c). Hành lang kinh tế là một hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế mang tính tổng hợp dựa trên sự liên kết và bổ sung lẫn nhau giữa các hoạt động kinh tế xã hội
Các HLKT lấy tuyến lôi cuốn điểm, lấy điểm nhân thành diện, liên quan đến toàn bộ quá trình phát triển và hợp tác của các lãnh thổ, lôi cuốn thúc đẩy kinh tế xã hội của toàn bộ lãnh thổ nói chung phát triển chứ không chỉ giới hạn ở một huyện, một tỉnh, một ngành nghề, một dự án nào đó. Các hành lang này là liên huyện, liên tỉnh (có khi là liên quốc gia, liên khu vực) là chuỗi ngành nghề, là tập hợp nhóm các dự án, quy mô và hiệu quả các HLKT cũng mang tính toàn cục. Các địa phương trên tuyến hành lang có mối quan hệ tương hỗ, cùng nhau phát triển giữa các ngành nghề trong HLKT. Các ngành kinh tế phải dựa vào nhau, chi phối và tương trợ lẫn nhau.
Các địa phương (các quốc gia) liên quan trong HLKT có sự khác biệt về tài nguyên, điều kiện nhân lực, kĩ thuật, tài lực và thiết bị, chủ yếu thể hiện qua việc mỗi bên đều có ưu thế và bất cập, có thể xây dựng HLKT để lấy dài bù ngắn, bổ trợ cho nhau cùng phát triển.
Đặc điểm này cho thấy, nếu phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế cần lôi kéo sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước của các địa phương có tuyến hành lang chạy qua. Nếu chính quyền các địa phương nằm ngoài cuộc thì việc liên kết phát triển giữa các nhà cung ứng dịch vụ du lịch ở các địa phương rất khó thực hiện được.
d). Sự phát triển của hành lang kinh tế gắn chặt với các lãnh thổ tuyến trục trong chiến lược phát triển chung của quốc gia
xung quanh
Các HLKT không thể tồn tại độc lập và riêng rẽ, tách rời khỏi các lãnh thổ bộ phận liền kề. Giữa HLKT và khu vực lãnh thổ xung quanh phải có sự gắn kết, phân công, hợp tác để có sự phát triển đồng bộ đảm bảo khai thác tối đa lợi ích kinh tế khi kết hợp với nhau, tránh đầu tư trùng lặp và giảm tối đa lãng phí, từ đó làm tăng sức cạnh tranh của các vùng lãnh thổ trong chiến lược phát triển chung của quốc gia [17].
Đây cũng là đặc điểm quan trọng đối với phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế. Thực tiễn chỉ ra rằng, du khách ở các nơi mà tuyến hành lang kinh tế chạy qua đều có thể đổ về các đô thị trung tâm du lịch rồi từ đó tỏa đi các nơi. Việc gắn kết và lan tỏa từ các đô thị trung tâm và thu hút từ các luồng khách về các đô thị trung tâm là hiện tượng tất yếu khách quan phải chú ý khi nghiên cứu phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế.
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Mô Phỏng Cấu Trúc Một Hành Lang Kinh Tế Theo J.friedmann
- Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Về Phát Triển Du Lịch, Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hành Lang Kinh Tế
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hành Lang Kinh Tế
- Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hành Lang Kinh Tế
- So Sánh Sự Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hành Lang Kinh Tế Và Không Theo Tuyến Hành Lang Kinh Tế
- Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 10
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
2.1.1.3. Vai trò của tuyến hành lang kinh tế đối với phát triển du lịch
Thứ nhất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà trước hết là thúc đẩy phát triển các dòng hàng hóa giao thương giữa các đô thị rồi qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hóa và các dòng khách du lịch theo tuyến trục HLKT. Đồng thời, nhờ kinh tế phát triển mà thu nhập bình quân đầu người tăng lên, khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên sẽ thức đẩy người dân đi du lịch.
Thứ
hai,
thúc đẩy sự
phát triển của các trung tâm đô thị
du lịch trên
tuyến HLKT sẽ tạo ra các dòng di chuyển dân cư, lao động, du khách theo tuyến và thúc đẩy sự phát triển các trung tâm đô thị du lịch.
Thứ ba, đối với doanh nghiệp: Thúc đẩy sự phát triển dịch vụ (đặc biệt là hoạt động cung ứng dịch vụ cho du lịch) là một nội dung quan trọng của HLKT. Việc hình thành và phát triển HLKT sẽ tạo điều kiện để giảm chi phí vận chuyển, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ, do đó có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ và hiệu quả trao đổi thương mại, dịch vụ giữa các doanh nghiệp. Tạo điều kiện liên kết dọc giữa các doanh nghiệp và được tối ưu hóa theo chiều ngang lãnh thổ, tạo điều kiện hình thành các cụm tương hỗ phát triển công nghiệp nhờ vào hiệu quả kinh tế do quy mô, các liên kết về công nghệ từ khâu khai thác, chế biến đến mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, một vấn đề quan trọng phải nói tới là khi kinh tế phát triển, giao thương phát triển thì đội ngũ doanh nghiệp sẽ ra đời nhiều hơn và phát triển mạnh hơn. Khi đội ngũ doanh nghiệp mạnh phát triển thì nền kinh tế phát triển càng mạnh mẽ hơn.
2.1.2. Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế
Du lịch là một loại hoạt động kinh tế một ngành đặc biệt thuộc lĩnh vực dịch vụ, có đặc điểm rất khác biệt so các ngành dịch vụ khác như thương mại, vận tải, viễn thông, khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo... Tham gia hoạt động du lịch có rất nhiều chủ thể và pháp nhân. Trước hết phải kể đến các công ty kinh
doanh lữ
hành, khách sạn, nhà hàng, cơ ở
vui chơi giải trí, chữa bệnh, nghỉ
dưỡng; cơ quan quản lý nhà nước và chính sách, luật pháp của nhà nước về du lịch... Vì thế, hoạt động du lịch là một lĩnh vực dịch vụ, luôn có mối liên hệ đa chiều với nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Có rất nhiều tác giả đưa ra những quan niệm khác nhau về du lịch, dựa trên những quan điểm nghiên cứu của mình:
Tác giả tán đồng nhiều điểm với quan điểm của bốn học giả I.I Pizojnik, Walter Hunziker và Kurt Krapf và Trần Đức Thanh [29], cho rằng, “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến việc di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được thể hiện rõ trong Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nới cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [51].
Tác giả cho rằng, khách du lịch chính là người thực hiện các chuyến đi du lịch, nếu không có khách du lịch thì hoạt động của các nhà kinh doanh du lịch sẽ trở nên vô nghĩa, hay nói cách khác, họ chính là “cầu thị trường” trong hoạt động du lịch. Khách du lịch: Trong điều 34, chương IV, Luật Du lịch Việt Nam (2017), ghi rõ: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Có 2 loại khách du lịch: Khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế”.
Việc hiểu rõ sản phẩm du lịch cũng rất cần thiết. Để xem xét vấn đề có tính hệ thống tác giả cho rằng, sản phẩm du lịch: là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Sản phẩm du lịch là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần nhằm cung cấp cho khách du lịch, đáp ứng nhu cầu của họ trong chuyến hành trình du lịch.
Phát triển du lịch là việc thực hiện và phát triển các hoạt động phục vụ khách du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, chất lượng ngày càng tốt hơn của du khách. Nói cách khác, phát triển du lịch và thực hiện các hoạt động dịch vụ khách du lịch hay là việc thực hiện các khâu cung ứng dịch vụ cho khách du lịch với những sản phẩm du lịch có chất lượng cao và nhờ đó đem lại hiệu quả cho cả xã hội, cho các doanh nghiệp hoạt động cung ứng dịch vụ và cho du khách.
Phát triển du lịch là tập hợp các hoạt động; từ xây dựng sản phẩm nghiên cứu thị trường, phát triển quảng bá, xúc tiến du lịch; đến quy hoạch phát triển du lịch; rồi đến dịch vụ lữ hành, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí; đến đảm bảo an toàn an ninh cho du khách. Trong quá trình phát triển du lịch có sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể kinh doanh du lịch và khách du lịch. Sự phát triển du lịch chính là việc tăng quy mô khách du lịch, tổng số ngày lưu trú của khách du lịch, doanh thu du lịch và gia tăng dịch vụ khách du lịch, nhằm phát huy các tiềm năng về tài nguyên du lịch, các tài nguyên bổ trợ của một lãnh thổ nhất định.
Phát triển du lịch từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ chất lượng thấp đến
chất lượng cao. Phương cách phát triển du lịch theo chuỗi giá trị
đang trở
thành
phương thức quyết định đối với sự phát triển du lịch ở mỗi quốc gia hoặc ở mỗi vùng lãnh thổ.
Theo đó, liên quan đến phát triển du lịch thường được nhắc đến là loại
hình
du lịch, sản phẩm du lịch, hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch, đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, chương trình du lịch, lữ hành… và chuỗi giá trị du lịch.
Tác giả luận án cho rằng: Phát triển du lịch theo tuyến HLKT chính là phát triển du lịch có tổ chức trên một tuyến HLKT dựa trên cơ sở liên kết các nhà cung ứng dịch vụ du lịch theo ngành nghề và theo lĩnh vực giữa các trung tâm đô thị trong hoạt động du lịch. Cụ thể là sự liên kết giữa các công ty lữ hành, giữa các chủ khách sạn, nhà hàng ăn uống, giữa các nhà cung cấp sản phẩm văn hóa nghệ thuật, các nhà hoạt động tâm linh, thể thao, hội nghị, hội thảo, các trung tâm thương mại, các làng nghề truyền thống... và các trung tâm đô thị du lịch trên tuyến HLKT, nhằm thỏa mãn nhu cầu về chất lượng các sản phẩm du lịch của du khách.
Nói cách khác, phát triển du lịch theo tuyến HLKT là làm gia tăng không ngừng các dòng khách du lịch, gia tăng số ngày lưu trú và gia tăng chi tiêu của mỗi du khách... nhờ thế mà hoạt động du lịch trên tuyến có được hiệu quả cao hơn và bền vững hơn. Như vậy, các địa phương dọc tuyến HLKT phải đồng thời thực hiện:
(i) Liên kết phát triển du lịch theo cả chiều dọc (theo doanh nghiệp, ngành nghề) và theo cả chiều ngang (tại mỗi lãnh thổ và giữa các vùng lãnh thổ với nhau).
(ii) Liên kết có chọn lọc để hình thành và khai thác các sản phẩm đặc thù của mỗi địa phương trên tuyến HLKT.
Phát triển du lịch là biểu hiện sinh động của việc phát triển du lịch theo chuỗi giá trị. Tinh thần cơ bản của việc phát triển du lịch theo tuyến HLKT là phát triển du lịch dựa trên sự liên kết các nhà cung ứng dịch vụ du lịch thành một hệ thống. Các nhà cung ứng dịch vụ du lịch cùng chia sẻ lợi ích kinh tế thu được và cùng chia sẻ rủi ro nếu có.
Các hoạt động du lịch của các địa phương mà tuyến trục chạy qua bị lôi kéo bởi các trung tâm đô thị du lịch trên tuyến HLKT. Hoạt động du lịch tại các trung tâm đô thị gắn kết với hoạt động du lịch ngoài tuyến HLKT nhằm gia tăng lượng khách du lịch, doanh thu du lịch và gia tăng hiệu quả của các hoạt động du lịch trên cơ sở phát huy các tiềm năng, lợi thế so sánh đối với tài nguyên du lịch để phát triển du lịch và góp phần vào sự phát triển chung về KTXH mà tuyến hành lang đi qua.
a) Bản chất của phát triển du lịch theo tuyến HLKT
(i) Phát huy các giá trị, tận dụng tiềm năng, lợi thế của HLKT không chỉ về du lịch mà về các lĩnh vực phát triển thương mại, công nghiệp, văn hóa....
(ii) Liên kết các hoạt động du lịch trên tuyến HLKT để tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
(iii) Hoạt động du lịch theo tuyến hành lang sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, năng suất lao động cao hơn, lợi nhuận cao hơn, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung của lãnh thổ nghiên cứu.
b) Điều kiện để phát triển du lịch theo tuyến HLKT
Tác giả luận án cho rằng, đây là vấn đề quan trọng đối với việc phát triển du lịch theo tuyến HLKT. Việc phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế phải cần
có các điều kiện đảm bảo chủ yếu dưới đây:
(i) Cần phải có sẵn một trục giao thông huyết mạch, sôi động về hoạt động kinh tế và các hoạt động du lịch.
các
(ii) Trên trục giao thông đó đã hiện hữu các trung tâm đô thị du lịch, những trung tâm đô thị này có chức năng là hạt nhân phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ cụ thể (tương ứng với 1 tỉnh) và là trung tâm phát triển du lịch của lãnh thổ đó.
(iii) Hai đầu mút của tuyến đều là các trung tâm có sức hút và sức lan tỏa rất lớn đối với phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng.
(iiii) Các hoạt động du lịch trên tuyến (dịch vụ lữ hành, khách sạn, nhà hàng, vui chơi giải trí, khám chữa bệnh, dịch vụ thông tin, an ninh an toàn...), đòi hỏi có sự phối kết hợp của các trung tâm đô thị du lịch để gia tăng số lượng khách du lịch, gia tăng số ngày lưu trú, từ đó gia tăng doanh thu du lịch và gia tăng hiệu quả của các hoạt động du lịch trên tuyến HLKT.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch theo tuyến HLKT
Việc phát triển du lịch theo tuyến HLKT chịu sự tác động của nhiều yếu tố, các yếu tố này bổ sung và kết nối với nhau để cùng tạo nên sự phát triển du lịch mạnh mẽ theo tuyến HLKT. Tác giả xin trình bày cụ thể đối với 3 yếu tố cơ bản:
2.1.3.1. Lợi ích kinh tế (lợi nhuận)
Cả lý thuyết và thực tiễn chỉ ra rằng, lợi ích kinh tế quyết định gắn bó các chủ thể kinh tế với nhau; thúc đẩy họ liên kết cùng phát triển. Lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất thôi thúc liên kết để phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế. Vì muốn có lợi nhuận cao hơn, các doanh nghiệp và các địa phương liên kết với nhau để phát huy tiềm năng, thế mạnh của nhau và cùng phát triển chuỗi giá trị du lịch. Chính việc phát triển chuỗi giá trị du lịch thôi thúc việc phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế.
Do đặc trưng của du lịch là tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, sự phát triển du lịch không chỉ trong phạm vi mỗi địa phương, mỗi thành phố, mà phải là vấn đề chung của cả nước và các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Sự liên kết, phối hợp giữa du lịch của các địa phương dọc HLKT không chỉ là hoạt động chia sẻ lợi ích mà còn là yêu cầu tự thân của ngành du lịch và phải mang lại lợi nhuận cho từng địa phương. Sự liên kết này thể hiện việc liên kết xây dựng tour du lịch, liên kết giới thiệu nối tour cho khách du lịch, liên kết khai thác khách du lịch quốc tế; Liên kết trong các sự kiện xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch; Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch. Có thể nói, liên kết, hợp
tác xây dựng sản phẩm, kết nối các tour, tuyến, các khu điểm du lịch là một xu thế tất yếu để phát huy lợi thế so sánh tiềm năng du lịch của mỗi địa phương trong hành lang kinh tế.
Hình 2.1: Quan hệ giữa lợi nhuận và phát triển du lịch theo tuyến HLKT
Nguồn: Tác giả
Liên kết theo chuỗi giá trị du lịch: Chuỗi giá trị du lịch (được hiểu là chuỗi giá trị sản phẩm du lịch) được coi là chuỗi cung ứng dịch vụ cho khách du lịch trên cơ sở liên kết (theo nguyên tắc đồng bộ tự nguyện tự giác cùng có lợi)
tất cả các hoạt động/khâu dịch vụ liên quan đến du lịch để tạo ra những sản
phẩm du lịch có chất lượng cao cho xã hội, có giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế của một quốc gia hoặc của một địa phương; và đem lại lợi nhuận cao hơn cho tất cả các chủ thể tham gia chuỗi giá trị ấy nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh của địa phương hoặc của quốc gia [57].
Công ty kinh doanh lữ
hành giữ
vai trò nòng cốt trong việc hình thành
chuỗi giá trị du lịch. Nếu trên địa bàn nghiên cứu có nhiều công ty kinh doanh lữ hành thì Hiệp hội du lịch sẽ là người giữ vai trò “Nhà tổ chức chuỗi”. Các chủ khách sạn, nhà hàng, trung tâm vui chơi giải trí, ban quản lý các điểm tham quan, đơn vị vận tải, trung tâm thông tin và quảng bá du lịch, hải quan, vận tải, cơ quan cấp VISA... là những người tham gia chuỗi giá trị du lịch. Công ty kinh doanh lữ
hành hoặc Hiệp hội du lịch đứng ra tổ chức liên kết và tiến hành thỏa thuận
bằng các văn bản có ý nghĩa pháp lý để các chủ thể cùng nhau cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao cho khách du lịch. Chính quyền là người chứng kiến và hỗ