Tiếp Tục Đẩy Mạnh Công Tác Phòng Chống Tham Nhũng, Lãng Phí Nhằm Phát Huy Nhân Tố Con Người Trong Phát Triển Kinh Tế Du Lịch


cho đời sống tinh thần của nhân dân các dân tộc được cải thiện rõ dệt. Tuy nhiên, để vừa có thể giúp nhân dân các dân tộc phát triển về đời sống tinh thần, vừa qua đó làm cơ sở, nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế thì nước CHDCND Lào cần thực hiện giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách, nguồn lực tài chính để bảo tồn, phát triển các nghệ thuật đặc trưng của các dân tộc thiểu số, bảo tồn chữ viết, ngôn ngữ và tiếng nói của họ. Nhất là cần làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân các dân tộc qua việc nghiên cứu, biên soạn, sưu tầm, xuất bản sách cho nhân dân các dân tộc, phục dựng các lễ hội truyền thống và sản xuất phim bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau của các dân tộc Lào. Qua đó, giúp cho nguồn nhân lực từ các dân tộc, địa phương có đời sống phong phú, có chất liệu đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế du lịch.

Bên cạnh đó, cần coi trọng công tác khen thưởng, tôn vinh đối với các cá nhân đã nỗ lực phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo trong quá trình dấn thân, khẳng định giá trị bản thân của mình trong quá trình phát triển kinh tế du lịch. Việc này không chỉ khích lệ mỗi người sẽ tiếp tục phát huy được những phẩm chất của mình để đóng góp vào việc thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển ổn định, bền vững đưa đến sự phát triển toàn diện giữa các địa phương, mà đồng thời cũng qua tấm gương của các nhân tố con người này để truyền thông đến với nhân dân trong cả nước để nhân dân trong cả nước có thể dựa trên tấm gương này, học hỏi những bài học kinh nghiệm, học hỏi những điều hay, việc làm có ý nghĩa đối với bản thân, gia đình, quê hương, dân tộc. Đó cũng chính là cơ sở để nguồn nhân lực phục vụ trong ngành kinh tế du lịch phát triển một cách bền vững từ cơ sở, từ xã hội.

Tuy nhiên, cải thiện đời sống tinh thần cho nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng cần đi đôi với việc phòng chống các hiện tượng tiêu cực, mê tín dị đoan cũng như lên án, phê phán, xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan. Ngoài ra, các cấp chính quyền địa phương và ngành thông tin văn hóa, du lịch ở các cơ sở cần phối hợp với Bộ thông tin thực hiện truyền thông nhiều hơn về những nét đẹp văn hóa truyền thống của 50 dân tộc, tổ chức các hoạt động văn hóa lành mạnh - như lễ hội đua thuyền - để nâng cao đời sống tinh thần cho mỗi người nói chung cũng như cho những con người tham gia trong phát triển kinh tế du lịch nói riêng.


4.3.5. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch

Trong thời gian gần đây chỉ số minh bạch của nước CHDCND Lào đã được cải thiện đáng kể, nhờ vậy đã giúp cho nhân dân cũng như các nhà đầu tư tin tưởng để thực hiện đầu tư vào các dự án phát triển du lịch. Tuy nhiên, thời gian tới nước CHDCND Lào cũng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch với những vấn đề sau:

Một là, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Những năm qua công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí đã được Đảng và Nhà nước CHDCND Lào hết sức coi trọng, vì vấn đề này liên quan đến lợi ích của toàn thể nhân dân trong cả nước và nó đóng góp đáng kể để duy trì sự ổn định chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, đồng thời củng cố tư tưởng chính trị của các cán bộ, công chức, nhất là đảng viên. Để thực hiện tốt điều này đỏi hỏi cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị trên cả nước, trong đó giải pháp có ý nghĩa quan trọng để ngăn chặn tham nhũng đó là “Chính phủ cần chú trọng hơn trong lãnh đạo; hệ thống viện kiểm sát, các cơ quan tư pháp phải kiên quyết trong việc phòng chống tham nhũng, lãng phí; Quốc hội giám sát chặt chẽ công tác này; Thanh tra Chính phủ cần thường xuyên tiến hành các đợt thanh tra định kỳ, đột xuất một số cơ quan” [92, tr.1].

Ngoài ra, cả hệ thống chính trị nói chung nhất là Quốc hội, Bộ Tư pháp cần tham gia đánh giá, xem xét các quy phạm pháp luật đối với các công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền, qua đó có thể sửa đổi các quy định không phù hợp và hoàn thiện công cụ pháp lý. Để từ đó, góp phần giúp xây dựng được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, chặt chẽ và nghiêm minh, làm cơ sở cho quá trình vận hành các mối quan hệ giữa các cá nhân, pháp nhân, các cơ quan, tổ chức khi tham gia, thực hiện các hoạt động cũng như chức trách, nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực du lịch nói chung cũng như phát triển kinh tế du lịch nói riêng, nhất là những vấn đề liên quan đến kiểm tra, thanh tra nguồn tài chính, đất đai, thực hiện chính sách về phát triển kinh tế du lịch trên cả nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Đồng thời, để công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí có thể đạt được kết quả cao đòi hỏi nước CHDCND Lào cần cải thiện cơ cấu tổ chức ở tất cả các cấp của Cơ quan kiểm tra, thanh tra để tăng cường tính minh bạch và hỗ trợ trách


Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 19

nhiệm trong quá trình phát triển kinh tế du lịch. Trong đó, cần giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra, nhất là việc gửi các khiếu nại về tham nhũng, lãng phí trong phát triển kinh tế du lịch của các cá nhân, pháp nhân đến các cơ quan có thẩm quyền, cũng như xác minh các thông tin trong các khiếu nại đó để công tác kiểm tra, thanh tra được thực hiện có hiệu quả hơn.

Hai là, nâng cao hiệu quả trong tuyển chọn, sàng lọc cán bộ, công chức để phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Trong nỗ lực phòng chống tham nhũng, lãng phí nói chung cũng như trong phát triển kinh tế du lịch nói riêng trong giai đoạn hiện tại, Chính phủ nước CHDCND Lào đang theo đuổi giải pháp nhằm nâng cao năng lực trong việc phát triển nguồn nhân lực song hành cùng cải thiện Luật Chống tham nhũng. Giải quyết những vấn đề này đòi hỏi cần thực hiện giải pháp về xây dựng cơ chế minh bạch để tuyển chọn, sàng lọc, hình thành được đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong ngành du lịch đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu đặt ra và luôn tích cực, chủ động, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước để thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trong thực tiễn, qua đó thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển nhanh chóng, hiệu quả và bền vững.

Đồng thời, cán bộ, công chức trong các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến ngành du lịch cần tự giác trong việc xem xét công việc của mình trong thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm từ thực tiễn chống tham nhũng của các quốc gia đối tác trong quá trình phát triển kinh tế du lịch để qua đó đúc rút được các bài học kinh nghiệm liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đức, có tài, luôn phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp phát triển của ngành kinh tế du lịch nhằm giúp xây dựng đất nước phồn thịnh hơn.

Ngoài ra, nâng cao hiệu quả trong tuyển chọn, sàng lọc cán bộ, công chức để phòng chống tham nhũng, lãng phí cũng đòi hỏi nước CHDCND Lào cần tăng cường bản lĩnh chính trị, trình độ, tinh thần, chuyên môn và khả năng kiểm tra của cán bộ, công chức, qua đó đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, tính khách quan của kết quả kiểm tra. Mặt khác, việc này cũng cần gắn với công tác đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả, thiết thực, tạo cơ hội cho mỗi người phát huy tối đa năng lực, sở trường đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Thực tế cho thấy bộ máy nhà nước cồng kềnh, quan liêu, chồng chéo, kém


hiệu quả sẽ là lực cản lớn đối với việc phát huy nhân tố con người. Bộ máy cồng kềnh, quan liêu, tham nhũng thì không thể tuyển chọn được người thực tài, thực giỏi, tâm huyết phục vụ, cống hiến cho đất nước.

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Với “gần 1.700 tỷ kip trong quỹ nhà nước bị thất thoát ở 945 đơn vị trong các cơ quan nhà nước trong năm 2019” [105, tr.3], đã đặt ra yêu cầu quan trọng đó là cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, nhất là trong lĩnh vực du lịch. Để thực hiện tốt vấn đề này đòi hỏi cần phải phát huy vai trò, nhiệm vụ của các thanh tra viên trong toàn quốc nhằm theo dõi hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương để đảm bảo rằng các thực thể nhà nước và chính quyền địa phương thực hiện đúng các nghị quyết, lệnh hành pháp, nghị định, quy định, luật pháp do Nhà nước ban hành. Ngoài ra, các thanh tra viên cũng cần tiếp tục kiểm tra thu ngân sách, thực hiện luật thuế và hải quan và luật ngân sách để đảm bảo rằng tất cả các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở cấp trung ương và địa phương tuân thủ nghiêm ngặt các kế hoạch chi tiêu theo chính sách của quốc gia. Đồng thời, cần thực hiện các cuộc điều tra về các khoản thanh toán vượt mức và các khoản thanh toán trùng lặp liên quan đến các dự án do nhà nước tài trợ để phát triển năm du lịch, địa điểm du lịch ở các tỉnh.

Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí trong phát triển kinh tế du lịch đòi hỏi nước CHDCND Lào cần “thành lập một đội kiểm tra, thanh tra đặc nhiệm để điều tra các dự án ma của một số tỉnh thanh toán vượt mức và thanh toán nhiều lần cho dự án phát triển của các Bộ, tổ chức và chính quyền tỉnh cũng như giải quyết vấn đề với các nhà đầu tư theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền cao hơn” [90, tr.3]. Qua đó, đảm bảo bất kỳ hình thức tham nhũng rõ ràng hoặc tinh vi nào cũng cần được kiểm tra, thanh tra nhằm xử lý kịp thời để ngăn chặn sinh sôi nảy nở gây ra những thiệt hại và tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế du lịch, nhất là việc làm mất lòng tin của các nhà đầu tư trên các lĩnh vực du lịch, qua đó giúp nâng cao tính tự chủ, hiệu quả trong sử dụng tài sản công, giải trình công khai minh bạch tài chính liên quan đến các dự án kinh tế du lịch.

Hơn thế nữa, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí nên hướng đến giải pháp căn bản nhất đó là nước


CHDCND Lào cần tăng cường vai trò của cán bộ kiểm tra, thanh tra các cấp trong việc chống tham nhũng, lãng phí về du lịch trên cả nước. Chỉ có như vậy, hoạt động kiểm tra, thanh tra mới được xử lý nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, rõ ràng, minh bạch theo đúng các quy định của pháp luật. Điều này đòi hỏi cán bộ kiểm tra, thanh tra cần được bồi dưỡng các kiến thức về kinh tế du lịch, về phòng chống tham nhũng, lãng phí để họ có thể gắn các kiến thức đã được truyền thụ vào công việc thực tiễn.

Bốn là, coi trọng công tác truyền thông về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Tham nhũng đang là vấn đề gây cản trở và trì hoãn tiến trình phát triển kinh tế xã hội ở các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới nói chung cũng như ở nước CHDCND Lào nói riêng. Hiện tại nước CHDCND Lào đã ký Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng - United Nations Convention against Corruption, vào ngày 10 tháng 12 năm 2003 và phê chuẩn vào ngày 25 tháng 9 năm 2009 cùng với với 186 nước, vùng lãnh thổ khác [79, tr.3]. Do đó, để thực hiện tốt các cam kết, nội dung trong các điều ước quốc tế thì thời gian tới đòi hỏi Chính phủ cần tập trung hơn nữa vào việc nâng cao nhận thức về phòng chống tham nhũng, lãng phí thông qua Ngày quốc tế chống tham nhũng - International Anti-Corruption Day, để mọi người hiểu được những tác hại của tệ nạn này đối với các lĩnh vực trong đời sống xã hội; về các quy định trong luật chống tham nhũng trong cho cán bộ, công chức và sinh viên, đặc biệt là các quan chức chính phủ.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông cũng cần làm rõ vai trò của nhân dân để các cơ quan kiểm tra, thanh tra luôn coi trọng việc dựa vào nhân dân, huy động tai mắt của nhân dân trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án phát triển kinh tế du lịch, nhất là tại các địa phương xa trung tâm hành chính của quốc gia, cũng như liên quan đến các khu vực có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đặc biệt, qua công tác truyền thông này giúp nhân dân trên cả nước hiểu rõ hơn được trách nhiệm của mình trong việc ngăn chặn, phòng chống tham nhũng, lãng phí, cũng như vai trò của họ trong việc phát hiện, khiếu nại với các cơ quan kiểm tra thanh tra của chính quyền. Các cơ quan cần chủ động phổ biến công khai kết quả kiểm tra, thanh tra và các quyết định cuối cùng được đưa ra, tuyên dương những người đóng góp xuất sắc trong phòng chống tham nhũng, qua đó củng cố niềm tin và lòng trung thành của nhân dân với Đảng và chính phủ - yếu tố quan


trọng nhất để Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào có thể dựa vào để thực hiện sứ mệnh, mục tiêu của mình.

4.3.6. Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích nhằm khai thác tối đa tính tích cực của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch

Muốn phát huy nhân tố con người để qua đó làm động lực cho quá trình phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào, thời gian tới cần thực hiện giải pháp về đổi mới các quan hệ lợi ích nhằm khai thác tối đa tính tích cực của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Trong đó, chúng ta có thể thực hiện những nội dung chính như:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cá nhân về giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.

Lợi ích là một trong những nhân tố có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cũng như quá trình biến chuyển của đời sống xã hội, và cũng là yếu tố căn bản quyết định đến bản chất các mối quan hệ trong xã hội của nước CHDCND Lào hiện tại. Trải qua 34 năm đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vấn đề đổi mới các quan hệ lợi ích nhằm khai thác tối đa tính tích cực của nhân tố con người trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng là điều vô cùng quan trọng. Để thực hiện được điều này nước CHDCND Lào cần hết sức coi trọng thực hiện công tác truyền thông, giáo dục cho mỗi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội để qua đó tạo được sự đồng thuận cao trong việc đảm bảo cân bằng được mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, để qua đó tạo động lực nhằm thúc đẩy sự tham gia của các chủ thể vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội, du lịch của nước CHDCND Lào trong thời gian tới.

Ngoài ra, để nâng cao nhận thức của các chủ thể trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội cũng đòi hỏi cần phải nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cán bộ, đảng viên, chính quyền để qua đó giúp định hướng và giải quyết mối quan hệ này trong thực tiễn phù hợp với điều kiện cũng như mong muốn của các chủ thể. Đồng thời, cũng cần coi trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp trong công tác truyền thông để qua đó nâng cao nhận thức của các cá nhân, nhất là nhận thức về các hành vi liên quan đến lợi ích kinh tế, đặc biệt là đào tạo nghề, việc làm, thu nhập cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm trong các ngành kinh tế du lịch.

Sự quan tâm đến nhận thức về lợi ích chính đáng của các chủ thể này sẽ tạo điều kiện cho công tác huy động sự đóng góp của các thành phần, nguồn lực kinh tế tư


nhân trong cả nước được phát huy hiệu quả. Không những vậy trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào quan hệ quốc tế thông qua các hiệp ước ở nhiều cấp độ, phạm vi, lĩnh vực hiện nay của nước CHDCND Lào thì càng cần làm cho mỗi chủ thể hiểu rõ, cũng như biến nhận thức thành hành động để không chỉ thỏa mãn lợi ích chính đáng mà họ đáng được hưởng mà còn thúc đẩy, đảm bảo các lợi ích xã hội để tạo tiền đề cho đất nước giữ được ổn định, phát triển bền vững theo định hướng đã lựa chọn.

Thứ hai, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân, tập thể, xã hội và đất nước.

Trong bối cảnh hiện tại ở nước CHDCND Lào, mỗi giai tầng, mỗi cá nhân, mỗi tập thể khác nhau đều có những mối quan tâm về lợi ích, có thể giống nhau cũng có thể khác nhau, nhưng đều xoay quanh lợi ích kinh tế và lợi ích tinh thần, tuy nhiên những lợi ích này cũng cần phải gắn với việc giải quyết hài hòa trong mối quan hệ với xã hội, đất nước. Động lực chính giúp nhân tố con người tích cực, chủ động, cố gắng trong việc tham gia vào các quan hệ xã hội đó chính là bắt nguồn từ lợi ích. Đây cũng chính là những nội dung mà triết học Mác đã khẳng định: “động lực sâu xa thúc đẩy con người hoạt động chính là lợi ích. Trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, “Gia đình thần thánh”, “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ lợi ích chính là sản phẩm hoạt động của con người, là sự kết tinh, đối tượng hoá bản chất con người, tính người” [9, tr.36].

Do vậy, lợi ích sẽ giúp con người tích cực hoạt động hơn và việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào cũng cần giải quyết thỏa đáng mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân tập thể, xã hội và đất nước. Đồng thời, bên cạnh việc coi trọng lợi ích chính đáng trong mối quan hệ này nhưng cũng không tuyệt đối hóa lợi ích tập thể mà lãng quên lợi ích chính đáng của các cá nhân. Với mục tiêu phát triển kinh tế nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào những năm tới đây, từ kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới cho thấy để giúp nhân tố con người có thể phát huy hết khả năng, trí tuệ, tích cực, sáng tạo của mình trong phát triển kinh tế du lịch, đòi hỏi Đảng và Nhà nước CHDCND Lào cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề giải quyết hài hòa lợi ích của các thành viên trong xã hội hiện nay. Trong đó, cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, đảm bảo không có người dân nào không được hưởng lợi ích mà quá trình phát triển kinh tế - xã hội đem lại, nhất là nhân dân tại các địa phương phát triển kinh tế du lịch có thể được hưởng thụ lợi ích từ quá trình này đem lại.


Thứ ba, điều chỉnh, bổ sung chính sách về sở hữu, phân phối qua đó đảm bảo công bằng và tổ chức thực hiện có hiệu quả quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội.

Để giải pháp này được thực hiện tốt thì đòi hỏi nước CHDCND Lào cần phải chú trọng đến việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và các bộ luật liên quan đến vấn đề sở hữu, chế độ phân phối, phát triển các thành phần kinh tế khác nhau, các loại hình doanh nghiệp phù hợp để qua đó tạo dựng được điều kiện bình đẳng trong việc tham gia vào các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo lợi ích của các chủ thể. Ngoài ra, nó cũng sẽ đủ sức mạnh để có thể ngăn chặn các hành vi phá hoại quan hệ sở hữu, phân phối trên thị trường của một số chủ thể. Có như vậy, mới đảm bảo cho mỗi người cảm thấy lợi ích của bản thân sẽ được đảm bảo thông qua các công cụ pháp lý vững chắc và nhờ vậy mỗi người sẽ chủ động phấn đấu, sáng tạo, đóng góp công sức để vận dụng nó giúp thu được các lợi ích chính đáng làm giàu cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội qua các hoạt động của ngành kinh tế du lịch.

Đặc biệt, giải quyết quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội sẽ không thể thực hiện được khi chưa có các giải pháp bảo đảm công khai, minh bạch để mỗi chủ thể, mỗi người có thể tham gia vào phát triển kinh tế du lịch. Do vậy, thời gian tới nước CHDCND Lào cần tạo dựng được niềm tin trong toàn xã hội để người dân nói chung và nhân tố con người trong ngành kinh tế du lịch có thể hiểu rõ được cơ hội, trách nhiệm của bản thân đối với xã hội để vươn lên làm giàu chính đáng. Từ đó, để các cá nhân không còn tâm lý tự ti, ỷ lại trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như coi trọng hơn ý nghĩa của việc lao động và sáng tạo để tạo ra được giá trị nhiều hơn cho ngành kinh tế du lịch.

4.4. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ, HỢP LÝ NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH THỜI GIAN TỚI

4.4.1. Tuyển chọn con người trong phát triển kinh tế du lịch

Những năm tới việc tuyển chọn con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào. Cụ thể điều này bao hàm những nội dung sau:

Một là, xây dựng các báo cáo về nhu cầu nhân lực trong ngành kinh tế du lịch trong các địa phương.

Để giúp cho công tác tuyển chọn con người trong phát triển kinh tế du lịch thời gian tới của nước CHDCND Lào đạt được hiệu quả đòi hỏi 18 tỉnh thành phố

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022