Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 10


2.2.2. Từ thực tiễn Việt Nam

Ý tưởng về xây dựng và phát triển các HLKT đã được nhiều nhà nghiên cứu đề xuất từ những năm 90 của thế kỉ XX ở nước ta. Tuy nhiên, ý tưởng xây

dựng và phát triển các HLKT chỉ

thực sự

phát triển mạnh khi Hội nghị Bộ

trưởng các nước tiểu vùng sông Mê Kông lần thứ

8 họp tại thủ

đô Manila

(Philippin) tháng 9/1998 do ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chủ trì. Hiện nay, nhiều HLKT đã và đang được hình thành trên cả nước, tiêu biểu là các HLKT sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

1). HLKT Lào Cai ­ Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh và HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh trong hợp tác phát triển Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam ­ Trung Quốc.

2). HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ TP. Hồ Chí Minh ­ Mộc Bài trong hợp

tác phát triển theo ý tưởng "Một trục hai cánh" (nay đổi thành “Vành đai và con đường”).

3). HLKT đường 51 (TP Hồ Chí Minh ­ Biên Hòa ­ Vũng Tàu) 4). Hành lang Đông Tây khu vực miền Trung Việt Nam.

Mục tiêu chung của việc phát triển các HLKT ở Việt Nam, đặc biệt là các HLKT liên kết với Trung Quốc, liên kết xuyên Á là nhằm:

(1). Góp phần tăng cường, mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch giữa các địa phương trong1 quốc gia vì lợi ích và sự phồn thịnh.

(2). Góp phần đẩy nhanh quan hệ hợp tác giữa các địa phương, giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN.

(3). Cho phép sử dụng có hiệu quả hơn các tiềm năng sẵn có của các địa phương trong 1 quốc gia trên các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác tài nguyên, du lịch. Phát triển du lịch theo tuyến HLKT chưa được đề cập nhiều trong mục tiêu chung của sự phát triển các HLKT. Nhưng thực tế, HLKT cũng có vai trò quan trọng thúc đẩy khả năng mở


rộng kinh doanh đón khách và tăng nguồn thu cho ngân sách. Hiện nay, ở nước ta đã hình thành nhiều tuyến du lịch quan trọng như:

Trên lãnh thổ Việt Nam đã hình thành một số tuyến du lịch nổi tiếng. Đó là Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh, Hà Nội ­ Việt Trì ­ Yên Bái ­ Lào Cai ­ Sa Pa, Huế ­ Đà Nẵng ­ Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh ­ Biên Hòa ­ Vũng Tàu... hoặc TP. Hồ Chí Minh ­ Đà Lạt... Các tuyến du lịch này cũng được hình thành trên một hoặc 2 tuyến giao thông huyết mạch giống như các HLKT, một số tỉnh

đã có những chương trình hợp tác, liên kết để phát triển du lịch như: Liên kết

Phát triển Du lịch Thái Nguyên­ Bắc Giang ­ Hải Dương ­ Quảng Ninh,liên kết phát triển du lịch giữa Bắc Giang ­ Hà Nội ­ Lạng Sơn, liên kết phát triển du lịch Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc, liên kết phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh Tây Bắc (gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú

Thọ và Hà Giang)… Ngoài ảnh hưởng trực tiếp thể hiện qua mạng lưới giao

thông và các điểm du lịch trong hành lang, sự phát triển của HLKT cũng giúp đời

sống người dân được cải thiện, làm tăng nhu cầu hưởng thụ chung và du lịch nói riêng.

các dịch vụ

nói

2.2.2.1. Tuyến hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh

Vùng (lãnh thổ)

ảnh hưởng trực tiếp của tuyến HLKT

Côn Minh­Lào

Cai­Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh bao gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh có diện tích tự nhiên khoảng 29.049 km2, dân số khoảng 12,7 triệu người, chiếm

8,8% về diện tích tự nhiên và 15,3% về dân số so với cả nước (2016). Đây là

những tỉnh có tiềm năng du lịch rất phong phú đặc sắc, tạo tiền đề cho sự liên kết phát triển du lịch, khách du lịch có thể di chuyển theo các tuyến đường sắt đi dọc hành lang là Hà Nội ­ Lào Cai, Hà Nội ­ Hải Phòng, Hà Nội ­ Lạng Sơn và 4 tuyến xuất phát từ Hà Nội đi các nơi: Hà Nội ­ TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội ­ Đồng Đăng (Lạng Sơn), Hà Nội ­Thái Nguyên (Đông Anh ­ Quán Triều); Hà Nội ­ Hạ Long (Quảng Ninh).


Giữa các địa phương trong HLKT đã liên kết với nhau để phát triển du lịch, điều đó chứng tỏ du lịch là một hướng phát triển quan trọng trong HLKT. Như liên kết phát triển sản phẩm du lịch các tỉnh Tây Bắc (gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Hà Giang)… hay liên kết giữa các tỉnh Phú Thọ ­ Yên Bái ­ Lào Cai theo HLKT Lào Cai ­ Hà Nội ­ Hải Phòng [59].

Thời gian qua, cùng với việc tăng cường quan hệ

chính trị

với Trung

Quốc, hoạt động hợp tác phát triển du lịch giữa hai nước nói chung cũng như hoạt động du lịch trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nói riêng đã có những bước tiến đáng kể. Hội nghị hợp

tác hành lang kinh tế

5 tỉnh, thành phố

lần thứ

VI “Phát huy tiềm năng, tăng

cường hợp tác về du lịch, giao lưu văn hóa trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh

– Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng ­ Quảng Ninh” (2010) đã mở ra nhiều cơ hội cho phát triển du lịch giữa các địa phương dọc HLKT.

Sự phát triển các tuyến HLKT đến năm 2020 của nước ta thể hiện trong hình 2.2:, HLKT Lạng Sơn – Hà Nội là một đoạn tuyến HLKT thuộc về hai hành lang kinh tế quan trọng Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ TP. Hồ Chí Minh ­ Mộc Bài và Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng.


Phát triển tuyến hành lang kinh tế Việt Nam đến năm 2020 9 2 2 2 2 Tuyến hành 1

Phát triển tuyến hành lang kinh tế Việt Nam đến năm 2020 [9]


2.2.2.2. Tuyến hành lang kinh tế Đông ­ Tây (EWEC)

EWEC là một trong 3 sáng kiến về hành lang kinh tế trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) do ADB và Nhật Bản khởi xướng, đã được thảo luận thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng các quốc gia GMS gồm Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, lần thứ 8 tổ chức tại Philippines tháng 10/1998 và được Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 chính thức đưa vào Chương

trình hành động Hà Nội tháng 12/1998. HLKT là ý tưởng về việc sử dụng sự kết

nối về giao thông, năng lượng, du lịch và chính sách thuận lợi cho khu vực tư nhân... nhằm tận dụng lợi thế về quy mô để phát huy tiềm năng phát triển giữa các vùng, miền của các nước GMS nằm dọc hành lang. EWEC dài 1450km, đi qua 4 nước, bắt đầu từ thành phố cảng Mawlomyine (Myanmar) đi qua Thái Lan, Lào vào Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị) và kết thúc tại cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng.

Ngày 28/7/2012 Hội thảo quốc tế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với chủ đề: "Hợp tác phát triển kinh tế ­ du lịch Hành lang kinh tế Đông ­Tây (EWEC)". Hơn 20 tham luận của các đại biểu trong và ngoài nước đã khẳng định tiềm năng, lợi thế và cơ hội to lớn của EWEC trong phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ ở các địa phương của 4 quốc gia hưởng lợi từ EWEC; đánh giá tiềm năng, lợi thế của tỉnh Quảng Trị trên EWEC trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và giao lưu văn hóa; xác định các luận cứ khoa học làm căn cứ để các địa phương trên EWEC đề ra chủ trương, chính sách và giải pháp phù hợp phát triển kinh tế, thương mại và du lịch; thu hút đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực phát triển.

EWEC có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên hiện nay vẫn chủ yếu là du lịch đường không. Du lịch đường bộ mới chỉ có tuyến Thái Lan ­ Lào là tương đối phát triển. Tại hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch trên EWEC như: các quốc gia trong vùng cần tiếp thị tiểu vùng như một điểm đến duy nhất với chiến lược quảng cáo


chung để tạo sức mạnh tổng hợp; nghiên cứu xây dựng chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đi lại trong khu vực EWEC; giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà, lệ phí, áp dụng công nghệ tiên tiến kiểm soát tại khu vực cửa khẩu Quốc tế đường bộ, sân bay, hải cảng; ký kết các văn bản hợp tác giữa các dự án về lĩnh vực du lịch của các nước trên EWEC nhằm tránh trùng lặp các hoạt động; thúc đẩy thực hiện Thỏa thuận ba bên Việt Nam ­ Lào ­ Thái Lan về vận tải khách du lịch [89], [10].

Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) hiện đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch đường bộ qua biên giới của nước ta. EWEC tạo cơ hội cho các quốc gia đẩy mạnh hợp tác kinh tế nói chung và phát triển du lịch đường bộ qua biên giới nói riêng, tạo thuận lợi phát triển thương mại, đầu tư; giảm chi phí vận tải cho các địa phương dọc theo EWEC, giúp cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách đạt hiệu quả cao hơn; góp phần xóa đói, giảm nghèo tại các địa phương.

2.2.2.3. Tuyến hành lang kinh tế ven biển phía Nam

Dự án đươǹ g haǹ h lang ven biển phía Nam thuộc chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê­kông mở rộng, với mục tiêu thiết lập tuyến đường bộ kết nối các khu vực kinh tế quan trọng của ba nước Việt Nam, Campuchia và Thái Lan cùng

các nước khác trong khu vực ASEAN. Tuyến đường có điểm đầu từ Bangkok

(Thái Lan) qua Campuchia và kết thúc tại thành phố Cà Mau (Việt Nam) với tổng chiều dài 950 km. Riêng đoạn đi qua Việt Nam dài khoảng 217 km, điểm đầu tại cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (Kiên Giang) và kết thúc tại tỉnh Cà Mau, bao gồm một phần của các quốc lộ 80, 61 và 63.

Khu vực du lịch hành lang phía Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch: có tiềm năng du lịch đa dạng, hấp dẫn, được giao thông kết nối giữa khu vực này của 3 nước đang không ngừng được nâng cấp, khách du lịch có thể tiếp cận khu vực du lịch hành lang phía Nam của 3 nước Việt Nam ­ Campuchia ­ Thái Lan bằng đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không. Tiềm


năng du lịch của các tỉnh phía Nam Việt Nam, Campuchia và Thái Lan có những điểm tương đồng (đặc điểm của vùng đất ngập nước, canh tác nông – ngư nghiệp, có biển), nhưng cũng có rất nhiều điểm khác biệt (văn hóa, lối sống, đa dạng sinh học…) nên có thể phối kết hợp tạo ra những sản phẩm du lịch liên quốc gia hấp dẫn du khách.

Trong 4 năm vừa qua (từ 2014­ 2017), cơ quan du lịch quốc gia của Việt Nam, Campuchia và Thái Lan đã liên tiếp phối hợp tổ chức các đoàn khảo sát tài nguyên và dịch vụ để xây dựng sản phẩm du lịch, đồng thời tổ chức hội nghị cấp cao du lịch, diễn đàn doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp, cộng đồng liên quan ở các nước nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch trên tuyến hành lang. Báo cáo của các quốc gia về hợp tác phát triển du lịch hành lang phía Nam này cho thấy, số lượng các dự án đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ trên hành lang tăng đáng kể, đặc biệt trên địa bàn Campuchia. Các tour du lịch chuyên đề cũng đã hình thành và đưa vào khai thác. Lượng khách du lịch đã bắt đầu tăng trưởng, mặc dù mức độ tăng trưởng còn khiêm tốn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia và các nhà quản lý, với một khu vực nhiều hạn chế về vị trí so với thị trường, trình độ phát triển kinh tế xã hội vào loại thấp trong mỗi quốc gia, du lịch trước nay chưa phát triển mà có sự chuyển biến như thời gian qua đã chứng minh vai trò và tầm quan trọng của việc hợp tác cùng phát triển trên tuyến hành lang.

2.2.2.4. Hành lang kinh tế Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh

Thủ

tướng Chính phủ

đã ban hành Quyết định số

98/2008/QĐ­TTg phê

duyệt Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh đến năm 2020.

Mục tiêu tổng quát: xây dựng tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh ­ Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh có hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, môi trường đầu tư cạnh tranh, thuận lợi cho phát triển kinh tế, thương mại và hợp tác phát triển giữa các tỉnh khu vực biên giới hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên và doanh nghiệp nước thứ ba triển khai hợp


tác, để Hành lang kinh tế Nam Ninh ­ Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh trở thành điểm tăng trưởng mới của hợp tác kinh tế thương mại hai nước và phát huy vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc ­ ASEAN và là bộ phận quan trọng của toàn

tuyến Nam Ninh ­ Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh.

Thực tế trên tuyến HLKT này đã có sự hợp tác liên kết để phát triển du

lịch,

lượng khách du lịch Trung Quốc qua Lạng Sơn vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể.

Phương hướng phát triển và hợp tác phát triển về du lịch trên tuyến HLKT đã được xác định rất rõ rệt:

­ Phương hướng phát triển du lịch “mở” của HLKT quốc tế Lạng Sơn ­ Hà Nội ­ Hải Phòng ­ Quảng Ninh cho phép tổ chức hệ thống tuyến, điểm du lịch với nhiều loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tương xứng với tầm vóc phát triển và vị trí du lịch của lãnh thổ trong chiến lược phát triển du lịch chung của cả nước.

­ Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng như: tham quan nghiên cứu nền văn hóa các dân tộc Việt Nam (các di sản văn hóa, nghệ thuật truyền thống cội nguồn của cộng đồng người Việt và nhiều dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc, các lễ hội và sinh hoạt tâm linh thuộc các nền văn minh, văn hóa các dân tộc thiểu số; các làng nghề truyền thống); tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học; thể thao ­ mạo hiểm qua các lát cắt địa hình tiêu biểu, dọc các dòng sông lớn; tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan.

­ Xây dựng các tuyến du lịch liên quốc gia: hai bên cùng nhau xây dựng các tuyến du lịch liên quốc gia và quốc tế và các điểm du lịch trong phạm vi HLKT như thành phố Hồ Chí Minh ­ Huế ­ Hà Nội ­ Lạng Sơn ­ Nam Ninh ­ Quảng Châu ­ Thẩm Quyến; thành phố Hồ Chí Minh ­ Huế ­ Hà Nội ­ Nam Ninh ­ Quế Lâm ­ Bắc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023