Tuy nhiên, nhà nước cần có các cơ chế, chính sách phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng vận động chung của thị trường, để đảm bảo lợi ích của các chủ thể kinh doanh du lịch, mặt khác đảm bảo quyền lợi của khách hàng du lịch cũng như lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.
Tiểu kết Chương 1
Việc nghiên cứu quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay là nhiệm vụ có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Trong khi phần lớn các nghiên cứu về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành ở Việt Nam được tiếp cận trên góc độ quản lý Nhà nước, thì ở Luận văn này tác giả thực hiện nghiên cứu trên quan điểm, nền tảng kiến thức về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành. Cách tiếp cận khoa học này được thể hiện ngay từ Chương 1. Những vấn đề lý luận về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, cụ thể:
- Làm rõ khái niệm về dịch vụ du lịch lữ hành, trong đó phân tích các khái niệm về du lịch và khái niệm về kinh doanh lữ hành.
- Nêu được đặc điểm kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, trong đó phân tích kinh doanh du lịch lữ hành là một hoạt động dịch vụ, một ngành nghề trung gian, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và có tính thời vụ.
- Nghiên cứu, phân tích vai trò của kinh doanh lữ hành đối với nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường sinh thái.
Từ việc nghiên cứu và làm rõ các lý luận về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành, kết hợp với phương pháp nghiên cứu là cơ sở để tác giả tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng ở Chương 2 và đề ra các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành ở Chương 3.
Có thể bạn quan tâm!
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh - 2
- Đặc Điểm, Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch Lữ Hành
- Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch Lữ Hành Là Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện
- Điều Kiện Về Cấp Thẻ Và Hành Nghề Hướng Dẫn Viên Du Lịch
- Số Liệu Kinh Doanh Du Lịch Từ Năm 2014 Đến Năm 2018
- Việc Áp Dụng Pháp Luật Về Điều Kiện Kinh Doanh Du Lịch Lữ Hành Ở Quảng Ninh
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH LỮ HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại Việt Nam
2.1.1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành
Hiến pháp năm 2013 đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh là quyền con người và là một trong những quyền cơ bản của công dân. “Được tự do kinh doanh” [10], tuy nhiên kinh doanh trong một số ngành, nghề nhất định, thì các chủ thể kinh doanh cần đáp ứng được các điều kiện nhất định đối với ngành, nghề kinh doanh đó.
Tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2014 quy định: “Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Như vậy, điều kiện kinh doanh được hiểu là những quy định nhà nước đặt ra buộc các chủ thể kinh doanh phải đáp ứng được khi thực hiện kinh doanh trong những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Việc pháp luật quy định về điều kiện kinh doanh, nhằm bảo vệ lợi ích công cộng như an ninh trật tự, an toàn xã hội, văn hóa, đạo đức… Như đã phân tích ở Chương I, tự do kinh doanh không có nghĩa là được làm tất cả những gì mình muốn, mà quyền tự do này phải bị giới hạn bởi quyền tự do của các chủ thể khác và những lợi ích công cộng khác. Xuất phát từ ý nghĩa đó, quy định về điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề đặc thù là hợp lý, bảo đảm quyền công dân và hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế về quyền con người [15, tr.131].
Kinh doanh lữ hành là một ngành nghề kinh doanh có khả năng tác động đến nhiều vấn đề như an ninh trật tự, chính trị, các giá trị văn hóa, lịch sử, tài nguyên môi trường. Với tư cách là chủ thể bán các sản phẩm du lịch trọn gói, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành sẽ có vai trò hướng dẫn, giới thiệu các tài nguyên du lịch đến với khách du lịch. Các tài nguyên du lịch như khí hậu, môi trường, hệ sinh thái, văn hóa, di tích lịch sử rất “nhạy cảm” đối với các tác động từ bên ngoài. Cụ thể hơn, nếu khách du lịch không được hướng dẫn sử dụng, tôn trọng các tài nguyên du lịch thì các tài nguyên du lịch sẽ bị tác động theo chiều hướng xấu, làm cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng môi trường, thay đổi bản sắc văn hóa, tác động đến cộng đồng địa phương cũng như ảnh hưởng an ninh trật tự và quốc phòng.
Do đó, để kinh doanh lữ hành có hiệu quả và đáp ứng nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, pháp luật quy định kinh doanh lữ hành là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nói cách khác, các chủ thể chỉ được phép kinh doanh lữ hành khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. So với Luật Du lịch 2005, Luật Du lịch 2017 đã có các quy định thay đổi về điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành. Cụ thể:
“Tại Điều 31 Luật Du lịch 2017 có quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa gồm:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
+ Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.”
So với Luật Du lịch 2005, Luật Du lịch 2017 đã bổ sung điều kiện về nghĩa vụ ký quỹ đối với kinh doanh lữ hành nội địa [14].
Đối với điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành, tại Điều 40 Luật Du lịch 2017 quy định:“Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trường hợp khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành được giao kết giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành giao đại lý; trong hợp đồng phải ghi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành”.
Như vậy, kinh doanh đại lý lữ hành cũng là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng pháp luật không đặt ra điều kiện khi đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành mà đặt ra điều kiện khi hoạt động kinh doanh đại lý lữ hành. Cụ thể, đại lý lữ hành phải có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Điều kiện được đặt ra nhằm đảm bảo công khai hoạt động của đại lý lữ hành về giá cả chương trình, hoa hồng nhằm mục đích hạn chế cạnh tranh không lành mạnh. Với quy định như vậy, đại lý lữ hành không được quyền bán chương trình du lịch cao hơn giá của bên giao đại lý, không được sao chép chương trình du lịch, không được tự thực hiện chương trình du lịch.
2.1.2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với người điều hành
Điều kiện về người điều hành kinh doanh được áp dụng cho kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định: “Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa”, “Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế”.
Quy định bắt buộc về điều kiện của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nhằm nâng cao khả năng và trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản lý, cung cấp dịch vụ cho khách du lịch. Kinh doanh lữ hành là ngành nghề kinh doanh đặc biệt, chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (phụ trách từ khâu tiếp thị, bán, cung cấp dịch vụ và chăm sóc sau bán) nên việc yêu cầu chuyên môn của người phụ trách là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Vì thế, người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành phải là người có kiến thức, kinh nghiệm nhất định, có tầm nhìn bao quát đến các vấn đề mà du lịch lữ hành tác động.
2.1.3. Điều kiện về ký quỹ đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành
Theo quy định của Luật Du lịch 2005, thì điều kiện về ký quỹ chỉ áp dụng cho hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế [12], doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không cần phải ký quỹ; tuy nhiên, Luật Du lịch 2017 quy định điều kiện về ký quỹ áp dụng cho cả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa [14]. Số tiền ký quỹ cụ thể được quy định tại Nghị định 168/2017/NĐ- CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch 2017.
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng; mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế được chia làm 03 mức:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng”;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
Tiền ký quỹ là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự [11]. Điều kiện về ký quỹ được áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành vì tính chất và mức độ rủi ro của hoạt động này đối với các đối tượng khác, đặc biệt là khách du lịch. Việc ký quỹ nhằm mục đích chính là đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch, tạo ra cơ chế bảo vệ quyền lợi của khách du lịch. Số tiền ký quỹ này sẽ được sử dụng khi doanh nghiệp lữ hành không thực hiện một trong các nghĩa vụ như không mua bảo hiểm cho khách du lịch, không thực hiện hoặc không có khả năng tài chính để thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh nhằm đưa khách du lịch trở về nước.
Tuy nhiên, việc quy định về tiền ký quỹ hiện chưa đáp ứng được mục đích đề ra. Cụ thể, tại Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP về quản lý, sử dụng tiền ký quỹ có quy định: “Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh
doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối”.
Yêu cầu về kỹ quỹ này được cho rằng nhằm bảo đảm trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách du lịch. Nếu so với trước đây, chỉ doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế mới phải đóng tiền ký quỹ thì hiện nay doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa cũng phải thực hiện điều kiện ký quỹ tại ngân hàng . Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành vẫn luôn băn khoăn về mức đóng quỹ cũng như các trường hợp được sử dụng quỹ như thế nào để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và công ty du lịch đúng như tiêu chí đề ra. Luật Du lịch 2017 cũng không quy định cụ thể những điều kiện khẩn cấp nào thì được dùng tiền ký quỹ và ai là người có quyền quyết định rút số tiền này. Vì vậy, trên thực tế, điều kiện kinh doanh này dường như không phù hợp lý, bởi các lý do sau:
- Có thể thấy mục tiêu khi yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải ký quỹ là để “giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với khách du lịch trong hoạt động kinh doanh lữ hành” [3]. Tuy nhiên, mục tiêu này dường như là không thật cần thiết, bởi tương tự như bất kỳ giao dịch hợp đồng nào khác, mối quan hệ giữa khách du lịch và công ty kinh doanh lữ hành sẽ được điều chỉnh dựa trên các thỏa thuận trong hợp đồng. Hơn nữa, cung cấp dịch vụ du lịch cũng tương tự như hoạt động cung cấp các dịch vụ khác trên thị trường, đối với các dịch vụ tương tự này thì để bảo vệ quyền lợi cho các bên vẫn dựa chủ yếu bằng pháp luật dân sự. Không có căn cứ hay yếu tố nào cho thấy vi phạm hợp đồng du lịch có nhiều rủi ro hơn các vi phạm hợp đồng khác tới mức cần phải được bảo đảm bằng khoản ký quỹ tại ngân hàng của doanh nghiệp.
- Mặt khác, nếu có lập luận cho rằng quyền lợi của khách du lịch cần được bảo vệ hơn các khách hàng của các dịch vụ khác nên cần phải yêu cầu
trách nhiệm cao hơn của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, thì quy định ký quỹ là chưa phù hợp. Bởi vì, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có trách nhiệm “mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch trong nước trong thời gian thực hiện chương trình du lịch” [14], quyền lợi của khách du lịch cũng có thể được đảm bảo qua hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy, có thể thấy quỹ là một khoản mà cơ quan nhà nước bắt buộc doanh nghiệp phải có để bảo đảm quyền lợi của khách du lịch, hoặc để trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách được thực thi. Và để đảm bảo doanh nghiệp không sử dụng quỹ vào việc khác, cơ quan quản lý nhà nước sẽ là người đề nghị ngân hàng trích tiền quỹ cho doanh nghiệp. Việc quy định này vẫn khó bảo đảm trách nhiệm của doanh nghiệp với khách, vì những lý do như sau:
+ Khi xảy ra sự cố hoặc rủi ro cho khách, việc giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ hoàn toàn phụ thuộc quyết định chủ quan của doanh nghiệp lữ hành. Nếu họ thiện chí, họ có thể dàn xếp đến hàng trăm triệu đồng. Nhưng nếu không (chẳng hạn họ cho rằng không do lỗi của doanh nghiệp), họ có thể không làm đề nghị giải quỹ và cơ quan quản lý nhà nước cũng không thể lấy tiền quỹ của doanh nghiệp để chi trả cho du khách;
+ Mức tiền ký quỹ cao nhất là 500 triệu đồng [3], trong khi các doanh nghiệp vẫn thường “chạy” nhiều chương trình cùng lúc. Mức ký quỹ này là quá ít, khó đủ để lo chi phí trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến sức khỏe, tính mạng của đoàn du khách nước ngoài có số lượng đông. Chưa kể quy định ký quỹ đối với doanh nghiệp lữ hành nội địa chỉ có 100.000.000 đồng [3];
+ Khi xảy ra tranh chấp giữa du khách và doanh nghiệp lữ hành, tòa án hoặc cơ quan thi hành án có được can thiệp để giải quỹ bồi thường cho du khách hay không, cũng là câu hỏi chưa có sự giải đáp rõ ràng. Bởi theo quy