên kể trên, các tài nguyên bổ trợ cũng góp phần quan trọng tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù của tuyến HLKT Lạng Sơn Hà Nội, tạo nên sức cạnh tranh với các địa phương khác như: Hệ thống các bảo tàng (Hà Nội), điều kiện để phát triển du lịch văn hóa,
nghiên cứu; Hệ thống các bệnh viện hiện đại, phát triển du lịch chữa bệnh,
nghỉ dưỡng; Các công trình kiến trúc đương đại (Tòa nhà Quốc hội, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Trung tâm thương mại…), phát triển du lịch MICE; Các khu Resort (resort Asean, Đại Lải…), phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch MICE; Cửa khẩu quốc tế Tân Thanh, Cốc Nam, Hữu Nghị, Chi Ma (Lạng Sơn) sôi động, phát triển du lịch mua sắm, du lịch vùng biên,…; Văn hóa ẩm thực phong phú của các địa phương, phát triển du lịch ẩm thực…
Tài nguyên du lịch trên tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội đa dạng và phong phú, cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa, nhưng thực tế, theo
điều tra của tác giả chưa có sự liên kết mạnh giữa các trung tâm đô thị du lịch để tạo ra các sản phẩm du lịch liên kết đặc thù dọc theo tuyến HLKT, các công ty kinh doanh lữ hành chủ yếu mới thiết kế các tour đưa khách đến thẳng các điểm du lịch, chưa có sự liên kết, nối tour dọc theo HLKT.
3.1.2.2. Hạ tầng kinh tế xã hội
Hành lang kinh tế Lạng Sơn Hà Nội dọc theo tuyến trục giao thông 1A dài 180 km, đoạn Hà Nội Bắc Giang đã được xây dựng cao tốc. Mỗi thành phố
trên tuyến là một trung tâm đô thị
du lịch, để
phát triển du lịch theo tuyến
HLKT, các đô thị này phải liên kết với nhau tạo thành “chuỗi đô thị” và có sức lan tỏa ra các khu vực lân cận, trong đó 2 đô thị du lịch quan trọng nhất là 2 “đầu mút” (Hà Nội, Lạng Sơn), mỗi trung tâm đô thị du lịch và vùng phụ cận có những tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh khác nhau.
+ Trung tâm đô thị du lịch TP. Lạng Sơn và phụ cận: Lạng Sơn, mảnh đất địa đầu của Tổ quốc, với diện tích tự nhiên là: 8.331,24 km2, có 253 km đường biên tiếp giáp với Quảng Tây Trung Quốc, có 02 cửa khẩu quốc tế đường sắt và đường bộ, 02 cửa khẩu quốc gia và 7 các cặp chợ đường biên. Với hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt và đường bộ nối Lạng Sơn với các tỉnh trong nước và ngoài nước. Có các tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1A nối liền Lạng Sơn Hà Nội, quốc lộ 1B Lạng Sơn Thái Nguyên, quốc lộ 4A Lạng Sơn Cao Bằng, quốc lộ 4B Lạng Sơn Quảng Ninh, quốc lộ 31 Lạng Sơn Bắc Giang, quốc lộ 279 Lạng Sơn Bắc Kạn và tuyến đường sắt liên vận Quốc tế Việt Trung. Với vị trí địa lý quan trọng và khả năng tiếp cận thuận lợi với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong khu vực nhờ hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt tương đối phát triển, Lạng Sơn có những lợi thế nhất định để phát triển ngành du lịch.