Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch Theo Tuyến Hành Lang Kinh Tế


trợ các chủ thể cùng nhau hình thành, phát triển chuỗi giá trị du lịch. Chính quyền các địa phương căn cứ vào luật pháp hiện hành về hoạt động du lịch của Nhà nước để hình thành chính sách (cả khuyến khích và hạn chế) đảm bảo hoạt động du lịch trên địa bàn đi vào nền nếp, văn minh và có hiệu quả cao. Đây chính là biện pháp quan trọng để phát triển du lịch theo tuyến HLKT.


Hình 2.2. Sơ đồ hoạt động chuỗi giá trị du lịch

Nguồn: [57]

2.1.3.2. Chính sách phát triển du lịch và quyết tâm chính trị của các cơ quan quản lý

Đây là một trong các yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch. Nếu có chính sách đúng đắn, hợp lí, khoa học sẽ tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển, ngược lại nếu không có chính sách phù hợp nó sẽ kìm hãm sự phát triển du lịch. Khi nói đến chính sách phát triển du lịch theo tuyến HLKT là nói đến vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

+ Chính sách phát triển du lịch theo tuyến HLKT bao gồm: chính sách phát triển chung của cả nước, chính sách phát triển du lịch của địa phương và chính sách phát triển du lịch của từng điểm du lịch. Trong đó, chính sách phát triển du lịch của địa phương là quan trọng hơn cả vì nó dựa trên cơ sở chính sách phát triển du lịch


chung để xác định chính sách phát triển du lịch cho từng điểm du lịch cụ thể, nó sẽ căn cứ vào khả năng thực tế của địa phương và từng điểm du lịch để đưa ra chính sách phù hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

trên cơ sở khai thác, tận dụng mọi nguồn lực.

+ Chính sách đối với các lĩnh vực liên quan có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch theo tuyến HLKT. Trong đó nổi bật là chính sách phát triển đường cao tốc, chính sách lãi suất tín dụng đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cho khách du lịch; chính sách thân thiện với du khách và đảm bảo an toàn cho du khách cùng chính sách khuyến khích phát triển hệ thống cơ sở vui chơi giải trí để phát triển du lịch...

Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 8

Hiện nay cơ chế và chính sách của nước ta đối với phát triển du lịch theo tuyến HLKT còn hạn chế, bộc lộ nhiều bất cập. Đồng thời chính sách phát triển các HLKT ở nước ta vẫn chưa rõ ràng. Đến nay Việt Nam chưa có văn bản pháp lý, quy chế, chính sách quy định cho việc tổ chức và hoạt động nên gây khó khăn trong việc tổ chức, phối hợp, liên kết phát triển kinh tế trong HLKT nói chung và

phát triển du lịch nói riêng. Do vậy, cần có cơ chế, chính sách một cách toàn

diện, đồng bộ và hợp lí cho mục tiêu phát triển các HLKT trên cả nước nói chung và HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội nói riêng. Đồng thời các cơ chế chính sách này phải tạo ra các yếu tố đòn bẩy đủ mạnh cho sự phát triển, hướng tới những thể chế ngày càng đầy đủ hơn và nghĩa vụ lan tỏa phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của HLKT.

2.1.3.3. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Tinh thần và quyết tâm của doanh nghiệp trong việc liên kết phát triển du lịch theo tuyến HLKT có ý nghĩa quyết định. Các công ty kinh doanh lữ hành, hệ thống cơ sở dịch vụ du lịch và sự liên kết giữa chúng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới phát triển du lịch theo tuyến hành lang. Là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị du lịch. Trong quá trình phát triển du lịch theo tuyến các công ty kinh doanh lữ hành và các cơ sở dịch vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi


giải trí, chữa bệnh cho du khách, bán đồ lưu niệm... tại các trung tâm đô thị cũng như tại các điểm du lịch trên tuyến cần tự nguyện liên kết và có kế hoạch phát triển chung. Các công ty kinh doanh lữ hành giữ vị trí hạt nhân, trung tâm. Tuy nhiên, nếu không nhìn thấy được lợi nhuận (xây dựng các tour du lịch trên tuyến phải hấp dẫn được khách du lịch; Doanh thu du lịch phải tăng; Mang lại hiệu quả phát triển du lịch cao...) thì các công ty kinh doanh lữ hành sẽ rất khó để đầu tư phát triển du lịch trên tuyến HLKT.

Khi các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực du lịch như tác giả vừa trình bày ở trên không tự nguyện liên kết, cùng hoạt động theo một kế hoạch chung thì khó mà phát triển du lịch theo tuyến hành lang có hiệu quả và bền vững được.

Ngoài 3 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo tuyến HLKT nêu trên, còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng quan trọng tới phát triển du lịch, cụ thể là: (1). Vị trí địa lí và tài nguyên du lịch

Vị trí địa lí ảnh hưởng đặc điểm về tự nhiên, nhân văn của các đối tượng du lịch. Ngoài ra, vị trí địa lí còn tác động đến việc có lựa chọn điểm du lịch hay không trong chuyến hành trình của du khách. Nhiều nơi có phong cảnh đẹp nhưng vị trí ở quá xa sẽ ít được lựa chọn bằng những điểm du lịch có TNDL hấp dẫn và vị trí ở gần nơi cư trú hoặc hướng di chuyển của khách du lịch. Ngược lại, có vị trí địa lí đẹp, nhưng tài nguyên du lịch nghèo nàn, không đặc sắc thì cũng không hấp dẫn khách du lịch.

Du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. TNDL là tiền đề tiên quyết xác định các loại hình du lịch và hình thành tính chuyên môn hóa của hoạt động du lịch. TNDL ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ du lịch. Chính sự kết hợp, bổ sung lẫn nhau của các tài nguyên du lịch trên 1 tuyến HLKT cũng sẽ

tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Quy mô hoạt động của một

quốc gia, một vùng, một địa phương được xác định trên cơ sở khối lượng nguồn TNDL. Đồng thời, TNDL có vai trò quyết định đến tính mùa vụ, tính nhịp điệu của dòng khách du lịch. Số lượng tài nguyên, mật độ, chất lượng tài nguyên và


mức độ kết hợp của các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển du lịch quốc gia hay địa phương.

Khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.

(2). Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (CSHT) bao gồm hệ thống giao thông vận tải

(GTVT), thông tin liên lạc, hệ trọng

thống cung cấp điện nước, đây là yếu tố

quan

ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngành du lịch.

­ Tuyến trục giao thông vận tải: Du lịch gắn với sự di chuyển của con

người trên phạm vi nhất định. Điều này phụ

thuộc chặt chẽ

vào GTVT, tài

nguyên du lịch có thể có sức hấp dẫn đối với du khách, nhưng sẽ không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố GTVT. Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng, du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội.

­ Mạng lưới thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của CSHT phục vụ du lịch, là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu, liên lạc cho khách du lịch trong suốt cuộc hành trình. Trong cuộc sống hiện đại nói chung và ngành du lịch nói riêng đều không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc.

­ Hệ

thống cung cấp điện, nước: là điều kiện không thể

thiếu, nhằm

phục vụ nhu cầu thiết yếu của khách du lịch. Mọi hoạt động của khách du lịch cũng như của toàn bộ hệ thống CSHT sẽ không được đảm bảo nếu không có hệ thống này.

Ba yếu tố không thể thiếu để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách là: tài nguyên du lịch, CSHT và lao động du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du


lịch nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Cũng bởi vậy, để phát triển có hiệu quả du lịch theo tuyến HLKT các địa phương dọc tuyến cần xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ, thuận tiện…

phục vụ ngày càng tốt hơn mọi nhu cầu từ thấp đến cao của du khách. (3). Nhu cầu của thị trường

Nền kinh tế phát triển, đời sống của con người được nâng cao, nhu cầu nghỉ ngơi giải trí gia tăng. Thực tế cho thấy, những nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập đầu người cao là những quốc gia có tỉ lệ người dân đi du lịch đông. Sự phát triển của các ngành kinh tế có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành du lịch (ngành GTVT phát triển chuyến đi du lịch sẽ nhanh chóng và thuận tiện, ngành nông nghiệp phát triển cung cấp khối lượng lương thực thực phẩm lớn cho ngành du lịch, sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng và mua sắm của du khách…) và ngược lại, ngành du lịch phát triển cũng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế. Nói như vậy, sự liên kết phát triển du lịch theo tuyến HLKT cũng sẽ là một xu thế tất yếu khách quan, một yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, mà mục đích cuối cùng của sự phát triển ấy chính là mang lại hiệu quả phát triển du lịch cao hơn, nâng cao sự hài lòng của du khách, kích thích khách du lịch đến nhiều địa điểm du lịch trên tuyến (những điểm du lịch mà trước đây không hấp dẫn họ)... và tất nhiên, nâng cao khả năng chi trả cho các dịch vụ du lịch trên tuyến của du khách.

Xã hội càng phát triển, con người có trình độ văn hóa ngày càng cao thì động cơ đi du lịch ngày càng tăng, khả năng kích thích nhu cầu du lịch, lòng ham học hỏi và thói quen đi du lịch sẽ được hình thành rõ rệt. Điều này được thể hiện

thông qua hệ hội…

thống giáo dục, đào tạo, mạng lưới y tế và chế độ

phúc lợi xã


(4). Mức sống dân cư

Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội, đồng thời là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm của xã hội, trong đó có các loại hình dịch vụ, điển hình là nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Dân số càng đông, lực lượng tham gia vào các ngành sản xuất và dịch vụ càng nhiều thì du lịch càng có điều kiện phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí.

Khi mức sống (vật chất và tinh thần) của con người được đảm bảo thì du lịch sẽ có cơ hội phát triển, thu nhập tăng, mức sống phát triển, con người sẽ nảy sinh nhiều nhu cầu thiết yếu, trong đó có nhu cầu đi du lịch. Khi di chuyển và lưu trú ngoài nơi cư trú thường xuyên, con người sẽ phải chi trả cho những khoản tiền đảm bảo nhu cầu thiết yếu và khoản tiền liên quan đến chuyến đi. Mức sống được hình thành từ mức thu nhập thực tế, điều kiện sinh hoạt được nâng cao, khẩu phần ăn uống đầy đủ, mạng lưới cơ sở chăm sóc y tế, văn hóa, giáo dục được đảm bảo.

Tuy nhiên, nhu cầu du lịch của con người sẽ ngày càng cao, để họ quan tâm đến một hình thức du lịch mới hay một sản phẩm du lịch mới, một tuyến du lịch mới (điển hình là du lịch theo tuyến HLKT)… thì các sản phẩm du lịch trên tuyến phải thực sự hấp dẫn và đặc sắc, việc tuyên truyền, quảng bá các hình ảnh về du lịch của các địa phương trên tuyến phải thực sự đa dạng và phong phú. (5).Yêu cầu các sản phẩm du lịch có chất lượng cao của du khách

Khi thu nhập cá nhân ngày càng tăng, thì khách hàng càng kỳ vọng vào sản phẩm dịch vụ phải đạt chất lượng cao hơn trước, đó chính là sự biểu hiện của quy luật cung ­ cầu. Do đó, để thành công và tồn tại trên thị trường như hiện nay, các nhà quản trị du lịch cần phải thiết kế các chiến lược nhằm tăng cường

chất lượng dịch vụ

để thỏa mãn khách hàng tốt hơn đối thủ

cạnh tranh. Sản

phẩm du lịch tốt, phong phú và đa dạng là yếu tố cực kì quan trọng để giữ chân du khách. Muốn vậy, chỉ có sự phối hợp, liên kết giữa các địa phương dọc tuyến HLKT sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch đáp ứng được nhu cầu của du khách, du


khách sẽ hứng khởi hơn với những sản phẩm du lịch mới mẻ, độc đáo đồng thời mở rộng được thị trường du lịch, tạo các thị trường nguồn hấp dẫn.

2.1.4. Hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế

Hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang là hiệu quả tổng hợp do phát triển du lịch theo tuyến hành lang mang lại cho nền kinh tế, cho các địa phương, cho các chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch, tham gia phát triển du lịch theo tuyến hành lang. Thể hiện ở chỗ nhờ phát triển du lịch theo tuyến HLKT mà tăng số lượng khách du lịch, tăng doanh thu và lợi nhuận của các hoạt động du lịch trên hàng lang, đồng thời tránh được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh; sự phát triển rời rạc, không hấp dẫn du khách, thậm chí gây phương hại cho sự phát triển bền vững.

(1) Hiệu quả về kinh tế

­ Gia tăng sản phẩm du lịch chất lượng cao cho xã hội, gia tăng giá trị cho

nền

kinh tế và gia tăng lợi nhuận cho các chủ thể tham gia. Từ đó làm cho lĩnh vực du lịch đóng góp ngày càng nhiều cho công cuộc phát triển kinh tế ­ xã hội của quốc gia hay của địa phương. Đồng thời, góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh du lịch.

­ Gắn kết nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ở nhiều địa phương khác nhau trong việc phát triển du lịch có trách nhiệm. Đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững. Tuy các chủ thể tham gia chuỗi giá trị du

lịch sẽ

giảm tính tự

do nhưng gia tăng sự

phụ

thuộc lẫn nhau. Chính sự

phụ

thuộc lẫn nhau thông qua các hợp đồng kinh tế tự nguyện tuy ràng buộc các chủ thể nhưng nó sẽ giảm thiểu sự phát triển tự phát, tránh bớt sự rủi ro cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế nó gia tăng sự phát triển bền vững (thân thiện môi trường, gần gũi về xã hội và văn hóa, có hiệu quả kinh tế).


­ Nhờ phát triển các chuỗi giá trị du lịch (Công ty lữ hành ­ khách sạn ­ nhà hàng ăn uống ­ giao thông vận tải ­ mua sắm ­ thông tin du lịch ­ quản lí du lịch), sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, độc đáo, có chất lượng cao, huy động được cả cộng đồng tham gia cũng như đem lại nhiều lợi ích hơn cho cả cộng đồng. Làm cho sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh quốc tế, khẳng định thương hiệu sản phẩm du lịch của các địa phương theo tuyến HLKT [57].

­ Là công cụ quản lý hay nói cách khác nó cung cấp căn cứ khoa học cho việc quản lý nhà nước về du lịch mà cụ thể là cung cấp căn cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách phát triển du lịch cả trong ngắn, trung và dài hạn [21].

Tuy vậy, sự phát triển du lịch có thể dẫn đến lợi nhuận phân chia không đồng đều dễ nảy sinh mâu thuẫn, đẩy giá cả cục bộ lên cao vì du lịch, lạm phát cục bộ, tính mùa vụ ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng lao động… lợi nhuận chỉ rơi vào túi một số cá nhân và tổ chức.

(2) Hiệu quả về xã hội

Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên

vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho

người lao động, nuôi sống được nhiều người hơn, thông qua hoạt động du lịch còn góp phần quảng bá các giá trị văn hóa, nâng cao dân trí và ý thức cộng đồng phục vụ khách du lịch, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn.

Hiện nay tỷ lệ hộ kinh tế làm dịch vụ trong nông thôn mới chỉ chiếm 11,2%. Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một thực tế nữa là, ở nước ta trên 3/4 số các khu di tích văn hóa, lịch sử, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của đất nước đều nằm tại các vùng nông thôn, miền núi và vùng hải đảo. Song thu nhập từ du lịch mới tập trung chủ yếu ở hai thành phố du lịch lớn của

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí