Đặc Trưng Và Giá Trị Của Vật Liệu Kiến Trúc Thế Kỷ Xv-Xviii Tại Khu Vực Chính Điện Kính Thiên Qua Các Đợt Khai Quật 2017-2019

Tiêu bản ký hiệu 18.ĐKT.ĐA30 còn nguyên, kích thước 52,5cm x 37cm x 13,5cm. Tiêu bản chỉ có lòng cánh cung khá nhẵn nhưng cũng bị vôi hóa, các rìa cạnh còn lại khá thô (PLIII, H40: 6).

2.2.2.5. Lan can đá


Trong cuộc khai quật lần này chỉ thu được 2 tiêu bản là lan can đá được làm bằng chất liệu đá vôi.

Tiêu bản lan can bằng đá chạm rồng mang ký hiệu 17.ĐKT.H1.V361, cấu kiện vỡ còn một phần. Hai mặt cấu kiện được chạm rồng, thân rồng uốn khúc doãng, đầu rồng ngẩng cao ngậm ngọc, chân rồng có 5 móng. Hai cạnh còn lại của cấu kiện có lỗ mộng vuông, cắt qua lò mộng có rãnh nhỏ chạy qua nhưng hẹp và nông hơn lỗ mộng. Đây có thể là lan can đá, có mộng để ghép với cấu kiện gỗ hoặc đá ở bên dưới và cạnh bên (PLIII, H41: 1-2).

2.2.2.6. Cối cửa


Cối cửa thu được một tiêu bản duy nhất mang ký hiệu 17.ĐKT.ĐA14, chân quay được làm bằng chất liệu đá vôi, bề mặt khá thô, cối cửa có dạng hình chữ U. Lỗ tròn của chân quay được đặt trên một cạnh chữ U là có đường kính 6cm (PLIII, H41: 3-4).

2.2.2.7. Khẩu giếng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Khẩu giếng phát hiện ở hố khai quật năm 2017 mang ký hiệu 17.ĐKT.H1.ĐA18 phát hiện tại hố khai quật năm 2017 phần cổ giếng chạm hoa sen, di vật tuy bị vỡ nhưng cho chúng ta hình dung khá đầy đủ.

Cấu trúc khẩu giếng chia làn 2 phần; phần dưới gọi là đế/bệ hình bát giác và trên là cổ giếng hình tròn. Đế cổ hình bát giác mỗi cạnh dài 54cm, được tạo từ một tấm đá nguyên khối đường kính khoảng 1.4m, cao 2.9cm. Tạo hình đế rất tỉ mỉ chia thành 3 tầng, chân choãi dày 11cm tạo hoa văn theo

Vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực Chính điện Kính Thiên Hoàng thành Thăng Long qua tài liệu khai quật năm 2017-2019 - 11

kiểu chân quỳ dạ cá góc đa giác chạm nổi vân mây hình khánh, tầng 2 hơi thu vào vuông thành sắc cạnh ở mỗi mặt tạo cành hoa cúc cánh tròn, tầng tiếp theo hơi nhô ra thể hiện 3 motip nhỏ, chính giữa là cành hoa cúc cánh tròn 9 cánh nằm gọn trong khung chữ nhật, 2 bên là bông hoa cúc cánh tròn 7-8 cánh nằm đối nhau, trên cùng chạm nổi một bông hoa sen lớn 2 lớp cánh xen kẽ, các cánh chính đầu mũi sen xoắn lại tạo hình như một cụm mây hình đao lửa. Bên trong đục thủng hình tròn đường kính 76cm, có gờ khớp nối với cổ giếng. Cổ giếng tròn trịa, đường kính 68cm, cao 41cm miệng thắt tạo rãnh cổ, mép miệng còn để lại nhiều rãnh mòn khi kéo nước, chân tạo hoa sen giống như ở đế cổ. Như vậy, nếu khớp phần cổ và phần đế chúng ta sẽ thấy tổng thể là hình bông hoa sen nhiều lớp cánh, hoa sen ở đế là lớp cánh nở khai mãn, lớp cánh ở chân cổ giếng thì như đang ôm lấy phần nhụy của hoa sen. Đó là ý tưởng chủ đạo thể hiện sự tinh tế trong tạo hình và mỹ thuật đỉnh cao của chạm khắc giếng đá thời Lê Trung hưng phát hiện ở khu vực Hoàng thành Thăng Long (PLIII, H41: 5-6).

So sánh với các giếng đá có hình dáng và niên đại tương đồng như giếng đá chùa Báo Thiên (Hà Nội), giếng đá lăng Nguyễn Văn Nghị (Thanh Hóa)…thì giếng đá phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long có sự tinh mỹ trau truốt hơn về đường nét, họa tiết trang trí và cấu trúc tổng thể. Các họa tiết như vân khánh, hoa cúc, hoa sen, cụm mây đao lửa đều là đặc trưng của hoa văn cung đình. Ý nghĩa lớn trong tạo hình cổ giếng là bông hoa sen thực sự rất tinh tế và có giá trị nhân văn cao như một thông điệp “nước lấy từ giếng như nước đọng trên những bông hoa sen” (PLIII, H42: 1-2).

Tiểu kết chương


Có thể nói, VLKT thế kỷ XV-XVIII phát hiện ở khu vực ĐKT vô cùng phong phú về loại hình và chiếm số lượng lớn trong tổng số di vật thu được của các thời kỳ qua các đợt khai quật từ năm 2017-2019.

Về loại hình gạch, có thể phân chia một cách tương đối rò ràng về niên đại. Thế kỷ XV-XVI bao gồm cả các loại gạch có chữ Hán với nhiều nhóm nội dung khác nhau: như minh văn ghi quan phủ, địa danh, một trong số các sở Vệ Hiêu Lực… Các nhóm nội dung này gần như đã được xác định niên đại một cách chắc chắn vì đã được xác định trong địa tầng của các di tích thế kỷ XV-XVI. Gạch trang trí hoa văn: gạch trang trí hình rồng, hoa sen, hoa dây, hoa cúc… đều là những loại gạch điển hình của thế kỷ XV-XVI. Gạch không hoa văn gồm có: gạch hình chữ nhật, gạch hình vuông với nhiều kích cỡ, gạch thỏi, gạch hình thang, gạch vồ. Nhóm gạch thế kỷ XVII-XVIII ít phong phú hơn chỉ có loại hình gạch vồ, gạch chữ nhật, gạch thỏi và gạch thẻ.

Về loại hình ngói thì có phần phức tạp hơn với rất nhiều các nhóm, loại, kiểu,… khá phong phú và cũng có phần xác định niên đại khó khăn hơn so với các loại hình gạch. Loại ngói cong, chủ yếu có ngói ống và ngói lòng máng, thế kỷ XV-XVI có thêm loại hình ngói tráng men, thế kỷ XVII-XVIII có số lượng ít hơn và hầu như không có loại hình ngói tráng men. Hoa văn trang trí trên ngói khá đa dạng bao gồm các mô típ rồng, hoa cúc, hoa sen, văn như ý.

Các loại hình trang trí kiến trúc có số lượng ít hơn 2 loại trên và chủ yếu là diềm mái trang trí. Trang trí gắn thêm gồm các loại hình: rồng, đốt trúc.

Về loại hình đồ gỗ: hầu như chỉ phát hiện các cấu kiện kiến trúc bằng gỗ của giai đoạn thế kỷ XV-XVI gồm các loại hình cấu kiện như: cột, xà thượng lương, xà soi rãnh, xà góc, rui bay, ván…hầu hết các cấu kiện phát hiện đều được chế tác bằng gỗ lim, hoa văn trang trí gồm vân mây, văn như ý và được sơn son thếp vàng.

Về loại hình vật liệu bằng đá: đều xuất hiện ở các giai đoạn thế kỷ XV- XVIII gồm các loại hình như lan can, chân tảng, chân cột đá, cột đèn,…Hoa văn chạm khắc khá phong phú như chạmrồng, hoa sen, vân mây, hoa cúc.

CHƯƠNG 3. ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA VẬT LIỆU KIẾN TRÚC THẾ KỶ XV-XVIII TẠI KHU VỰC CHÍNH ĐIỆN KÍNH THIÊN QUA CÁC ĐỢT KHAI QUẬT 2017-2019

3.1 Đặc trưng vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVIII tại khu vực điện Kính Thiên

Nhà Lê bắt đầu từ năm 1428 và kết thúc vào năm 1788, tất cả trải qua 360 năm với 28 đời vua.

Năm 1428 Thái Tổ Lê Lợi lên ngôi vua sau cuộc chiến đấu bền bỉ 10 năm đánh tan quân xâm lược Minh giành lại nền độc lập cho đất nước. Trong 360 năm, tình hình chính trị xã hội thời Lê đã trải qua những bước phát triển khá đặc biệt.

Một đặc điểm lịch sử của giai đoạn này là các cuộc nội chiến xảy ra liên miên. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc tồn tại gần 70 năm (1527-1592). Chiến tranh Lê - Mạc vừa kết thúc cuộc nội chiến giữa hai nhà Trịnh – Nguyễn lại nổ ra từ năm 1627 đến năm 1672. Cuộc nội chiến kết thúc hai nhà Trịnh – Nguyễn phân chia đất nước thành hai giang sơn, lấy sông Gianh làm giới tuyến giữa hai vùng.

Cuối triều Lê, thế kỷ XVIII, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã làm cho ngai vàng nhà Lê lung lay và đã sụp đổ trước cuộc khởi nghĩa của anh em Tây Sơn.

Trong giai đoạn thế kỷ XV-XVIII, đã có rất nhiều đợt quy hoạch, xây dựng, sửa chữa kinh thành với quy mô lớn và nhỏ tùy thời kỳ. Tuy nhiên các dấu tích còn lại để chúng ta nhận diện các kiến trúc này hầu như đã biến mất, chỉ còn lại dấu tích nền móng và các loại vật liệu xây dựng đều bị vỡ nát. Tìm hiểu đặc trưng của các loại hình VLKT là một thành phần quan trọng góp

phần tìm hiểu lịch sử kiến trúc cũng như những giá trị lịch sử - văn hóa của thời kỳ này.

3.1.1 Đặc trưng vật liệu kiến trúc thế kỷ XV-XVI


3.1.1.1 Chất liệu và loại hình Chất liệu:

Chất liệu sản xuất vật liệu đất nung thường được sử dụng là loại đất sét mịn được lọc và xử lý kỹ lưỡng nên khi tạo ra các sản phẩm đều có xương mịn bề mặt phẳng, loại vật liệu được sử dụng loại chất liệu này thường là các loại gạch trang trí hoa văn, các loại ngói trên mái, trang trí kiến trúc. Bên cạnh đó còn có một số loại hình được làm bằng chất liệu thô hơn, có lẫn nhiều sạn sỏi, hạt laterit chủ yếu loại chất liệu này thường được sử dụng cho các loại gạch hình khối không trang trí hoa văn như gạch vồ, gạch bìa, một số loại ngói không tráng men.

Cùng với các loại hình gạch ngói còn một số loại hình vật liệu kiến trúc khác như đồ gỗ, đồ đá. Đồ gỗ thường được làm bằng loại gỗ lim bề mặt được sơn son thếp vàng được sử dụng trong kết cấu của kiến trúc như cột, các vì kèo… Đồ đá được dùng trong việc chế tác các loại chân tảng, giếng, kết cấu kiến trúc bằng đá, loại đá được sử dụng chủ yếu là đá vôi.

Về màu sắc: Vật liệu kiến trúc giai đoạn này có 4 màu sắc chủ đạo là xám, đỏ, xanh lục, vàng. Loại hình vật liệu đỏ và xám thường được sử dụng làm gạch hoặc ngói lợp. Loại hình gạch được tráng men xanh lục hoặc vàng có ba loại xương cơ bản là đỏ, trắng, hồng dùng loại đất sét được lọc kỹ hơn.

Loại hình:


Gạch: Các loại hình gạch thế kỷ XV-XVI khá phong phú so với các thời kỳ khác, gồm nhiều loại khác nhau: gạch vuông lát nền, gạch bìa, gạch

hình chữ nhật in minh văn, gạch chữ nhật in các loại đồ án hoa văn, gạch hình thang, gạch thỏi; gạch vồ, các loại gạch hình hộp rỗng (gạch thông gió, gạch trang trí hoa cúc…)

Ngói: Loại hình ngói lợp giai đoạn thế kỷ XV-XVI phát hiện tại địa điểm điện Kính Thiên khá hạn chế chủ yếu là hai loại ngói ống (ngói dương) và ngói lòng máng (ngói âm). Được chia làm loại tráng men và không tráng men.

Đồ gỗ: Loại hình đồ gỗ cũng phát hiện khá nhiều loại như cột, ván, rui, xà củng, xà góc.

Đồ đá: Loại hình hiện vật đá chủ yếu là chân tảng.


3.1.1.2. Hoa văn trang trí:


Trang trí trên gạch: Chủ đề trang trí trên các loại VLKT đất nung thế kỷ XV-XVI khá phong phú: linh vật gồm có rồng, hoa lá gồm có hoa sen, hoa cúc, đường chỉ nổi kết hợp chấm tròn, chữ Hán.

Rồng trang trí trên gạch khá hạn chế, trong ba năm 2017-2019 chỉ phát hiện 3 tiêu bản gạch được trang trí rồng. Hai tiêu bản gạch thẻ được trang trí rồng, thân rồng uốn lượn giống hình sin, thân hướng về phía trước thân dàn trải theo chiều ngang viên gạch. Đầu rồng ngẩng cao bờm hất về phía sau, miệng ngậm ngọc, thân rồng có vảy, lưng có vây, rồng có 4 chân mỗi chân có 5 móng. Bên cạnh đó còn có hai tiêu bản trang trí rồng trên gạch hình hộp. Rồng trang trí trên gạch phát hiện khá hạn chế nhưng có thể thấy chúng được chế tác khá tinh xảo, sắc nét, nổi khối và khỏe khoắn.

Hoa cúc trên gạch chỉ phát hiện trên loại gạch hình hộp, hoa cúc trang trí trên hai mặt chiều dài gạch đối diện nhau. Cánh hoa cúc đặc, cánh nhỏ gồm 14 cánh, bên ngoài là 6 cánh cúc lớn, 4 góc viên gạch in nổi 4 chấm tròn để trơn hoặc vẽ hình trôn ốc. Hai mặt để trơn còn lại được in chữ Hán, có thể để

xác định ví trí của viên gạch. Hoa văn trang trí được khắc bằng tay khá chi tiết, sắc nét.

Hoa văn trang trí hình chấm tròn chỉ phát hiện trên loại hình gạch chữ nhật và có hai loại mô típ hoa văn là nhũ đinh trang trí trên mặt gạch cắt nhau tạo thành hình chữ X và nhũ đinh cắt nhau thành hình ô trám loại gạch này chỉ xuất hiện trên chất liệu gạch chữ nhật xám.

Cùng với các loại hình gạch trang trí hoa văn, gạch thế kỷ XV-XVI còn có loại gạch được in minh văn, in chữ hán Hữu thuộc Hữu sở vệ Hiệu thuộc 1 trong 4 sở vệ lực bao gồm “Hữu sở Vệ Hiệu Lực”, “Tả sở Vệ Hiệu Lực”, “Tiền sở Vệ Hiệu Lực” và “Trung sở Vệ Hiệu Lực”. Bên cạnh đó còn có các minh văn ghi quan phủ thế kỷ XV-XVI như Tam Phụ quân, Hổ Uy quân. Các minh văn ghi địa danh thế kỷ XV-XVI như Thu Vật huyện Vũ Linh hương, Thu Vật huyện Nhân Khảm hương.

Trang trí trên ngói: hoa văn trang trí trên ngói vẫn là các loại hình rồng, hoa cúc, hoa sen.

Hình rồng được trang trí chủ yếu trên đầu ngói ống, ngói trích thủy. Rồng trang trí trên đầu ngói ống được cuộn tròn trong khuôn hình tròn. Rồng trên ngói trích thủy và đầu ngói ống nửa hình tròn rồng được dàn trải theo chiều ngang. Rồng trang trí trên các loại hình này đều được uốn 4-5 khúc doãng và đều là loại rồng có 5 móng và các loại hình ngói được trang trí trên cả hai loại hình ngói tráng men và không tráng men.

Mô típ trang trí hoa cúc trang trí trên ngói xuất hiện trên các loại hình ngói ống và ngói trích thủy ở cả hai loại hình ngói tráng men và không tráng men.

Hoa sen được trang trí duy nhất trên loại hình ngói úp nóc. Ngoài ra còn loại hình hoa văn như ý trang trí trên diềm mái trang trí.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022