Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hành Lang Kinh Tế


Quốc Bình đã làm rõ vấn đề rủi ro, tổn thất trong hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng trở thành vấn đề lớn khi Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế. Đề tài đã đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp bên trong và bên ngoài các công ty du lịch trên địa bàn Hà Nội, nhằm phòng ngừa các rủi ro, giảm thiểu tổn thất trong hoạt động kinh doanh du lịch [3].

+ Theo tác giả Hoàng Thanh trong bài viết “The tourist Supply Chain has Beenaffected severely by the components of the E­Tourist” đã bàn về chuỗi cung ứng du lịch: là hệ thống các hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách du lịch cùng theo đuổi mục đích đưa ra các sản phẩm du lịch chất lượng cao đến du khách một cách có hiệu quả nhất. Tác giả cho rằng, một chuỗi giá trị du lịch gồm 4 thành phần: Nhà cung cấp dịch vụ bổ trợ, nhà điều hành tour du lịch, đại lí du lịch và khách hàng. Chuỗi giá trị du lịch là công cụ đắc lực để điều hành và quản

lí du lịch, muốn mang lại lợi nhuận cao cho các chủ

thể

tham gia kinh doanh

trong ngành du lịch thì phát triển theo chuỗi giá trị du lịch, có lẽ sẽ giải quyết được vấn đề [83].

+ Trong bài viết hội thảo “Bàn về giải pháp phát triển chuỗi giá trị du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội”, tác giả Ngô Doãn Vịnh ­ Ngô Thúy Quỳnh, cho rằng chuỗi giá trị du lịch được coi là chuỗi cung ứng dịch vụ cho du khách trên cơ sở liên kết (theo nguyên tắc đồng bộ ­ tự nguyện ­ tự giác ­ cùng có lợi) tất cả các hoạt động/khâu dịch vụ liên quan đến du lịch để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao cho xã hội, có giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế và đem lại lợi nhuận cao hơn cho tất cả các chủ thể tham gia chuỗi giá trị ấy nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của một quốc gia hoặc một địa phương. Các tác giả cho rằng, công ty kinh doanh lữ hành giữ vai trò nòng cốt trong việc hình thành điều hành và kết nối trong chuỗi giá trị du lịch [57].

Phát triển du lịch theo tuyến HLKT chỉ được nhắc đến trong các chương trình hợp tác, các dự án như một ngành kinh tế dịch vụ, chưa có những nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của HLKT đến sự phát triển du lịch, hay đóng góp của ngành kinh tế du lịch trong HLKT, vấn đề đánh giá riêng rẽ về kết quả, hiệu quả


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

phát triển du lịch theo tuyến hành lang chưa được nghiên cứu sâu sắc và rõ nét…, cụ thể:

­ Trong đề án “Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài”, đã nêu lên hiện trạng hoạt động du

Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 6

lịch (số

khách du lịch, cơ sở

lưu trú, số

lao động trong ngành du lịch…), các

phương hướng phát triển du lịch của các tỉnh dọc hành lang, nhưng chưa phân

tích và đi sâu vào sự

kết nối để

phát triển du lịch của các địa

phương dọc

HLKT… [9]. Điểm cực kỳ quan trọng và lý thú của Đề án này là tại các trang từ 124 đến 127 khi trình bày về phương hướng phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế đã cho biết nếu trước 2010 (2001­ 2010) cả số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch của toàn tuyến hành lang kinh tế chỉ tăng khoảng 8,1% thì khi phát triển du lịch đến 2030 (2015­2030) trên cơ sở liên kết chặt chẽ theo tuyến thì chỉ số về tốc độ tăng trưởng khách du lịch đã lên tới khoảng 14,3%. Như vậy có thể thấy rằng, do phát triển du lịch theo tuyến và nhờ có sự liên kết hiệu quả nên việc phát triển du lịch theo tuyến đã mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với trường hợp không phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế TP. Lạng Sơn – TP. Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh – TX. Mộc Bài, nếu so hai con số 14,3% với 8,1% thì gấp 1,79 lần.

­ Trong báo cáo đề án “Phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và các cực tăng trưởng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”: Du lịch được đánh giá

là ngành kinh tế

quan trọng, nhiều trung tâm du lịch được đầu tư

phát triển,

nhiều dự án đầu tư cho phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng đã được

triển khai, đã đề cập đến sự kết nối giữa các điểm du lịch, trung tâm du lịch

trong các hành lang và các vành đai kinh tế, tuy nhiên đề án chưa đề cập sâu đến mức độ ảnh hưởng của HLKT, cực tăng trưởng, vành đai kinh tế đến sự phát triển du lịch và ngược lại [10].

­ Trong Đề án Quy hoạch “Phát triển HLKT Lào Cai ­ Hà Nội ­ Hải

Phòng; Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh và hành lang Đông ­ Tây


(Việt Nam; 2007)”, du lịch cũng chỉ được đề cập ở góc độ đánh giá tiềm năng, hiện trạng và phương hướng phát triển, hình thành xây dựng các tour, tuyến du lịch xuyên hành lang,…chưa nghiên cứu sâu về mức độ ảnh hưởng của HLKT đến phát triển du lịch và ngược lại, cũng như sự liên kết để phát triển du lịch của các địa phương dọc theo HLKT…[7], [4]. Một điểm khá hấp dẫn, là tại các trang 73­74­75 của Báo cáo tổng hợp quy hoạch đến 2030 Đề án đã chỉ ra rằng, hiệu quả đem lại do phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế TP. Lạng Sơn – TP. Hà Nội – TP. Hải Phòng trên cơ sở liên kết thống nhất các hoạt động giữa các thành phố trên tuyến hành lang này. Nếu trước năm 2010 (2001­2010) tốc độ

tăng số

lượng khách du lịch và doanh thu của các hoạt động du lịch chỉ

đạt

khoảng 6­6,5%/năm thì ở thời kỳ 2015­2030 tốc độ tăng của khách du lịch đạt tới 14­15%/năm. Nói cụ thể hơn, tốc độ tăng khách du lịch và doanh thu du lịch ở thời kỳ 2015­2030 theo tuyến hành lang kinh tế TP. Lạng Sơn – TP. Hà Nội – TP. Hải Phòng gấp khoảng 2,33 lần so với số đạt được trong thời kỳ 2001­2010. Tức là, do phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế trên cơ sở có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tốt hơn hẳn đã làm cho sự phát triển du lịch trên tuyến này đem lại hiệu quả rõ rệt.

Các nghiên cứu, tài liệu, bài viết nói trên đã làm sáng tỏ những quan điểm, nội dung cơ bản về du lịch, sự phát triển du lịch, chuỗi giá trị du lịch... Tuy nhiên, vấn đề về liên kết để phát triển du lịch các tác giả chưa đề cập đến nhiều, đặc biệt liên kết để phát triển du lịch theo một tuyến trục giao thông, cụ thể là theo một HLKT.

­ Tại địa bàn nghiên cứu: Đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu

nghiên cứu về sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương, mới chỉ có

những luận văn thạc sĩ, các nghiên cứu về sự phát triển du lịch riêng lẻ của từng địa phương như: Tổ chức lãnh thổ du lịch của tỉnh Bắc Giang (Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2006), Phát triển du lịch Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Phạm Đức Vinh, 2015), Phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bắc Ninh (Phạm Văn Hậu, 2015)... và các nghiên cứu về phát triển du lịch Hà Nội (đã nói ở trên). Giữa các tỉnh đã tổ


chức các Hội thảo về liên kết phát triển du lịch, điển hình như: Hội thảo liên kết và ký kết chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh và thành phố như: Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang (ngày 7/10/2012), do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang đã tổ chức, nhưng đến nay du lịch của các địa phương

vẫn chưa thực sự mình...

liên kết phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của

Tóm lại, qua những công trình nghiên cứu trên, mặc dù chưa đi sâu nghiên cứu sự phát triển du lịch dọc theo HLKT, nhưng tác giả luận án đã kế thừa được nhiều vấn đề về cơ sở lý luận, cách đánh giá một số chỉ tiêu phát triển du lịch,… để vận dụng trong luận án của mình.

Tiểu kết chương 1:

(1). Những điểm có thể kế thừa cho luận án

­ Tuyến hành lang kinh tế đã là hiện tượng của thực tiễn phát triển kinh tế

­ xã hội của nhiều quốc gia cũng như của nhiều vùng lãnh thổ. Nhờ sự hiện hữu của một tuyến giao thông huyết mạch mà các hoạt động kinh tế nếu được tổ chức sẽ phát triển lớn mạnh và gấp nhiều lần nếu so với việc phát triển tự phát và không được tổ chức theo tuyến HLKT.

­ Hai Đề án quy hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế: TP. Lạng Sơn – TP. Hà Nội ­ TP. Hồ Chí Minh và tuyến hành lang kinh tế TP. Lạng Sơn ­ TP. Hà Nội ­ TP. Hải Phòng của Viện Chiến lược Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt) cho thấy giá trị to lớn của việc phát triển kinh tế mà trong đó có sự phát triển mạnh mẽ của thương mại, du lịch.

­ Các công trình trong và ngoài nước đề cập nhiều tới các yếu tố ảnh

hưởng tới phát triển du lịch, chẳng hạn như tài nguyên du lịch, mức sống dân cư và chính sách của nhà nước, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Trong các nghiên cứu ấy đã có một số điểm quan trọng có thể kế thừa cho luận án.

(2). Những hạn chế nổi bật trong nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về lĩnh vực nghiên cứu phát triển du lịch theo tuyến HLKT


Nhìn chung các công trình đề cập nhiều đến tuyến hành lang kinh tế, mà gắn với nó chủ yếu là hoạt động thương mại và công nghiệp. Tuy 2 đề án quy hoạch tuyến hành lang kinh tế của Viện Chiến lược phát triển có đề cập tới phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế nhưng lại chưa đề cập tới các vấn đề lý luận: Thế nào là phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển và hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế. Nhìn chung cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn phát triển du lịch theo tuyến HLKT ở Việt Nam nói chung và sự phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội nói riêng.

Các học giả trong và ngoài nước, đã đề cập nhiều đến điểm du lịch, vùng du lịch, tuyến du lịch, tour du lịch (họ đề cập tương đối nhiều tới các trung tâm du lịch, tiềm năng phát triển du lịch, kết cấu hạ tầng và giá cả cho các sản phẩm du lịch, số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch…) nhưng chưa nghiên cứu du lịch theo tuyến HLKT.

(3). Những vấn đề luận án sẽ phải đi sâu nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu các kết quả đã được tổng quan, tác giả luận án đã xác định những nội dung mà luận án cần tập trung nghiên cứu, đi sâu, làm rõ gồm: Thế nào là phát triển du lịch theo tuyến hành lang; Phát triển du lịch theo tuyến hành lang gồm có những nội dung gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo tuyến hành lang là gì? Trong đó yếu tố nào là quan trọng nhất? Nội dung và chỉ tiêu

đánh giá kết quả và hiệu quả theo tuyến hành lang là gì? Hiệu quả và kết quả phát triển du lịch theo tuyến HLKT

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ


Chương này có mục đích xây dựng cơ sở lý thuyết phục vụ việc nghiên cứu của toàn bộ luận án. Trên cơ sở kết quả tổng quan và phân tích thực tiễn


phát triển tuyến hành lang kinh tế, phát triển du lịch ở Việt Nam và của một số quốc gia, tác giả nghiên cứu, làm rõ những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế để vận dụng vào việc nghiên cứu phát triển du lịch theo tuyến hành lang Lạng Sơn – Hà Nội. Với tinh thần như thế, luận án tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản dưới đây:

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Hành lang kinh tế trong mối quan hệ với phát triển du lịch

2.1.1.1. Hành lang kinh tế và ý nghĩa của nó đối với phát triển du lịch

HLKT được hiểu như thế nào, nội hàm của nó là gì và ý nghĩa của nó ra sao đối với phát triển kinh tế ­ xã hội (trong đó có phát triển du lịch) là một trong những vấn đề quan trọng mà luận án nghiên cứu. Về vấn đề này, chủ yếu tác giả kế thừa những tư tưởng, quan điểm của các học giả đã nghiên cứu về tuyến hành lang kinh tế như đã được nêu ở phần tổng quan (Họ được xem là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về tuyến hành lang kinh tế):

­ Tác giả đồng tình với quan điểm của học giả Brian Marrian, Freeman, Ziv [67] cho rằng, “Không gian của HLKT được xác định là khu vực rộng khoảng 2km về mỗi bên của tuyến trục giao thông chính. Các hạt nhân trên dọc tuyến trục này kết nối với nhau. Tuyến trục này phát triển kết nối các mạng lưới giao thông trong toàn bộ khu vực. Sự liên kết giữa các hạt nhân (trung tâm) tạo nên động lực thúc đẩy kinh tế theo chiều lan tỏa từ trung tâm hạt nhân ra các khu vực liền kề. HLKT kết nối các nút hoạt động đi qua các đô thị xung quanh một trục giao thông chính có khả năng tiếp cận với các vùng phụ cận có mật độ dân số cao và nguồn cung cấp nguyên liệu lớn. Hoạt động của hành lang tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao dân trí và đời sống của cư dân vùng phụ cận.

­ Tác giả tán thành với quan điểm của học giả Campbell MM và Meades EE [68] nhấn mạnh, HLPT là một tuyến trục đáp ứng được các yêu cầu sau: (1) Hai đầu mối giao thông phải được liên kết của 1 trục giao thông; (2) Các trung


tâm phải phụ thuộc lẫn nhau; (3) Sự tương tác phải đòi hỏi tiềm năng phát triển hơn nữa; (4) Trục phải tăng trưởng cả về kinh tế và nội lực. Tuy nhiên trong nghiên cứu này 2 tác giả chưa đề cập cụ thể đến điều kiện hình thành HLPT, cũng như những phương pháp để thúc đẩy sự tăng trưởng trong HLPT.

­ Tác giả đồng tình với quan điểm của học giả Ngô Doãn Vịnh [55, 52] (tr 422 ­ 425) cho rằng, ”HLKT là kết quả một tuyến trục giao thông gắn với sự phân bố tập trung các hoạt động kinh tế (có sự phối hợp chặt chẽ) dọc tuyến. Nhờ sự phát triển và phân bố như vậy đã tạo ra các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế trong đó có du lịch theo tuyến, làm cho các hoạt động kinh tế của tuyến trở thành đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung”.

­ Cũng như vậy, tác giả đồng tình với quan điểm của học giả Nguyễn Văn Lịch [21] và cho rằng, “HLKT là một tuyến nối liền các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia nhằm mục đích liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các khu vực địa ­ kinh tế nằm trên cùng một dải theo trục giao thông thuận lợi nhất cho việc lưu thông hàng hóa và liên kết kinh tế giữa các vùng bên trong, cũng như các vùng cận kề với hành lang”.

Từ các kết quả đã được tổng quan và quan sát thực tiễn phát triển tuyến

HLKT ở nước ta và ở một số quốc gia, tác giả luận án cho rằng, HLKT hình

thành trên cơ sở có một tuyến trục giao thông huyết mạch và trên đó có sự tồn tại các trung tâm đô thị ­ kinh tế đi kèm với các hoạt động kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau mà trong đó có hoạt động du lịch; các chủ thể hay pháp nhân kinh tế liên kết tự nguyện cùng phát triển; nhờ đó mà các hoạt động kinh tế có được hiệu quả cao hơn và bền vững hơn.

Các hoạt động kinh tế tiêu biểu và quan trọng trên tuyến HLKT gồm có: hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch. Các luồng khách du lịch, hàng hóa tạo nên sức sống cho tuyến hành lang kinh tế. Các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực du lịch liên kết với nhau theo nguyên tắc cùng có lợi và cùng phát triển. Nói


cách khác, trên tuyến HLKT có nhiều hoạt động kinh tế, các hoạt động kinh tế thường chỉ vì lợi ích kinh tế của mình và trước mắt nên thường xảy ra những xung đột không đáng có; hoạt động kinh tế này dễ dẫn đến tổn hại về lợi ích kinh tế cho các hoạt động kinh tế khác nếu các hoạt động kinh tế không được kiểm soát và quản lý theo mục đích phát triển chung.

2.1.1.2. Đặc điểm của tuyến hành lang kinh tế trong quan hệ với phát triển du lịch a). Các hành lang kinh tế không có một ranh giới pháp lý cụ thể

Sự phát triển theo tuyến trục của HLKT không phụ thuộc vào lãnh thổ ­ hành chính mà phụ thuộc vào ảnh hưởng (gồm sức hút và ảnh hưởng lan tỏa) của chính tuyến trục. Phạm vi ảnh hưởng hay sức lan tỏa của HLKT phụ thuộc nhiều vào dòng vận chuyển hàng hóa, dịch vụ trên tuyến trục cũng như sức hút của các cực trung tâm nằm ở vị trí thích hợp trên tuyến hành lang đó. Vì vậy, đặc điểm quan trọng cần nhấn mạnh đầu tiên: HLKT là một hình thức TCLT kinh tế mang tính ước lệ. HLKT không giống như các hình thức TCLT kinh tế khác là có phạm vi lãnh thổ nhất định. Phạm vi của HLKT thường có sự biến đổi theo thời gian. Tuy vậy, tại một thời điểm nhất định chúng ta vẫn có thể xác định được một cách tương đối phạm vi tác động và ảnh hưởng của chúng.

Chính đặc điểm này không dẫn tới việc khép kín phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế. Nó là tiền đề để liên kết phát triển du lịch theo tuyến một cách dễ dàng nếu các chủ thể mong muốn.

b). Hành lang kinh tế thường không có cơ quan Nhà nước quản lý trực tiếp

Do các tuyến hành lang đi qua nhiều địa bàn khác nhau thuộc các địa phương khác nhau trên một vùng lãnh thổ nào đó nên chủ thể quản lí (ban quản lí) thường rất khó xác định. Mỗi địa phương mà tuyến HLKT đi qua chỉ quản lí một phần nhất định của tuyến đó, vì vậy việc hình thành và phát triển các HLKT cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương thì mới có thể khai thác hiệu quả và bền vững các HLKT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023